Xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tây hồ TP hà nội (Trang 75 - 77)

6 Thông qua các tổ chức xã

3.2.2.Xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ TP Hà Nộ

Kế hoạch chiến lược là các chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch triển khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản, toàn diện và lâu dài của nhà trường. Hay nói một cách đơn giản, kế hoạch chiến lược là xác định mục tiêu mà mỗi nhà trường cần phải đạt được trong một hay nhiều năm tới và các phương thức để đạt được mục tiêu ấy… Có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược trong các nhà trường giống như việc tạo nên một cây cầu nối giữa mục tiêu mà trường đó đạt được với phương thức để thực hiện được các mục tiêu ấy.

3.2.2.1. Mục tiêu

- Giúp cho người quản lý tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống trong quá trình quản lý GDĐĐ HS, định hướng được mục tiêu, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

-Tạo điều kiện phối hợp mọi nguồn lực tham gia vào quá trình GDĐĐ HS của tổ chức được hữu hiệu hơn.

- Giúp cho người quản lý đánh giá sự tiến bộ, sự tiến triển trong hoạt động GDĐĐ HS của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung

- Triển khai thực hiện kế hoạch với những nội dung, biện pháp đảm bảo bám sát hướng dẫn của Sở GD&ĐT và thực tiễn địa phương trên địa bàn quận Tây Hồ và trường THPT Tây Hồ.

- Xác định rõ nội dung GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ mà các lực lượng giáo dục cần tham gia để GDĐĐ HS. Thống nhất cách thức và trao đổi thông tin về cách kiểm tra đánh giá đạo đức HS.

- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ HS cụ thể cho một năm học, học kỳ, tháng, tuần.

- Kế hoạch cho các ngày lễ lớn.

- Quán triệt sâu rộng tới cán bộ, CNVC và HS trong toàn trường về những nội dung cơ bản của việc cần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2.2.2.3. Các bước tiến hành.

Đối với nhà trường.

- Hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch. Phối hợp với Chi ủy, các Tổ trưởng chuyên môn, BCH Công Đoàn, BCH Đoàn và giáo viên cán bộ công nhân viên toàn trường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình triển khai thực hiện.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Đoàn TN, căn cứ vào kế hoạch của trường để xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và triển khai thựchiện kế hoạch đạt hiệu quả.

Báo cáo xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, mang tính khả thi bằng văn bản để nhà trường theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch.

Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết theo kế hoạch của nhà trường.

- Đối với GVCN và các lớp.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của GVCN và bám sát kế hoạch của nhà trường để phối kết hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung kế hoạch. Hàng tháng GVCN lớp báo cáo công tác thực hiện kế hoạch trong báo cáo chủ nhiệm.

- Đối với giáo viên bộ môn.

Tích cực phối hợp với các lực lượng giáo dục của nhà trường đặc biệt GVCN trong việc giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh đạt hiệu quả.

Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh

Nhà trường phối hợp chặt chẽ để xây dựng quy chế giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống trong học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tây hồ TP hà nội (Trang 75 - 77)