Không chỉ là một tác giả từng nắm nhiều trọng trách trong văn nghệ, là một cây bút với nhiều tập thơ được đánh giá cao Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố, Từ chiến hào đến thành phố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
******
NGUYỄN THỊ HUẤN
ĐẶC SẮC THƠ HỮU THỈNH
QUA TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội – 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
******
NGUYỄN THỊ HUẤN
ĐẶC SẮC THƠ HỮU THỈNH
QUA TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận với đề tài "Đặc sắc thơ Hữu Thỉnh
qua tập thơ Thư mùa đông" tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
các thầy, cô giáo đặc biệt là ThS Dương Thị Thuý Hằng của tổ Văn học Việt Nam - người trực tiếp hướng dẫn khoá luận của tôi Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Huấn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của ThS Dương Thị Thuý Hằng - người hướng dẫn trực tiếp của tôi Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi trong khoá luận này
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Huấn
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc nội dung khóa luận 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: THẾ HỆ THƠ TRẺ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ HỮU THỈNH 6
1.1 Khái quát về thế hệ thơ chống Mĩ 6
1.1.1 Các thế hệ thơ chống Mĩ 6
1.1.2 Thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ 6
1.2 Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh 10
1.2.1 Thơ Hữu Thỉnh trong kháng chiến chống Mĩ và thời kì hậu chiến 11
1.2.2 Thơ Hữu Thỉnh từ sau đổi mới 12
1.3 Tập thơ Thư mùa đông 13
CHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG 15
2.1 Cảm hứng về quê hương, đất nước 15
2.2 Cảm hứng thế sự - đời tư 21
2.2.1 Suy tư, trăn trở về cuộc đời 22
2.2.2 Suy tư, trăn trở về văn chương 29
2.2.3 Suy tư, trăn trở về gia đình 32
2.3 Cảm hứng về tình yêu 34
Trang 6CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
TRONG TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG 43
3.1 Không gian nghệ thuật 43
3.1.1 Không gian làng quê trung du Bắc Bộ 43
3.1.2 Không gian biển 46
3.2 Thời gian nghệ thuật 48
3.2.1 Thời gian hiện tại 50
3.2.2 Thời gian quá khứ 51
3.2.3 Thời gian tương lai 53
3.3 Ngôn từ nghệ thuật 53
3.3.1 Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi 53
3.3.2 Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh 56
3.3.3 Ngôn ngữ thơ đậm tính triết lí 58
PHẦN KẾT LUẬN 60
Trang 7lo, và nhiều khi cả nỗi cô đơn, thất vọng về cuộc đời, về con người
Hữu Thỉnh là nhà thơ tiêu biểu, giữ vị trí chủ lực trong thơ ca chống Mỹ
và thơ ca sau 1986 Đó là một giọng thơ "đằm thắm, đôn hậu, nghiêng về phía
rợp mát và chìm lắng yêu thương" (Lưu Khánh Thơ), đồng thời lại chứa đựng
những yếu tố đổi mới theo khá kịp, khá nhanh so với mạch thơ đương đại Không chỉ là một tác giả từng nắm nhiều trọng trách trong văn nghệ, là một cây
bút với nhiều tập thơ được đánh giá cao (Âm vang chiến hào, Đường tới thành
phố, Từ chiến hào đến thành phố, Thư mùa đông, Trường ca biển, Thư Hữu Thỉnh, Sức bền của đất, Thương lượng với thời gian…); Hữu Thỉnh còn là một
nhà thơ vinh dự được nhận nhiều giải thưởng cao quý ghi nhận những đóng góp đích thực trên hành trình sáng tạo thơ ca: Giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1975-1976, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980, Giải thưởng văn học ASEAN 1999, Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1994, Giải thưởng Nhà nước
về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001…
Trong hành trình sáng tác của Hữu Thỉnh, Thư mùa đông được coi là một
dấu mốc quan trọng Tập thơ này từng được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Trang 8Nam (1995), tiếp đó là Giải thưởng Văn học ASEAN (1999) Ở đây, thơ của Hữu Thỉnh có sự chuyển đổi khá rõ so với thời kì kháng chiến chống Mỹ, trên
cả hai phương diện cảm hứng trữ tình và hình thức nghệ thuật Đã có rất nhiều những bài nghiên cứu về các tập thơ của Hữu Thỉnh kể cả trong chống Mĩ và
trong thời bình Nhưng những bài viết, bài nghiên cứu về tập thơ Thư mùa đông
vẫn còn chưa được nhiều và chưa ai khai phá đặc sắc thơ Hữu Thỉnh qua tập thơ này Bởi vậy tác giả khóa luận với tình yêu thơ của mình mong muốn đóng góp một phần khám phá của mình để bạn đọc có thể hiểu hơn về thơ Hữu Thỉnh nói
chung và tập thơ Thư mùa đông nói riêng
2 Lịch sử vấn đề
Thơ Hữu Thỉnh ở cả trong kháng chiến và thời bình đều được các bạn đọc, các nhà nghiên cứu đánh giá cao; trở thành những đề tài tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều tác giả Đã có rất nhiều những bài viết, những bài nghiên cứu, những chuyên luận viết về Hữu Thỉnh, về các tập thơ, các bài thơ của ông nói
chung và tập thơ Thư mùa đông nói riêng Mỗi bài viết, chuyên luận đã thể hiện
những góc nhìn khác nhau về con người và thơ Hữu Thỉnh
Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu về tác giả Hữu Thỉnh và các tập thơ của ông nói chung như:
Trong cuốn Văn chương cảm và luận(1998) của Nguyễn Trọng Tạo ông cũng đã dành một bài viết trang trọng "Hữu Thỉnh - thành phố hồn quê" để viết
về con người và thơ Hữu Thỉnh Nguyễn Trọng Tạo đã đánh giá rất cao những yếu tố truyền thống, yếu tố thôn quê, dân dã trong những sáng tác của Hữu Thỉnh Và đây cũng chính là nét tạo nên phong cách nghệ thuật của Hữu Thỉnh
Đến năm 1999, PGS.TS Lý Hoài Thu có bài viết "Hữu Thỉnh – một
hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc tới hiện đại" đăng trên Tạp chí Văn học
tháng 12 – 1999 Bài viết đã khẳng định vị trí của Hữu Thỉnh trong cả thời kì kháng chiến chống Mĩ và trong cả nền văn học đương đại Việt Nam Tác giả đã khái quát được một cách đầy đủ và sâu sắc những nét độc đáo, đặc sắc của thơ
Trang 9nhuỵ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại để "tạc dựng thành công hình tượng
một Việt Nam bất tử"[22, 51]; giữa triết luận và trữ tình; giữa những hình ảnh
gần gũi với những ý tứ sâu xa Có thể coi đây là bài viết khá sâu sắc bao quát được những nét lớn về thơ Hữu Thỉnh
Tiếp đó năm 2001 có bài viết "Thơ Hữu Thỉnh" của tác giả Vũ Nho in trong Đi giữa miền thơ Ông cũng đã có những nhận xét đánh giá khá sâu sắc về thơ Hữu Thỉnh nhưng chưa đề cập đến trường ca Sức bền của đất - một tập thơ
được coi là dấu mốc quan trong đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Hữu Thỉnh
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cũng đã có bài viết "Hữu Thỉnh và
quá trình tự đổi mới thơ" in trên Tạp chí Văn học số 9 năm 2003 Bài viết đã đi
sâu vào những đổi mới của thơ Hữu Thỉnh trên nhiều phương diện Nhưng ở phương diện nào thì tác giả cũng nhận ra sự gần gũi, bình dị, chân thực với một hồn thơ giàu trăn trở và suy tư Tất cả điều đó đã tạo nên dấu ấn riêng, sức hấp dẫn đặc biệt của thơ Hữu Thỉnh
Đến năm 2005, trên Tạp chí Văn học Lưu Khánh Thơ có bài "Hữu Thỉnh
một phong cách thơ sáng tạo" Bài viết đã cho thấy nghệ thuật độc đáo mang
đậm chất truyền thống qua cách ví von, tư duy và qua những liên tưởng độc
đáo Nó đã tạo nên trong thơ Hữu Thỉnh "sự đằm thắm, đôn hậu mà sâu lắng
yêu thương da diết của hồn thơ Hữu Thỉnh"
Ngoài những bài viết tiêu biểu trên thì thơ Hữu Thỉnh còn là đề tài nghiên cứu cho rất nhiều chuyên luận, luận văn Có thể kể đến như:
Thi pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản, Nhà xuất bản Hội Nhà
Trang 10nhấn mạnh tới cái hồn quê dân dã, tính hàm súc, kiệm lời và giàu tính triết lí Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu một
cách hệ thống, kĩ lưỡng về Thư mùa đông – tập thơ được coi là tiêu biểu cho
hành trình sáng tác thơ Hữu Thỉnh Trên cơ sở đó, chúng tôi quyết định lựa chọn
đề tài "Đặc sắc thơ Hữu Thỉnh qua tập thơ Thư mùa đông Chúng tôi hi vọng sẽ
góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu một số đặc sắc thơ của Hữu Thỉnh nói riêng, từ
đó có cái nhìn phóng chiếu ra mối liên hệ giữa tập thơ này với các sáng tác trước
và sau đó của Hữu Thỉnh
Những phương diện của nghệ thuật biểu hiện trong Thư mùa đông về các
khía cạnh như: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Kết luận phải nêu được một số đặc sắc thơ Hữu Thỉnh qua tập thơ Thư
mùa đông Qua nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ: Thế hệ thơ trẻ kháng chiến
chống Mĩ và các chặng đường thơ Hữu Thỉnh, những phương diện cơ bản về
nội dung và nghệ thuật biểu hiện của tập thơ Thư mùa đông Từ đó đánh giá
được vị trí của tập thơ trong con đường thơ Hữu Thỉnh và trong thi đàn cũng như vị trí của Hữu Thỉnh trong đội ngũ các nhà thơ đương đại Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này tìm hiểu đặc sắc thơ Hữu Thỉnh trong phạm vi một tập thơ
- Thư mùa đông (1994) Tâp thơ đánh dấu mốc quan trọng cho thơ Hữu Thỉnh
sau đổi mới
Trang 11Khóa luận này sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu…
7 Cấu trúc nội dung khóa luận
Khóa luận này ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo thì phần nội dung khoá luận được triển khai làm ba chương cụ thể đó là:
Chương 1: Thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ và những chặng đường thơ Hữu Thỉnh
Chương 2: Những phương diện nội dung cơ bản trong tập thơ Thư mùa
đông
Chương 3: Những phương diện nghệ thuật biểu hiện trong tập thơ Thư
mùa đông
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THẾ HỆ THƠ TRẺ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ CÁC
CHẶNG ĐƯỜNG THƠ HỮU THỈNH
1.1 Khái quát về thế hệ thơ chống Mĩ
1.1.1 Các thế hệ thơ chống Mĩ
Ngày 5-8-1964 đế quốc Mĩ cho máy bay đánh phá một số địa điểm ở miền Bắc và sau đó cho quân ồ ạt đổ bộ vào miền Nam chính thức mở rộng chiến tranh xâm lược trên phạm vi cả nước Nhân dân ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến chống thực dân Pháp lại phải bắt tay ngay vào công cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mĩ – "kẻ thù hùng mạnh vào loại bậc nhất trên Trái Đất"
Trên mặt trận tinh thần, cụ thể là văn học, thơ cũng như các thể loại khác trở thành công cụ chiến đấu hữu hiệu phục vụ kháng chiến Thơ kháng chiến chống Mĩ (1964-1975) đã thực sự nhập cuộc và để lại nhiều thành tựu to lớn góp phần làm nên cuốn "biên niên văn học" về cuộc ái quốc vĩ đại của dân tộc ta Để làm nên những thành tựu to lớn ấy không thể không kể đến đội ngũ sáng tác
Đội ngũ sáng tác thơ trong kháng chiến chống Mĩ vô cùng đông đảo Chưa một giai đoạn văn học nào mà ta thấy lại tập hợp được một lực lượng các nhà thơ gồm nhiều thế hệ đến thế Đó là thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám tiêu biểu như: Tố Hữu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…Thế hệ nhà thơ trong kháng chiến chống Pháp với những gương mặt xuất sắc như: Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…Đặc biệt ở thời kì này có sự góp mặt của thế hệ các nhà thơ trẻ xuất hiện và trưởng thành ngay trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Đây là một thế hệ vô cùng mạnh
mẽ đã đem lại cho thơ kháng chiến một sức sáng tạo mới mẻ, trẻ trung, trong sáng và nhạy cảm
1.1.2 Thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ
Trang 13Khi nhắc đến thơ ca thời chống Mĩ người ta không thể không nhắc đến thơ của các nhà thơ trẻ thời kì này Ta cũng không thể hình dung một cách toàn diện diện mạo của thơ ca chống Mĩ nếu ta bỏ sót thơ của thế hệ trẻ này Thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước là khái niệm để chỉ toàn bộ các cây bút trẻ và những sáng tác thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử này và ghi được những dấu ấn trên văn đàn
Các nhà thơ trẻ thời kì này phần lớn thuộc lớp người sinh ra từ sau Cách mạng, nhiều người trong số họ đã từ ghế nhà trường đi thẳng ra chiến trường đầy ác liệt Họ là những nhà thơ cầm súng trực tiếp chiến đấu nơi hòn tên mũi đạn của kẻ thù, thực sự đối mặt với tất cả những khó khăn của cuộc sống thời chiến thậm chí là cả cái chết Ở họ đã có sự nhập cuộc thực sự và đối mặt với hiện thực khốc liệt nhưng đầy vẻ vang để tạo nên những vần thơ phản ánh đúng hiện thực, đáp ứng đúng nhu cầu phục vụ kháng chiến tạo nên gương mặt của thế hệ thơ thời chống Mĩ Chỉ trong vòng mười năm nhưng nền thơ chống Mĩ đã lần lượt đón nhận liên tiếp hàng loạt những nhà thơ trẻ vô cùng xuất sắc đóng góp vào nền thơ này như: Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa… Đó là những gương mặt thơ đã đóng góp những viên gạch thơ vững chắc cho nền thơ chống Mĩ Đây là một thế hệ có sự thống nhất cao độ nhưng không bị hòa lẫn vào nhau mỗi nhà thơ lại mang những phong cách riêng, giọng điệu riêng, quan điểm riêng về nghệ thuật
Trên bình diện tổng quát, thơ trẻ thời kì chống Mĩ có thể chia làm ba chặng đường Ở mỗi chặng đường lại mang những nét riêng gắn liền với những gương mặt tiêu biểu tạo nên dòng chảy liên tục đánh dấu sự trưởng thành của thế
hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ
Chặng thứ nhất từ 1964 đến 1968: Đây là chặng đầu của thế hệ thơ trẻ chống Mĩ Với sự góp mặt của các cây bút như: Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mĩ, Phạm Ngọc Cảnh, Cảnh Trà… Họ đem đến trong thơ tiếng nói trẻ trung, sôi nổi, tươi tắn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ với
Trang 14sự chân thành sâu sắc Đến cuối của chặng đường này tiếng thơ đã có sự gia tăng những chiêm nghiệm, suy tư và khái quát Nhưng những vần thơ ấy vẫn còn mang những dấu vết sách vở và đó cũng chính là cái non nớt còn hạn chế của thơ trẻ chống Mĩ trong chặng đầu này
Chặng thứ hai từ 1969 đến 1972: Nguồn lực thơ trẻ được bổ sung thêm khá nhiều gương mặt xuất sắc tiêu biểu như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mĩ Dạ… Đến chặng này các nhà thơ đã thực sự khẳng định được tiếng thơ của thế hệ mình: trẻ trung, khỏe khoắn, trong sáng, tự nhiên Họ thực sự đưa nền thơ chống Mĩ đạt tới đỉnh cao Thơ ở thời kì này đã khái quát được những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến đấu từ chính con mắt của các nhà thơ – chiến sĩ Hiện thực chiến tranh ác liệt, dữ dội, bừa bộn, đã đổ vào trang thơ đúng như vốn có của nó với những giọng điệu, tâm trạng riêng Đến chặng đường này thơ trẻ đã đạt tới chiều sâu của suy nghĩ và sự khái quát đem đến sự già dặn và chiều sâu tư tưởng cho thơ chống Mĩ giai đoạn này
Chặng thứ ba từ 1973: Đây là chặng cuối của thế hệ thơ trẻ chống Mĩ Thế
hệ thơ trẻ ngày càng bề thế và đông đảo khi có mặt của những cây bút thơ giàu sức sáng tạo Ở chặng này ta không thể không nhắc tới những nhà thơ – chiến sĩ
có nhiều đóng góp như: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc… Các nhà thơ đã có tầm nhìn và nhận thức cao hơn để bao quát toàn cảnh
về cuộc chiến Bức tranh hiện thực của đời sống đến thời kì này không loại trừ bất cứ điều gì Người ta không còn né tránh sự hi sinh, mất mát mà soi chiếu hiện thực ở tất cả mọi góc độ để từ đó khám phá ra những quy luật, đúc kết những chân lí, xây dựng hình tượng thơ giàu ý nghĩa khái quát trong thể loại trường ca
Thành tựu
Đi qua một chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng, thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ đã đạt được những thành tựu rất tiêu biểu trên cả hai phương
Trang 15Về mặt nội dung, thơ trẻ thời chống Mĩ đã có sự mở rộng đào sâu hiện thực trong thơ Có thể nói dòng thơ trẻ chống Mĩ là dòng thơ mang những chi tiết phản ánh hiện thực sống động Tất cả những gì được coi là dữ dội, ác liệt, ngổn ngang của thời chiến đều được đưa vào trong những trang thơ Họ chứng kiến tận mắt những cảnh tượng khốc liệt, dữ dội của chiến tranh thể hiện đậm
nét trong các thi phẩm như: Tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật), Trường ca
sư đoàn(Nguyễn Đức Mậu), Con chim thời gian(Nguyễn Khoa Điềm) Đó có
thể là cái đói lay lắt của thời chiến “Nồi cơm chiến trường phải đội bốn tấn bom
/ Hạt sống vãi cũng hạt khét”(Ngã ba Chân Vạc – Hữu Thỉnh) Là căn bệnh sốt
rét triền miên trở thành nỗi ám ảnh của những nhà thơ – chiến sĩ mà nhiều trang
thơ đã ghi lại điều đó như: trường ca Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh), Trường
Ca sư đoàn(Nguyễn Đức Mậu)… thậm chí đó còn là cả cái chết nhưng đầy hiên
ngang như trong: Dáng đứng Việt Nam( Lê Anh Xuân), Khoảng trời và hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ) Trường Ca sư đoàn( Nguyễn Đức Mậu),… Nhưng dù hiện
thực có dữ dội, ác liệt thì ta vẫn bắt gặp trong thơ thời kì chống Mĩ hình ảnh một thế hệ trẻ mang trong mình dòng máu đỏ tươi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đầy trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết, lạc quan ngay giữa chiến trường đầy đạn bom và chết chóc
Tính trí tuệ và chính luận không phải là đặc điểm riêng của thơ trẻ mà là đặc điểm chung của thơ ca chống Mĩ nói chung nhưng trong thơ trẻ nó vẫn có những sắc thái, đặc đểm riêng Bởi nó được nảy sinh từ trong hiện thực chiến tranh ác liệt, dữ dội Tính trí tuệ ấy được thể hiện rõ nét thông qua ý thức khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm, suy tư của cái tôi thế hệ
về con người, cuộc sống, dân tộc và thời đại Bởi vậy những câu hỏi khám phá bản chất của con người, cuộc sống, dân tộc và thời đại luôn được đặt ra Khi nói đến chất trí tuệ trong thơ trẻ chống Mĩ người ta không thể đặt tách rời nó với tính chính luận Tính chính luận nó đã tạo nên chiều sâu cho thơ trẻ thời chống
Mĩ Với sự gia tăng chất trí tuệ và chính luận đã thể hiện được chân dung tinh
Trang 16thần của những nhà thơ – chiến sĩ trẻ giàu suy tư, đầy ắp tinh thần yêu nước và tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc
Về nghệ thuật, thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ đã đạt được những thành tựu
to lớn về mặt nghệ thuật trong đó đáng chú ý là về mặt hình thức với những sáng tạo tìm tòi đáng ghi nhận Các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ đã sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa… Đặc biệt thể thơ tự do và trường ca cũng được sử dụng nhiều và rất hiệu quả đáp ứng đúng nhu cầu, phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong thời chiến Chất hiện đại trong thơ chống Mỹ được bộc lộ ở ngôn ngữ thơ với khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ đời sống và sự gia tăng chất liệu văn xuôi vào thơ Các câu thơ dài mang dáng dấp văn xuôi, ngôn ngữ đời thường mang tính tranh luận, khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh,… đã đem lại cho thơ thời kỳ này giọng điệu mới, khỏe khoắn, trẻ trung và độc đáo
Ta bắt gặp trong thơ của thế hệ này những thủ pháp tu từ truyền thống được sử dụng theo lối hiện đại thông qua những phương thức chuyển nghĩa tạo ra những hình ảnh thơ đầy sáng tạo đem đến sự cảm nhận, sự liên tưởng độc đáo như trong thơ của: Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Dương Hương Ly…
1.2 Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942, tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu Ông quê ở làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học Nhưng tuổi thơ của ông không mấy được suôn sẻ: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu và làm đủ mọi thứ lao dịch khác cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân
Mãi đến khi hòa bình lập lại năm 1954 Hữu Thỉnh mới được đi học Năm
1963, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hữu Thỉnh đã rời ghế nhà trường tham gia nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202 binh chủng tăng thiết
Trang 17ở những nơi ác liệt nhất như tuyến Đường 9 Người chiến sĩ – nhà thơ ấy đã tham gia nhiều hoạt động như học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn trong những năm tháng sống cuộc sống của người lính Sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc vào năm 1975, Hữu Thỉnh đã học tại Đại học Văn hóa và là sinh viên khóa đầu của Trường Viết văn Nguyễn Du Từ năm 1982, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ công tác như: Biên tập viên, Trưởng ban thơ và Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội Từ năm 1990, nhà thơ Hữu Thỉnh chuyển sang làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn các khoá
3, 4, 5, 6, 7 Đại biểu Quốc hội khoá X, XI Hiện nay ông là bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du
1.2.1 Thơ Hữu Thỉnh trong kháng chiến chống Mĩ và thời kì hậu chiến
Hữu Thỉnh là nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ Ông là cây bút xuất hiện ở chặng cuối của thế hệ này cùng với nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc… Nhưng Hữu Thỉnh đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn với tiếng thơ mang một phong cách,
giọng điệu riêng không bị khuất lấp trong "dàn đồng ca chung của thế hệ"
Hữu Thỉnh nhập ngũ ngay từ khi vừa rời khỏi ghế nhà trường Ông là người ý thức cao về vị trí, vai trò của thế hệ mình trong cuộc chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược:
"Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình"
(Đường tới thành phố) Hữu Thỉnh một nhà thơ – chiến sĩ đã thực sự hòa nhập vào cuộc chiến đấu Bởi vậy bằng con mắt của một con người nhập cuộc Hữu Thỉnh đã đưa vào trong thơ mình hiện thực của thời chiến Những vần thơ được bắt rễ từ hiện thực, trước hiện thực mà rung lên Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ
Trang 18Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm
1982), trường ca Sức bền của đất viết xong vào dịp tết Ất Mão (1975) Ông được Đỗ Ngọc Yên đánh giá là "cánh chim đầu đàn của thơ ca chống Mĩ" Bước
ra khỏi cuộc chiến Hữu Thỉnh vẫn tiếp tục hành trình sáng tạo nghệ thuật của
mình Năm 1977 ông viết trường ca Đường tới thành phố (viết từ tháng 8/1977
hoàn thành tháng 4/1978) Trước những đóng góp đó Trần Mạnh Hảo đánh giá
cao vị trí và vai trò của Hữu Thỉnh trên thi đàn văn học Việt Nam: "Hữu Thỉnh
và Thanh Thảo là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình Sau
1975, cùng với Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục, đa dạng và phong phú" Cảm hứng chủ đạo của những sáng tác
trong thời kì này là cảm hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống
Mỹ cứu nước
1.2.2 Thơ Hữu Thỉnh từ sau đổi mới
Khi đất nước chuyển mình sang một giai đoạn mới thì Hữu Thỉnh cũng nhanh chóng nhập cuộc mang đến những tiếng thơ mới mẻ Trong gần mười lăm
năm Hữu Thỉnh đã ủ mầm cho sự ra mắt của hai tập thơ: Trường ca biển và Thư
mùa đông vào năm 1994 Và đến năm 2005 ông lại tiếp tục cho ra đời tập thơ Thương lượng với thời gian Sự ra đời của các tập thơ này đã cho thấy sức sáng
tạo nghệ thuật mạnh mẽ của nhà thơ sau đổi mới Nó đã ghi tên tuổi của Hữu Thỉnh trong nền thơ đương đại Việt Nam
Thơ Hữu Thỉnh trong giai đoạn này đã cho thấy sự nhìn nhận đánh giá cuộc đời và những suy ngẫm của một con người đang trăn trở trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, thử thách Cuộc sống của thời bình tưởng chừng như không có gì phải suy nghĩ nhưng lại đặt ra bao nhiêu những câu hỏi lớn đòi hỏi cần giải đáp Ở những tập thơ này, ta nhận thấy chất lính trong thơ của Hữu Thỉnh không bị mất đi Và ở đây ta cũng bắt gặp một cái tôi cá nhân cô đơn, xót
xa, nhiều lo âu và dự cảm đau buồn trước cuộc sống đô thị hiện đại, nhưng đậm nét hơn cả là một cái tôi hòa vào cái chung của dân tộc
Trang 19Cuộc sống được phản ánh trong thơ Hữu Thỉnh thời kì này là cuộc sống thường nhật Nhà thơ đã thể hiện sự nhìn nhận về tình đời, về lẽ sống, về thân phận cá nhân trong cõi nhân gian đôi lúc phải tìm về nương tựa vào những giá
trị truyền thống Một loạt bài: Nghe tiếng cuốc kêu, Hạnh phúc, Người bộ hành
lặng lẽ, Năm tháng trên vai… đã thể hiện cái tôi của nhà thơ luôn trăn trở, nghĩ
suy, tự vấn về nhân tình thế thái và về bản thân Hữu Thỉnh luôn thường đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều giả thiết để tự mình chất vấn, ngẫm ngợi và nhiều khi bỏ ngỏ để bạn đọc cùng suy ngẫm
Những sáng tác thơ của Hữu Thỉnh trong cả hai thời kì đều có giá trị nhân văn sâu sắc Có những tác phẩm thơ của ông đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và dùng để phổ nhạc
1.3 Tập thơ Thư mùa đông
Tập thơ Thư mùa đông là một dấu mốc quan trọng trong hành trình thơ
Hữu Thỉnh Tập thơ được xuất bản năm 1994 gồm 36 bài thơ Ngay từ khi ra đời tập thơ đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt Chỉ một năm sau tập thơ này đã khẳng định được vị trí của mình với giải thưởng của Hội Nhà văn Tiếp đó đến năm 1998 một giải thưởng cao quý khác cũng đã dành cho tập thơ này đó là Giải thưởng Văn học ASEAN Đây cũng là tập thơ được bạn bè ông dịch ra tiếng nước ngoài và cũng được chào đón khá nhiệt tình
Thư mùa đông đã cho thấy sự đổi mới và biến chuyển của thơ Hữu Thỉnh
sau kháng chiến chống Mĩ Tập thơ thể hiện cảm hứng của tác giả về quê hương, đất nước, con người trong cuộc sống đời thường Phải có một sự gắn bó sâu sắc
thì Hữu Thỉnh mới có thể viết được những bài thơ đầy xúc động như: Cuối năm,
Trông ra bờ ruộng, Phan Thiết có anh tôi, Tôi bước vào thành phố, Trông ra bờ ruộng, Chiếc vó bè… Đó là những bài thơ thể hiện cái nhìn gần gũi của nhà thơ
đối với quê hương, đất nước với những con người của cuộc sống đời thường Bên cạnh cảm hứng về quê hương, đất nước thì cảm hứng thế sự - đời tư là một trong những cảm hứng xuất hiện với tần số dày đặc trong tập thơ này Đây là chính là những trăn trở, suy tư, lo âu của nhà thơ trước cuộc sống con người còn
Trang 20những lấm láp, lo toan, bộn bề và biến đổi liên tục Ta bắt gặp một Hữu Thỉnh
suy tư, trăn trở trước sự "mất mùa nhân nghĩa" của xã hội con người qua: Tôi
bước vào thành phố, Buổi sáng thức dậy, Đi dưới cây, Nghe tiếng quốc kêu, Hạnh phúc Đó còn là một hồn thơ có sự trăn trở về văn chương, nghề nghiệp: Tạp cảm, Mười hai câu, Chạm cốc với Xa-in… Và đôi khi đó còn là cả những
suy tư, trăn trở về chính cuộc sống gia đình của chính tác giả Cảm hứng về tình yêu không mất đi khi người lính ấy trở về với cuộc sống đời thường mà nó vẫn cồn cào, da diết Hữu Thỉnh vẫn có những vần thơ nhiệt thành sâu lắng đóng góp
cho cuộc đời như : Ấm lạnh, Em còn nhớ chăng, Thư mùa đông, Im lặng, Thơ
Trang 21CHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG
TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG
2.1 Cảm hứng về quê hương, đất nước
Cảm hứng về quê hương, đất nước dường như là một mẫu số chung trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn Nhưng ta cũng khó có thể tìm ra những khuôn mẫu giống nhau khi viết về cùng một đề tài này Bởi khi sáng tác mỗi nhà văn, nhà thơ lại có đối tượng chiếm lĩnh riêng và có sự thể hiện riêng Thậm chí trong mỗi sáng tác của cùng một tác giả ở các thời điểm khác nhau thì yếu tố này lại
có độ đậm nhạt khác nhau, thể hiện tình cảm ở những cung bậc khác nhau Chính điều đó đã tạo nên dấu ấn riêng của mỗi tác giả trong lòng bạn đọc Hữu
Thỉnh cũng đã làm nên dấu ấn riêng đó qua tập thơ Thư mùa đông
Trong Thư mùa đông, cảm hứng về quê hương, đất nước không được phát
biểu trực tiếp mà được Hữu Thỉnh đề cập một cách gián tiếp Nhà thơ đã có sự ngược dòng về quá khứ để viết lên những trang thơ về quê hương, đất nước trong những năm tháng chống Mĩ vô cùng ác liệt Nhưng Hữu Thỉnh không mải đắm chìm, đào sâu khai phá những hình ảnh quê hương, đất nước trong quá khứ
mà quên đi hình ảnh quê hương, đất nước trong những năm tháng hòa bình vô cùng gần gũi và giản dị mà ngược lại nó lại càng được khắc họa, tô đậm hơn
Cảm hứng về quê hương, đất nước trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mĩ được khơi gợi lên từ chính những điạ danh gắn liền với những miền kí ức, những kỉ niệm trong chính cuộc đời nhà thơ Trong tập thơ này ta đã gặp biết bao nhiêu tên những địa danh nghe vừa quen lại vừa lạ: Phan Thiết, Tràng Hương, Tân Cảnh, Sa Thầy, Đắc Pét, Đắc Tô, Mã Pí Lèng, Nho
Quế, Thượng Phùng, Sơn Vĩ, Cao Bằng…xuất hiện trong những bài thơ : Phan
Thiết có anh tôi, Qua cầu Tràng Hương
Mảnh đất Phan Thiết chứng kiến biết bao sự ác liệt, dữ dội của cuộc chiến tranh chống Mĩ Mảnh đất kiên cường ấy đã oằn mình hứng chịu tất cả những
Trang 22mưa bom, bão đạn của kẻ thù Và nơi đây cũng chính là nơi người anh thân thiết của nhà thơ đã từng tham gia chiến đấu để chống lại đế quốc Mĩ sừng sỏ, trong những hoàn cảnh hết sức nguy nan:
"Biển thì rộng căn hầm quá chật Khẽ trở mình cát đổ trắng hai vai Trong căn hầm mùi thuốc súng mồ hôi Tim anh đập không sao ghìm lại được"
( Phan Thiết có anh tôi) Chiến tranh đã đặt người lính vào ranh giới mong manh giữa sự sống và
cái chết Trong cuộc chiến đấu với "kẻ thù mạnh vào loại bậc nhất trên Trái đất"
là đế quốc Mỹ, sự hy sinh lại càng nhiều hơn Người anh ấy đã vĩnh viễn nằm lại
mảnh đất nơi đây sau loạt bom tọa độ:"Anh tôi mất sau loạt bom tọa độ / Mất
chỉ còn cách nước một vài gang" Quê hương Phan Thiết nó đã trở thành mảnh
đất không bao giờ quên, không thể quên của nhà thơ Người con ấy trở về với đất mẹ yêu thương trong sự nghẹn ngào, xúc động của người em:
"Em chưa hay cánh đồi ấy tên gì Nhưng em biết ngày ngày anh vẫn đứng Anh chưa biết đã tan cơn báo động Chưa biết tin nhà không nhận ra em
Không nằm trong nghĩa trang Anh ở với đồi anh xanh vào cỏ
Cỏ ở đây thành nhang khói nhà mình Đồi ở đây cũng là con của mẹ"
Mỗi nhành cây, mỗi ngọn cỏ nơi mảnh đất này đều in dấu bóng hình những người con đã ngã xuống Hơn hết, những bóng hình ấy, mãi tạc khắc vào tâm
tưởng, suy tư của những người còn lại: "Anh không giữ cho mình dù chỉ là ngọn
cỏ/ Đồi thì rộng anh không vuông đất nhỏ/ Đất và trời Phan Thiết có anh tôi"
Trang 23Nếu như mảnh đất Phan Thiết trong Phan Thiết có anh tôi gắn liền với những kỉ niệm về người anh trai thương mến thì Qua cầu Tràng Hương lại lưu
dấu những năm tháng chiến đấu của chính bản thân và đồng đội nhà thơ Cảnh
và người năm xưa ùa vào trang thơ với biết bao cảm xúc Người đọc không khỏi xúc động trước cảnh:
"Đồng đội tôi thay nhau đi cõng nước Chiếc "can" cao quá đầu chằng chéo những bi – đông Nước dồn lại từ những đôi vai ấy
Mấy năm qua đủ tưới cả cánh đồng
Đồng đội nhìn tôi thắc thỏm xuống dòng sông Nắng gay gắt khi mình còn quá trẻ
Gió thỉnh thoảng đưa mây về chiếu lệ Rồi tan mau
Hơi đá lại nung người
Khăn mặt xếp hàng trên giây phơi Khô như mẻ bánh đa nỏ nắng"
Hữu Thỉnh không hề giấu giếm những thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến trường nơi đây cũng không tô hồng cuộc sống chiến đấu mà để cho hiện thực ấy được phơi trải một cách chân thực trên những trang thơ Chỉ bằng hình ảnh so
sánh "Khăn mặt xếp hàng trên giây phơi/ Khô như mẻ bánh đa nỏ nắng" đã bật
lên toàn bộ hiện thực chiến trường vô cùng dữ dội Những người lính trẻ chỉ mới mười tám, đôi mươi đã phải hứng chịu cảnh thiếu nước đến kiệt cùng Đối
với họ lúc ấy chỉ có một mong ước vô cùng giản đơn:"Những cánh tay trần hai
mươi, mười tám/ Bao năm rồi khỏa nước trong mơ" Nhưng ước mơ ấy lại quá
khó để thực hiện Những câu thơ ấy của Hữu Thỉnh gợi nhắc ta tới những vần thơ của nhà thơ Thanh Thảo trước đó ít lâu:
"Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt
Trang 24Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc Bạn mở bi – đông nhường hớp nước cuối cùng Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên Ngày sinh nhật tuổi hai lăm mình được uống"
(Những người đi tới biển) Chứng kiến sự thiếu thốn vất vả của đồng đội mình Hữu Thỉnh có thể sẵn sàng hi sinh, từ bỏ con đường nghệ thuật của mình để đem đến cho những người bạn chiến đấu dòng nước Nho Quế ngọt ngào:
"Tôi ao ước thơ mang dù chỉ ít Dòng Nho Quế ngọt ngào lên với các anh"
Qua mỗi địa danh ta lại càng thấy rõ hình ảnh đất nước trong chiến tranh – một đất nước phải hứng chịu bao mất mát đau thương nhưng cũng đầy anh hùng, vẻ vang
Những năm tháng chiến đấu gian khổ nhưng đầy vẻ vang ấy của toàn dân tộc đã được đền đáp xứng đáp bằng chiến thắng mùa xuân năm 1975 Nó đã đưa dân tộc ta, đưa nhân dân ta về với cuộc sống thời bình hằng mong ước bấy lâu Trở về với cuộc sống ấy cảm hứng về quê hương, đất nước lại càng trở nên dạt dào hơn trong thơ Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh sinh ra ở một làng quê trung du Bắc
Bộ thuộc vùng Tam Dương, Vĩnh Phúc Thời gian gắn bó với mảnh đấy ấy tuy không phải là dài nhưng đã để lại biết bao dấu ấn trong tâm hồn nhà thơ Dù sau này phần nhiều những năm tháng cuộc đời Hữu Thỉnh sống và làm việc ở những thành thị khác nhau nhưng hình ảnh quê hương ấy vẫn in dấu ấn đậm sâu trong lòng ông Với quê hương, đó là sự dạy dỗ rất nghiêm khắc của ông nội, là những câu ca dao, truyện cổ tích, truyện Nôm khuyết danh mà người mẹ đã kể, đã hát cho ông nghe suốt những năm dài thơ ấu Mỗi sự vật, từ chiếc chõng tre xưa, chiếc dây phơi, đến hàng gạch lún, chiếc bánh đa…trong nỗi nhớ của người xa quê đều ẩn giấu hồn quê mộc mạc và đằm thắm Trong những câu thơ viết về quê hương, Hữu Thỉnh không chỉ thể hiện tình cảm sâu nặng của mình mà còn
Trang 25ảnh quê hương quen thuộc Khi đọc những câu thơ trong bài Trông ra bờ ruộng
chắc hẳn ai cũng thấy phảng phất bóng dáng quê hương của mình trong đó Nó như một lời hoài niệm của một tâm hồn nặng lòng với quê hương:
"Trông ra bờ ruộng năm nào Mưa bay trắng cỏ cào cào cánh sen
Mẹ tôi nón lá bước lên
Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu"
(Trông ra bờ ruộng) Hay những hình ảnh cánh đồng lúa quê hương khi phải hứng chịu những
trận mưa đá kéo về khiến người đọc không khỏi xót xa:"Đá rơi hạt chắc đầu
bông rụng/ Ếch nhái kêu ran cỏ hội hè/ Hạt lép vồng lên trương với gió/ Đồng như canh bạc nước như mê"(Mưa đá)
Hữu Thỉnh bước chân vào cuộc sống nơi đô thành đầy bon chen, ồn ã tưởng chừng những kí ức, những hình ảnh đẹp đẽ về quê hương sẽ phai mờ đi và nhanh chóng chen vào đó những lối sống tấp nập của đô thành nhưng trong sâu
thẳm tâm hồn vẫn đem theo kí ức về những hình ảnh quê hương êm đẹp:"Tôi
bước vào thành phố / Với nguyên mùi rơm tươi"(Tôi bước vào thành phố) Nhà
thơ không thể quên được hình bóng quê hương ấy bởi nơi đây đã tạc ghi hình bóng của mẹ cha thân yêu vất vả, lam lũ cả một đời vì các con:
"Gié thơm ai đã gặt rồi Đồng quang bóng mẹ nắng nôi một mình"
(Trông ra bờ ruộng) Những câu thơ của người con đi ra từ đất từ đồng, còn nồng đượm mùi nắng gió, bùn non, rơm rạ…Tất cả đều gợi nhớ, gợi thương, gợi hoài niệm khắc khoải những ai muốn tìm về một miền quê trong quá vãng xa xôi
Cảm xúc về quê hương, đất nước nó còn được thể hiện qua cảm giác hạnh phúc của nhà thơ đối với nơi ở; nơi làm việc, nơi công tác và đối với chính gia đình bé nhỏ của chính mình Hữu Thỉnh được sinh thành ở một làng quê nông thôn nhưng ông lại có dịp sống gắn bó suốt sáu năm với mảnh đất Việt Trì yêu
Trang 26dấu Tuy thời gian không dài nhưng dường như nó đã trở thành quê hương thứ hai của nhà thơ; chứa đựng biết bao vui, buồn, hạnh phúc Để rồi, miền đất ấy đã
ăn sâu vào tâm tưởng của Hữu Thỉnh Nó đã trở thành tên của những đứa con thân yêu của nhà thơ:
"Hình như chiều thứ bảy Dốc thấp hơn mọi ngày
Vợ báo thêm xuất khách Tôi về thường nguội cơm
Sáu năm tôi đi về Vui buồn cùng thành phố Việt Thanh và Việt Tú Việt Trì trong tên con"
(Thành phố bạn bè)
Đó còn là cảm giác ấm áp bên bạn bè, đồng nghiệp cũng tại mảnh đất yêu dấu này Chính ở mảnh đất này Hữu Thỉnh đã nhận được sự yêu thương, giúp đỡ đầy nhiệt tình và chân thành của bạn bè Kỉ niệm về tình bạn không bao giờ quên trong tâm hồn nhà thơ:
"Vợ đẻ ba năm đôi Tôi thường đi công tác Khi con đẹn con sài Bạn bè lo chạy thuốc
Lúc cao hứng bình thơ Kéo nhau ngồi xuống đất Khi mua gạo mua đường Bạn nhường tôi đứng trước"
Là một người nặng lòng với quê hương, đất nước Hữu Thỉnh không khỏi
Trang 27thay của quan hệ xã hội Đất nước càng đi lên thì chủ nghĩa cá nhân dường như cũng phát triển tỉ lệ thuận với nó Cái xấu nổi lên khắp nơi khiến nhà thơ không tin nổi vào mắt mình:
"Tôi cứ tưởng không ai còn xấu nữa Tôi cứ tưởng tốt với nhau bao nhiêu cũng còn chưa đủ Nhưng không phải, trời ơi, không phải thế
Giếng nước than lắm kẻ chao chân Khu vườn than có những con sên ngấp nghé lên trời"
(Nghe tiếng cuốc kêu) Hữu Thỉnh không cố tô vẽ, nặn ra những câu thơ viết về quê hương, đất nước mà những vần thơ ấy nó xuất phát từ chính sự nhạy cảm, từ tấm lòng và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước Đây chính là nét đặc sắc khi khai phá cảm hứng này của nhà thơ
Trở về với thời bình, con người chưa vui hết niềm vui chiến thắng thì lại phải đối mặt với biết bao thách thức đang đặt ra trong xã hội thời bình Đất nước không còn bom rơi, đạn nổ nhưng lại xuất hiện những vấn đề còn nan giải hơn thế Nếu như trong chiến tranh, con người ta sống vì nhau, vì tổ quốc, vì độc lập,
tự do thì giờ đây xã hội đã thay đổi Con người sống với nhau không còn nguyên bản chất của chữ "nhân" mà thay vào đó là rất nhiều những quan hệ phức tạp
Trang 28mang tính chất ngoài "nhân" Con người ta đứng trước gánh nặng của miếng cơm, manh áo và ham muốn tiền tài, danh vọng Ở nhiều nơi, phần "người" đã bị cái phần "con" lấn át Trước thực tại ấy, không ít nhà văn, nhà thơ không khỏi hoang mang, dao động Đã có những cây bút không đủ bản lĩnh để tiếp tục sáng tác Nhưng cũng có không ít những nhà thơ nặng lòng với cuộc sống đã bản lĩnh cầm bút sáng tác dấn thân trực tiếp vào vòng xoáy của cuộc sống này Họ đã lật
mở những vấn đề mà bấy lâu nay còn tồn tại, khuất lấp, ngại nói đến Tất cả những vấn đề ấy đều được phơi trải trên những trang thơ bằng chính những suy
tư, trải nghiệm của chính bản thân nhà thơ qua góc nhìn "đời tư" Trong Thư
mùa đông, ta bắt gặp một Hữu Thỉnh nặng trĩu suy tư về cuộc đời, về xã hội khi
nó đang đứng trước sự "mất mùa nhân nghĩa"; về nghề, về văn chương và về
chính cuộc sống gia đình của nhà thơ
2.2.1 Suy tư, trăn trở về cuộc đời
Với con mắt từng trải và bằng sự tinh tế, nhạy cảm của bản thân Hữu Thỉnh đã nhận ra sự đổi thay rõ rệt trong đời sống xã hội đó Nhiều những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người đã bị mất đi, bị mài mòn, lệch lạc thậm chí bị
băng hoại Hữu Thỉnh nhận thấy rõ sự "mất mùa nhân nghĩa" trong xã hội hiện
đại này Trong xã hội ấy cái xấu, cái ác, cái bất lương luôn tồn tại song song với cái đẹp, cái tốt, cái lương thiện Những cái tốt, cái đẹp, cái lương thiện đó lại đang đứng trước bờ vực của sự xâm lấn của cái ác, cái xấu, cái bất lương Ở đâu
đâu ta cũng gặp "những lời ngon ngọt bày bán khắp nơi" nhưng cái "ngon ngọt"
ấy chỉ là cái trá hình, là cái ác loè loẹt phấn son để đánh lừa con người Điều đó
được thể hiện rõ qua rất nhiều bài thơ như: Những kẻ chặt cây, Tôi bước vào
thành phố, Hỏi, Chạm cốc với Xa - in, Nghe tiếng cuốc kêu, Tìm người, Thơ dưới mái hiên
Bài thơ Những kẻ chặt cây không chỉ phản ánh một thực trạng đang tồn
tại trong xã hội đó là nạn chặt phá rừng bừa bãi, làm huỷ hoại môi sinh và mất
cân bằng sinh thái Ở đây "những kẻ chặt cây" còn là một ẩn dụ tượng trưng cho
Trang 29xanh kia toả bóng mát cho đời nhưng những người tốt ấy lại bị thói đời ganh ghét, đố kị và làm hại Và cũng giống như những cây xanh kia bị kẻ xấu chặt đi
và "bóng mát bị trả thù":
"Cùng lúc đó một tên dậy sớm
Đi tìm dao như mọi sáng đi tìm
Và nó chặt Tiếng chim tan vỡ
Không hiểu sao bóng mát bị trả thù
Bị xua đuổi tội tình đến vậy"
Chính tác giả cũng là một nạn nhân của sự ganh ghét, đố kị ấy Bởi thế nhân vật
"tôi" luôn đem trong mình sự lo âu cho cả những người xung quanh trước sự tấn công của thói đời: "Tôi thành kẻ bị lột trần trơ trẽn/ Cả lũ nhìn nhau côi cút
dưới bầu trời/ Kìa nó đấy kẻ chặt cây lại đến/ Tôi lặng lẽ lo âu cho những người đứng cạnh"
Bài Buổi sáng thức dậy cũng có chung tư tưởng trên Trong bài thơ hình ảnh "đám mây bị nhiều phen rượt đuổi" thì hình ảnh "đám mây" chính là biểu
tượng của cái đẹp, sự lương thiện Nhưng nó lại bị rượt đuổi bởi cái xấu, cái ác
Ở đây ta còn bắt gặp một nghịch lí "tình thương đi đưa đám hận thù" Nhà thơ
đã xây dựng một hình ảnh thơ đầy sáng tạo mang ý nghĩa sâu sắc Đó dường như là một minh chứng rõ nét của sự tồn tại đối lập nhưng song song giữa cái thiện với cái ác Đây cũng chính là mong muốn của con người muốn xua đuổi, tống tiễn cái xấu, cái ác ra khỏi cuộc đời để cuộc đời mãi trong sạch và không bị hoen ố Nhưng dường như ta không thể loại trừ được hẳn được nó ra khỏi cuộc sống Bởi nó luôn rình rập và sẵn sàng tấn công con người ngay cả khi con người không hề đề phòng và cảnh giác:
"Thấm mệt tôi ngồi nghỉ Bóng mát một chùm gai"
Trang 30Chính trong cuộc sống tấp nập này tác giả còn nhận ra điểm yếu của mỗi con người đều rất dễ bị cái xấu tấn công Chỉ cần sơ hở là con người sẽ bị đánh bại một cách thảm hại trên con đường đời:
"Gập ghềnh đường tôi đi Không một ai ngó tới Bỗng nhiên họ xúm lại Gặp bùn tôi trượt chân
Không phải đỡ tôi lên
Họ xem cho đỡ tẻ"
(Tôi bước vào thành phố) Nhiều khi, nỗi suy tư, trăn trở ấy lại biến thành nỗi lo âu, băn khoăn, khắc
khoải, tự vấn của chính nhà thơ trước cuộc đời Ở Nghe tiếng cuốc kêu, lời thơ
thấm đẫm nỗi niềm và tâm sự của con người nhiều trải nghiệm trong hành trình
đi tìm lẽ sống cao đẹp Chỉ nghe tiếng cuốc kêu thôi nhưng đã đặt ra cho Hữu Thỉnh biết bao suy nghĩ về cuộc đời, về con người Ngỡ tưởng sau chiến tranh, mọi mất mát sẽ được bù đắp bằng cuộc sống hạnh phúc, chan hòa, nhưng càng sống, càng tin yêu, nhà thơ lại càng nhận về nhiều cay đắng:
"Anh cứ tưởng sau chiến tranh thì toàn là hạnh phúc Chúng ta đã từng vò võ đợi nhau
Nhưng không phải em ơi, cuốc kêu không phải thế Trưa nay có điều gì mà cuốc kêu như xé
Tôi mất hai người anh
Cả hai đếu rất trẻ Sáng nay lại có người hàng xóm chạy sang Mỗi lần sau đám tang
Lòng ai cũng héo
Dạ ai cũng sầu
Trang 31Tôi cứ tưởng tốt với nhau bao nhiêu cũng còn chưa đủ Nhưng không phải, trời ơi, cuốc kêu không phải thế
Giếng nước than lắm kẻ chao chân Khu vườn than: có những con sên ngấp nghe lên trời"
(Nghe tiếng cuốc kêu)
Đoạn thơ "thảng thốt, hổn hển, đứt nối rạc rời, quay quắt" (Trần Mạnh Hảo) là tiếng "kêu vật vã" của con cuốc ban trưa hay chính là những nhức nhối
của nhà thơ Cái tôi bàng hoàng, kể lể về những lầm tưởng và than trời về sự thật nhiều đau đớn ở đời Chưa bao giờ, người ta lại thấy trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện nhiều nỗi đau, sự thất vọng như bây giờ Trước đây, quen sống bằng
tình nghĩa và niềm lạc quan khỏe khoắn của "những năm Trường Sơn bạn bè
trong trẻo quá", ông thổ lộ "đi trong mây anh thấy ấm em à" Còn lúc này, giữa
một trái tim ân tình giữa cuộc đời làm ông thêm thảng thốt, buồn đau Đây cũng
là tâm trạng chung của cả một thế hệ mà càng trải đời, họ lại càng cảm thấy phải
“trả giá đắt” Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng chua chát trước hiện thực lòng
người đổi thay: "Khi đang đắm yêu có tin được bao giờ/ Rồi một ngày người yêu
ta đổi dạ/ Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ/ Bạn bè thân thọc súng bên sườn"(Tản mạn thời tôi sống)
Trên cái nền chung ấy, cái tôi Hữu Thỉnh buồn đau nhiều hơn, thất vọng hơn bởi ông vốn là người đầy nhiệt huyết, khát khao ân tình nhưng không được
cuộc đời đáp lại: "Mưa day dứt suốt mùa thu day dứt/ Bao hi vọng mỏi mòn còn
ở bên kia sông" (Thơ dưới mái hiên) Nỗi đau và tâm trạng không hi vọng dễ
khiến con người rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng Nhìn chung, cái tôi trữ tình trong thơ sau 1975 đều chứa đựng những tâm tư, tình cảm đa chiều của nhiều
"bi kịch cá nhân" Vì vậy, âm hưởng chung là nỗi buồn, sự cô đơn Thế hệ các nhà thơ chống Mỹ bước vào cuộc sống thường nhật thấy băn khoăn, mất chỗ
đứng và thiếu đi niềm tin: "Nhưng lòng tin, tôi có lúc đói lòng tin" (Thu Bồn) Bằng tâm hồn nhạy cảm cao độ, Lưu Quang Vũ trực tiếp bày tỏ nỗi cô đơn: "Tôi
là đứa con cô đơn ngay khi ngồi cạnh mẹ/ Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào"
Trang 32Với Hữu Thỉnh, cô đơn cũng bởi ông đã nhận thấy sự đổi thay trong quan
hệ của con người Nhà thơ cứ tưởng rằng mọi mối quan hệ, mọi ứng xử giữa
người với người đều tốt đẹp nhưng sự thật vẫn có những kẻ "chao chân" Trước thực tế "đường nhân nghĩa chừng nào còn lắm bụi"(Chạm cốc với Xa -in) thì
nhà thơ vẫn còn đi tìm để mang nhân nghĩa trở về với cuộc sống con người mặc
dầu nhận ra điều đó là vô cùng khó khăn "bước chân thì ngắn, đường đời thì
xa"(Tìm người) Nhưng Hữu Thỉnh là một con người không bao giờ tiêu cực
trong suy nghĩ Trong ông luôn tồn tại niềm tin vào những giá trị tốt đẹp nơi con người Ông luôn mang niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn, bền bỉ của cái đẹp,
cái tốt, cái lương thiện và đạo đức trong mỗi con người Trong bài thơ Em thì
nhân vật "em" chính là biểu tượng của sự lương thiện và đạo đức tốt đẹp đó
Thói đời dù có ghen ghét, đố kị có "rủa em chết đi", có "mong em tàn tật",
"mong em mồ côi" nhưng em vẫn bình thản, hồn nhiên, vô tư ca hát trước thói
đời:
"Có kẻ rủa em chết đi
Vú em mỗi ngày một ngọc
Có kẻ mong em tàn tật Tóc em xanh
Trời buông gió
Em bước qua chỗ lội Một mình
Rũ áo Thả gió cho mây
Có kẻ mong em mồ côi
Em cứ hát giữa chuồn chuồn bay thấp"
Và tác giả luôn đặt sự hi vọng ấy vào con người, vào cuộc đời:
"Mây đen đi đóng cửa trời
Trang 33Sự suy tư, trăn trở về cuộc đời không chỉ được phát biểu qua hệ thống hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng mà còn thể hiện qua các câu hỏi chung chung
nhưng lại sâu sắc và thấm thía trong bài thơ Hỏi Bài thơ được làm đúng như tên
gọi của nó theo kết cấu hỏi - đáp Người trực tiếp hỏi chính là nhân vật "tôi" Ba cặp hỏi - đáp đầu tiên nhân vật tôi lần lượt hỏi "đất", hỏi "nước", hỏi "cỏ" về mối quan hệ, về cách sống, lối ứng xử với nhau giữa chúng Đầu tiên nhân vật tôi hỏi "đất":
"Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào?"
Rồi đến hỏi "nước":
"Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?"
Và hỏi "cỏ":
"Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?"
Nhân vật tôi lần lượt nhận được những câu trả lời đầy chân thật và ý nghĩa
"Đất" thì "tôn cao nhau", tạo nên sự vững trãi của một khối thống nhất làm nên môi trường sống cho muôn loài, cho con người Còn "nước" thì "làm đầy nhau"
"Làm đầy" ở đây tức là nâng cao, bổ khuyết, khoả lấp sự thiếu hụt cho nhau
Nước có làm đầy nhau thì mới có thể tạo ra những dòng chảy thống nhất, mới có
"trăm dòng sông đổ biển sâu" Còn cỏ thì có một cách sống đầy bản lĩnh "đan vào nhau" để "làm nên những chân trời" Những cây cỏ nhỏ nhắn yếu ớt ấy đã
liên kết với nhau để tạo nên sự vững trãi, dệt nên tấm thảm nhung xanh mướt trải dài đến cuối chân trời Điểm gặp gỡ giữa "đất", "nước" và "cỏ" chính là chúng sống với nhau rất chan hoà, gắn bó và đoàn kết Chúng luôn gắn kết bền chặt với nhau để xây dựng nên một khối thống nhất, bền vững Hỏi "đất", hỏi
"nước", hỏi "cỏ" chỉ là cái cớ để Hữu Thỉnh vấn đáp con người:
"Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?"
Theo quán tính người đọc sẽ đọc tiếp để xem con người trả lời ra sao Nhưng thật bất ngờ, người đọc đọc đến câu cuối bài thơ mà vẫn không thấy con người có câu trả lời Bởi đó chính là một câu hỏi mở mà Hữu Thỉnh đặt ra để bạn đọc tự trả lời Bởi lẽ mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống là
Trang 34mối quan hệ phức tạp nhất Mỗi người trong quan hệ với các cá nhân khác nhau lại có những cách ứng xử khác nhau Đó cũng chính là câu trả lời của mỗi người
cho câu hỏi mà nhân vật tôi đưa ra Điệp khúc "Người sống với người như thế
nào?" cứ ngân vang mãi tới ba lần như muốn lặn sâu vào tâm hồn bạn đọc,
khiến bạn đọc buộc phải suy nghĩ, trăn trở về vấn đề cách sống, lối sống của chính mình:
"Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
-Người sống với người như thế nào?
-Người sống với người như thế nào?"
Có thể nói bài thơ Hỏi chính là bài thơ thể hiện được phong cách thơ Hữu
Thỉnh - không đao to, búa lớn, không hô hào, chủ trương mà rất nhẹ nhàng tinh
tế thể hiện đậm nét cảm hứng thế sự - đời tư
Trong tập thơ Thư mùa đông đôi khi cảm hứng ấy lại được phát biểu trực
tiếp qua những câu thơ đậm chất triết lí làm nổi bật suy tư, trăn trở về cuộc đời của tác giả như:
"Làm sao được, rượu hoa thường ít
(Chạm cốc với Xa - in) Mạch chảy suy tư, trăn trở về cuộc đời này ta sẽ lại được bắt gặp trong tập
thơ Thương lượng với thời gian Nhưng những trăn trở, suy tư ấy ngày một rõ
nét hơn, sâu sắc hơn Cảm hứng ấy cũng trở thành cảm hứng chủ đạo trong tập
thơ này Có hàng loạt bài thơ mang chung cảm hứng ấy như: Đôi luống thời
gian, Một lời, Một thoáng làm người, Thấy, Thương lượng với thời gian Tất cả
đều rất thâm trầm và sâu sắc:
"Chừng như cây chôn gốc Muốn đổi bóng cho tôi
Để cây được làm người
Trang 35Mới một thoáng làm người Cây bỗng đòi bóng lại Bão trời ta coi khinh Bão người không chịu nổi"
(Một thoáng làm người) Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã rất tinh tường khi nhận xét về cảm
hứng này trong thơ Hữu Thỉnh nói chung và tập thơ Thư mùa đông nói riêng:
"chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những
suy tư không ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng Trước đây anh suy
tư về dân tộc, về những lẽ sống lớn Nay, Hữu Thỉnh suy tư về lẽ đời, về sự tồn tại của các số phận cá nhân về sự suy thoái của các giá trị nhân sinh Đó không phải là những suy tư trừu tượng, những triết lí đại ngôn mà là những suy tư xuất phát từ những cảm nhận rất riêng của một trái tim đa cảm Người thơ ấy phải là người hết lòng tin yêu vẻ đẹp cao cả của con người"[2,30]
2.2.2 Suy tư, trăn trở về văn chương
Giữa cuộc sống hiện đại, nhà thơ phải đối mặt với một thực tế xót xa "thơ
mỗi ngày người càng ít đọc hơn" Số phận của thơ ca không hề gặp may mắn
Thế nhưng trước hoàn cảnh ấy Hữu Thỉnh không nản chí vẫn dồn tâm lực, bút lực để phục vụ đời sống tinh thần cho xã hội Hữu Thỉnh luôn mang trong mình những nặng gánh suy tư, trăn trở về nghề, về văn chương Nhiều lúc suy tư ,trăn trở ấy lại trở thành cảm hứng cho sáng tác thơ của ông Điều ấy được thể hiện rõ
nét trong tập thơ Thư mùa đông Ông đã trăn trở, suy tư về vị thế của nhà thơ,
nhà văn trong cuộc đời; về số phận của văn chương; về khả năng cải tạo xã hội của nó
Cuộc sống hiện đại thay đổi từng phút, từng giờ, đổi mới từng ngày Trước sự biến thiên không ngừng ấy, không ít lần, văn chương khó bắt kịp cùng với nhịp chảy sôi động của cuộc sống Mỗi nhà văn, nhà thơ đều cố gắng phản