Không gian biển

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 52)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.2. Không gian biển

Trong tập thơ này một không gian nữa xuất hiện khá tiêu biểu đó là không gian biển. Có lẽ do nhà thơ đã có nhiều năm trong đời lính gắn bó với nơi đảo xa, sống giữa biển cả rộng lớn bởi vậy không gian biển mới xuất hiện nhiều đến

vậy. Không phải chỉ đến Thư mùa đông ta mới bắt gặp không gian này mà đây

là một không gian tiêu biểu thường xuất hiện trong các tập thơ của Hữu Thỉnh trước và sau đổi mới. Có khi không gian biển trở thành cảm hứng cho cả một

trường ca - Trường ca biển. Tuy nhiên, nếu như ở Trường ca biển, không gian

biển là kiểu không gian tượng trưng. Đó không chỉ là nơi người lính đang sống, chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước mà đó còn là những đòi hỏi lịch sử dân tộc vẻ vang. Trước đây, cuộc đối thoại giữa biển và người lính đã toát lên triết lý sâu sắc ấy. Lời của biển tựa như bài học của lịch sử dân tộc cho ngày hôm nay:

"Sống với nước hãy bắt đầu từ nước/ Đó là nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng" (Trường ca biển). Đến tập thơ Thư mùa đông, và sau này là tập Thương lượng với thời gian, không gian biển thay đổi ý nghĩa so với trường ca trước đó.

Biển giờ đây gắn liền với cuộc sống đời thường, với những tâm tư tình cảm của cái tôi trữ tình. Tuy không xuất hiện nhiều như không gian làng quê, nhưng

không gian biển thể hiện được những vận động biến đổi trong quan niệm nghệ thuật của nhà thơ.

Biển Phan Thiết trong Phan Thiết có anh tôi là nơi người anh trai của tác giả đã hi sinh đã mãi mãi để lại nơi đây tuổi thanh xuân của mình. Chỉ "vì yêu

biển mà họ thành sơ hở" đã phải ra đi khi "mất chỉ còn cách nước một vài gang". Biển đã chứng kiến sự ra đi ấy trong im lặng "biển màu gì thăm thẳm lúc anh đi". Anh đã hoá thân vào cát, vào biển để đêm đêm thức với biển và với

người đi câu. Biển mang theo cả nỗi nhớ thương của người em dành cho anh:

"Tiếng còi xe Phan Thiết bước vào đêm Đèn thành phố soi người đi câu cá Anh không ngủ người đi câu không ngủ Biển đêm đêm trò truyện với hai người

Cứ thế từng ngày Phan Thiết có anh tôi"

Hay trong Thơ viết ở biển thì biển lại là không gian để cho nhân vật "anh"

diễn tả tâm trạng, cảm xúc của mình khi yêu nhau trong xa cách. Trước biển rộng và dài kia con người rất có cảm giác cô đơn và thấy mình vô cùng bé nhỏ. Và trước biển nhân vật "anh" cũng thấy cô đơn nhưng cô đơn ấy không phải vì thiên nhiên mà là vì tình yêu trong xa cách. Nỗi nhớ em làm cho "anh" thấy mình cô đơn hoàn toàn. Tất cả mọi thứ khi được nhìn qua mắt anh đều đơn lẻ, cô

đơn như chính anh vậy: "trăng cũng lẻ", "mặt trời cũng lẻ". Và biển dài rộng kia

tưởng chừng như chẳng có thể cô đơn được thế mà vẫn cứ buồn và cô đơn nếu sóng không đưa cánh buồm đến:

"Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn"

Biển cô đơn bởi thiếu cánh buồm hay chính anh đang thiếu em, đang phải yêu em trong nhớ nhung, xa cách. Không gian trong thơ Hữu Thỉnh luôn có sự kết hợp giữa hư và thực. Lấy cái thực của chiều kích không gian biển mênh mông để diễn đạt cái hư ảo, thảng thốt vô cùng của lòng người, Hữu Thỉnh thể

hiện lối tư duy cảm giác và ảo giác tinh tế. Có thể thấy, cách kiến tạo không gian trong thơ ông mang rất rõ đặc trưng của thơ hiện đại.

Không gian biển cũng là nơi để cho anh chàng đang yêu làm nơi trút cái ưu tư cõi lòng, trút cái nhớ nhung người yêu. Dù có cố gắng trút nhưng người đọc vẫn nhận ra cái trút đó chỉ là để giấu đi nỗi nhớ thương cồn cào da diết của mình mà thôi:

"Không giữ nổi một mình Nhớ em chia cho sóng Nhấp phải chút tương tư Thế là chiều biển động"

(Tám câu).

Còn không gian biển trong Tạm biệt Sầm Sơn lại là không gian gắn với

nỗi lưu luyến và bịn rịn khi phải chia xa tình yêu giữa "anh" và "em" . Tình yêu đến trong tình cờ và rồi ra đi bất ngờ. Biển Sầm Sơn mãi mãi là những kỉ niệm trong anh:

"Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt Tán bàng ven biển đôi mắt nước mưa Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt Một Sầm Sơn mà biết mấy tình cờ"

Không gian biển trong tập thơ Thư mùa đông nó gắn liền với góc nhìn đời

tư. Thông qua không gian đó mà tác giả bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thật của chính mình.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 52)