Cảm hứng về tình yêu

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Cảm hứng về tình yêu

Trước đây, khi cả nước đang đặt mục tiêu chiến đấu cho độc lập tự do, tình yêu nam nữ luôn được nhìn nhận trong xu thế gắn quyện với tình yêu Tổ

Quốc. Bởi thế, tình yêu trong thơ kháng chiến luôn cao cả, thiêng liêng: “Anh

yêu em như anh yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần” (Nhớ -

Nguyễn Đình Thi). Tình yêu lúc bấy giờ là những phút lặng, khoảng bình yên giữa bom đạn của người lính trên đường hành quân gian lao. Các nhà thơ thời

chiến cảm nhận về tình yêu gắn liền với sự thanh thản và niềm hi vọng: "Yêu

anh từ rất xa/ Chiến trường anh gối ngủ/ Tóc em cùng suối đổ/ Trong giấc mơ nhớ thương" (Tình ca – Nguyễn Khoa Điềm). Hòa nhịp cùng không khí thời

đại, thơ tình của Hữu Thỉnh trong giai đoạn này không nhiều. Ông chỉ ghi lại

những cảm xúc cá nhân ở hai bài Đi trong mây và Ý nghĩ không vần (tập Tiếng

hát trong rừng) và một số đoạn trong trường ca Đường tới thành phố. Với Hữu

Thỉnh, tình yêu cũng là hi vọng ngày chiến thắng: "Em không phải sau lưng/ Em

đang ngồi trước mặt/ Bởi anh biết em ơi anh biết/ Cuối con đường là nỗi nhớ gặp nhau" (Đường tới thành phố).

Đến giai đoạn sau, trong tập Thư mùa đông, ông đã giành 10 trên tổng số 36 bài để viết về tình yêu. Sau này số bài về tình yêu trong tập Thương lượng

xu hướng viết nhiều về tình yêu. Tình yêu trong thơ lúc này là một "cõi riêng tư" với nhiều cung bậc, dáng vẻ vĩnh cửu của nó: buồn vui, hạnh phúc, nhớ nhung, hờn giận, tan vỡ, hòa hợp…

Đọc thơ tình Hữu Thỉnh, người ta nhận thấy âm hưởng chung là "buồn lặng". Trạng thái cô đơn, buồn nhớ do xa cách, biệt ly gây nên. Thực chất cái tôi tình yêu dằn vặt với những mất mát, thiếu hụt là đặc điểm thường thấy của thơ ca thời kì này. Bởi lẽ cùng với sự thay đổi lối sống trong xã hội, con người cũng thay đổi cả cách nghĩ, cách yêu. Với những cái tôi đa cảm khi yêu, họ luôn lo sợ

sẽ có ngày tình yêu của mình tan vỡ "người yêu ta trở dạ". Là một người đàn bà

yêu say đắm, hết mình, cái tôi tình yêu Xuân Quỳnh luôn cảm nhận sự cô đơn và

dự cảm chia lìa: "Mắt anh nâu một vùng đất phù sa/ Vùng đất của nơi nào trong

trí nhớ/ Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ/ Giữa vô cùng hoang vắng giữa cô đơn"

(Không đề). Nhà thơ Hoài Anh lại cô đơn theo một cách riêng: "Những buổi

chiều hoảng sợ trước cô đơn/ Dải mây trắng cuối trời cứ ngang qua hờ hững/ Anh đứng đó một mình như tượng đá/ Má ai cứ hồng – môi đỏ - tóc dài bay"

(Em có cô đơn). Hữu Thỉnh đặc biệt nhạy cảm "trước sự đơn lẻ của cá thể tình

yêu"[22,56]. Khi phải xa cách người yêu, nhà thơ cũng rơi vào trạng thái cô đơn

muôn thưở: "Biết sắm Tết gì đây/ Cho người đang xa cách/ Mua gì cho đỡ rét/

Bán gì vơi cô đơn"(Sắm Tết).

Ở tập thơ Thư mùa đông, ta bắt gặp rất nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều

những kiểu tâm trạng khác nhau. Đó là tâm trạng hụt hẫng, buồn thương, trống vắng khi tình yêu trở gót quay đi, khi bị người tình phụ bạc. Hay đó còn là cả tâm trạng cô đơn, nhớ nhung đến khắc khoải khi yêu nhau trong xa cách. Và cả đôi khi có cả những giây phút hạnh phúc hiếm hoi trong tình yêu. Thậm chí nó có thể là những lời "tự thú" thành thật của tác giả đối với tình yêu.

Trong tình yêu, có lẽ điều khiến người ta đau khổ nhất chính là khi chứng kiến sự trở gót của tình yêu, sự phụ bạc của người yêu đối với mình. Tâm trạng

của kẻ thất tình có lẽ là đáng sợ nhất. Tất cả đều bởi sự "cả tin và nhẹ dạ" của

"Tôi ở giữa mọi người Muốn làm nhân trong quả Tôi cười nói huyên thuyên cả tin và nhẹ dạ Bỗng một người lặng lẽ quay đi để lại tấm lưng lạnh lùng cương quyết" (Người ấy)

Sau sự hụt hẫng ấy nhân vật tôi mới nhận ra nó còn là một sự trống vắng vô cùng trong tâm hồn người ở lại. Thấy đời mình như mất đi một cái gì đó

nhưng không thể gọi tên :"Tôi bỗng nhận ra khoảng trống của đời mình".

Bao trùm lên cảm xúc của kẻ thất tình đó chính là sự trống vắng, buồn thương. Và tâm trạng đó dường như choán ngợp cả đến không gian thảo nguyên vô cùng rộng lớn. Nhìn đâu đâu con người ta cũng thấy cảnh vật nhuốm màu

tâm trạng:"Em đi chiều bỏ không / Thất tình loang bóng cỏ/ Lá đem những mảnh

chiều/ Trút đầy lên nỗi nhớ" (Thảo nguyên). Nếu như tâm lí học đã chứng minh

được quy luật lây lan cảm xúc giữa con người với con người thì các nhà thơ lại chỉ ra quy luật lây lan cảm xúc giữa người với cảnh vật xung quanh. Nếu

Nguyễn Du đúc rút ra như một quy luật: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người

buồn cảnh có vui đâu bao giờ" thì Hữu Thỉnh lại diễn tả sự lây lan ấy bằng

những hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ "thất tình loang bóng cỏ".

Cảm giác thất tình như thấm sâu vào từng tế bào của con tim làm nên khối băng cầm tù, giam hãm con người trong cô đơn, lạnh lẽo khó có thể giải toả

"Tê tái của lòng anh Đem ghè mà khó vỡ Gọi em tàn cơn mưa Thảo nguyên còn để ngỏ"

(Thảo nguyên).

Đôi khi tâm trạng ấy lại được diễn tả rất gần gũi với cách nói của dân gian: "Ai đưa đò tình Dạt vào bến lở Còn lại mình anh Gom từng mảnh vỡ" (Em còn nhớ chăng).

Nỗi nhớ thương cồn cào da diết càng làm bật lên nỗi cô đơn đến tận cùng của chàng trai. Bằng thủ pháp tương phản, đối lập sự cô đơn ấy đã được diễn tả một

cách thấm thía và sâu sắc:"Tháo cả mái trời/ Che không đủ ấm/ Đội nghìn cơn

mưa/ Không nhoè kỉ niệm". Cố gắng tìm gọi, lật tìm lại hững kí ức hôm nào để

tìm kiếm dư vị của tình yêu nhưng chàng trai lại rơi vào vô vọng:

"Như cây tìm lá Như cá tìm vây Anh gọi khản lời Chiều đang dở gió

Mở trăng ra tìm Trăng còn in bóng Mở cỏ ra xem Cỏ còn hơi ấm

Hoa vẫn ngày nào Không an ủi được"

Và bật lên tiếng hỏi nghẹn ngào đầy khắc khoải em con nhớ hay là đã quên tất

cả:"Tình bao nhiêu bậc/ Em còn nhớ chăng?".

Trong tập thơ này ta cũng bắt gặp thứ tình yêu đến trong tình cờ và đi trong bất ngờ để rồi nó mãi mãi trở thành những kỉ niệm. Nhân vật trữ tình trong

Tạm biệt Sầm Sơn cũng đã từng có những phút giây như thế. Sầm Sơn của gặp

gỡ và cũng là của chia li. Nó đã để lại trong lòng nhân vật biết bao dư vị không

thể quên trong đó có cả những "xót xa thầm". Nhưng tất cả đã mãi xa rồi đành

để lại nơi đây tất cả những kí ức về em:

"Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt Tán bàng ven biển đôi mắt nước mưa Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt Một Sầm Sơn mà biết mấy tình cờ"

Cảnh cũ có thể trở lại, gặp lại để tìm lại những kí ức hôm nào nhưng người xưa thì không bao giờ có thể gặp lại. Em mãi chỉ là "muối xót" trong lòng nhân vật

tôi mà thôi: "Cũng có thể Sầm Sơn còn trở lại/ Nhưng mây kia đã cổ tích xa vời/

Cũng có thể biển này còn gặp lại/ Em đã thành muối xót ở trong tôi".

Đôi khi tình yêu lại như một cơn gió ngọt ngào thoảng qua để "ấm" rồi lại "lạnh" cho trái tim con người:

"Đêm nay là cái đêm gì nhỉ Rét biến thành dây để trói tôi Em kề bên hoa trước mặt

Ngày mai thương nhớ đã qua trời"

(Ấm lạnh)

Nhiều lúc nỗi buồn đau ấy như những lời "tự thú" rất chân thành của chính tác giả trong tình yêu. Thú nhận đến thành khẩn bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình. Thậm chí lí giải cả nguyên nhân của nỗi buồn đau ấy, gọi tên nỗi đau tâm trạng qua những vần thơ rất đỗi thực thà:

Ôi hoa tặng chiều nay ai dẫm nát

Mưa dập vỡ trên đường em trở gót"

(Tự thú)

Một nghịch lí xuất hiện "cây đổ về nơi không có vết rìu". Về lẽ thường

cây phải đổ về phía có vết rìu của người chặt nên cũng giống như nhà thơ vì không đề phòng nên phải ngậm ngùi chứng kiến sự quay đi của người tình. Cũng có những khi lời tự thú ấy lại được diễn tả và lí giải vòng vo. Nhưng cái đích cuối cùng là để nói cho được cái tâm trạng thực - cái tâm trạng "tan nát",

"xót xa thầm" của chính bản thân mình:"Người yêu thơ chết vì những đòn văn/

Người say biển bị dập vùi trong sóng/ Người khao khát ngã vì roi mơ mộng/ Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi"(Tự thú) hay "Anh phải nói vòng vo anh yêu biển/ Anh yêu trời thú nhận để yêu em/ Anh cứ khen người tốt đôi tốt lứa/ Để giấu đi bao nỗi xót xa thầm"(Tạm biệt Sầm Sơn).

Thú nhận chân thành ngọt ngào nhưng không hề đem theo sự trách móc. Thú nhận chính em làm cho con tim anh tan nát, xót xa. Xưng hô trong bài thơ "anh - em", "ta - mình" một cách thân mật, gần gũi cho thấy sự chân thành, sâu sắc của tác giả đối với tình yêu.

Và có lẽ điều khổ tâm nhất của con người khi yêu đó chính là phải yêu trong xa cách. Tình yêu trong xa cách luôn làm cho con người ta có cảm giác cô đơn và luôn đắm chìm trong sự nhung nhớ. Trạng thái cô đơn, nhớ nhung dường như là một trạng thái thường trực trong những bài thơ tình của Hữu Thỉnh. Và nó trở thành kiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong sáng tác thơ về tình yêu

của ông. Ta có thể thấy kiểu tâm trạng này trong nhiều bài thơ trong tập Thư

mùa đông như: Tám câu, Thơ viết ở biển, Chăn - đa em ơi, Thư mùa đông...

Nỗi nhớ nhung người yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tám câu cồn

cào, da diết đến độ không thể giữ nổi một mình đành phải chia cho sóng, cho biển để cho vơi đi. "Sóng" và "biển" vốn là những thự thể thiên nhiên vô tri, vô giác thế mà cũng "nhớ ", cũng "tương tư", cũng "động" lòng. Sóng, biển tương

tư hay chính anh đang tương tư, biển kia đang động hay chính lòng anh động. Biển, sóng trở thành những thực thể mang tâm trạng người. Tác giả đã mượn sóng, mượn biển để nói hộ lòng mình:

"Không giữ nổi một mình Nhớ em chia cho sóng Nhấp phải chút tương tư Thế là chiều biển động"

Đó là những câu thơ đầy sáng tạo tạo ra sự liên tưởng độc đáo cho bạn đọc. Chừng nào vẫn sống trong xa cách thì chừng ấy nhân vật "anh" vẫn phải sống

trong cô đơn, nhớ nhung đến cồn cào:"Trời biết ta xa cách/ Soi biển soi không

đành/ Xuân về chưa đủ lá/ Mưa ẩm cả hồn anh".

Trong bài thơ Thơ viết ở biển sự xa cách ấy làm cho nhân vật "anh" rơi

vào cô đơn tuyệt đối. Nhìn đâu đâu nhân vật cũng thấy sự đơn chiếc, lẻ bóng. Có phải do chúng lẻ loi thật hay chính là anh đang lẻ loi:

"Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím"

Cô đơn là âm hưởng chủ đạo, là nốt nhạc chủ âm của bài thơ. Anh mãi cô đơn nếu sóng không đưa em đến. Chẳng phải tại sóng đâu mà tại bởi lòng anh đã

"nghiêng ngả vì em", đã yêu em mất rồi.

Trong bài thơ được lấy làm tên cho cả tập thơ - Thư mùa đông ta còn bắt

gặp hình ảnh chàng trai công tác nơi biên giới xa xôi phải sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, địa hình nơi đây nhưng vẫn hướng về nơi em - người yêu thương nhớ của chính mình. Yêu nhau trong sự xa cách nhưng vẫn gửi trọn

"Ở đây tuyết trắng trên chăn mỏng

Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ

...

Chắn gió cây run trong rễ tím

Hạt ngô gieo xuống cũng co mầm

...

Gà buốt gáy lười dăm tiếng khản

Ca bát khua cho đỡ bất thường

Núi giấu trong lòng trăm thứ quặng

Anh bòn không kiếm đủ rau ăn".

Thế nhưng chàng trai ấy đã bỏ qua mọi sự khắc nghiệt của thời tiết, sự thiếu thốn của đời sống vật chất vẫn gửi cho em những trang thư thấm đượm tình cảm nơi núi rừng xa xôi:

"Thư viết cho em nhoè nét mực Phên thưa sương muối cứ bay vào ...

Mực đóng thành băng trong ruột bút Hơ hoài than đỏ chảy thành thư"

Chàng trai ấy vẫn luôn mang trong mình một mong mỏi:

"Ước gì có chút hương bồ kết Cho đá mềm đi núi ấm lên".

Trong tập thơ này trạng thái cảm xúc hạnh phúc trong tình yêu được thể

hiện một cách hiếm hoi qua bài thơ Bình yên. Cái cảm giác hạnh phúc, bình yên

ấy xuất hiện khi anh gặp em giữa không gian thiên nhiên êm dịu. Tất cả như nhẹ

nhàng, khe khẽ để cho "ta đến với mình". Gió lặng im nhường lời cho ta và

mình, trời để ngỏ cho đôi ta tự do, cỏ thì thầm khe khẽ cho đôi mình bên nhau:

"Gió níu gió lặng im Thế là trời để ngỏ Cho ta đến với mình

Trong thầm thì tiếng cỏ

Anh muốn bế cả chiều Hôn lên ngày gặp mặt Tình đầy trăng vẫn khuyết Em xanh ngày đang xanh"

Cảm hứng về tình yêu đã góp phần tạo nên những đặc sắc riêng trong thơ Hữu Thỉnh bởi đó là những vần thơ chân thành, chan chứa cảm xúc. Bất kì ai đọc cũng nhận ra được nét riêng độc đáo đó trong những bài thơ viết về tình yêu của Hữu Thỉnh trong tập thơ này

CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN

TRONG TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 40)