Không gian làng quê trung du Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 49)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.1. Không gian làng quê trung du Bắc Bộ

Khi nghiên cứu về thơ Hữu Thỉnh, PGS.TS Lí Hoài Thu đã rất tinh tường

khi nhận ra đặc điểm: "Dù viết về chiến tranh hay tình yêu, tâm trạng con người

hay non sông mây gió thơ Hữu Thỉnh thẫm đẫm sắc vị dân gian"[22,51]. Ông

đặc trưng. Nếu như cùng thời, Lưu Quang Vũ thường viết về không gian thiên nhiên thành phố, Nguyễn Khoa Điềm gây ấn tượng bởi mảng không gian thành phố và ngoại ô xứ Huế… thì Hữu Thỉnh lại đem vào thế giới thơ một không gian đặc trưng của đồng bằng trung du Bắc Bộ. Ông sinh ra ở một làng quê trung du Vĩnh Phúc, lớn lên và trưởng thành trong kháng chiến, đi nhiều vùng đất, nhưng cái chất “nhà quê” đã ăn sâu vào tiềm thức con người ấy. Như một hệ quả, khi sáng tạo nghệ thuật, ông đem những hồn cốt ấy vào việc kiến tạo hình tượng không gian và kiến trúc tác phẩm. Đọc thơ Hữu Thỉnh, đâu đâu, ta cũng thấy hiện lên không gian làng quê rất gần, rất thật.

Trong Thư mùa đông, không gian làng quê trước hết được tái hiện ở

những sự vật quen thuộc: là cánh đồng khi mưa xuân kéo về hay sau vụ thu hoạch; là hình ảnh cánh đồng mạ non; là cây rơm; là con cào cào; là cánh chuồn... Cảnh sắc thiên nhiên ấy được vẽ nên qua rất nhiều hình ảnh quen thuộc. Nó có thể được gọi về từ trong chính kí ức của chính nhà thơ:

"Trông ra bờ ruộng năm nào Mưa bay trắng cỏ cào cào cánh sen

Mẹ tôi tơi nón bước lên Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu"

(Trông ra bờ ruộng)

Chỉ bằng bốn câu thơ mà Hữu Thỉnh đã vẽ ra một không gian vô cùng rộng lớn và quen thuộc là hình ảnh cánh đồng vào vụ chiêm xuân, khi mà thiên nhiên giăng đầy những làn mưa xuân phơi phới. Nó không chỉ tạo ra sắc xuân mà còn tạo ra cả khí xuân trên quê hương Bắc Bộ.

Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên, không gian làng quê còn được hiện lên qua chính sinh hoạt, lao động của con người nơi đây. Những con người ấy không hề xa lạ mà gần gũi đó là ông bố, bà mẹ nông dân; là bác kéo vó bè trên sông... Họ phải lao động trong những không gian vô cùng khó khăn, trắc trở. Ta bắt gặp ở đây hình ảnh người mẹ năm xưa lặn lội trên cánh đồng quê hương. Sự

"Gié thơm ai đã gặt rồi

Đồng quang bóng mẹ nắng nôi một mình"

(Trông ra bờ ruộng)

Chỉ bằng hai câu thơ mà Hữu Thỉnh đã vẽ nên được cả một không gian đồng ruộng mênh mông còn lại sau mỗi vụ gặt, giữa cái nắng chang chang nhưng mẹ vẫn "một mình" lặn lội với công việc đồng áng. Ai khi đọc những câu thơ này lại không khỏi xúc động, chạnh lòng nghĩ về mẹ mà thấy trân trọng và yêu thương mẹ hơn.

Hay đó còn là hình ảnh người cha với công việc vớt củi rều trên không gian sông nước mênh mông. Một công việc luôn rình rập đầy những mối nguy

hiểm:"Ra sông vớt đám củi rều/ Cha tôi đem về những khúc ca sôi nổi"(Hạnh

phúc).

Và trong ở đó ta còn bắt gặp hình ảnh bác kéo vó bè trên sông đầy khéo

léo nhưng luôn phải đối mặt với sự thất bại bởi phải đương đầu với cả một "bầy

cá tinh ranh" để kiếm sống:

"Chiếc vó bè đã đặt xuống rồi

Đặt đúng chỗ phập phồng hôm trước

Sóng miên man hao hụt cả hoàng hôn

Bác ngư dân nhọc nhằn cất bóng của mình lên

Bác ngư dân lại bắt đầu thử sức Với dòng sông với bầy cá tinh ranh"

(Chiếc vó bè)

Sau mỗi lần cất vó lên kết quả dù có ra sao thì con người ấy vẫn nuôi

những hi vọng của mình về công việc mình đang làm. Đối với bác:"Lần nào

cũng là lần đầu tiên, ngày nào cũng là ngày đầu tiên/ Lòng kiên nhẫn cho người thêm mắt lưới/ Chiếc vó bè lại đặt xuống rồi".

Không gian làng quê ấy nó còn được thể hiện qua chính cảnh nghèo đói

của chính gia đình tác giả trong bài Hạnh phúc. Đó là cuộc sống vô cùng khó

khăn vất vả với:

"Một lũ con thơ

Một căn nhà chật".

Có nỗi buồn lẩn khuất trong từng lời thơ. Hữu Thỉnh đã đưa vào thơ không gian làng quê sống động, mới lạ nhưng cũng chưa bao giờ thiếu đi cảnh đời thật. Như thế, dù viết về vấn đề gì, hầu như Hữu Thỉnh đã tạo dựng lên những mảnh không gian quê hương gần gũi nhưng chứa nhiều suy tư, trở thành một nét đặc trưng trong thơ ông. Như Nguyễn Trọng Tạo nhận xét, Hữu Thỉnh

đã phô bày một "thứ văn hóa nhà quê thật đẹp".

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 49)