Thời gian quá khứ

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 57)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2. Thời gian quá khứ

Thời gian quá khứ xuất hiện thường là tác giả hồi tưởng về những kỉ niệm, những gì đã diễn ra với mình hoặc đã từng chứng kiến. Hữu Thỉnh là một con người giàu suy tư, trăn trước cuộc đời, quê hương, đất nước, gia đình bởi vậy bình diện thời gian quá khứ nó gắn liền với hoài niệm của tác giả về những người thân yêu, về quê hương đất nước của chính mình.

Nhà thơ đã từng có những giây phút hoài niệm để trở lại với hình bóng

cánh sen/ Mẹ tôi tơi nón bước lên/ Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu"(Trông

ra bờ ruộng). Đó là một buổi sáng nơi thôn quê Bắc Bộ "hôm nào" mà ở đó có

hình bóng của người mẹ thân yêu tảo tần lam lũ thân yêu.

Có khi quá khứ trong thơ Hữu Thỉnh lại để lại cái gì đó đã trôi qua đầy tiếc nuối không thể níu giữ lại được:

"Mở trăng ra tìm Trăng còn in bóng Mở cỏ ra xem Cỏ còn hơi ấm

Hoa vẫn ngày nào Không an ủi được Tình bao nhiêu bậc Em còn nhớ chăng"

(Em còn nhớ chăng)

Nhiều khi, đối diện với nỗi buồn, đau, không hi vọng, nhà thơ cảm thấy thời gian trở nên ngừng lặng. Thời quá khứ được gọi về cùng với thời hiện tại nhằm làm nổi bật nhịp chậm chạp, có thể nói là ngừng trôi của thời gian:

“Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm/ Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc” (Mười hai câu). Lấy quá khứ để nói hiện tại, cái tôi của nhà thơ không

chạy trốn nỗi buồn "thăm thẳm" đang diễn ra. Nhịp độ thời gian bị kéo chậm lại khi cái tôi thổn thức nghĩ suy và tìm hướng đi trước thế thái nhân tình. Thời lượng "một ngày" được nhà thơ lặp đi lặp lại nhiều lần để đo đếm hiện thực cuộc sống. Cũng có lúc, cảm thấy mọi thứ vô nghĩa, nhà thơ tìm cách "giết thời gian”

bằng cách đếm từng khắc trôi qua: "Tôi ngồi tôi đếm ngón tay/ Có mười ngón

tay đếm đi đếm lại/ Đếm đi đếm lại trời ngả sang chiều" (Nghe tiếng cuốc kêu).

Không chỉ tính thời gian từng khắc, từng ngày, nhà thơ tính thời gian bằng

cả một trường tâm trạng bởi nó gom trong đó bao ước tính, ươm ủ của một đời người" [2, 31].

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 57)