Suy tư, trăn trở về văn chương

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2. Suy tư, trăn trở về văn chương

Giữa cuộc sống hiện đại, nhà thơ phải đối mặt với một thực tế xót xa "thơ

mỗi ngày người càng ít đọc hơn". Số phận của thơ ca không hề gặp may mắn.

Thế nhưng trước hoàn cảnh ấy Hữu Thỉnh không nản chí vẫn dồn tâm lực, bút lực để phục vụ đời sống tinh thần cho xã hội. Hữu Thỉnh luôn mang trong mình những nặng gánh suy tư, trăn trở về nghề, về văn chương. Nhiều lúc suy tư ,trăn trở ấy lại trở thành cảm hứng cho sáng tác thơ của ông. Điều ấy được thể hiện rõ

nét trong tập thơ Thư mùa đông. Ông đã trăn trở, suy tư về vị thế của nhà thơ,

nhà văn trong cuộc đời; về số phận của văn chương; về khả năng cải tạo xã hội của nó.

Cuộc sống hiện đại thay đổi từng phút, từng giờ, đổi mới từng ngày. Trước sự biến thiên không ngừng ấy, không ít lần, văn chương khó bắt kịp cùng với nhịp chảy sôi động của cuộc sống. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều cố gắng phản

ánh, bắt kịp với cuộc sống đó để ghi lại những gì đã và đang diễn ra nhưng sự cố gắng ấy đôi khi là bất khả. Hữu Thỉnh đã nhận ra sự bất khả ấy của ngòi bút:

"Chưa viết giấy đã cũ Chưa viết sông đã đầy

Đám cưới đi qua có người đứng khóc

Chưa viết chợ đã đông Chưa viết đồng đã bạc

Người than thở vì mất mùa nhân nghĩa"

(Tạp cảm)

Văn chương vẫn còn bơ vơ giữa cuộc đời này, vẫn phải chịu một số phận không may:

"Câu thơ đứng giữa trời Vó nhện cất sương rơi".

Đồng nghĩa với điều đó thì vị trí của nhà văn, nhà thơ trong xã hội cũng chịu chung một số phận. Đó cũng chính là điều mà Hữu Thỉnh phải tiếp tục trăn

trở, suy nghĩ trong tập thơ Thương lượng với thời gian sau này: "Giữa hai vùng

tối sáng/ Thi nhân bước lên cầu/ Gió với bao đáng tiếc/ Sấp ngửa dạt về đâu"(Thi nhân).

Thiên chức của người cầm bút đó là làm sao cho các sáng tác của mình sẽ góp phần cải tạo xã hội, phục vụ đời sống con người. Bởi vậy mỗi sáng tác ấy đều hướng đến làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, bớt đi những bất hạnh, đau thương, mất mát và hi sinh. Tất cả những mong muốn ấy đều cao đẹp và đúng đắn nhưng trong một xã hội có rất nhiều đổi thay ấy thì điều mong

muốn ấy vẫn có những ngoại lệ. Nguyễn Du viết Truyện Kiều cách đây hơn hai

trăm năm với mong muốn mọi người sẽ hiểu, cảm thông và trân trọng những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Thuý Kiều; cũng mong muốn không còn bất kì phụ nữ nào phải chịu đựng những nỗi truân chuyên như thế. Nhưng

đận. Khi sáng tác chèo Quan Âm, nghệ sĩ dân gian cứ tưởng trên đời này sẽ

không có oan khuất nào cùng cực hơn oan khuất của Thị Kính. Nhưng có ngờ đâu những nỗi oan khuất vẫn còn tồn tại trong xã hội thậm chí còn nhiều hơn

thế. Hay như Lép Tôn - xtôi khi viết Chiến tranh và hoà bình với mong muốn và hi vọng "đó là cuộc chiến tranh cuối cùng trên trái đất" này. Nhưng sự thật

hằng ngày, hằng giờ con người vẫn phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh khác nhau và vẫn có đổ máu, mất mát, hi sinh:

"Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc Chèo Quan Âm trẻ già đều thuộc

Nỗi oan khuất ở đời nào đã chịu vơi đâu

Lép Tôn - xtôi viết "Chiến tranh và hoà bình"

Với hy vọng đó là cuộc chiến tranh cuối cùng trên trái đất Mùa đậu xuống mộ Ông với màu cây thành thực

Có ai ngờ lại thấy máu nhiều thêm

Tôi đã gặp những dòng sông hùng dũng đẩy băng đi Nhưng rút cuộc cầm tù trong rét buốt"

(Mười hai câu)

Sự trăn trở, suy tư ấy không phải là xuất phát từ con mắt tiêu cực mà nó bắt nguồn từ sự trải nghiệm về nghề, về văn chương của chính ông. Dù khả năng của các nhà thơ, nhà văn, của văn chương có hạn nhưng không phải vì thế những hành động sáng tác văn chương lại lụi tắt. Các nhà văn, nhà thơ cũng giống như những chùm nho kia luôn muốn dâng hương thơm, trái ngọt cho cuộc đời dẫu là gấp gáp:

"Nho biết vậy dâng những chùm quả ngọt Đến tay người gấp gáp trước mùa đông".

Phải ý thức rõ về nghề, về văn chương; phải suy tư, trăn trở rất nặng lòng thì Hữu Thỉnh mới có những vần thơ đầy chiêm nghiệm đến thế.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 35)