Ngôn ngữ thơ đậm tính triết lí

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 64)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.3. Ngôn ngữ thơ đậm tính triết lí

Nếu như trước năm 1986 ta bắt gặp trong thơ là một Hữu Thỉnh sống gắn bó chân thành với quê hương, đất nước. Thì sau 1986 ta lại bắt gặp một Hữu

Thỉnh đầy trăn trở và suy tư về cuộc đời về con người. Những bài thơ trong Thư

mùa đông mở đầu cho giai đoạn sáng tác sau 1986 đã thể hiện rõ điều này. Bởi

vậy ngôn ngữ thơ khi viết về cảm hứng này mang đầy ẩn ý, giàu chất triết lí và vô cùng hàm súc. Ta có thể bắt gặp đặc điểm ở rất nhiều bài thơ của Hữu Thỉnh

trong tập thơ này như: Lời thưa, Tạp cảm, Trước tượng Bay - on, Mười hai câu,

Cuối năm, Tôi bước vào thành phố, Buổi sáng thức dậy, Hỏi, Đi dưới cây, Một ngày, Nghe tiếng cuốc kêu...

Ngay mở đầu tập thơ trong bài Tự thú nó đã như một lời tự giới thiệu về

bản thân đầy chân thành tha thiết nhưng đã thể hiện được biết bao suy nghĩ, trăn

trở: "Tôi thường bị đám gai của hoa hồng xua đuổi/ Không có cách chi lọt vào

mắt vô tình/ Trong tiệc lớn rượu nào ai cũng nhớ/ Tôi ấy mà, những chiếc cốc vô danh". Đây là một lời trần tình của nhà thơ khi bị cuộc đời "xua đuổi", kì thị

muốn trở thành tốt đẹp cũng bị ngăn cấm, xua đuổi. Dù có cố gắng xây dựng cho mình những thành công, để lại những thành quả nhưng rồi tất cả chỉ là

"những chiếc cốc vô danh" không ai thèm nhớ đến mà thôi. Khổ thơ này nặng

trĩu suy tư, trăn trở của một người bị bỏ quên, bị định kiến làm cho không thể

"lọt vào mắt vô tình" được.

Ngôn ngữ triết lí ấy đôi khi lại được diễn đạt bằng những từ ngữ vô cùng giản đơn. Chỉ thông qua hai phạm trù đối lập nhau mà Hữu Thỉnh đã chỉ ra được

cả một thực tế trong cuộc sống: những thứ tốt đẹp trên đời thường ít mà những cái gian dối, xấu xa thì đầy rẫy :

"Làm sao được, rượu hoa thường ít So với chia li, gian dối, dập vùi"

(Chạm cốc với Xa - in).

Những từ ngữ vô cùng đơn giản lại trở thành những triết lí sâu sắc. Trong cuộc đời này những cái gì thật thà, tốt đẹp, hạnh phúc thì ít mà những cái xấu, cái ác, dối trá thì nhiều và chúng luôn tìm cách để dập vùi những giá trị tốt đẹp của con người.

KẾT LUẬN

1. Hữu Thỉnh là một nhà thơ - chiến sĩ thuộc thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ. Tuy là nhà thơ trẻ xuất hiện và khẳng định tên tuổi ở chặng cuối của thế hệ này nhưng Hữu Thỉnh vẫn ghi được những dấu ấn của mình trên thi đàn với tiếng

thơ mang một phong cách, giọng điệu riêng không bị khuất lấp trong “dàn đồng

ca chung của thế hệ”. Là một nhà thơ từng lăn lộn trên những chiến trường vô

cùng ác liệt Hữu Thỉnh đã có những vần thơ rất đỗi hiện thực. Nó đã phản ánh được hiện thực đất nước và con người trong chiến tranh. Bởi vậy cảm hứng chủ đạo của những sáng tác trong thời kì này là cảm hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Sau khi hoà bình lặp lại Hữu Thỉnh một nhà thơ nặng lòng với cuộc sống vẫn tiếp tục đóng góp cho nền thơ ca đương đại Việt Nam những vần thơ nhưng đã kém đi phần sôi nổi, trẻ trung mà thay vào đó là những vần thơ giàu suy tư, trăn trở đối với cuộc đời, con người. Sự chuyển

hướng ấy được thể hiện rõ nét qua tập thơ Thư mùa đông. Tập thơ mở đầu cho

giai đoạn sáng tác thơ Hữu Thỉnh sau đổi mới.

2. Thư mùa đông là tập thơ đánh một dấu mốc quan trọng trong hành trình

thơ Hữu Thỉnh. Cảm hứng về quê hương, đất nước vẫn là một trong những cảm hứng chính trong tập thơ này. Đất nước trở về cuộc sống hoà bình nhưng lại đặt ra biết bao nhiêu vấn đề. Bởi vậy trong tập thơ này ta bắt gặp một hồn thơ Hữu Thỉnh đầy trăn trở, suy tư. Hữu Thỉnh trăn trở suy tư về rất nhiều vấn đề. Ông là một người nặng lòng với cuộc sống bởi vậy trước hiện thực "mất mùa nhân nghĩa" khiến ông phải trăn trở, suy tư. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người đứng trước bờ vực của sự băng hoại khiến cho những vần thơ của ông nặng trĩu những nghĩ suy, lo âu. Lo âu cho con người, lo âu cho những giá trị ấy sẽ bị con người làm mất đi. Nhưng những suy tư, trăn trở của ông không bao giờ rơi vào trạng thái tiêu cực. Ta vẫn bắt gặp ở đây niềm tin của tác giả đối với

cao về nghề nghiệp - nghề văn. Ông đã suy tư về nghề về khả năng cải tạo xã hội của văn chương và về chính số phận của nó trong đời sống con người. Cuộc sống mà cơ chế thị trường, sự du nhập của các luồng văn hoá khác nhau nhưng

vẫn không làm vơi đi cảm hứng tình yêu trong thơ ông. Trong Thư mùa đông ta

vẫn bắt gặp những vần thơ tình sâu lắng. Thơ tình của Hữu Thỉnh là sự nếm trải vị đắng của tình yêu, mộng tưởng nhớ thương nhiều mà ngọt ngào ít, xa cách nhiều mà gần gũi ít. Nhân vật trữ tình trong thơ của Hữu Thỉnh là một con người nặng tình, luôn luôn khao khát cháy bỏng một tình yêu đích thực. Cái vị ngọt của tình yêu khiến người ta luôn nhớ và khao khát còn vị đắng thì luôn khiến người ta khó quên và luôn muốn kiếm tìm lại những giây phút ngọt ngào thuở xưa.

3. Tập thơ này không chỉ đặc sắc ở phương diện nội dung mà còn là một tập thơ đặc sắc về cả phương diện nghệ thuật. Cái đặc sắc ấy thể hiện ngay từ việc xây dựng không gian thơ. Với hai không gian quen thuộc là không gian làng quê trung du Bắc Bộ và không gian biển. Nhưng nét đặc sắc ở đây là không gian ấy được hiện lên thông qua góc độ đời tư nó gắn liền với những tình cảm cá nhân tác giả. Cùng với không gian thì thời gian cũng là một trong những phương diện nghệ thuật làm nên sự đặc sắc cho thơ Hữu Thỉnh. Nếu thời gian trong các tập thơ ra đời trong thời kì chiến tranh thì đó là thời gian hiện tại khốc liệt của

cuộc chiến là chủ yếu thì trong Thư mùa đông thời gian hiện tại là của cuộc sống

đời thường. Ở đây con người ta có thể nhìn lại quá khứ, so sánh quá khứ với hiện tại đôi khi hướng đến cả tương lai. Khi xem xét về mặt nghệ thuật biểu hiện của thơ nói chung và thơ Hữu Thỉnh nói riêng không thể không nhắc đến ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ trong thơ Hữu Thỉnh vô cùng giản dị , quen thuộc đậm tính dân tộc nhưng giàu hình ảnh, triết lí và hàm súc. Ngôn ngữ thơ ấy độc đáo bởi nhà thơ đã sử dụng khéo léo kết hợp các biện pháp tu từ và rất nhiều những thể thơ khác nhau.

Hữu Thỉnh là một nhà thơ có những đóng góp to lớn cho nền thơ ca đương đại. Khoá luận này khi nghiên cứu ắt hẳn sẽ không thể đánh giá hết được

những đặc sắc của thơ ông nhưng việc tìm hiểu đặc sắc thơ Hữu Thỉnh qua tập

thơ Thư mùa đông này mong rằng đây chính là một cách góp phần vào việc

nhìn nhận và đánh giá về thơ Hữu Thỉnh trên chặng đường đổi mới về phương diện nội dung và nghệ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

2. Nguyễn Đăng Điệp (2003), "Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ", Tạp chí Văn học số 9 .

3. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức (1998) , Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Giáo dục.

7. Trần Mạnh Hảo (1996), "Thư mùa đông của Hữu Thỉnh", Báo Văn nghệ Quân

đội số 4.

8. Mai Hương (2001), "Hữu Thỉnh với trường ca Đường tới thành phố", Tạp chí

Hội Nhà văn số 06.

9. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2012), Văn học Việt Nam hiện đại, tập 2, Nxb

Đại học Sư phạm.

11. Phương Lựu (chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2010), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3,

Nxb Đại học Sư phạm.

13. Nhiều tác giả (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

14. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hoá Thông

tin.

15. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb

Văn học, Hà Nội.

17. Hữu Thỉnh (1994), Thư mùa đông, Nxb Hội nhà văn , Hà Nội.

18. Hữu Thỉnh (2004), Sức bền của đất, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 19. Hữu Thỉnh (2004), Trường ca biển, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 20. Hữu Thỉnh (2005), Thương lượng với thời gian, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

21. Lưu Khánh Thơ (1998), "Hữu Thỉnh - một phong cách thơ sáng tạo", Tạp chí Văn học số 10.

22. Lí Hoài Thu (1999), "Thơ Hữu Thỉnh - một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại", Tạp chí Văn học số 12.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 64)