Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 62)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.2. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh

Trong Thư mùa đông ta bắt gặp một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế sâu sắc khi

viết những vần thơ về thiên nhiên. Ta có thể bắt gặp rất nhiều câu thơ, bài thơ viết về thiên nhiên trong tập thơ này. Điều này đã mang đến cho ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh đặc điểm đó là một ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh. Trong tập thơ này thiên nhiên được lấy làm đối tượng để miêu tả và tâm tình. Hình ảnh thiên nhiên nó không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp hình thức mà còn tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của con người. Hình ảnh "cây" trong tập thơ là hình ảnh mà Hữu Thỉnh lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp đạo đức, tinh thần. Ta có thể nhận ra điều này

qua các bài thơ như : Những kẻ chặt cây, Hỏi...

Hình ảnh "cây" trong Những kẻ chặt cây là biểu tượng cho cái tốt, cái đẹp

trong cuộc sống. Cây toả bóng mát cho đời cũng như những cái tốt, cái đẹp, cái lương thiện kia đem đến cho con người những hạnh phúc và nồng ấm tình

người: "Những hàng cây lặng lẽ bảo vệ mình/ Bằng chính búp của thói quen

đem tặng/ Trời bỗng gần hơn mây bớt vắng/ Cây gầy gò bừng thức có tình sao".

Nhưng chúng lại bị những kẻ chặt cây - thói đời làm hại:

"Cùng lúc đó có một tên dậy sớm Đi tìm dao như mọi sáng đi tìm Và nó chặt

Và tiếng chim tan vỡ... ...

Không hiểu sao bóng mát bị trả thù Bị xua đuổi tội tình đến vậy"

Hay trong bài thơ Hỏi cuộc đối thoại của tác giả với "đất", "nước" và "cỏ"

đã cho thấy cỏ vốn là loài mềm yếu nhưng lại rất đáng quý bởi chính cách sống mối quan hệ, cách cư xử vô cùng cao đẹp:

"Tôi hỏi đất: -Đất sống với đất như thế nào? -Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? -Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? -Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời"

Cỏ vốn là thứ nhỏ bé , yếu ớt thế mà vẫn đùm bọc nhau, gắn kết với nhau đầy tình nghĩa. Hình ảnh thơ ấy đặt ra cho con người biết bao suy nghĩ, trăn trở. Buộc người đọc phải suy nghĩ để có một cách sống đẹp.

Ta không chỉ bắt gặp ngôn ngữ giàu hình ảnh ở phạm vi từ ngữ mà ta còn trên cả phạm vi câu thơ. Những câu thơ đầy hình ảnh ấy được tạo ra nhờ cảm giác. Bởi cảm giác đã giúp nhà thơ có thể cụ thể hoá được những xúc cảm vốn mơ hồ thành những hình hài cụ thể. Đó chính là cái sáng tạo, độc đáo, đặc sắc của Hữu Thỉnh trong tập thơ này. Ta có thể thấy hàng loạt các hình ảnh sáng tạo

mới lạ và bất ngờ: "Cô đơn đầy đường không ai thèm nhặt/ Ngõ đứng trông

người"(Đi dưới cây), "Tình thương đi đưa đám hận thù"(Buổi sáng thức dậy), "Ra sông vớt đám củi rều/ Cha tôi mang về những khúc ca trôi nổi"(Hạnh

phúc), "Em vừa gỡ gió ngoài sân/ Anh vừa góp lại một lần vu vơ"(Vu vơ), "Nụ

cười ẩn giữa binh đao"(Trước tượng Bay - on), "Nhấp phải chút tương tư/ Thế là chiều biển động", "Mưa ẩm cả hồn anh"(Tám câu), "Thất tình loang bóng cỏ"(Thảo nguyên), "Duyên nợ chiều má đỏ dẫn anh đi"(Im lặng),...

Là một nhà thơ luôn có ý thức đào sâu vào hiện thực để khám phá và sáng tạo những nét mới cho riêng mình, Hữu Thỉnh không chỉ dừng lại ở việc học tập tinh hoa ngôn từ dân tộc và đưa vào thơ những nét hiện đại của hệ thống từ ngữ sinh hoạt đời sống mà ông còn tạo ra nhiều từ ngữ lạ, độc đáo. Nó khiến người

đọc ngỡ ngàng, lôi cuốn vào những câu thơ đầy tính mới mẻ: "Câu thơ đứng

giữa trời/ Vó nhện cất sương rơi"(Tạp cảm). Cấu trúc câu thơ lạ bất ngờ: "Nhớ sen đi tìm đầm/ Gặp toàn bong bóng nước/ Quay về hoa vẫn cúc/ Anh như cầm trăm năm"(Chăn – đa em ơi). Dấu ấn mà Hữu Thỉnh để lại về cách dùng từ ngữ

đã mang được cái sống động của tâm hồn, những sắc màu vừa lạ vừa quen cho thơ.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)