B. PHẦN NỘI DUNG
3.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là "hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật"[6,
332]. Do vậy, nó là một phạm trù quan trọng về mặt hình thức góp phần tạo nên chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật rất phong phú bởi nó là
"thời gian vũ trụ đã bị đồng hóa và khúc xạ qua lăng kính chủ quan" [23,135].
khiến người thưởng thức "hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc
đắm chìm vào quá khứ"(Trần Đình Sử).
Ở Hữu Thỉnh, thời gian có sự thay đổi qua từng thể loại thơ, từng mục đích khi sáng tác thơ. Trong trường ca, khi viết về Tổ quốc, nhân dân Hữu Thỉnh xây dựng kiểu thời gian sử thi, thời gian đồng hiện. Đó là sự đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại, tương lai; đáp ứng được việc diễn tả các số phận lịch sử, sự tiếp
diễn hiện tại và cả những mơ ước tương lai: "Chúng tôi trẻ nên củi rừng mau
bén/ Hơ bàn tay lại nhớ các anh/ Chúng tôi sưởi bằng ngọn lửa của chính mình/ Lại thấy ấm từ các anh đi trước" (Đường tới thành phố). Tương lai là những
mơ ước về ngày giải phóng: "Ngày mai chúng ta đánh trận cuối cùng/ Đêm còn
lạnh ở ngoài ta đấy bạn". Kiểu thời gian đồng hiện phù hợp với thể loại trường
ca, góp phần vào việc xây dựng thành công hình tượng thời gian lịch sử và thời gian vận động trong thơ cách mạng.
Tuy vậy, khi cái tôi trữ tình của nhà thơ phải đối mặt với các vấn đề đời tư thế sự, khi cảm xúc tự hào, say mê khát khao chiến thắng cùng dân tộc qua đi, cách cảm nhận thời gian của nhà thơ cũng thay đổi. Cái tôi trở về với những cảnh đời thực tại diễn ra từng ngày, từng giờ. Bởi thế, thời gian hiện tại là trục
thời gian thể hiện rõ nhất nhịp điệu tồn tại của cái tôi. Thư mùa đông của Hữu
Thỉnh cũng đi theo mạch vận động này.
Trong tập thơ này ta thấy xuất hiện cả ba bình diện thời gian: hiện tại, quá khứ và tương lai. Nhưng trong đó bình diện thời gian vẫn là bình diện thời gian
chủ yếu. Nếu như trong tập thơ Tiếng hát trong rừng, thời gian hiện tại là thời
gian chủ đạo bởi khi đó Hữu Thỉnh đang trực tiếp chiến đấu và lăn lộn trên
chiến trường đầy máu lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ thì đến Thư mùa đông
bình diện thời gian hiện tại vẫn là chủ yếu nhưng giờ đây thời gian ấy là thời gian mà Hữu Thỉnh đã có những "khoảng lặng" nhất định để nhìn nhận lại quá khứ, so sánh hiện tại với quá khứ và hướng đến cả tương lai.