Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 59)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.1. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi

Thơ Hữu Thỉnh được bạn đọc yêu mến không phải bởi những sáng tạo

đột phá mới lạ "gây ấn tượng theo kiểu Lê Đạt trong "Bóng chữ" hay Nguyễn

Quang Thiều trong "Sự mất ngủ của lửa" " [2, 32] mà sự yêu mến ấy nó bắt

Trong bài thơ mở đầu tập thơ Thư mùa đông Hữu Thỉnh đã tự nhận "Tôi

ấy mà một cuống rạ bơ vơ". Chốn rơm rạ ấy chính là nơi Hữu Thỉnh đã sinh ra

và đã ban cho ông thứ ngôn ngữ chân quê giản dị, trong sáng làm hành trang trong sáng tác thơ của mình. Bởi vậy ngôn ngữ ta bắt gặp trong tập thơ này là một ngôn ngữ thấm đượm hồn quê. Điều này nó thể hiện rõ nhất ở những vần thơ viết về quê hương đất nước, gia đình và tình yêu.

Từ ngữ trong tập thơ này được diễn đạt một cách rất tự nhiên, chân thật.

Nào là "cỏ hội hè"(Mưa đá); "cau ấp bẹ", "cầu ao dễ ngã"(Im lặng); "cào cào

cánh sen"(Trông ra bờ ruộng), "sinh nhật của cánh chuồn"(Đi dưới cây)....

Những từ ngữ thơ như đi ra từ đất, từ làng. Đọc những câu thơ trong tập thơ này ta thấy quen quá, gần gũi quá. Bởi lẽ nó không chỉ được hiện lên đúng như vốn có mà nó còn được thổi hồn vào trong đó những âm hưởng ca dao, dân ca hay sân khấu chèo dân gian... Ta bắt gặp diều này ngay cả ở những vần thơ tình đằm thắm. Những câu thơ tình mang âm hưởng ca dao của dân tộc ai khi đọc tới cũng dễ nhận ra: "Ai đưa đò tình Dạt vào bến lở Còn một mình anh Gom từng mảnh vỡ" (Em còn nhớ chăng)

Hình ảnh "đò" và "bến" là hai hình ảnh quen thuộc trong ca dao xưa đã được Hữu Thỉnh vận dụng tài tình trong bài thơ này. Nhưng cái sáng tạo trong đó

chính là "đò tình" ấy lại cập phải "bến lở" khiến cho tâm trạng của nhân vật anh

vô cùng xót xa, ngậm ngùi.

Hay trong những bài thơ viết về quê hương, đất nước ta cũng bắt gặp một

ngôn ngữ vô cùng quen thuộc, giản dị: "Trông ra bờ ruộng năm nào/ Mưa bay

trắng cỏ cào cào cánh sen/ Mẹ tôi tơi nón bước lên/ Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu"(Trông ra bờ ruộng). Chính những ngôn ngữ ấy đã gợi lên trong mỗi

Hay đó còn là môt kiểu xưng danh quen thuộc ta có thể bắt gặp trong sân

khấu chèo dân gian trong bài Lời thưa:

"Tôi thường hay lẫn với mồ hôi

Xin bạn cứ hình dung một mảnh đời lấm láp Những gì bỏ quên, những gì hay bỏ sót Tôi ấy mà xin bạn cứ hình dung"

Điệp khúc "Tôi ấy mà, những chiếc cốc vô danh" - "Tôi ấy mà, cánh diều nhỏ cô

đơn" - "Tôi ấy mà, một cuống dạ bơ vơ" cứ trở đi trở lại càng khắc hoạ rõ nét

bức chân dung con người Hữu Thỉnh đầy gần gũi, chân thật.

Thấm đẫm sắc vị dân tộc trong hồn thơ của mình, Hữu Thỉnh tạo ra

những câu thơ lấp lánh vẻ đẹp của Truyện Kiều: "Bây giờ phận bạc nơi nao/

Thôi thì một cánh diều chao rối bời", "Quân kia, voi đấy, võng này/ Mặt người với giọt đắng cay thưở nào". Chỉ riêng những từ ngữ như: bây giờ, phận bạc, thôi thì, rối bời, đắng cay… đã làm ta nhớ ngay tới các từ ngữ đặc trưng của Truyện Kiều – Nguyễn Du. Vì thế, mỗi câu thơ tự nó đã mang vẻ đẹp của thơ ca

dân tộc.

Điều đặc biệt là ở tập thơ này, Hữu Thỉnh đã xây dựng cho mình một hệ thống từ ngữ đời hơn, thật hơn, thể hiện vốn từ phong phú của một nhà thơ luôn nhập cuộc, luôn dấn thân vào đời sống để tìm đến với "sự thật và cái đẹp". Lớp

từ ngữ này tồn tại trong thơ tạo xúc cảm độc đáo. Những câu thơ như "Biển ùa

ra xoắn lấy mọi người" rất chân thật, gần gũi lại có khả năng biểu cảm cao. Biển

dường như đã biến thành con người cũng biết vui mừng ôm lấy người lính. Chỉ

một từ "xoắn" được sử dụng chứng tỏ khả năng lựa chọn và kết hợp tối ưu, tạo

những từ có tính chất "điểm nhãn" nâng cả câu thơ lên. Hữu Thỉnh đã đem vào thơ hơi thở của cuộc sống. Từ ngữ trong thơ rất hiện đại. Và nó trở thành một

đặc điểm thi pháp nổi bật của ông: "Trong đoàn người dò dẫm có anh tôi", "Cô

đơn đầy đường không ai thèm nhặt”, “ai ải mùi đời”…Như thế, những từ ngữ

đời sống đi vào thơ đã phát huy được giá trị biểu đạt sâu sắc hơn rất nhiều so với nó vốn có.

Hữu Thỉnh đã biết chắt lọc những cái hay, cái đẹp của dân gian và không ngừng sáng tạo thêm đem đến cho ngôn ngữ thơ sự gần gũi, giản dị trong sáng khi viết những vần thơ về quê hương, đất nước về gia đình và tình yêu. Nó đã góp phần tạo ra một hồn thơ đằm thắm, chan chứa tình cảm.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ hữu thỉnh qua tập thơ thư mùa đông (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)