Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa vỏ lòng đỏ và thành nang xuất hiện một khoang, khoảng gần lòng đỏ chứa đầy limpho.. Bảng 2.4: Cơ cấu thời gian tạo trứng trong cơ thể g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
ĐỒNG ANH THƯ
ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG ỚT MÃNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ
ĐẺ THƯƠNG PHẨM GIỐNG HISEX
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG BỘT TIÊU ĐEN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GIỐNG GÀ HISEX BROWN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cần Thơ, ngày… tháng… năm
2014
TS Nguyễn Thị Kim Khang
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây
Tác giả luận văn
Đồng Anh Thư
Trang 5ii
LỜI CẢM TẠ
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh chị em trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc học tập
Em cũng vô cùng biết ơn:
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này Các bạn lớp Công Nghệ Giống Vật Nuôi khóa 37 đã luôn bên tôi, cùng tôi vượt qua những lúc khó khăn trong quá trình học tập
Chủ trại Nguyễn Hoài An và các cô chú anh chị em ở trại đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt
Cần thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đồng Anh Thư
Trang 6iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
TÓM LƯỢC x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown 2
2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình 2
2.1.3 Đặc tính sản xuất 2
2.1.4 Phương thức nuôi 2
2.2 Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà mái 5
2.2.1 Buồng trứng 5
2.2.2 Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng 6
2.3 Hình thái, cấu tạo và thành phần hóa học của trứng 9
2.3.1 Hình thái, cấu tạo trứng 9
2.3.2 Thành phần hóa học của trứng 10
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng 12
2.4.1 Ảnh hưởng của hormon đến sản lượng trứng 12
2.4.2 Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng 13
2.4.3 Ảnh hưởng của nuôi dưỡng 13
2.4.4 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu chuồng trại 13
2.4.5 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi 15
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ 15
2.5.1 Nhu cầu năng lượng duy trì 15
2.5.2 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng 16
2.5.3 Nhu cầu dinh dưỡng duy trì 16
2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng sinh trưởng 16
Trang 7iv
2.5.5 Nhu cầu dinh dưỡng đẻ trứng 17
2.6 Quy trình chọn lọc gà đẻ trứng thương phẩm 19
2.7 Đánh giá năng suất và chất lượng trứng 21
2.7.1 Sản lượng trứng 21
2.7.2 Khối lượng trứng 21
2.7.3 Phẩm chất trứng (chất lượng trứng) 21
2.8 Vai trò của ớt đối với động vật 23
2.8.1 Tên gọi và danh pháp khoa học 23
2.8.2 Phân loại khoa học 24
2.8.3 Đặc điểm chung của ớt 24
2.8.4 Các giống ớt trồng ở Việt Nam 25
2.8.5 Thành phần hóa học của ớt 25
2.8.6 Ứng dụng của ớt trong chăn nuôi 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 30
3.1 Phương tiện thí nghiệm 30
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực tập 30
3.1.2 Động vật thí nghiệm 30
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 30
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm 32
3.1.5 Nước uống 33
3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm 34
3.2 Phương pháp thí nghiệm 34
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 34
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 34
3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại 35
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu 36
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 37
3.2.5.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng 37
3.2.5.2 Chỉ tiêu về chất lượng trứng 37
3.2.6 Hiệu quả kinh tế 38
3.2.7 Xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm 39
Trang 8v
4.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình thí nghiệm 39
4.2.1 Nhiệt độ 39
4.2.2 Ẩm độ 40
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên khối lượng 40 4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên năng suất trứng 41
4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà 41
4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên TTTĂ (g/trứng) và TTTĂ (g/mái) của gà 44
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên chất lượng trứng 45
4.4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chất lượng trứng của gà ở các nghiệm thức 45
4.4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chất lượng trứng gà qua các tuần tuổi thí nghiệm 47
4.4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn đối với các nghiệm thức và các tuần đến chất lượng trứng 49
4.4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên khối lượng trứng và tỷ lệ các thành phần của trứng gà 49
4.4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên chất lượng các chỉ tiêu bên ngoài của trứng gà 50
4.5 Hiệu quả kinh tế 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ CHƯƠNG 58
Trang 9OM0,1% Ớt mãnh được bổ sung với mức 0,10 %
SEM Sai số chuẩn
P Xác suất có điều kiện
Trang 10vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown 3
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown 4
Bảng 2.3: Chương trình thuốc - vaccin cho gà giai đoạn hậu bị 4
Bảng 2.4: Cơ cấu thời gian tạo trứng trong cơ thể gà mái 8
Bảng 2.5: Sự thay đổi thành phần hóa học của lòng đỏ (%) trong quá trình hình thành trứng 8
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của trứng gà (%) 10
Bảng 2.7: Thành phần hóa học của vỏ trứng gia cầm 11
Bảng 2.8: Hàm lượng vitamin trứng gà tính trong 100g vật chất 12
Bảng 2.9: Hoạt động của hormon trong sinh sản ở gia cầm 12
Bảng 2.10: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà 14
Bảng 2.11: Chương trình chiếu sáng cho gà giống hướng trứng 14
Bảng 2.12: Nhu cầu acid amin trong thức ăn hỗn hợp 17
Bảng 2.13: Bổ sung vitamin vào thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ 18
Bảng 2.14: Yêu cầu vật chất khoáng của gà đẻ 19
Bảng 2.15: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu 20
Bảng 2.16: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém 20
Bảng 2.17: Liên quan giữa chỉ số Haugh với chiều cao lòng trắng đặc của trứng 23
Bảng 2.18: Phân loại khoa học của ớt 24
Bảng 2.19: Nhóm chất Capsaicinoid trong ớt cay 26
Bảng 2.20: Thành phần hóa học có trong 100 g ớt đỏ 27
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn cơ sở 33
Bảng 3.2: Chương trình vắc-xin và thuốc cho gà đẻ 35
Bảng 4.1: Nhiệt độ qua các tuần thí nghiệm 39
Bảng 4.2: Ẩm độ qua các tuần thí nghiệm 40
Bảng 4.3: Khối lượng gà (kg) 41
Bảng 4.4: Năng suất trứng của gà qua các tuần (trứng/mái/tuần) 41
Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần (%) 42
Bảng 4.6: Khối lượng trứng của gà qua các tuần (g/trứng) 43
Bảng 4.7: Chất lượng trứng gà 45
Bảng 4.8: Chất lượng trứng gà qua các tuần 47
Bảng 4.9: Khối lượng trứng và tỷ lệ các thành phần của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần 49
Bảng 4.10: CSHD1 và CSHD2 (%) của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần 50
Bảng 4.11: CSLTĐ, CSLĐ, độ dày vỏ (mm) của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần 51
Trang 11viii
Bảng 4.12: Đơn vị Haugh và màu lòng đỏ của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần 52 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 53
Trang 12ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Gà đẻ Hisex Brown 2
Hình 2.2: Công thức khai triển của Capsicin 26
Hình 2.3: Công thức khai triển của vitamin A và β - carotene 27
Hình 3.1: Gà mái đẻ Hisex Brown nuôi thí nghiệm 30
Hình 3.2: Quạt hút và tấm làm mát 31
Hình 3.3: Lối đi cho ăn, làm vệ sinh, lượm trứng 31
Hình 3.4: Hố phân và lối đi dọn phân 32
Hình 3.5: Máng uống, máng ăn và máng hứng trứng 32
Hình 3.6: Thức ăn cơ sở của trại 33
Hình 3.7: Bầu giảm áp cung cấp và điều chỉnh nước uống cho gà 34
Trang 13x
TÓM LƯỢC
Nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà đẻ Hisex Brown từ 40 - 49 tuần tuổi, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức được lặp lại 10 lần và mỗi lần lặp lại là 4 gà mái, các nghiệm thức lần lượt là: đối chứng (ĐC)gồm khẩu phần cơ sở (KPCS); OM 0,05% gồm KPCS + 0,05% ớt mãnh; OM 0,10% gồm KPCS + 0,10% ớt mãnh; OM 0,15% gồm KPCS + 0,15% ớt mãnh Tổng cộng có 160 con gà mái được sử dụng trong thí nghiệm,
và thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần cao hơn ĐC (P>0,05), ngược lại, TTTĂ (g/mái) và TTTĂ (g/trứng) của gà ở các NT có bổ sung ớt mãnh có khuynh hướng thấp hơn ĐC (P>0,05) Các NT có bổ sung bột ớt cải thiện được màu lòng đỏ (9,73-10) so với ĐC (8,67) (P<0,05) Không có sự khác biệt
về thống kê giữa các NT về các chỉ tiêu chất lượng trứng như khối lượng trứng, CSHD, CSLTD, CSLĐ, tỷ lệ các thành phần của trứng, đơn vị Haugh
và độ dày vỏ (P>0,05) Chất lượng trứng qua các tuần 40, 44 và 49 có sự khác biệt nhau về CSLTĐ, đơn vị Haugh, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ, màu lòng đỏ và độ dày vỏ (P < 0,01) Ngoài ra, CSLĐ và màu lòng đỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT qua các tuần tuổi (P<0,05) trong đó màu lòng đỏ ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần cao hơn ĐC và
có xu hướng tăng qua các tuần Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh cao hơn ĐC
Nhìn chung, việc bổ sung ớt mãnh ở mức 0,05% vào khẩu phần ăn của
gà cho kết quả tốt về hiệu quả kinh tế, cải thiện được năng suất sinh sản và chất lượng trứng về màu lòng đỏ, độ dày vỏ và TLLĐ
Trang 141
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng được coi là một trong các loại thực phẩm hoàn hảo của thiên nhiên
đã được tiêu thụ trên thế giới trong nhiều thế kỷ qua Màu lòng đỏ trứng là một mối quan tâm lớn cho người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của họ Người tiêu dùng chọn trứng dựa trên màu sắc lòng đỏ trứng và chất lượng trứng Tuy nhiên, gà đẻ không thể sản xuất sắc tố màu để tăng cường màu lòng đỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về màu lòng
đỏ trứng mong muốn nên phụ thuộc trực tiếp vào nguồn cung cấp dinh dưỡng cho màu sắc lòng đỏ trứng Cường độ của màu sắc lòng đỏ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, nguồn carotenoid Các carotenoid tổng hợp đã được sản xuất để đảm bảo hiệu quả cao và khả năng chuyển màu nhưng do ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng nên
việc tìm kiếm nguồn carotenoid tự nhiên là rất cần thiết (Abiodun et al., 2014)
Carotenoid là sắc tố màu vàng, cam, màu đỏ tan trong dầu được tìm thấy trong thực vật quang hợp, tảo và vi sinh vật Trong đó, ớt cũng là một nguồn chứa carotenoid tự nhiên rất giàu vitamin C và vitamin A (β-carotene), là một nguồn tốt của hầu hết vitamin B, đặc biệt là vitamin B6, chứa rất cao hàm lượng kali, magiê và sắt Ớt đã được sử dụng phổ biến như là thành phần thực phẩm giá trị chữa bệnh loét dạ dày, bệnh thấp khớp, rụng tóc và đau răng (Szallasi và Blumberg, 1999) Hơn nữa, ớt được sử dụng để kích thích tiết acid
dạ dày làm đại lý trị liệu (Estrada et al., 2002) Ngoài ra thì tiềm năng
carotenoid trong ớt đỏ được dùng như thay thế các chất phụ gia có màu sắc nhân tạo được sử dụng trong chế biến thực phẩm, giúp cải thiện màu sắc thực phẩm sau quá trình chế biến và bảo quản mà không gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người tiêu dùng (Arimboor et al., 2014) Các giá trị dinh dưỡng và
tiềm năng chữa bệnh của ớt đặc biệt là trong chăn nuôi cho đến nay là một vấn
đề đáng quan tâm và đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Li et al (2012) cho rằng bột ớt đỏ giúp cải thiện màu sắc lòng
đỏ trứng cho gà đẻ giống HyLine Brown Tương tự thì nghiên cứu của
Abiodun et al (2014) cho thấy ớt giúp làm tăng màu lòng đỏ hiệu quả mà
không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gà mái Ở Việt Nam thì vai trò của ớt đỏ trong lĩnh vực chăn nuôi chưa được nghiên cứu nhiều Được sự phân công của bộ môn, đề tài "Ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống Hisex Brown" được tiến hành Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung ớt mãnh như chất phụ gia tự nhiên lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng gà Hisex Brown
Trang 152
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình
Gà đẻ hậu bị Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản, lông con mái màu nâu, lông con trống màu trắng (có di truyền chéo với cha mẹ) (Đoàn Văn Nghĩa, 2011)
2.1.4 Phương thức nuôi
Gà Hisex Brown có thể nuôi theo 2 phương thức: nuôi lồng và nuôi trên nền có lớp độn chuồng
Nuôi lồng thì thuận lợi cho việc quản lý số gà, phòng trừ dịch bệnh, mật
độ nuôi cao, gà tăng trưởng nhanh, ít tốn nhân công, khâu vệ sinh chuồng trại
và lượm trứng được dễ dàng hơn Tuy nhiên, chi phí xây chuồng trại cao Nuôi
Trang 163
lồng thường sử dụng các loại lồng kẽm, sàn lồng nghiêng và trải rộng về phía trước lồng để hứng trứng gà khi đẻ, trứng sẽ lăn ra ngoài sàn trống phía trước lồng (Huỳnh Châu Khanh, 2012)
Nuôi trên nền có lớp độn chuồng tiết kiệm được chi phí xây dựng chuồng trại, nhưng mật độ nuôi thấp, khó khăn trong việc quản lý dịch bệnh, gà có thể giẫm đạp lên nhau khi hoảng loạn, tỷ lệ trứng giập vỡ cao Nếu áp dụng phương pháp nuôi nền, nên chọn địa điểm xây dựng chuồng ở nơi cao ráo, dễ thoát nước Xung quanh chuồng có rèm che tránh mưa tạt gió lùa và giúp điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết Trước cửa mỗi chuồng và khu nuôi cần xây hố sát trùng Chất sát trùng thường dùng là formol 2%, Cresyl 3% Trong chuồng rải chất độn khô, sạch Trong chuồng bố trí các ổ đẻ, nếu sử dụng ổ đẻ tập thể thì nên đặt ổ ở vị trí mát, hơi tối, ít người qua lại, gần hành lang và có nắp mở ra ngoài để thu lượm trứng mà không cần phải bước vào trong chuồng Phía cuối chuồng bố trí các cầu đậu, bình quân 20 cm/gà Mật độ nuôi trung bình 4 gà/m2 (Huỳnh Châu Khanh, 2012)
Dưới đây là bảng nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown ở các tuần tuổi khác nhau:
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown
Giai đoạn (tuần tuổi) Thành phần
Cysteine
% 0,92 0,92 0,61 0,68 0,75 0,69 0,63
Tryptophan % 0,23 0,23 0,14 0,15 0,17 0,16 0,15 Threonine % 0,78 0,78 0,49 0,52 0,56 0,53 0,5
Trang 174
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)
Gà Hisex Brown ở các giai đoạn tuần tuổi khác nhau sẽ có trọng lượng chuẩn, lượng thức ăn ăn vào và thời gian chiếu sáng tương ứng khác nhau thể hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với
gà Hisex Brown
Tuần tuổi Lượng thức ăn
vào (g/ngày)
Khối lượng chuẩn (g)
Thời gian chiếu sáng (giờ) Chuồng kín Chuồng hở
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)
Lịch tiêm phòng thuốc vaccin cho gà Hisex Brown được trình bày qua bảng 2.3
Bảng 2.3: Chương trình thuốc - vaccin cho gà giai đoạn hậu bị
1 - 3 Enrofloxacin +
Amoxillin
Uống Uống
20 mg/kg P
30 mg/kg P
Trang 1833 IB+ND (Lasota) hoặc SOHOL
A.E+Fowlpox
Nhỏ mắt Xuyên da cánh
0,5 ml/con 0,5 ml/con
Coryza
Nhỏ mũi Chích
1 giọt 0,5 ml/con
76 IB+ND (Lasota) hoặc SOHOL
A.E+Fowlpox
Nhỏ mắt Xuyên da cánh
1 giọt
77 - 80 Enrofloxacin
Amoxiillin
Uống Uống
0,5 ml/con 0,5 ml/con 0,5 ml/con
1 giọt
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2012)
2.2 Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà mái
2.2.1 Buồng trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, về phía trước và hơi thấp hơn thận trái, được đỡ bằng các nếp gấp của màng bụng từ trên xuống Nếp gấp khác của màng bụng nối nó với ống dẫn trứng Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm Ở gà
1 ngày tuổi có kích thước 1 - 2mm, khối lượng 0,003 g Gà thời kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho, chứa nhiều tế bào trứng có khối lượng 45 - 55 g Sự hình thành buồng trứng kể cả các tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi (phôi gà vào ngày thứ 3)
Trong buồng trứng có chất vỏ và chất tuỷ Bề mặt vỏ được phủ bằng một lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ hay lăng trụ thấp Dưới chúng có màng liên
k ết mỏng, sau nó có 2 lớp nang với các tế bào trứng Nằm ở lớp ngoài là những nang nhỏ có đường kính đến 400 mm, trong lớp sâu có những nang lớn hơn với đường kính 800 mm và to hơn Chất tuỷ nằm ở giữa buồng trứng và được cấu tạo từ mô liên kết với các mạch máu và dây thần kinh lớn Trong chất tuỷ có những khoang (lỗ hổng) được phủ bằng biểu mô dẹt và tế bào kẽ
Trang 196
Chức năng sinh lý của buồng trứng là tạo trứng Trong quá trình phát triển của
tế bào trứng có 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín
Thời kỳ tăng sinh: trước khi bắt đầu đẻ trứng trong buồng trứng ở gà mái
có khoảng 3500 - 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào trứng có một noãn hoàng Trong tế bào trứng (phấn noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và thể nhiễm sắc Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào
Thời kỳ sinh trưởng: tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc trưng bằng tăng
nhanh lòng đỏ Lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng trong khoảng thời gian 3 - 14 ngày, đặc biệt được tích lũy mạnh vào ngày thứ 9 và thứ 4 trước khi rụng trứng Ở gà con 2 tháng tuổi quá trình tích luỹ lòng đỏ trong tương bào của noãn bào bắt đầu Lòng đỏ được xếp thành những lớp màu sáng và màu sẫm Ở tâm có lòng đỏ sáng hình phễu, từ đó có vệt nhỏ đi ra rìa tế bào 13 trứng Cấu tạo như vậy gọi là phôi Trên nó là đĩa phôi Các tế bào nang xung quanh noãn bào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng đỏ Lòng đỏ sẫm được tích lũy ban ngày đến nửa đêm, còn lòng đỏ sáng (nhạt) hình thành ở phần còn lại của ban đêm Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào là do ảnh hưởng của foliculin được tiết chế ở buồng trứng khi thành thục sinh dục Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa vỏ lòng đỏ
và thành nang xuất hiện một khoang, khoảng gần lòng đỏ chứa đầy limpho Trong đó noãn hoàng bơi tự do Noãn hoàng đã hình thành của gà mái có đường kính lòng đỏ 35 - 40mm Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào các sắc tố trong máu: carotenoit, carotin và xantofil Màu đậm của lòng đỏ thường gặp khi gia cầm được ăn thức ăn có đủ carotenoit Như vậy, dựa vào màu của lòng đỏ mà xác định giá trị vitamin của trứng ấp cũng như trứng thương phẩm
Thời kỳ chín của noãn hoàng: thời kỳ này có sự phân bào giảm nhiễm, số
nhiễm sắc thể của trứng từ 2n giảm còn n Trong quá trình phân chia giảm nhiễm xảy ra sự trao đổi các thành phần di truyền giữa các dị nhiễm sắc thể Nhiễm sắc thể xích lại gần nhau và tạo thành đôi Vào thời kỳ kết hợp nhiễm sắc thể trao đổi thành phần của mình Tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là rụng trứng, nang trứng chín do áp suất nang trứng tăng lên dẫn tới phá vỡ vách nang tại vùng lổ hở Tế bào trứng cùng lúc đó tách khỏi buồng trứng và ngay lập tức được loa kèn của ống dẫn trứng hứng lấy và hút vào lòng loa kèn
Sự rụng trứng của gà xảy ra một lần trong ngày, nếu trứng đẻ vào cuối buổi chiều thì sự rụng trứng thực hiện vào sáng hôm sau Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngưng sự rụng trứng tiếp theo Sự rụng trứng ở gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc nhiều yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm
2.2.2 Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), ống dẫn trứng có hình ống, ở đó xảy ra sự thụ tinh và hình thành trứng, bắt đầu gần buồng trứng và kết thúc ở lỗ huyệt Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và hoạt hoá chức năng của
hệ sinh dục Khi bắt đầu thành thục sinh dục ống dẫn trứng là một ống trơn, thẳng có đường kính đều trên toàn bộ ống Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên ống
Trang 20tử cung và âm đạo
Phễu: là phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng, dài 4 - 7cm, đường
kính 8 - 9cm Nó nằm dưới buồng trứng Phễu được chia thành phần phễu riêng và cổ, nó là phần chuyển tiếp Bề mặt niêm mạc phễu xếp nếp, trong nó không có các tuyến Trong niêm mạc cổ phễu có các tuyến hình ống, chất tiết
ra của nó tham gia vào việc hình thành vỏ trứng Thành phễu chuyển động nhờ
sự co bóp của lớp vỏ và dây cơ đi từ mép phễu tới vách bụng Chuyển động nhu mô của phễu có khả năng hứng lấy tế bào trứng rụng Ở phễu, tế bào trứng dừng lại không quá 20 - 30 phút Lớp lòng trắng đầu tiên được bao bọc xung quanh tế bào trứng ở cổ phễu Lòng trắng nhày, đặc được các tuyến hình ống tiết ra quấn ngay lòng đỏ Khi đi qua phần đầu của ống dẫn trứng, lòng đỏ xoay chậm xung quanh trục của nó, khiến cho lớp lòng trắng mới bọc xung quanh lòng đỏ cuộn xoắn lại, tạo thành dây chằng Chúng giữ cho lòng đỏ ở tâm trứng Khi lòng đỏ đi tiếp ở phía dưới, phần loãng của lòng trắng được tiết
ra quanh lòng đỏ, tạo nên lớp bên trong của lòng trắng loãng
Phần tạo lòng trắng: là phần dài nhất của ống dẫn trứng Vào thời kỳ đẻ
mạnh, nó dài đến 30 - 50cm Niêm mạc có những nếp xếp dọc Trong nó có một lượng lớn tuyến hình ống, cấu tạo giống như tuyến ở cổ phễu Chất tiết ra của tuyến ở xung quanh lòng đỏ đầu tiên đặc, còn sau đó là lớp loãng (ở ngoài) của lòng trắng Các tuyến hình ống phần tạo lòng trắng được kích thích bằng estron và progesteron Thời gian trứng ở trong phần tạo lòng trắng không quá 3 giờ
Cổ (eo) ống dẫn trứng: là phần hẹp của ống dẫn trứng dài 8cm Niêm
mạc có những nếp xếp nhỏ Ở đó lớp ngoài của lòng trắng loãng được bổ sung
và tạo màng vỏ trứng Các tuyến ở eo tiết ra chất hạt giống như keratin tạo nên lớp sợi chắc quấn lấy nhau để hình thành màng chắc Các lỗ của màng dưới vỏ tiết ra dung dịch muối vào lòng trắng, làm tăng khối lượng lòng trắng trứng Quá trình này xảy ra cả ở trong tử cung Trứng nằm trong đoạn eo gần 1 giờ
Tử cung: là phần phình to tiếp theo phần eo, chiều dài 10 - 12cm Các
nếp nhăn của niêm mạc phát triển mạnh, và xếp theo hướng ngang và xiên Tuyến của vách tử cung tiết ra chất dịch lỏng, thấm qua các màng dưới vỏ trứng vào lòng trắng Trong thời gian trứng ở tử cung, khối lượng trứng tăng gần gấp đôi Do thẩm thấu một lượng nước lớn từ dịch tiết của tuyến tử cung vào trứng nên khối lượng của nó được tăng dần, lúc này bề mặt của các màng dưới vỏ được bám chặt vào thành tử cung, do đó các màng này giãn ra Trương lực của cơ tử cung tăng đồng thời, nó có khả năng tiếp xúc lớn với trứng và tiết khoáng tạo vỏ lên bề mặt trứng Vỏ trứng được cấu tạo từ cốt hữu cơ và chất trung gian Cốt được hình thành bằng những sợi protein dạng colagen nhỏ chồng chéo lên nhau Chất trung gian cấu tạo từ những muối canxi ở dạng hợp nhất không tan như canxi cacbonat (99%) và canxi
Trang 218
photphat (1%) Sự tổng hợp chất vôi được tiến hành trong suốt thời gian trứng
ở tử cung (18 - 20 giờ)
Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, sau khi đã hình thành
trứng rơi vào đó Từ dạ con âm đạo được tách ra bằng phần thu hẹp cổ tử cung, nơi đó có van cơ Phần cuối cùng của âm đạo được mở ra vào đoạn giữa
ổ nhớp gần niệu quản trái Âm đạo dài 7 - 12 cm Lớp biểu mô của âm đạo sản xuất ra dịch tiết, dịch tiết này tham gia vào sự hình thành lớp màng mỡ trên
vỏ, lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong vỏ trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mới Ở âm đạo, lớp
cơ phát triển tốt, nhất là lớp cơ vòng, nhờ sự co bóp của lớp cơ này mà quả trứng được đẩy ra ngoài
Bảng 2.4: Cơ cấu thời gian tạo trứng trong cơ thể gà mái
Các phần ống dẫn trứng Thời gian trứng lưu lại
Giờ Tỷ lệ so với toàn bộ
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)
Quá trình hình thành trứng trong cơ thể gà mái có xảy ra sự thay đổi thành phần hóa học ở lòng đỏ
Bảng 2.5: Sự thay đổi thành phần hóa học của lòng đỏ (%) trong quá trình hình thành trứng
Trang 229
2.3 Hình thái, cấu tạo và thành phần hóa học của trứng
2.3.1 Hình thái, cấu tạo trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), trứng gia cầm có “hình trứng”, đó là hình bầu dục không cân đối, một đầu tù và một đầu nhọn Trứng gia cầm sở dĩ có một đầu to một đầu nhỏ là do trong quá trình hình thành bị phía trên của ống dẫn trứng dồn ép từng đoạn một để nó đi xuống dưới Đầu trứng này bị dồn
ép, lòng trắng và màng vỏ bị đẩy sang phải rồi lại sang trái, vì thế mà phía đầu này phình to, sau khi vỏ hình thành xong thì được cố định lại Ngược lại, đầu kia của quả trứng hướng xuống đoạn dưới của ống dẫn, do đó vừa đi nó vừa chèn vào ống dẫn trứng, làm cho ống này mở rộng để trứng dễ di chuyển xuống tử cung Lực dồn ép của ống dẫn vào quả trứng làm cho đầu nhỏ hình thành rồi định hình dần Khi trứng vào đến tử cung, đầu nhỏ hướng về phía đuôi gà, còn đầu to thì hướng ngược lại
Trứng gồm 3 phần: vỏ, lòng trắng và lòng đỏ với tỷ lệ tương đối giữa các phần đó là 1/6/3 Trung bình vỏ cứng chiếm 10%, lòng đỏ 33%, lòng trắng 57% khối lượng trứng
Trứng có vỏ cứng rất chắc bao bọc, bề dày là 0,2 – 0,4mm, ở ngoài phủ một lớp chất nhầy trong suốt (lớp mô sừng) và ở trong có màng lụa gồm hai lớp chắc Màng nhầy (màng mỡ) được hình thành trong thời gian trứng nằm ở
âm đạo, trước khi đẻ ra Màng nhầy (màng mỡ) có cấu tạo từ protein (sợi muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti Độ dày của màng nhầy 0,05 - 0,01mm Mặt ngoài vỏ cứng hơi bóng và có “ánh” đặc biệt với mức độ khác nhau tuỳ theo trạng thái lớp mô sừng và cấu tạo của vỏ cứng Màu của vỏ trứng thay đổi từ trắng (các dòng Địa Trung Hải) đến vàng nâu (các giống Châu Á) Vỏ trứng gồm chất hữu cơ, xen vào đấy là các muối vô cơ Chất hữu cơ do protein giống như keo colagen (4%) tạo thành, chất vô cơ là canxi cacbonat (94%), cacbonat magie và canxi photphat (1%) tạo thành Trên vỏ cứng có nhiều lỗ khí, những lỗ khí này có ý nghĩa quan trọng khi ấp trứng
Dưới vỏ cứng có vỏ lụa gồm hai lớp: lớp trong gọi là lớp màng trứng, và lớp ngoài dán chặt vào vỏ cứng gọi là lớp màng vỏ cứng Lớp màng vỏ cứng nặng gần 0,3g và có độ dày trung bình là 0,07 mm Ở phía đầu tù nó hơi dày hơn và ở đầu nhọn hơi mỏng hơn Giữa hai lớp này, ngay khi trứng vừa mới
đẻ ra, hình thành buồng khí ở đầu tù của trứng Hiện tượng này xảy ra do sau khi đẻ, các chất chứa trong trứng bị nguội đi và co lại do nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiều so với thân nhiệt gà Trong quá trình bảo quản, nước trong trứng bốc hơi nên thể tích buồng khí tăng lên Trong thực tiễn người ta lợi dụng hiện tượng này để đánh giá trứng tươi hay đã cũ Khi quan sát lớp vỏ lụa bằng kính hiển vi có thể thấy màng này là một mạng lưới gồm các sợi xếp đặt lộn xộn, do 70% chất hữu cơ (keratin, muxin), 10% chất vô cơ và 20% nước tạo thành
Khoảng giữa lòng đỏ và vỏ chứa đầy lòng trắng, do nhiều lớp có độ đậm đặc khác nhau tạo thành Ngay dưới lớp màng trứng là lớp loãng ngoài (khoảng 23% thể tích), sau đó là lớp đặc giữa (57% thể tích) rồi đến lớp loãng giữa (17%) và lớp đặc trong (3% thể tích), lớp cuối cùng này bọc lấy lòng đỏ
Trang 2310
Dây chằng nằm dọc theo trục dài của trứng, nhờ có những đầu mút sợi mảnh dán chặt vào lớp này Dây chằng do nhiều sợi protitein tạo thành, những sợi này xoắn lại ở quãng giữa một phần đoạn thành hình xoắn ốc, còn theo hướng
ra phía ngoài nó đi vào lớp đặc ở giữa của lòng trắng, giữ cho lòng đỏ luôn nằm ở vị trí trung tâm
Lòng đỏ là một loại tế bào trứng đặc biệt có cấu tạo không đồng nhất mà bao gồm nhiều vòng đồng tâm đậm nhạt khác nhau Lòng đỏ được bao bọc bằng màng lòng đỏ, mỏng có tính đàn hồi cao nhờ đó mà lòng đỏ không lẫn vào lòng trắng mà luôn giữ được hình tròn Trứng để lâu tính đàn hồi mất dần, lúc đó màng bị rách và lòng đỏ, lòng trắng tan dần vào nhau Trên bề mặt lòng
đỏ là đĩa phôi Lòng đỏ là phần giàu chất dinh dưỡng nhất Quan sát cấu trúc của đĩa phôi có thể phân biệt được trứng có trống hay không Đĩa phôi của trứng không có trống (không thụ thai) có những khoang hình nang (các không bào – vacuola); còn ở trứng thụ thai thì cấu trúc mặt trên của ngoại bì (lá phôi ngoài) có dạng đồng nhất
2.3.2 Thành phần hóa học của trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009) thì tỷ lệ các thành phần hóa học trong trứng
gà được thể hiện qua bảng 2.6
Lòng trắng (%)
Vỏ và màng
vỏ (%) Toàn bộ
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)
Thành phần hóa học của vỏ trứng ở gà, vịt, ngỗng được trình bày qua bảng 2.7
Trang 24có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ Có khoảng 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt
vỏ cứng) Đường kính lỗ khí là 4-42 ; trung bình: 18-24
Bao bọc bên ngoài lòng đỏ, lòng trắng gồm nhiều lớp có độ quánh khác nhau Lớp ngoài cùng loãng, đến lớp giữa đặc và trong cùng là một lớp loãng, lớp thứ 4 gọi là lớp lòng trắng đặc bên trong Tỉ lệ các lớp lòng trắng như sau: Lòng trắng loãng phía ngoài 23,2%, lòng trắng đặc giữa 57,3%, lòng trắng loãng trong 10,8%, lòng trắng đặc trong 7,2%, dây chằng Albumin 1,5% Lòng trắng đặc ngăn cản không cho lòng đỏ dính vào vỏ trứng bằng cách hạn chế sự di động của lòng đỏ Trong lòng trắng có dây chằng albumin giữ cho lòng đỏ nằm giữa quả trứng và giữ cho lòng đỏ không chuyển động Thành phần hoá học của lòng trắng chủ yếu là albimin hoà tan trong nước và trong muối trung tính Lòng trắng chứa 85-89% là nước, protein 11-12%, lipid 0,03-0,08%, đường 0,9-1,2%, khoáng 0,6-0,8%, còn lại các chất dinh dưỡng như vitamin B2, đường cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của phôi Nếu B2 bị thiếu, phôi thai sẽ bị chết vào tuần thứ hai của giai đoạn ấp Khi đun nóng lòng trắng đóng vón lại Lipid trong lòng trắng trứng rất ít Trong thành phần còn có mucin, mucoprotein thuộc vào nhóm Glucoprotein có độ quánh cao Lòng trắng có tạo môi trường hoạt động của các enzyme, trong lòng trắng còn có chứa ion sắt… Chức năng của lòng trắng
là cung cấp năng lượng, cung cấp nước, khoáng… cho phát triển phôi
Thành phần hóa học của lòng đỏ: protein 16-17%, đường 0,8-1,1%, lipid 33- 36%, khoáng 1,1-1,8%, nước 43-50% và các vitamin Trong các loại protein thì photphoprotein chiếm nhiều nhất Các axít béo gồm Palmitic, Stearic, Oleic và các axit béo chưa no khác Các photphotit của Lơxetin và Cafalin Trong lòng đỏ chứa sẳc tố Lutein được cấu tạo từ sắc tố thực vật Xantophin, Zeacxactin do gia cầm ăn vào từ thức ăn xanh, cà rốt… Khoáng gồm K, Na, Mg, Ca, Sunfat, Photphat, Clorit, các vitamin nhưng thiếu vitamin
C
Trang 25(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng
2.4.1 Ảnh hưởng của hormon đến sản lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), hormon không chỉ điều hoà hoạt động sống mà còn gắn liền với quá trình hình thành trứng, hoạt động sinh sản và các đặc điểm giống, giới tính ở gia cầm Các hormon được sản sinh từ tuyến yên
có tên chung là Gonadotrophic Hormone (GH); các hormon sinh dục khác gồm Androgen, Oestrogen, Progesteron
Bảng 2.9: Hoạt động của hormon trong sinh sản ở gia cầm
Tuyến nội tiết Hormon Chức năng cơ bản tương ứng
Thuỳ trước tuyến
yên
FSH Kích thích sinh trưởng của tế bào trứng
LH Nguyên nhân của sự thải trứng Prolactin Chi phối tính ấp bóng, tiết sữa diều
Thuỳ sau tuyến yên Oxytoxin Điều hoà quá trình đẻ
hình thành trứng
(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006)
Trang 2613
2.4.2 Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), sự thay lông có liên quan với hoạt động của hormon thyroxin Thay lông gắn liền với sản lượng trứng Những gia cầm mái đẻ tốt, quá trình thay lông diễn ra sớm và nhanh Ngược lại, những gia cầm mái đẻ kém quá trình thay lông diễn ra chậm và kéo dài Sự thay lông ở
gà bắt đầu từ thay lông cổ, sau đó chuyển đến ngực, bụng, cuối cùng là lông cánh Quá trình thay lông mạnh nhất là lúc thay lông cánh chính Lúc này sức
đẻ của gà mái giảm nhanh hoặc ngừng hẳn
Gà thay lông hàng năm, bình thường vào cuối mùa hè, đầu mùa thu nếu
gà ở vào các tháng mùa xuân của năm trước Quá trình thay lông kết thúc thì
bộ lông màu sáng hơn, bóng hơn, bộ lông khép kín, xếp sát vào thân
2.4.3 Ảnh hưởng của nuôi dưỡng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), sản lượng trứng sẽ bị giảm sút nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể tức là nếu gà mái nhận thức
ăn ở mức độ không đủ đáp ứng yêu cầu của khẩu phần duy trì và sản xuất Gà cũng có thể không đẻ nếu các chất dinh dưỡng được cung cấp kém phẩm chất, nếu trong thức ăn thiếu các chất nhất định cần thiết để tạo ra lòng đỏ Khả năng gà mái sử dụng protein của bản thân cơ thể sản xuất ra trứng hết sức hạn chế Khi thiếu các axit amin, gà mái ngừng đẻ đến bốn, năm ngày Vì vậy, các axit amin như metionin, lizin, triptofan và một số khác thường không đủ trong các khẩu phần có ý nghĩa quan trọng đối với gà mái đẻ Khi đẻ nhiều, chỉ riêng việc cấu tạo vỏ trứng cũng đòi hỏi một số lượng lớn các chất khoáng Từ đó
có thể hiểu được rằng, cung cấp không đủ các chất khoáng, nhất là canxi và photpho cũng như mangan và các nguyên tố khác sẽ làm giảm sản lượng trứng Đối với các vitamin cũng thế
Phương pháp chế biến thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng Sự thay đổi thức ăn đột ngột không gây ảnh hưởng bất lợi đối với sản lượng trứng, nếu khi thay đổi, chất lượng thức ăn không bị giảm sút Điều đáng quan tâm là nếu năng suất trứng bị giảm sút thì về sau không bù đắp lại được Vì vậy, để có năng suất trứng cao, trước hết cần thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu các chất dinh dưỡng cho những gà mái có bản chất di truyền tốt
2.4.4 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu chuồng trại
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), thay đổi nhiệt độ trong ngày đêm ít ảnh hưởng đến sản lượng trứng Sự tăng giảm nhiệt độ từ từ và kéo dài có tác động yếu hơn là tăng giảm mạnh đột ngột, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng mạnh hơn nhiệt độ tăng cao Khi nhiệt độ tăng thì gà cảm thấy khó chịu, ăn kém, các quá trình trao đổi trong cơ thể căng thẳng và do đó mà năng suất trứng giảm
Gà không có tuyến mồ hôi và lớp lông rất dày cản trở thoát nhiệt bằng bức xạ và thoát hơi trên da.Vì vậy, gà thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp
Trang 2714
Bảng 2.10: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà
(Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002)
Theo Bùi Xuân Mến (2007), nhiệt độ trong chuồng nuôi thích hợp cho gà
đẻ tốt ở vùng nhiệt đới thường sử dụng ở mức 20 - 25 0C Chuồng nuôi thông thoáng tốt độ ẩm tương đối đặt ở mức 70%
Bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ không khí là yếu tố vi khí hậu quyết định tình trạng sức khỏe của vật nuôi Ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của không khí, khi kết hợp nhiệt độ môi trường cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và lượng mồ hôi bốc hơi ít Đồng thời sẽ là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển Ẩm độ tối hảo cho các loài là 60 - 80% Trung bình 70% Dưới 60% là thấp Dưới 50% gây bệnh đường hô hấp Trên 80% là cao Trên 90% khó khăn trong giải nhiệt và dễ bị nóng (Võ Văn Sơn, 2002)
Theo Lê Hồng Mận (2003), chương trình chiếu sáng chuồng nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của gà, cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng qua các giai đoạn gà con, gà dò, gà đẻ Gà vào thời kì đẻ phải tăng dần thời gian chiếu sáng, mỗi tuần tăng 30 phút, lúc đẻ cao đạt 15 - 16 giờ/ngày, cường độ ánh sáng 3 W/m2 hay 10 lux cho gà hướng trứng và hướng thịt
Bảng 2.11: Chương trình chiếu sáng cho gà giống hướng trứng
Tuần tuổi Số giờ chiếu
sáng/ngày đêm
Cường độ W/m2 nền Lux/m2 nền
Trang 282.4.5 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi
Gia cầm nuôi lồng đẻ trứng nặng hơn gia cầm nuôi nền khoảng 1,2 g/trứng Gia cầm nuôi sàn đẻ khoảng 10% trứng lớn hơn nuôi trên nền có một phần chất độn
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ
2.5.1 Nhu cầu năng lượng duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2007), nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường
Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị loại ra Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung độ lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trên một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nửa số năng lượng này
Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền
Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với động vật nhỏ hơn Từ quan điểm thực tiễn cho thấy một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời gian này Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm hàng ngày có thể
đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng
Trang 2916
lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng khác nhau
2.5.2 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng
Theo Bùi Xuân Mến (2007), năng lượng thuần cần cho một mái đang có
tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng
dự trữ trong trứng Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu phần Mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới mức 2640 Kcal ME/kg Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 Kcal ME/kg Thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất
Theo Dương Thanh Liêm (2003), đặc trưng của gia cầm là không có vùng nhiệt độ trung hòa rõ rệt Khi nhiệt độ môi trường tăng lên hay giảm thấp thì chúng ăn thức ăn ít hay nhiều lên Nếu dựa vào trao đổi chất cơ bản (hay nhiệt lượng tỏa ra do phân giải lúc đói) với công thức tính của Brody thì nhu cầu cho duy trì phải cao hơn 20% nhu cầu trao đổi chất cơ bản
Trong thực tế khi được cho ăn tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào với nhu cầu của chúng Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 -
12 MJ/kg (11,5 - 13,5 MJ/kg chất khô) Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng trong thức ăn ( lớn hơn 12 MJ hay dưới 10MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng ăn khoảng 0,5% Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn
10 MJ/kg sẽ dẫn đến giảm sản xuất trứng, khẩu phần chứa nhiều hơn 12 MJ/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng sản lượng trứng đẻ (mặc dù trọng lượng trứng có thể tăng)
2.5.3 Nhu cầu dinh dưỡng duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2007), protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp,
vì thế yêu cầu về protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích của sản xuất Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải cung cấp đủ lượng và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lượng acid amin không thiết yếu
Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng thêm do bị oxi hóa thành năng lượng cũng phải tính đến Protein cũng không được dự trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không có kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho động vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác 2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng sinh trưởng
Nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan trọng Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein Sự thiếu hụt của protein tổng số hay một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid
Trang 3017
amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrat hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxi hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều
mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đầy đủ và cân đối protein
Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô
cơ thể có thành phần không thay đổi Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào Vì lý do này mà nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó
2.5.5 Nhu cầu dinh dưỡng đẻ trứng
Với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7g protein Lượng protein tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng 37g/ngày Mặc dù gà mái không đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những gà mái đang đẻ cao cũng đầy
đủ như cho gà thịt đang sinh trưởng nhanh Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và sản xuất trứng Sau đó nhu cầu protein của tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên Để có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ
đẻ tối đa, một gà mái một ngày cần phải tiêu thụ 17g protein (cân đối các acid amin) (Bùi Xuân Mến, 2007)
Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ đều thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm khả năng sản xuất trứng, giảm
độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số Việc xác định nhu cầu các acid amin cho gà mái khó khăn hơn là cho gà thịt Vì thế những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng Tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2007)
Bảng 2.12: Nhu cầu acid amin trong thức ăn hỗn hợp
Trang 31(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001)
Ngày nay, hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết đến chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất Ngoại trừ một số ít các vitamin hoặc khoáng chất không biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất, các mức trong khẩu phần được khuyến cáo là sẽ cung cấp lượng đủ để cho phép gia cầm sản xuất hiệu quả Không như protein, các yếu tố vitamin và khoáng vi lượng luôn được cung cấp vượt quá mức nhu cầu tối thiểu trong khẩu phần Vì vậy, nhu cầu vitamin và khoáng vi lượng thường không được chỉ dẫn theo thức ăn tiêu thụ hoặc mức năng lượng có trong thức ăn
Bảng 2.13: Bổ sung vitamin vào thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ
Các vitamin/kg thức ăn Theo scott,
Trang 3219
Những nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ dinh dưỡng khoáng ở gà sinh sản đã chỉ ra rằng nhu cầu khoáng đa lượng và vi lượng của gà đẻ sinh sản là lớn, vì cường độ trao đổi chất khoáng cao do chúng phải sản xuất ra vỏ trứng
Gà mái cần 5 chất khoáng đa lượng là: canxi, photpho natri, clo, kali và 8 chất khoáng vi lượng là: sắt, đồng, kẽm, mangan, magie, iot, selen và coban Ở mỗi thời kỳ đẻ trứng yêu cầu vật chất khoáng khác nhau Thừa hoặc thiếu vật chất khoáng đặc biệt là photpho và các nguyên tố vi lượng đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trứng và sức khỏe của đàn gà bố mẹ và đời con của chúng Gà mái già (đẻ pha cuối) vào thời tiết nóng yêu cầu canxi nhiều hơn gà mái đẻ pha đầu vào thời tiết mát thường vào khoảng 0,3 - 0,35% (3,8 - 4% so với bình thường 3,5%)
Bảng 2.14: Yêu cầu vật chất khoáng của gà đẻ
Các yếu tố khoáng/1kg thức ăn Mỹ, 1922 Hypeco, 1992 ACE, 1977
(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2011)
Theo Bùi Xuân Mến (2007), chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần gia cầm mái đang đẻ là canxi Cho mỗi trứng lớn gà mái đẻ ra cần 2g canxi để thành lập vỏ trứng Một gà mái đẻ 250 trứng một năm cần tích lũy 500g canxi, chủ yếu ở dạng carbonate canxi (tương đương với 1300g) Canxi không được
sử dụng hiệu quả đối với gà mái đẻ, có thể chỉ khoảng 50 - 60% lượng canxi
ăn vào được giữ lại và chuyển vào trứng Như vậy, để sản xuất ra vỏ trứng theo yêu cầu thì gà mái này cần tiêu thụ 2600g carbonate canxi trong một năm
đẻ Đây là lượng khoáng vượt quá cả thể trọng của gà mái
Trang 33Bảng 2.15: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu
Mắt To, lồi màu da cam Nhỏ, màu nâu xanh
Mỏ Ngắn chắc, không vẹo mỏ Dài, mảnh
Mào và tích tai Phát triển tốt, có nhiều mao
mạch
Nhỏ, nhợt nhạt
Bụng To, mềm, khoảng cách giữa
cuối xương lườn và xương háng rộng
Nhỏ, không mềm, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương háng hẹp
Chân Màu vàng, bóng, ngón chân
ngắn
Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn
(Nguồn: http://www.cucchannuoi.gov.vn)
Phân biệt đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém thông qua bảng 2.16
Bảng 2.16: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém
Các bộ phận cơ thể Gà mái tốt Gà mái xấu
Mào và tích tai To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt, khô Khoảng cách giữa xương
háng
Rộng, đặt lọt 3 - 4 ngón tay
Hẹp, chỉ đặt lọt 1 - 2 ngón tay
Khoảng cách giữa mõm
xương lưỡi hái và xương
háng
Rộng, mềm, đạt lọt 3 ngón tay
Hẹp, chỉ đặt lọt 1 - 2 ngón tay
Lổ huyệt Ướt, to, cử động, màu
nhạt
Khô, bé, ít cử động, màu đậm
hàng thứ nhất
Đã thay 5 hoặc nhiều lông cánh hàng thứ nhất Màu sắc mỏ, chân Đã giảm màu vàng của
mỏ, chân
Màu sắc của mỏ, chân vẫn vàng
(Nguồn: http://www.cucchannuoi.gov.vn)
Trang 342.7.2 Khối lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khối lượng trứng của gia cầm mái được xác định bằng khối lượng trứng trung bình/năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái/ năm (kg trứng) Khối lượng trứng thường được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên, khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi, khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi Lúc 32 tuần là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành
Để tính khối lượng trứng trung bình/năm, người ta tính khối lượng trứng trung bình của 10 tháng đẻ trứng Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình Ba quả trứng được cân từ một gia cầm mái hoặc khối lượng trứng trung bình toàn đàn gia cầm mái vào 3 ngày liên tiếp trong tháng, hoặc 3 ngày với khoảng cách cố định (ví dụ ngày 4, 5, 6 hàng tháng hoặc ngày 10, 20,
30 hàng tháng) Cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g Khối lượng trứng trung bình của gà 55 - 65g, trứng vịt 70 - 80g, trứng ngỗng 140 - 200g, trứng
gà tây 100 - 110g, trứng bồ câu 25g, trứng chim cút 16 - 18g, trứng đà điểu
1000 - 1200g/quả
2.7.3 Phẩm chất trứng (chất lượng trứng)
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), phẩm chất trứng thể hiện ở nhiều chỉ tiêu: phẩm chất bên ngoài và phẩm chất bên trong Các chỉ tiêu bên ngoài của trứng đó là chỉ số hình dạng, màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng Chỉ số bên trong đó là tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng đỏ, tổng hợp quan hệ giữa khối lượng và chất lượng lòng trắng trứng là chỉ số Haugh
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng cũng như trong vận chuyển bảo quản trứng thương phẩm Hình dạng trứng được đánh giá qua chỉ số hình dạng trứng Chỉ số hình dạng trứng (I) là tỷ lệ giữa đường kính lớn D (chiều dài) và đường kính nhỏ d (chiều rộng) của trứng Đo đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng bằng thước kẹp Trứng gà có chỉ
số 1,3 - 1,4 (hoặc 0,73 - 0,74) là thích hợp, có tỉ lệ dập vỏ thấp nhất trong quá trình bảo quản, vận chuyển, và cho tỷ lệ ấp nở cao
Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi vì nó liên quan đến tỉ lệ dập vỡ và tỉ lệ ấp nở Trứng có độ dày từ 0,25 - 0,58 mm phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng, bệnh tật Hệ số di truyền
Trang 3522
về độ dày vỏ trứng ở mức thấp 0,15 - 0,3 Phương pháp xác định thông qua đo
độ dày vỏ bằng thước kẹp hoặc thước chuyên dùng đo độ dày vỏ trứng Đo trên 3 vị trí: đầu nhọn, giữa, đầu tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình Độ dày
vỏ tỉ lệ thuận với khối lượng trứng
Xác định độ bền vỏ trứng bằng dụng cụ chuyên dùng đo độ chịu lực của trứng (kg/cm2) trung bình từ 3 - 5 kg/cm2 Tỉ lệ trứng dập vỡ (%) có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng Hàng ngày thống kê ghi chép trứng dập vỡ và tính tỉ lệ % Tỉ lệ trứng dập vỡ (%) là mối quan hệ giữa trứng dập vỡ và tổng số trứng
Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn là dinh dưỡng Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới Xu hướng chung hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng có vỏ màu (nâu, hồng, nâu xẫm ) thay cho trứng vỏ trắng Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu và thường di truyền liên kết với giới tính
Chỉ số lòng đỏ trứng là mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính lòng
đỏ Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt Phương pháp xác định: đập trứng ra đĩa petri đo đường kính và chiều cao Chỉ số này thay đổi theo thời gian bảo quản trứng và độ bền của màng lòng đỏ
Chỉ số lòng trắng trứng là mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và trung bình giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt
Chỉ số Haugh là chỉ mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng, do Haugh xác định và đưa ra công thức tính đầy đủ:
Trang 362.8 Vai trò của ớt đối với động vật
2.8.1 Tên gọi và danh pháp khoa học
Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L thuộc
họ Cà Solanaceae Do có vị cay nồng giống như vị của hạt tiêu (Piper nigrum)
nên có nhiều nơi đặt tên ớt kèm theo từ ‘pepper’ (tiêu) như ‘chili peppers’ (ớt tiêu), ‘bell pepper’ (ớt chuông)…(http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)
Trang 3724
2.8.2 Phân loại khoa học
Dưới đây là bảng tóm tắt phân loại của ớt:
Bảng 2.18: Phân loại khoa học của ớt
(Nguồn: http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)
Loài ớt: Chi ớt có khoảng 28 loài với nhiều hình dạng quả, màu sắc và vị cay khác nhau Mối quan hệ phát sinh loài giữa các loài ớt đã được nghiên cứu
từ gốc độ địa sinh vật, hình thái học, thành phần hóa học và dữ liệu di truyền
đã cho biết trong chi ớt có khoảng 3.000 giống mọc hoang dại và được trồng khác nhau
Các loài ớt trồng trên thế giới: Hiện nay trên thế giới đang trồng hàng trăm giống ớt thuần từ 5 loài quan trọng là:
Capsicum annuum: trong đó bao gồm nhiều loại phổ biến như ớt chuông, ớt
sáp , ớt cayenne, ớt chiltepin
Capsicum frutescens: trong đó bao gồm ớt Malagueta, ớt tabasco, ớt Thái, ớt
Piri Piri và ớt Malawi Kambuzi
Capsicum chinense: trong đó bao gồm ớt cay nhất như ớt rồng, ớt
habanero, ớt Datil và ớt Scotch nắp ca-pô
Capsicum pubescens: trong đó bao gồm ớt Nam Mỹ
Capsicum baccatum: trong đó bao gồm ớt Nam Mỹ
Bên cạnh các giống ớt thuần, với kỹ thuật lai tạo hiện đại, đã có hàng ngàn giống ớt lai cổ điển và giống ớt ưu thế lai F1 được sản xuất trên thế giới Trên thị trường thế giới, ớt thường được chia thành ba nhóm: ớt chuông, ớt ngọt và ớt cay(http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)
2.8.3 Đặc điểm chung của ớt
Ớt là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ, cây cao 0,5-2
m, có nhiều cành, nhẵn Rễ cọc với nhiều rễ phụ mọc thành chùm, ăn sâu 0,5-1
m tùy theo đất Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn Hoa mọc đơn độc ở kẽ
lá Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời Hạt dẹp, vỏ hạt cứng khi chín và khô Cây có thể mọc hoang hoặc trồng(http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)
Trang 3825
2.8.4 Các giống ớt trồng ở Việt Nam
Trên thị trường có rất nhiều giống ớt, mỗi giống thích hợp với vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau Ở khu vực ĐBSCL thường trồng phổ biến nhóm ớt chỉ thiên và nhóm ớt chỉ địa
Nhóm ớt chỉ thiên (trái hướng lên trời): Nhóm ớt này trái thường nhỏ,
trồng nhiều trong mùa mưa, vì trái nằm khơi trên mặt lá, khô ráo và thông thoáng nên ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối trái trong mùa mưa Nhóm ớt chỉ thiên gồm:
Ớt cay (F1) TN16 của công ty Trang Nông: trái chín đỏ tươi, rất cay, trái dài
6-7 cm, đường kính 0,5 - 0,6cm, trọng lượng trái trung bình 2-3g/trái, cây cao
70 - 75cm, đậu trái nhiều, kháng bệnh thúi trái, sinh trưởng mạnh
Ớt hiểm lai F1: trái chín màu đỏ tươi, cay thơm, trái thẳng dài 2-3cm, Loại ớt này cho năng suất cao 2 -3 kg trái/ cây, chống chịu khá với bệnh thán thư
Ớt hiểm địa phương: trái rất cay, chiều dài trái 2-3 cm, cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh thán thư rất tốt, trồng thuận lợi nhất trong mùa mưa, năng suất không cao, nông dân tự để giống dễ dàng
Nhóm ớt chỉ địa (trái hướng xuống đất): Đa số giống ớt này trái thường
to, cay ít đến trung bình, được dùng nhiều trong các quán ăn, được xắt lát mỏng ăn tươi, làm tương ớt dạng bằm nhỏ hay xay Trái ớt chỉ địa thường hướng xuống đất, nằm dưới bộ lá rậm rạp, thường dễ bị sâu bệnh tấn công Đặc biệt trong mùa mưa, đuôi trái thường bị đọng nước nên thiệt hại do bệnh thối trái (thán thư cao), mưa nhiều, nước trong đất thừa, cây ớt hút nhiều nước, trái dễ bị nứt Nhóm ớt chỉ địa gồm:
Ớt cay Chilli (F1): trái suông dài 12-15cm, đường kính 1,2 -1,4 cm, thịt dầy, trái chín màu đỏ tươi, nặng trung bình 15 - 16 g/trái thì đạt tiêu chuẩn, ít bị thối trái, cây cao 75 - 85cm
Ớt cay F1 Hot Chilli (giống Hàn Quốc) : trái to, dài 13 - 15cm, nặng 18 - 20g/trái, thịt dầy, cây phát triển mạnh, ít bị bệnh héo rũ, cháy lá , thán thư, trái suông, chín tập trung
Ớt cay lai F1: trái to dài, chín tập trung, sinh trưởng mạnh, ít bị bệnh xoăn đọt
Trong ớt có 0,04-1,5% dẫn chất benzylamin, vị cay, trong đó thành phần
lớn tập trung ở biểu bì giá noãn, khi tán bột giá noãn, nhỏ một giọt nước lên rồi soi kính sẽ thấy các tinh thể hình vuông của capsaicin vị rất cay, pha loãng tới nồng độ 1/10 triệu còn cảm thấy vị cay
Trang 39Các chất carotenoid : Chất chính là capsanthin có màu đỏ ; ngoài ra còn có sắc
tố capsorubin, kryptoxanthin, zeaxanthin, lutein, α và β carotene
β - carotene là một tenpen và là tiền chất của vitamin A β - carotene thiên nhiên gồm hai loại phân tử gọi là các đồng phân Một đồng phân quan trọng
là 9-cis beta-carotene, đồng phân kia là all-tran beta-carotene Trong đó 9-cis
beta- carotene là thành phần chống oxy hóa chủ yếu của β - carotene
Trang 4027
Hình 2.3: Công thức khai triển của vitamin A và β - carotene
(Nguồn: www.hoahocngaynay.com)
Capsicosid là một saponin steroid có tác dụng kháng khuẩn
Flavonoid (apiin và luteonin-7-glucozit)
Vitamin C, tỷ lệ khoảng 0,8 %-1,8 % trong ớt Có những tác giả nghiên cứu ớt
ở châu Phi, Hungari thấy hàm lượng vitamin C lên tới 4,89%
Ớt là một nguồn tốt của hầu hết các vitamin nhóm B nói chung và vitamin
B 6 nói riêng
Quả ớt chứa rất cao các chất kali, magiê và sắt
Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 g quả ớt
đỏ (ớt cay) chín tươi chứa các thành phần được trình bày qua bảng 2.20