3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 10 lần. Có 40 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị có 4 gà mái. Như vậy sẽ có 160 con mái thí nghiệm.
Với thí nghiệm được bố trí như trên thì các nghiệm thức lần lượt là: Đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS)
OM0,05%: KPCS + 0,05% ớt mãnh OM0,1%: KPCS + 0,1% ớt mãnh OM0,15%: KPCS + 0,15% ớt mãnh
Ớt mãnh khô cho ăn bổ sung được mua tại chợ, kích thước của ớt mãnh từ 2 - 4 mm.
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc và nuôi dưỡng trong cùng điều kiện nhưng với khẩu phần thức ăn khác nhau, gà được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn trung bình là 113g/con/ngày. Cho gà ăn 70% thức ăn vào buổi chiều
35
khoảng 13 giờ và 30% thức ăn vào sáng hôm sau khoảng 8 giờ. Mỗi buổi sáng cân thức ăn thừa, rồi sau đó cân thức ăn mới cho vào máng ăn.
Nước uống được bơm từ ao nước gần trại thông qua xử lý, dự trữ trong bồn cung cấp cho gà hàng ngày.
Máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Phân được dọn 1 lần/tuần và bán làm phân bón. Sau khi dọn phân phải rải vôi sát trùng.
Trứng được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ 30 phút và 14 giờ.
Thời gian chiếu sáng: Sử dụng bóng đèn huỳnh quang 18W, mở đèn từ 5 giờ đến 21 giờ.
3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại
Chương trình vắc-xin và thuốc ở trại được trình bày qua bảng 3.2. Bảng 3.2: Chương trình vắc-xin và thuốc cho gà đẻ
Tuần tuổi
Tên thuốc Tên vắc-xin
Liều lượng Cách dùng
19 Amprolium 60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5
ngày Nutrilaczim
+ Super layer 1g/2 lít nước
3h/ngày liên tục 3 ngày 20 Hipra lona enro S
+ Amoxiline 10mg Enro/kgP 15mg Amox/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 21 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con 27 Amprolium 60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 28 Hipra lona enro S
+ Amoxiline 10mg Enro/kgP 15mg Amox/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 29 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con 35 Amprolium 60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 36 Hipra lona enro S
+ Amoxiline 10mg Enro/kgP 15mg Amox/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 37 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con
41 H5N1 0.5ml/con Tiêm dưới da cổ
42 Amprolium
60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 43 Hipra lona enro S 10mg Enro/kgP 6h/ngày liên tục 5
36 + Amoxiline 15mg Amox/kgP ngày 44 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con 50 Amprolium 60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 51 Hipra lona enro S
+ Amoxiline 10mg Enro/kgP 15mg Amox/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 52 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con 58 Amprolium 60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 59 Hipra lona enro S
+ Amoxiline 10mg Enro/kgP 15mg Amox/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 60 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con
64 H5N1 0.5ml/con Tiêm dưới da cổ
66 Amprolium
60mg/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 67 Hipra lona enro S
+ Amoxiline 10mg Enro/kgP 15mg Amox/kgP 6h/ngày liên tục 5 ngày 68 IB+ND (lasota) 1000 con/lọ Pha 40ml nước/con
(Nguồn: Công ty Emivest Việt Nam, 2014)
Sau khi đưa về trại, mỗi tháng gà được nhỏ mắt 1 lần (IB + ND (Lasota)) và mỗi 4 tháng gà được tiêm vaccin cúm gia cầm (H5N1) 1 lần.
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu
Thí nghiệm được tiến hành trong 10 tuần, từ tuần tuổi thứ 40 đến hết tuần 49. Gà được cho ăn 1 tuần để thích nghi sau đó mới bắt đầu thí nghiệm và lấy chỉ tiêu.
Đối với các chỉ tiêu như tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng loại thì được thu thập số liệu hàng ngày.
Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được chia làm 3 đợt: Lấy mẫu đợt 1 vào cuối tuần tuổi thứ 40
Lấy mẫu đợt 2 vào cuối tuần tuổi thứ 44 Lấy mẫu đợt 3 vào cuối tuần tuổi thứ 49
Lấy trứng để qua 1 ngày cho các thành phần trong trứng được ổn định, sau đó mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu về chất lượng trứng. Mỗi đợt lấy
37
mẫu đều chọn ngẫu nhiên 10 trứng/1 NT. Tổng số trứng được lấy để phân tích là 10 trứng x 4 NT x 3 đợt = 120 trứng.
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.5.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng
Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày: Mỗi buổi sáng cân thức ăn cho vào máng và
cân lại thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Từ đó tính được lượng thức ăn hàng
ngày, từ đó tính tỷ lệ tiêu tốn thức ăn.
Lượng thức ăn ăn vào = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa
Lượng thức ăn ăn vào/ô chuồng số gà/ô chuồng
Lượng thức ăn ăn vào Số trứng
Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ):
Lượng thức ăn ăn vào Khối lượng trứng
Tỷ lệ đẻ: Hàng ngày đếm và ghi chép số trứng đẻ được của từng ô
chuồng.
Số trứng đẻ/ô/ngày Số gà trong ô 3.2.5.2 Chỉ tiêu về chất lượng trứng
Khối lượng trứng: Sau 14 giờ kết thúc lượm trứng của ngày, thu trứng
xong bắt đầu cân.
Khối lượng trứng/ô/ngày Số trứng/ô/ngày CSHD1 (Chỉ số hình dáng 1): Đường kính lớn Đường kính nhỏ CSHD2 (Chỉ số hình dáng 2): Đường kính nhỏ Đường kính lớn Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) =
Tiêu tốn thức ăn (g/trứng) =
HSCHTĂ (g/g) =
Tỷ lệ đẻ (%) = x 100
Khối lượng trứng trung bình =
Chỉ số hình dáng 1 =
38 CSLTĐ (Chỉ số lòng trắng đặc): 2 x Chiều cao lòng trắng đặc Đường kính lớn + Đường kính nhỏ CSLĐ (Chỉ số lòng đỏ): Chỉ số càng cao thì trứng càng có chất lượng. Chiều cao lòng đỏ Đường kính lòng đỏ
Độ dày vỏ: Đo độ dày vỏ bằng thước đo chuyên dụng, không tách rời
màng vỏ trứng ra. Độ dày được lấy trung bình của 3 điểm là: đầu lớn, đầu nhỏ, ngay đường xích đạo.
Chỉ số Haugh:
HU = 100log( H – 1,7W0,37 + 7,57) HU: đơn vị Haugh
H : chiều cao lòng trắng đặc W : khối lượng trứng
3.2.6 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính dựa trên chênh lệch thu chi giữa tiền bán trứng với tổng chi phí thức ăn của các nghiệm thức.
3.2.7 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và sử lý sơ bộ bằng Excel, sau đó phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát của Minitab. Để xác định ý nghĩa của độ khác biệt giữa các nghiệm thức.
Chỉ số lòng trắng đặc =
39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm
Nhìn chung trong quá trình thí nghiệm, tình trạng sản xuất của đàn gà khá ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Dãy chuồng thí nghiệm có hệ thống tấm làm mát và quạt thông thoáng trong chuồng nên điều kiện tiểu khí hậu trong dãy chuồng tương đối ổn định.
4.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình thí nghiệm 4.2.1 Nhiệt độ 4.2.1 Nhiệt độ
Sau thời gian theo dõi, nhiệt độ ở khu vực thí nghiệm qua các tuần được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Nhiệt độ qua các tuần thí nghiệm
Sáng Chiều
TB SEM Min Max TB SEM Min Max
Tuần 40 26,74 0,749 24,28 29,50 27,64 0,30 26,67 29,28 Tuần 41 26,55 0,377 24,67 27,72 26,94 0,46 24,89 28,06 Tuần 42 28,11 0,213 27,50 28,89 28,61 0,20 27,67 29,39 Tuần 43 27,80 0,146 27,17 28,28 27,98 0,32 26,94 29,00 Tuần 44 27,34 0,381 26,00 28,56 28,16 0,33 27,00 29,28 Tuần 45 27,23 0,257 26,17 28,06 26,89 0,68 23,78 29,00 Tuần 46 27,10 0,282 26,17 27,89 27,87 0,41 26,50 29,17 Tuần 47 27,06 0,552 24,89 28,56 27,08 0,49 25,50 28,94 Tuần 48 27,98 0,145 27,22 28,33 29,03 0,34 27,89 30,28 Tuần 49 26,96 0,346 25,56 28,06 28,29 0,24 27,33 29,28
(TB: trung bình, SEM: sai số chuẩn, Min: thấp nhất, Max: lớn nhất)
Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình qua các tuần vào buổi sáng dao động từ 26,55 - 28,11 0C, vào buổi chiều thì dao động từ 26,89 - 29,03 0C. Nhiệt độ thấp nhất (min) qua các tuần vào buổi sáng dao động từ 24,28 - 27,500C, vào buổi chiều dao động từ 24,89 - 27,89 0C. Nhiệt độ cao nhất (max) qua các tuần vào buổi sáng dao động từ 27,72 - 28,89 0C, vào buổi chiều dao động từ 28,06 - 30,28 0C.
Theo Bùi Xuân Mến (2007), nhiệt độ trong chuồng nuôi thích hợp cho gà đẻ tốt ở vùng nhiệt đới thường sử dụng ở mức 20 - 25 0C. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận được từ bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ qua các tuần thí nghiệm ở mức khá cao. Quan sát cho thấy khi nhiệt độ ở trại cao thì gà có biểu hiện khó chịu, ăn kém, đó cũng có thể dẫn đến các quá trình trao đổi chất trong cơ thể gà kém và dẫn đến sự giảm về năng suất trứng ở gà thí nghiệm.
40 4.2.2 Ẩm độ
Sau thời gian theo dõi, ẩm độ ở khu vực thí nghiệm qua các tuần được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ẩm độ qua các tuần thí nghiệm
Sáng Chiều
TB SEM Min Max TB SEM Min Max
Tuần 40 93,87 1,47 89,90 98,50 94,01 1,50 88,00 98,40 Tuần 41 92,09 1,84 86,10 99,20 94,66 1,65 88,00 99,00 Tuần 42 95,23 1,40 90,10 99,10 91,09 1,71 87,30 97,90 Tuần 43 95,60 1,23 89,50 99,30 92,20 0,65 90,10 94,40 Tuần 44 95,26 1,19 90,10 99,00 93,06 1,44 90,10 98,90 Tuần 45 93,04 2,31 81,90 99,60 92,00 1,77 86,80 97,90 Tuần 46 92,83 1,57 86,50 99,40 93,51 1,55 86,20 97,90 Tuần 47 95,99 1,28 90,00 99,10 94,76 1,51 88,90 99,30 Tuần 48 97,20 0,66 94,00 99,10 93,84 1,37 88,90 98,80 Tuần 49 95,89 1,22 88,90 98,00 93,77 1,27 89,10 98,10
(TB: trung bình, SEM: sai số chuẩn, Min: thấp nhất, Max: lớn nhất)
Qua bảng 4.2 cho thấy ẩm độ trung bình qua các tuần vào buổi sáng dao động từ 92,09 - 97,20 %, vào buổi chiều thì dao động từ 92,00 - 94,76 %. Ẩm độ thấp nhất (min) qua các tuần vào buổi sáng dao động từ 81,90 - 94,00 %, vào buổi chiều dao động từ 88,00 - 90,10 %. Ẩm độ cao nhất (max) qua các tuần vào buổi sáng dao động từ 98,00 - 99,60 %, vào buổi chiều dao động từ 97,90 - 99,30 %. Theo quan sát thì nguyên nhân dẫn đến ẩm độ cao là do hệ thống làm mát hoạt động thường xuyên và đọng nước lại thành trũng ở phía dưới tấm làm mát. Bên cạnh đó, xung quanh trại trồng rất là nhiều cây xanh.
Theo Bùi Xuân Mến (2007), chuồng nuôi thông thoáng tốt độ ẩm tương đối đặt ở mức 70 %. Theo Võ Văn Sơn (2002) thì ẩm độ trên 90 % gây khó khăn trong giải nhiệt và dễ bị nóng. Do đó, ẩm độ ghi nhận được qua các tuần thí nghiệm ở mức rất cao có khi lên đến 99,60 % sẽ tác động tiêu cực đến quá trình giải nhiệt và dễ bị nóng. Từ đó có thể ảnh hưởng làm giảm năng suất trứng.
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên khối lượng khối lượng
Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên khối lượng gà được trình bày qua bảng 4.3
41 Bảng 4.3: Khối lượng gà (kg)
ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P Đầu kỳ (đầu tuần 40) 1,91 1,90 1,88 1,87 0,019 0,48 Cuối kỳ (cuối tuần 49) 1,93 1,89 1,88 1,90 0,018 0,18
Khối lượng gà đầu kỳ: Giữa các nghiệm thức thì sai khác không có ý
nghĩa thống kê (P = 0,48). Khối lượng gà đầu kỳ của NTĐC (1,91 kg) cao hơn NT1 (1,90 kg), NT2 (1,88 kg) và NT3 (1,87 kg).
Khối lượng gà cuối kỳ: Giữa các nghiệm thức thì sai khác không có ý
nghĩa thống kê (P = 0,1). Khối lượng gà cuối kỳ của NTĐC (1,93 kg) cao hơn NT1 (1,89 kg), NT2 (1,88 kg), NT3 (1,90 kg).
Từ kết quả ghi nhận được cho thấy khối lượng gà của các nghiệm thức ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ không đạt so với khối lượng chuẩn theo nguồn công ty TNHH Emivest Việt Nam (2011) đó là từ 1,93 kg đến dưới 1,95 kg. Như vậy, việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến khối lượng của gà. Nhưng do β - Carotene (tiền chất của vitamin A), vitamin A (giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, kích thích sinh trưởng và sinh sản biểu mô, xúc tác bộ máy tiêu hóa) và vitamin B1 (đóng vai trò quan trọng trong sự biến dưỡng glucid, cần cho sự hoạt động của thần kinh, tham gia các quá trình chuyển hóa acid amin thành những protid quan trọng) có trong ớt tác động có thể làm cho bộ máy tiêu hóa của gà hoạt động mạnh hơn, gà sẽ mau đói và đòi hỏi lượng thức ăn nhiều hơn so với NTĐC để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nhưng trong quá trình thí nghiệm chỉ cho gà ăn đúng mức tiêu chuẩn mà không bổ sung thêm thức ăn và điều đó có thể dẫn đến gà thiếu thức ăn, ốm hơn so với gà ở NTĐC.
4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên năng suất trứng
4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà
Năng suất trứng gà đẻ từ tuần 40 đến tuần 49 được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4: Năng suất trứng của gà qua các tuần (trứng/mái/tuần)
Tuần ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P 40 5,83 5,93 5,83 5,85 0,292 0,99 41 5,88 6,20 6,08 6,00 0,262 0,85 42 5,85 6,18 6,13 6,10 0,251 0,80 43 5,93 6,25 6,03 6,00 0,218 0,75 44 5,90 6,28 6,05 5,98 0,222 0,66 45 5,95 6,15 6,08 6,08 0,254 0,96 46 5,85 6,18 6,10 6,10 0,256 0,82 47 5,92 6,15 6,03 5,98 0,254 0,93
42
48 5,83 6,12 5,88 5,90 0,253 0,84
49 5,88 6,30 6,03 6,10 0,270 0,74
40 - 49 58,80 61,73 60,20 60,08 2,095 0,81
Sự khác biệt giữa các nghiệm thức về năng suất trứng của gà qua các tuần đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), tuy nhiên năng suất trứng của gà ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh cao hơn ĐC. Cụ thể là ở ĐC năng suất trứng dao động từ 5,83 - 5,95 trứng/mái/tuần, đối với OM0,05% trung bình từ 5,93 - 6,30 trứng/mái/tuần, năng suất trứng ở OM0,10% dao động từ 5,83 - 6,13 trứng/mái/tuần, OM0,15% từ 5,85 - 6,10 trứng/mái/tuần.
Nghiệm thức ĐC có tổng năng suất trứng là 58,80 trứng/mái. Tổng năng suất trứng OM0,10% cao hơn ĐC là 1,40 trứng/mái, OM0,15% cao hơn ĐC là 1,28 trứng/mái, OM0,05% thì cao hơn ĐC là 2,93 trứng/mái. Nguyên nhân là do trong ớt có chứa β - Carotene giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch, làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, trong ớt có chứa vitamin A cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của gà đẻ (Huỳnh Kim Diệu, 2012). Nhờ đó mà ớt mãnh có tác động tích cực đến gà và làm tăng năng suất của gà đẻ.
Kết quả về sự không khác biệt giữa ĐC và bổ sung bột ớt lên năng suất trứng của gà cũng đã được chứng minh bởi Paguia et al (2011) trên gà đẻ từ 54 - 74 tuần tuổi với các mức bổ sung 0,05%, 0,10%, 0,15% và 0,20% bột ớt.
Tỷ lệ đẻ của gà mái ở các nghiệm thức khác nhau qua từng tuần thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.5.
Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần (%)
Nghiệm thức ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P Tuần 40 83,21 84,64 83,21 83,57 4,170 0,99 Tuần 41 83,93 88,57 86,79 85,71 3,737 0,85 Tuần 42 83,57 88,21 87,50 87,14 3,588 0,80 Tuần 43 84,64 89,29 86,07 85,71 3,110 0,75 Tuần 44 84,29 89,64 86,43 85,36 3,171 0,66 Tuần 45 85,00 87,86 86,79 86,79 3,631 0,96 Tuần 46 83,57 88,21 87,14 87,14 3,656 0,82 Tuần 47 84,64 87,86 86,07 85,36 3,632 0,93 Tuần 48 83,21 87,50 83,93 84,29 3,618 0,84 Tuần 49 83,93 90,00 86,07 87,14 3,864 0,74 Trung bình 84,00 88,18 86,00 85,82 2,993 0,81 Qua bảng 4.5 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức về tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), tuy nhiên tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần cao hơn ĐC. Tỷ lệ đẻ ở ĐC dao động từ 83,21% - 85,00%, đối với OM0,05% thì trung bình từ
43
84,64% - 90,00%, OM0,10% nằm trong khoảng 83,21 % - 87,50%, ở OM0,15% thì dao động từ 83,57% - 87,14%.
Tỷ lệ đẻ trung bình của OM0,05% cao hơn ĐC 4,18%, OM0,10% có tỷ lệ đẻ trung bình cao hơn ĐC là 2,00%, OM0,15% thì cao hơn ĐC 1,82%. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng có hiệu quả của β - Carotene và vitamin A có