Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 28)

2.5.1 Nhu cầu năng lượng duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007), nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường.

Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung độ lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm. Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trên một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nửa số năng lượng này.

Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền.

Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với động vật nhỏ hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp. Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất. Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời gian này. Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần. Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm hàng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng

16

lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng khác nhau.

2.5.2 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng

Theo Bùi Xuân Mến (2007), năng lượng thuần cần cho một mái đang có tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng. Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng dự trữ trong trứng. Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu phần. Mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới mức 2640 Kcal ME/kg. Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 Kcal ME/kg. Thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất.

Theo Dương Thanh Liêm (2003), đặc trưng của gia cầm là không có vùng nhiệt độ trung hòa rõ rệt. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên hay giảm thấp thì chúng ăn thức ăn ít hay nhiều lên. Nếu dựa vào trao đổi chất cơ bản (hay nhiệt lượng tỏa ra do phân giải lúc đói) với công thức tính của Brody thì nhu cầu cho duy trì phải cao hơn 20% nhu cầu trao đổi chất cơ bản.

Trong thực tế khi được cho ăn tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào với nhu cầu của chúng. Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 - 12 MJ/kg (11,5 - 13,5 MJ/kg chất khô). Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng trong thức ăn ( lớn hơn 12 MJ hay dưới 10MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng ăn khoảng 0,5%. Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn 10 MJ/kg sẽ dẫn đến giảm sản xuất trứng, khẩu phần chứa nhiều hơn 12 MJ/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng sản lượng trứng đẻ (mặc dù trọng lượng trứng có thể tăng).

2.5.3 Nhu cầu dinh dưỡng duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007), protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp, vì thế yêu cầu về protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích của sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải cung cấp đủ lượng và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lượng acid amin không thiết yếu.

Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng thêm do bị oxi hóa thành năng lượng cũng phải tính đến. Protein cũng không được dự trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được. Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không có kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho động vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác.

2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng sinh trưởng

Nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan trọng. Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein. Sự thiếu hụt của protein tổng số hay một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid

17

amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc. Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein. Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành. Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrat hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxi hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ. Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đầy đủ và cân đối protein.

Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ. Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có thành phần không thay đổi. Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn. Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào. Vì lý do này mà nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó.

2.5.5 Nhu cầu dinh dưỡng đẻ trứng

Với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7g protein. Lượng protein tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng 37g/ngày. Mặc dù gà mái không đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những gà mái đang đẻ cao cũng đầy đủ như cho gà thịt đang sinh trưởng nhanh. Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và sản xuất trứng. Sau đó nhu cầu protein của tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên. Để có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái một ngày cần phải tiêu thụ 17g protein (cân đối các acid amin) (Bùi Xuân Mến, 2007).

Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ đều thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần. Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số. Việc xác định nhu cầu các acid amin cho gà mái khó khăn hơn là cho gà thịt. Vì thế những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng. Tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2007).

Bảng 2.12: Nhu cầu acid amin trong thức ăn hỗn hợp

Các acid amin Mỹ, 1992 % TAHH Scott, 1978 Scott, 1987 g/gà/ngày % từ protein % từ TAHH Arginine 1,0 5,0 0,80 0,85 Histidine 0,95 1,9 0,30 0,34

18 Isoleucine 0,68 5,0 0,80 0,85 Leucine - 7,5 1,20 1,28 Lysine 0,95 4,0 0,64 0,72 Methionine 0,36 2,0 0,32 0,34 Cysteine 0,35 1,6 0,24 0,27 Phenylalanine - 4,4 0,70 0,78 Tyrosine - 2,0 0,30 0,34 Threonine 0,54 3,5 0,55 0,63 Tryptophan 0,18 1,0 0,16 0,17 Valine - 5,0 0,80 0,73

(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001)

Ngày nay, hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết đến chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất. Ngoại trừ một số ít các vitamin hoặc khoáng chất không biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất, các mức trong khẩu phần được khuyến cáo là sẽ cung cấp lượng đủ để cho phép gia cầm sản xuất hiệu quả. Không như protein, các yếu tố vitamin và khoáng vi lượng luôn được cung cấp vượt quá mức nhu cầu tối thiểu trong khẩu phần. Vì vậy, nhu cầu vitamin và khoáng vi lượng thường không được chỉ dẫn theo thức ăn tiêu thụ hoặc mức năng lượng có trong thức ăn.

Bảng 2.13: Bổ sung vitamin vào thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ

Các vitamin/kg thức ăn Theo scott, 1987 Mỹ, 1992 ACE, 1988 A IU 11000 15400 10000 D3 IU 2200 3300 2200 E mg 16,5 27,5 25 K3 mg 2,2 2,2 2,0 B1 mg 2,2 2,2 0,5 B2 mg 5,5 9,0 4,0 Acid pantotenic mg 16,5 13,2 5,0 PP (Niacin) mg 33,0 44,0 10,0 B6 mg 4,4 5,5 - H (Biotin) mg 0,18 0,22 - Acid folic mg 0,88 1,00 - B12 mg 0,011 0,013 0,005 Choline mg 1100 330 500

19

Những nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ dinh dưỡng khoáng ở gà sinh sản đã chỉ ra rằng nhu cầu khoáng đa lượng và vi lượng của gà đẻ sinh sản là lớn, vì cường độ trao đổi chất khoáng cao do chúng phải sản xuất ra vỏ trứng.

Gà mái cần 5 chất khoáng đa lượng là: canxi, photpho natri, clo, kali và 8 chất khoáng vi lượng là: sắt, đồng, kẽm, mangan, magie, iot, selen và coban. Ở mỗi thời kỳ đẻ trứng yêu cầu vật chất khoáng khác nhau. Thừa hoặc thiếu vật chất khoáng đặc biệt là photpho và các nguyên tố vi lượng đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trứng và sức khỏe của đàn gà bố mẹ và đời con của chúng. Gà mái già (đẻ pha cuối) vào thời tiết nóng yêu cầu canxi nhiều hơn gà mái đẻ pha đầu vào thời tiết mát thường vào khoảng 0,3 - 0,35% (3,8 - 4% so với bình thường 3,5%).

Bảng 2.14: Yêu cầu vật chất khoáng của gà đẻ

Các yếu tố khoáng/1kg thức ăn Mỹ, 1922 Hypeco, 1992 ACE, 1977

Canxi % 3,8 3,5 3,5 Photpho hấp thụ % 0,44 0,5 0,45 Natri % 0,18 0,15 0,15 Clo % 0,20 0,10 0,12 Kẽm mg 75,0 70,0 30,0 Sắt mg 100 20,0 18,0 Coban mg - 3,0 3,0 Iot mg 0,45 1,0 1,0 Đồng mg 8,0 10,0 6,0 Selen mg 0,3 0,1 0,3 Mangan mg 100 70,0 48,0

(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2011)

Theo Bùi Xuân Mến (2007), chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần gia cầm mái đang đẻ là canxi. Cho mỗi trứng lớn gà mái đẻ ra cần 2g canxi để thành lập vỏ trứng. Một gà mái đẻ 250 trứng một năm cần tích lũy 500g canxi, chủ yếu ở dạng carbonate canxi (tương đương với 1300g). Canxi không được sử dụng hiệu quả đối với gà mái đẻ, có thể chỉ khoảng 50 - 60% lượng canxi ăn vào được giữ lại và chuyển vào trứng. Như vậy, để sản xuất ra vỏ trứng theo yêu cầu thì gà mái này cần tiêu thụ 2600g carbonate canxi trong một năm đẻ. Đây là lượng khoáng vượt quá cả thể trọng của gà mái.

2.6 Quy trình chọn lọc gà đẻ trứng thương phẩm

Theo gà hướng trứng có đặc điểm chung là: Tầm vóc nhỏ, bộ lông dày, sít, ép sát vào thân. Mào, tích tai phát triển lớn. Chân nhỏ, cao, không có lông. Cơ thể có kết cấu vững chắc, dạng hình thoi hay hình chữ nhật dài. Sinh trưởng chậm nhưng thành thục về tính sớm (20 - 21 tuần tuổi). Hoạt động sinh

20

dục mạnh, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao, không còn khả năng ấp bóng, thuộc loại thần kinh linh hoạt).

Trước khi đẻ khoảng 20 - 22 tuần tuổi phải chọn những con quá nhỏ so với trọng lượng bình quân thì phải loại bỏ (trọng lượng bình quân 1,65 - 1,7kg/con). Ngoài ra những con dị tật thần kinh, mào teo và trắng bệch thì cũng phải loại thải (Nguyễn Xuân Bình, 1999).

Bảng 2.15: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu

Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu

Đầu Rộng và sâu Hẹp dài

Mắt To, lồi màu da cam Nhỏ, màu nâu xanh Mỏ Ngắn chắc, không vẹo mỏ Dài, mảnh

Mào và tích tai Phát triển tốt, có nhiều mao mạch

Nhỏ, nhợt nhạt

Thân Dài, sâu, rộng Hẹp, ngắn, nông

Bụng To, mềm, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương háng rộng

Nhỏ, không mềm, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương háng hẹp

Chân Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn

Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn

Lông Mềm, sáng Mềm, sáng

(Nguồn: http://www.cucchannuoi.gov.vn)

Phân biệt đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém thông qua bảng 2.16.

Bảng 2.16: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém

Các bộ phận cơ thể Gà mái tốt Gà mái xấu

Mào và tích tai To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt, khô Khoảng cách giữa xương

háng Rộng, đặt lọt 3 - 4 ngón tay Hẹp, chỉ đặt lọt 1 - 2 ngón tay Khoảng cách giữa mõm xương lưỡi hái và xương háng

Rộng, mềm, đạt lọt 3 ngón tay

Hẹp, chỉ đặt lọt 1 - 2 ngón tay

Lổ huyệt Ướt, to, cử động, màu nhạt

Khô, bé, ít cử động, màu đậm

Bộ lông Không thay lông cánh

hàng thứ nhất

Đã thay 5 hoặc nhiều lông cánh hàng thứ nhất Màu sắc mỏ, chân Đã giảm màu vàng của

mỏ, chân

Màu sắc của mỏ, chân vẫn vàng

21

2.7 Đánh giá năng suất và chất lượng trứng 2.7.1 Sản lượng trứng 2.7.1 Sản lượng trứng

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm đẻ trứng (sản lượng trứng/năm/gia cầm mái). Sản lượng trứng được xác định theo cá thể (các cơ sở giống bắt buộc phải theo dõi cá thể) hoặc theo nhóm. Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản lượng trứng trung bình bằng tổng số trứng thu được trong thời gian nhất định chia cho số lượng gia cầm mái bình quân trong thời gian đó.

2.7.2 Khối lượng trứng

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khối lượng trứng của gia cầm mái được xác định bằng khối lượng trứng trung bình/năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái/ năm (kg trứng). Khối lượng trứng thường được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên, khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi, khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi. Lúc 32 tuần là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành.

Để tính khối lượng trứng trung bình/năm, người ta tính khối lượng trứng trung bình của 10 tháng đẻ trứng. Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình. Ba quả trứng được cân từ một gia cầm mái hoặc khối lượng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)