Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên chất lượng các

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 63 - 68)

chất lượng các chỉ tiêu bên ngoài của trứng gà

Kết quả ghi nhận được của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chỉ số hình dáng của trứng gà qua 3 đợt lấy mẫu được trình bày qua bảng 4.10. Bảng 4.10: CSHD1 và CSHD2 (%) của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần

Chỉ tiêu Tuần ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P

CSHD1 40 1,25 1,28 1,27 1,26 0,02 0,81 44 1,26 1,28 1,28 1,30 0,02 0,81 49 1,27 1,28 1,27 1,29 0,02 0,81 CSHD2 40 80,13 78,27 78,76 79,45 0,96 0,79 44 79,44 78,39 78,00 76,65 0,96 0,79 49 79,04 78,27 78,84 77,56 0,96 0,79

Đối với chỉ số hình dáng CSHD1: Xét theo sự tương tác giữa các nghiệm

thức và các tuần tuổi thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,81). Ở ĐC CSHD1 dao động từ 1,25 - 1,27, OM0,05% ở mức 1,28, OM0,10% trung bình từ 1,27 - 1,28 và OM0,15% nằm trong khoảng 1,26 - 1,30. Qua các tuần tuổi thì CSHD1 của ĐC thấp hơn các nghiệm thức bổ sung ớt mãnh, tuy nhiên

51

CSHD1 ở các tuần chưa đạt yêu cầu mà Nguyễn Đức Hưng (2006) đưa ra 1,3 - 1,4.

Đối với chỉ số hình dáng CSHD2: Sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua

các tuần không có ý nghĩa thống kê (P = 0,79). CSHD2 của ĐC cao hơn so với các nghiệm thức bổ sung ớt mãnh từ tuần 40 - 49. Ở ĐC thì CSHD2 nằm trong khoảng 79,04 - 80,13, CSHD2 của OM0,05% dao động từ 78,27 - 78,39, OM0,10% từ 78,00 - 78,84 và OM0,15% trung bình từ 76,65 - 79,45. Bên cạnh đó thì CSHD2 ở các tuần cũng chưa đạt yêu cầu về hình dáng của một quả trứng đẹp mà Nguyễn Đức Hưng (2006) đã đưa ra 73 - 75 %.

Nguyên nhân CSHD1 và CSHD2 không đạt yêu cầu có thể là do ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ và ẩm độ cao gây cho gà bị stress, làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể (Huỳnh Kim Diệu, 2012).

Bảng 4.11: CSLTĐ, CSLĐ, độ dày vỏ (mm) của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần

Tuần Chỉ tiêu ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P

40 CSLTĐ 0,13 0,10 0,12 0,13 0,01 0,34 CSLĐ 0,46ab 0,47ab 0,49ab 0,50a 0,01 0,01 Độ dày vỏ (mm) 0,42 0,46 0,42 0,43 0,01 0,21 44 CSLTĐ 0,13 0,12 0,13 0,13 0,01 0,34 CSLĐ 0,50a 0,47ab 0,49ab 0,49ab 0,01 0,01 Độ dày vỏ (mm) 0,43a 0,43a 0,43a 0,44a 0,01 0,21 49 CSLTĐ 0,10 0,10 0,08 0,09 0,01 0,34 CSLĐ 0,50a 0,47ab 0,47ab 0,45b 0,01 0,01 Độ dày vỏ (mm) 0,45 0,44 0,46 0,46 0,01 0,21

Trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (a,b, P > 0,05).

Chỉ số lòng trắng đặc: Xét theo sự tương tác giữa các nghiệm thức và

các tuần tuổi thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,34). CSLTĐ của ĐC dao động từ 0,10 - 0,13, OM0,05% trong khoảng 0,10 - 0,12, OM0,10% từ 0,08 - 0,13 và OM0,15% trung bình từ 0,09 - 0,13. CSLTĐ ở 4 nghiệm thức có xu hướng giảm từ tuần 40 đến tuần 49 có thể là do ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ cao làm cho gà bị stress, rối loạn chức năng thần kinh dẫn đến khả năng sinh sản giảm. Bên cạnh đó, CSLTĐ ở các nghiệm thức bổ sung ớt mãnh thấp hơn ĐC vào tuần 49 có thể lý giải là vì trong ớt có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao (vitamin A và tiền chất của vitamin A là β - Carotene) nên khi bổ sung trong khoảng thời gian khá lâu thì lòng trắng trứng có thể sẽ bị bè ra làm cho chiều cao lòng trắng đặc giảm dẫn đến CSLTĐ giảm.

Chỉ số lòng đỏ: Giữa các nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt có ý

nghĩa thống kê (P = 0,01). Ở tuần 40 thì CSLĐ của OM0,05% (0,47), OM0,10% (0,49), OM0,15% (0,50) cao hơn so với ĐC (0,46). Nhưng sau đó CSLĐ của các nghiệm thức bổ sung ớt mãnh lại có xu hướng giảm và đến tuần 49 thì thấp

52

hơn ĐC. Cụ thể là OM0,05% và OM0,10% có CSLĐ thấp hơn ĐC 0,03, đối với OM0,15% thì thấp hơn ĐC là 0,05. Nguyên nhân có thể là do trong ớt có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao (vitamin A và tiền chất của vitamin A là β - Carotene) nên khi bổ sung trong khoảng thời gian ngắn thì cải thiện được màu lòng đỏ nhưng nếu cung cấp trong thời gian dài dẫn đến lòng đỏ trứng có thể sẽ bị bè ra làm cho chiều cao lòng đỏ giảm dẫn đến CSLĐ giảm.

Độ dày vỏ: Giữa các nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt không có ý

nghĩa thống kê (P = 0,21). Độ dày vỏ của ĐC dao động từ 0,42 - 0,45, OM0,05% trung bình từ 0,43 mm - 0,46 mm, OM0,10% từ 0,42 mm - 0,46 mm và OM0,15% nằm trong khoảng 0,43 mm - 0,46mm. Nhìn chung, độ dày vỏ của nghiệm thức có khẩu phần bổ sung ớt mãnh cao hơn ĐC. Nguyên nhân có thể là do trong ớt có chứa protein, Kali, Magiê, sắt góp phần tham gia cấu tạo nên vỏ trứng.

Bảng 4.12: Đơn vị Haugh và màu lòng đỏ của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các tuần

Chỉ tiêu Tuần ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P

HU 40 91,42 90,30 90,83 91,11 0,29 0,17 44 91,03 90,54 91,24 90,99 0,29 0,17 49 90,33 90,30 89,60 90,07 0,29 0,17 MLĐ 40 9,60b 9,80a 9,60b 9,80a 0,37 0,01 44 9,20b 9,60a 9,80a 10,00a 0,37 0,01 49 9,20b 9,80a 10,00a 10,20a 0,37 0,01

Trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (a,b, P > 0,05).

Đơn vị Haugh: Giữa các nghiệm thức qua các tuần khác biệt không có ý

nghĩa thống kê (P = 0,17). Đơn vị Haugh của ĐC trung bình từ 90,33 - 91,42, OM0,05% dao động từ 90,30 - 90,54, OM0,10% nằm trong khoảng 89,60 - 91,24 và OM0,15% dao động từ 90,07 - 91,11. Đơn vị Haugh ở cả 4 nghiệm thức đều có xu hướng giảm có thể là do ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ cao làm cho gà bị stress, rối loạn chức năng thần kinh dẫn đến khả năng sản xuất trứng giảm đi (Huỳnh Kim Diệu, 2012). Ở tuần 49 thì đơn vị Haugh của OM0,05% thấp hơn ĐC là 0,03, đối với OM0,10% thì HU thấp hơn ĐC là 0,73, OM0,15% thấp hơn ĐC là 0,26. Nguyên nhân có thể do trong ớt có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao (vitamin A và tiền chất của vitamin A là β - Carotene) nên khi bổ sung trong khoảng thời gian khá lâu thì lòng trắng trứng có thể sẽ bị bè ra làm cho chiều cao lòng trắng đặc giảm dẫn đến đơn vị Haugh giảm vì đơn vị Haugh tỷ lệ thuận với chiều cao lòng trắng đặc.

Màu lòng đỏ: Xét theo sự tương tác giữa các nghiệm thức và tuần tuổi thì

sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P = 0,01). Màu lòng đỏ ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần có xu hướng tăng và cao nhất ở OM0,15%. Cụ thể là ở tuần 49, màu lòng đỏ của OM0,05% cao hơn ĐC 0,60, OM0,10% cao hơn ĐC 0,80% và OM0,15% thì màu lòng đỏ cao hơn ĐC tới

53

1,00. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do tác dụng của hợp chất màu tự nhiên β - carotenoid có trong ớt mãnh phản ứng với các acid Lewis khác nhau tạo nên những hợp chất màu đậm hơn hợp chất carotenoid ban đầu (https://www.academia.edu). Như vậy việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn của gà giúp làm tăng màu lòng đỏ trứng.

4.5 Hiệu quả kinh tế

Trại gà đẻ của Nguyễn Hoài An nuôi theo hình thức gia công cho công ty TNHH Emivest Việt Nam nên tiết kiệm được khoảng tiền mua con giống. Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức

ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15%

Số gà đầu kỳ (con) 40 40 40 40

Số gà cuối kỳ (con) 40 40 40 40

Tiền khẩu phần thức ăn (triệu đồng) 3,100 3,113 3,131 3,143

Số lượng trứng (trứng) 2352 2469 2408 2403

Tiền bán trứng (triệu đồng) 3410 3,580 3,492 3,484

Lợi nhuận (nghìn đồng) 310 467 361 341

Lợi nhuận/mái/70 ngày (đồng) Hiệu suất so với ĐC (%)

7750 100 11675 151 9025 116 8525 110 Trại mua thức ăn lại của công ty với giá 9800 đồng/kg, công ty bao tiêu sản phẩm với giá 1450 đồng/trứng. Ớt mãnh khô bổ sung trong các nghiệm thức được mua với giá 100.000 đồng/kg.

Qua bảng 4.13 cho thấy việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn của gà không làm giảm số lượng gà mà còn làm tăng số lượng trứng. Cụ thể là số lượng trứng của OM0,05% cao hơn ĐC là 117 trứng, OM0,10% cao hơn ĐC 56 trứng và OM0,15% cao hơn ĐC là 51 trứng. Do đó, ở các nghiệm thức có bổ sung ớt vào khẩu phần có tiền bán trứng và lợi nhuận cao hơn so với ĐC. Cụ thể là OM0,05% có mức lợi nhuận cao hơn ĐC 51%, OM0,10% cao hơn ĐC 16% và OM0,15% cao hơn ĐC là 10 % (tính theo hiệu suất so với ĐC). OM0,05% có lợi nhuận cao nhất so với các nghiệm thức khác trong thời gian thí nghiệm (10 tuần), điều này là do năng suất trứng ở OM0,05% là cao nhất, tiêu tốn thức ăn/mái thấp nhất so với các nghiệm thức khác và đồng thời khối lượng ớt bổ sung trong khẩu phần thí nghiệm là thấp nhất so với các nghiệm thức có khẩu phần bổ sung ớt.

55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)