Đánh giá năng suất và chất lượng trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 34)

2.7.1 Sản lượng trứng

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm đẻ trứng (sản lượng trứng/năm/gia cầm mái). Sản lượng trứng được xác định theo cá thể (các cơ sở giống bắt buộc phải theo dõi cá thể) hoặc theo nhóm. Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản lượng trứng trung bình bằng tổng số trứng thu được trong thời gian nhất định chia cho số lượng gia cầm mái bình quân trong thời gian đó.

2.7.2 Khối lượng trứng

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khối lượng trứng của gia cầm mái được xác định bằng khối lượng trứng trung bình/năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái/ năm (kg trứng). Khối lượng trứng thường được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên, khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi, khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi. Lúc 32 tuần là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành.

Để tính khối lượng trứng trung bình/năm, người ta tính khối lượng trứng trung bình của 10 tháng đẻ trứng. Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình. Ba quả trứng được cân từ một gia cầm mái hoặc khối lượng trứng trung bình toàn đàn gia cầm mái vào 3 ngày liên tiếp trong tháng, hoặc 3 ngày với khoảng cách cố định (ví dụ ngày 4, 5, 6 hàng tháng hoặc ngày 10, 20, 30 hàng tháng). Cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g. Khối lượng trứng trung bình của gà 55 - 65g, trứng vịt 70 - 80g, trứng ngỗng 140 - 200g, trứng gà tây 100 - 110g, trứng bồ câu 25g, trứng chim cút 16 - 18g, trứng đà điểu 1000 - 1200g/quả.

2.7.3 Phẩm chất trứng (chất lượng trứng).

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), phẩm chất trứng thể hiện ở nhiều chỉ tiêu: phẩm chất bên ngoài và phẩm chất bên trong. Các chỉ tiêu bên ngoài của trứng đó là chỉ số hình dạng, màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng. Chỉ số bên trong đó là tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng đỏ, tổng hợp quan hệ giữa khối lượng và chất lượng lòng trắng trứng là chỉ số Haugh...

Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng cũng như trong vận chuyển bảo quản trứng thương phẩm. Hình dạng trứng được đánh giá qua chỉ số hình dạng trứng. Chỉ số hình dạng trứng (I) là tỷ lệ giữa đường kính lớn D (chiều dài) và đường kính nhỏ d (chiều rộng) của trứng. Đo đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng bằng thước kẹp. Trứng gà có chỉ số 1,3 - 1,4 (hoặc 0,73 - 0,74) là thích hợp, có tỉ lệ dập vỏ thấp nhất trong quá trình bảo quản, vận chuyển, và cho tỷ lệ ấp nở cao.

Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi vì nó liên quan đến tỉ lệ dập vỡ và tỉ lệ ấp nở. Trứng có độ dày từ 0,25 - 0,58 mm phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng, bệnh tật. Hệ số di truyền

22

về độ dày vỏ trứng ở mức thấp 0,15 - 0,3. Phương pháp xác định thông qua đo độ dày vỏ bằng thước kẹp hoặc thước chuyên dùng đo độ dày vỏ trứng. Đo trên 3 vị trí: đầu nhọn, giữa, đầu tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình. Độ dày vỏ tỉ lệ thuận với khối lượng trứng.

Xác định độ bền vỏ trứng bằng dụng cụ chuyên dùng đo độ chịu lực của trứng (kg/cm2) trung bình từ 3 - 5 kg/cm2. Tỉ lệ trứng dập vỡ (%) có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng. Hàng ngày thống kê ghi chép trứng dập vỡ và tính tỉ lệ %. Tỉ lệ trứng dập vỡ (%) là mối quan hệ giữa trứng dập vỡ và tổng số trứng.

Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn là dinh dưỡng. Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới. Xu hướng chung hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng có vỏ màu (nâu, hồng, nâu xẫm...) thay cho trứng vỏ trắng. Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu và thường di truyền liên kết với giới tính.

Chỉ số lòng đỏ trứng là mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính lòng đỏ. Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt. Phương pháp xác định: đập trứng ra đĩa petri đo đường kính và chiều cao. Chỉ số này thay đổi theo thời gian bảo quản trứng và độ bền của màng lòng đỏ.

Chỉ số lòng trắng trứng là mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và trung bình giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt.

Chỉ số Haugh là chỉ mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng, do Haugh xác định và đưa ra công thức tính đầy đủ:

HU = 100log(H - 1,7w0,37 + 7,57) HU : đơn vị Haugh

H: chiều cao lòng trắng đặc; G: Hằng số trọng lực = 32,2 W: khối lượng trứng

HU càng cao phẩm chất trứng càng tốt.

Phương pháp: cân khối lượng trứng, đập ra đo chiều cao lòng trắng và tra bảng cho sẵn ta có chỉ số Haugh. Trứng chênh lệch 1 – 8 đơn vị Haugh thì coi như có chất lượng tương tự.

23

Bảng 2.17: Liên quan giữa chỉ số Haugh với chiều cao lòng trắng đặc của trứng Chiều cao lòng trắng đặc (mm) Khối lượng trứng (g) 49,9 53,2 56,7 60,2 63,8 10 102 101 100 99 98 9 97 96 95 95 94 8 92 91 90 89 88 7 87 86 84 83 82 6 80 79 78 77 75 5 73 71 70 68 67 4 64 62 60 58 56 3 53 50 48 45 42 2 37 34 30 26 22

Chỉ số Haugh Chiều cao lòng trắng đặc (mm)

100 9,6 9,8 10,0 10,2 10,3 90 7,6 7,8 7,9 8,1 8,3 80 5,9 6,1 6,5 6,5 6,7 70 4,6 4,8 5,0 5,2 5,4 60 3,6 3,8 4,0 4,2 4,3 50 2,8 3,0 3,2 3,3 3,5 40 2,2 2,3 2,5 2,7 2,8 30 1,6 1,8 2,0 2,2 2,3 20 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 (Nguồn: Phạm Tấn Nhã, 2010)

2.8 Vai trò của ớt đối với động vật 2.8.1 Tên gọi và danh pháp khoa học 2.8.1 Tên gọi và danh pháp khoa học

Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L thuộc họ Cà Solanaceae. Do có vị cay nồng giống như vị của hạt tiêu (Piper nigrum)

nên có nhiều nơi đặt tên ớt kèm theo từ ‘pepper’ (tiêu) như ‘chili peppers’ (ớt tiêu), ‘bell pepper’ (ớt chuông)…(http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay- ot.html).

24 2.8.2 Phân loại khoa học

Dưới đây là bảng tóm tắt phân loại của ớt: Bảng 2.18: Phân loại khoa học của ớt

Bộ (ordo) Cà (Solanales)

Họ (familia) Cà (Solanaceae)

Phân họ (subfamilia) Cà (Solanoideae)

Tông (tribus) Ớt (Capsiceae)

Chi (genus) Ớt (Capsicum L.)

Loài (species) Khoảng 20-27 loài

(Nguồn: http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)

Loài ớt: Chi ớt có khoảng 28 loài với nhiều hình dạng quả, màu sắc và vị cay khác nhau. Mối quan hệ phát sinh loài giữa các loài ớt đã được nghiên cứu từ gốc độ địa sinh vật, hình thái học, thành phần hóa học và dữ liệu di truyền đã cho biết trong chi ớt có khoảng 3.000 giống mọc hoang dại và được trồng khác nhau.

Các loài ớt trồng trên thế giới: Hiện nay trên thế giới đang trồng hàng trăm giống ớt thuần từ 5 loài quan trọng là:

Capsicum annuum: trong đó bao gồm nhiều loại phổ biến như ớt chuông, ớt

sáp , ớt cayenne, ớt chiltepin.

Capsicum frutescens: trong đó bao gồm ớt Malagueta, ớt tabasco, ớt Thái, ớt

Piri Piri và ớt Malawi Kambuzi.

Capsicum chinense: trong đó bao gồm ớt cay nhất như ớt rồng, ớt

habanero, ớt Datil và ớt Scotch nắp ca-pô.

Capsicum pubescens: trong đó bao gồm ớt Nam Mỹ. Capsicum baccatum: trong đó bao gồm ớt Nam Mỹ.

Bên cạnh các giống ớt thuần, với kỹ thuật lai tạo hiện đại, đã có hàng ngàn giống ớt lai cổ điển và giống ớt ưu thế lai F1 được sản xuất trên thế giới. Trên thị trường thế giới, ớt thường được chia thành ba nhóm: ớt chuông, ớt ngọt và ớt cay(http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html).

2.8.3 Đặc điểm chung của ớt

Ớt là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ, cây cao 0,5-2 m, có nhiều cành, nhẵn. Rễ cọc với nhiều rễ phụ mọc thành chùm, ăn sâu 0,5-1 m tùy theo đất. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Hạt dẹp, vỏ hạt cứng khi chín và khô. Cây có thể mọc hoang hoặc trồng(http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html).

25 2.8.4 Các giống ớt trồng ở Việt Nam

Trên thị trường có rất nhiều giống ớt, mỗi giống thích hợp với vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau. Ở khu vực ĐBSCL thường trồng phổ biến nhóm ớt chỉ thiên và nhóm ớt chỉ địa.

Nhóm ớt chỉ thiên (trái hướng lên trời): Nhóm ớt này trái thường nhỏ,

trồng nhiều trong mùa mưa, vì trái nằm khơi trên mặt lá, khô ráo và thông thoáng nên ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối trái trong mùa mưa. Nhóm ớt chỉ thiên gồm:

Ớt cay (F1) TN16 của công ty Trang Nông: trái chín đỏ tươi, rất cay, trái dài

6-7 cm, đường kính 0,5 - 0,6cm, trọng lượng trái trung bình 2-3g/trái, cây cao 70 - 75cm, đậu trái nhiều, kháng bệnh thúi trái, sinh trưởng mạnh.

Ớt hiểm lai F1: trái chín màu đỏ tươi, cay thơm, trái thẳng dài 2-3cm, Loại ớt này cho năng suất cao 2 -3 kg trái/ cây, chống chịu khá với bệnh thán thư. Ớt hiểm địa phương: trái rất cay, chiều dài trái 2-3 cm, cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh thán thư rất tốt, trồng thuận lợi nhất trong mùa mưa, năng suất không cao, nông dân tự để giống dễ dàng.

Nhóm ớt chỉ địa (trái hướng xuống đất): Đa số giống ớt này trái thường

to, cay ít đến trung bình, được dùng nhiều trong các quán ăn, được xắt lát mỏng ăn tươi, làm tương ớt dạng bằm nhỏ hay xay. Trái ớt chỉ địa thường hướng xuống đất, nằm dưới bộ lá rậm rạp, thường dễ bị sâu bệnh tấn công. Đặc biệt trong mùa mưa, đuôi trái thường bị đọng nước nên thiệt hại do bệnh thối trái (thán thư cao), mưa nhiều, nước trong đất thừa, cây ớt hút nhiều nước, trái dễ bị nứt. Nhóm ớt chỉ địa gồm:

Ớt cay Chilli (F1): trái suông dài 12-15cm, đường kính 1,2 -1,4 cm, thịt dầy, trái chín màu đỏ tươi, nặng trung bình 15 - 16 g/trái thì đạt tiêu chuẩn, ít bị thối trái, cây cao 75 - 85cm.

Ớt cay F1 Hot Chilli (giống Hàn Quốc) : trái to, dài 13 - 15cm, nặng 18 - 20g/trái, thịt dầy, cây phát triển mạnh, ít bị bệnh héo rũ, cháy lá , thán thư, trái suông, chín tập trung.

Ớt cay lai F1: trái to dài, chín tập trung, sinh trưởng mạnh, ít bị bệnh xoăn đọt

do siêu vi khuẩn.

Ớt sừng trâu địa phương: trái hơi cong ở đầu, dài 10 - 15cm, cho năng suất thấp, dễ bị bệnh thán thư, xoăn đọt do siêu vi khuẩn.

Ớt hiểm địa phương (trái chỉ địa): trái hướng xuống, thẳng, thon dài 3-4cm, chót đuôi trái nhọn, cay nhiều (http://hodinhhai.blogspot.com).

2.8.5 Thành phần hóa học của ớt

Trong ớt có 0,04-1,5% dẫn chất benzylamin, vị cay, trong đó thành phần chính là capsaicin ( chiếm tới 70%) có công thức phân tử là C18 H27 NO3, phần lớn tập trung ở biểu bì giá noãn, khi tán bột giá noãn, nhỏ một giọt nước lên rồi soi kính sẽ thấy các tinh thể hình vuông của capsaicin vị rất cay, pha loãng tới nồng độ 1/10 triệu còn cảm thấy vị cay.

26

Hình 2.2: Công thức khai triển của Capsicin

(Nguồn: http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)

Hiện nay nhóm chất “capsaicinoid” trong quả ớt cay được biết bao gồm các chất gây cay cụ thể được trình bày qua bảng 2.19.

Bảng 2.19: Nhóm chất Capsaicinoid trong ớt cay

Capsaicinoid Ký hiệu Tỷ lệ Capsaicin C 69% Dihydrocapsaicin DHC 22% Nordihydrocapsaicin NDHC 7% Homodihydrocapsaicin HDHC 1% Homocapsaicin HC 1% Nonivamide PAVA <1% ( Nguồn: http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html) Ngoài ra còn có một số chất khác như:

Dihydrocapsaicin (khoảng 20%), nordihydro-capsaicin(7%), homocapsaicin và homodihydrocapsaicin.

Các chất carotenoid : Chất chính là capsanthin có màu đỏ ; ngoài ra còn có sắc tố capsorubin, kryptoxanthin, zeaxanthin, lutein, α và β carotene.

β - carotene là một tenpen và là tiền chất của vitamin A. β - carotene thiên nhiên gồm hai loại phân tử gọi là các đồng phân. Một đồng phân quan trọng

là 9-cis beta-carotene, đồng phân kia là all-tran beta-carotene. Trong đó 9-cis beta- carotene là thành phần chống oxy hóa chủ yếu của β - carotene.

27

Hình 2.3: Công thức khai triển của vitamin A và β - carotene

(Nguồn: www.hoahocngaynay.com)

Capsicosid là một saponin steroid có tác dụng kháng khuẩn. Flavonoid (apiin và luteonin-7-glucozit)

Vitamin C, tỷ lệ khoảng 0,8 %-1,8 % trong ớt. Có những tác giả nghiên cứu ớt ở châu Phi, Hungari thấy hàm lượng vitamin C lên tới 4,89%.

Ớt là một nguồn tốt của hầu hết các vitamin nhóm B nói chung và vitamin B 6 nói riêng.

Quả ớt chứa rất cao các chất kali, magiê và sắt.

Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 g quả ớt đỏ (ớt cay) chín tươi chứa các thành phần được trình bày qua bảng 2.20. Bảng 2.20: Thành phần hóa học có trong 100 g ớt đỏ

Thành phần Hàm lượng

Năng lượng 166 kJ (40 kcal)

Carbohydrate 8,8 g Đường 5,3 g Chất xơ thực phẩm 1,5 g Chất béo 0,4 g Protein 1,9 g Nước 88 g Vitamin A 48 mg (6%) Beta-carotene 534 mg (5%) Vitamin B 6 0,51 mg (39%) Vitamin C 144 mg (173%) Sắt 1 mg (8%)

28

Magiê 23 mg (6%)

Kali 322 mg (7%)

Capsaicin 0.01g - 6 g

(Nguồn: http://hodinhhai.blogspot.com/2013/10/cay-ot.html)

2.8.6 Ứng dụng của ớt trong chăn nuôi

Chống oxy hóa mạnh mẽ: Trong ớt có chứa β - Carotene là chất chống oxy hóa rất tốt. Vài thập kỷ trước đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng β -carotene có thể chuyển thành vitamin A trong cơ thể, cho nên nó cũng có những tác dụng tương tự loại vitamin này. β - carotene còn có thể làm tăng dung tích phổi, góp phần giảm nồng độ cholesterol máu cũng như nguy cơ một số bệnh tim mạch liên quan. β - carotene giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch bằng rất nhiều cách khác nhau. Tiến sĩ khoa học David A. Hughes và các đồng sự thuộc Viện nghiên cứu về thực phẩm Anh Quốc phát hiện ra β -

carotene tác động lên tế bào bạch cầu đơn nhân (Monocyte) là một loại tế bào

miễn dịch giúp tìm kiếm và phá hủy các tế bào ung thư, các vi khuẩn gây bệnh (http://www.suckhoecongdong.com/thuong-thuc/dinh-duong/vitamin-khoang- chat/818-vitamin-a-va-cac-carotenoid.html).

Trong ớt xanh có chứa vitamin C, thường được sử dụng trong trường hợp: Sau khi hồi phục từ các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; tăng sức đề kháng cơ thể chống bệnh tật, nhiễm độc; phòng tress; gia súc bị gãy xương, gia cầm đẻ trứng vỏ mỏng (Huỳnh Kim Diệu, 2012).

Ớt màu đỏ chứa vitamin A, như một loại thảo mộc xúc tác kích thích tuần hoàn và lưu thông máu.Vitamin A cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản biểu mô, làm tăng thị lực. Thiếu vitamin A vật chậm lớn, yếu đuối, thiếu máu, rối loạn sinh sản, sẩy thai, vô sinh ở gia súc cái, viêm loét giác mạc, khô mắt, tiêu chảy, dễ nhiễm trùng, gà dễ bị bệnh hô hấp mãn tính, bệnh đậu, cầu trùng ở mức độ rất nặng (Huỳnh Kim Diệu, 2012).

Vitamin B1 có trong ớt, đóng vai trò quan trọng trong sự biến dưỡng glucid, cần cho sự hoạt động của thần kinh, tham gia các quá trình chuyển hóa acid amin thành những protid quan trọng. Thiếu vitamin B1 sẽ gây phù, viêm dây thần kinh, suy nhược, liệt cơ, biếng ăn, nôn mửa, chết vì suy tim.

Capsaicin có trong quả ớt chín (những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn) là một alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%, được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích trong việc điều trị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.

Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Hơn nữa, ớt được sử

dụng để kích thích tiết acid dạ dày làm đại lý trị liệu (Estrada et al., 2002),

giúp làm tăng màu lòng đỏ hiệu quả mà không ảnh hưởng đến khả năng sản

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 34)