Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 25)

2.4.1 Ảnh hưởng của hormon đến sản lượng trứng

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), hormon không chỉ điều hoà hoạt động sống mà còn gắn liền với quá trình hình thành trứng, hoạt động sinh sản và các đặc điểm giống, giới tính ở gia cầm. Các hormon được sản sinh từ tuyến yên có tên chung là Gonadotrophic Hormone (GH); các hormon sinh dục khác gồm Androgen, Oestrogen, Progesteron.

Bảng 2.9: Hoạt động của hormon trong sinh sản ở gia cầm

Tuyến nội tiết Hormon Chức năng cơ bản tương ứng

Thuỳ trước tuyến yên

FSH Kích thích sinh trưởng của tế bào trứng LH Nguyên nhân của sự thải trứng

Prolactin Chi phối tính ấp bóng, tiết sữa diều

Thuỳ sau tuyến yên Oxytoxin Điều hoà quá trình đẻ Vosopressin Co thắt mạch máu

Tinh hoàng Adrogen Điều hoà sự phát triển cơ quan sinh dục đực, hoạt động sinh dục...

Buồng trứng

Oestrogen Điều hoà sự phát triển buồng trứng, ống dẫn trứng, hoạt động sinh dục... Progesteron Cùng với Oestrogen điều hoà quá trình

hình thành trứng

13

2.4.2 Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), sự thay lông có liên quan với hoạt động của hormon thyroxin. Thay lông gắn liền với sản lượng trứng. Những gia cầm mái đẻ tốt, quá trình thay lông diễn ra sớm và nhanh. Ngược lại, những gia cầm mái đẻ kém quá trình thay lông diễn ra chậm và kéo dài. Sự thay lông ở gà bắt đầu từ thay lông cổ, sau đó chuyển đến ngực, bụng, cuối cùng là lông cánh. Quá trình thay lông mạnh nhất là lúc thay lông cánh chính. Lúc này sức đẻ của gà mái giảm nhanh hoặc ngừng hẳn.

Gà thay lông hàng năm, bình thường vào cuối mùa hè, đầu mùa thu nếu gà ở vào các tháng mùa xuân của năm trước. Quá trình thay lông kết thúc thì bộ lông màu sáng hơn, bóng hơn, bộ lông khép kín, xếp sát vào thân.

2.4.3 Ảnh hưởng của nuôi dưỡng

Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), sản lượng trứng sẽ bị giảm sút nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể tức là nếu gà mái nhận thức ăn ở mức độ không đủ đáp ứng yêu cầu của khẩu phần duy trì và sản xuất. Gà cũng có thể không đẻ nếu các chất dinh dưỡng được cung cấp kém phẩm chất, nếu trong thức ăn thiếu các chất nhất định cần thiết để tạo ra lòng đỏ. Khả năng gà mái sử dụng protein của bản thân cơ thể sản xuất ra trứng hết sức hạn chế. Khi thiếu các axit amin, gà mái ngừng đẻ đến bốn, năm ngày. Vì vậy, các axit amin như metionin, lizin, triptofan và một số khác thường không đủ trong các khẩu phần có ý nghĩa quan trọng đối với gà mái đẻ. Khi đẻ nhiều, chỉ riêng việc cấu tạo vỏ trứng cũng đòi hỏi một số lượng lớn các chất khoáng. Từ đó có thể hiểu được rằng, cung cấp không đủ các chất khoáng, nhất là canxi và photpho cũng như mangan và các nguyên tố khác sẽ làm giảm sản lượng trứng. Đối với các vitamin cũng thế.

Phương pháp chế biến thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Sự thay đổi thức ăn đột ngột không gây ảnh hưởng bất lợi đối với sản lượng trứng, nếu khi thay đổi, chất lượng thức ăn không bị giảm sút. Điều đáng quan tâm là nếu năng suất trứng bị giảm sút thì về sau không bù đắp lại được. Vì vậy, để có năng suất trứng cao, trước hết cần thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu các chất dinh dưỡng cho những gà mái có bản chất di truyền tốt.

2.4.4 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu chuồng trại

Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), thay đổi nhiệt độ trong ngày đêm ít ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Sự tăng giảm nhiệt độ từ từ và kéo dài có tác động yếu hơn là tăng giảm mạnh đột ngột, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng mạnh hơn nhiệt độ tăng cao. Khi nhiệt độ tăng thì gà cảm thấy khó chịu, ăn kém, các quá trình trao đổi trong cơ thể căng thẳng và do đó mà năng suất trứng giảm.

Gà không có tuyến mồ hôi và lớp lông rất dày cản trở thoát nhiệt bằng bức xạ và thoát hơi trên da.Vì vậy, gà thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp.

14 Bảng 2.10: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà

Môi trường (0C) Thân nhiệt (0C)

29 39 - 39,5

26 31 - 32

12 20

10 15 (chết)

(Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002)

Theo Bùi Xuân Mến (2007), nhiệt độ trong chuồng nuôi thích hợp cho gà đẻ tốt ở vùng nhiệt đới thường sử dụng ở mức 20 - 25 0C. Chuồng nuôi thông thoáng tốt độ ẩm tương đối đặt ở mức 70%.

Bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ không khí là yếu tố vi khí hậu quyết định tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của không khí, khi kết hợp nhiệt độ môi trường cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và lượng mồ hôi bốc hơi ít. Đồng thời sẽ là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Ẩm độ tối hảo cho các loài là 60 - 80%. Trung bình 70%. Dưới 60% là thấp. Dưới 50% gây bệnh đường hô hấp. Trên 80% là cao. Trên 90% khó khăn trong giải nhiệt và dễ bị nóng (Võ Văn Sơn, 2002).

Theo Lê Hồng Mận (2003), chương trình chiếu sáng chuồng nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của gà, cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng qua các giai đoạn gà con, gà dò, gà đẻ. Gà vào thời kì đẻ phải tăng dần thời gian chiếu sáng, mỗi tuần tăng 30 phút, lúc đẻ cao đạt 15 - 16 giờ/ngày, cường độ ánh sáng 3 W/m2 hay 10 lux cho gà hướng trứng và hướng thịt.

Bảng 2.11: Chương trình chiếu sáng cho gà giống hướng trứng Tuần tuổi Số giờ chiếu

sáng/ngày đêm Cường độ W/m2 nền Lux/m2 nền 1 22 - 23 4 40 2 20 1,5 10 3 18 1,5 10 4 16 1,5 10 5 14 1,5 10 6 12 1,5 10 7 10 1,5 10 8 - 18 9 1,5 10 19 - 20 9 3 30 21 10 3 30

15 22 11 3 30 23 12 3 30 24 13 3 30 24 - 35 14 3 30 36 - 72 Tăng dần đạt 17 giờ/ngày đêm 3 30 (Nguồn: Lê Hồng Mận, 2003)

2.4.5 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi

Gia cầm nuôi lồng đẻ trứng nặng hơn gia cầm nuôi nền khoảng 1,2 g/trứng. Gia cầm nuôi sàn đẻ khoảng 10% trứng lớn hơn nuôi trên nền có một phần chất độn.

2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ 2.5.1 Nhu cầu năng lượng duy trì 2.5.1 Nhu cầu năng lượng duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007), nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường.

Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung độ lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm. Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trên một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nửa số năng lượng này.

Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền.

Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với động vật nhỏ hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp. Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất. Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời gian này. Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần. Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm hàng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng

16

lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng khác nhau.

2.5.2 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng

Theo Bùi Xuân Mến (2007), năng lượng thuần cần cho một mái đang có tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng. Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng dự trữ trong trứng. Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu phần. Mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới mức 2640 Kcal ME/kg. Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 Kcal ME/kg. Thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất.

Theo Dương Thanh Liêm (2003), đặc trưng của gia cầm là không có vùng nhiệt độ trung hòa rõ rệt. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên hay giảm thấp thì chúng ăn thức ăn ít hay nhiều lên. Nếu dựa vào trao đổi chất cơ bản (hay nhiệt lượng tỏa ra do phân giải lúc đói) với công thức tính của Brody thì nhu cầu cho duy trì phải cao hơn 20% nhu cầu trao đổi chất cơ bản.

Trong thực tế khi được cho ăn tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào với nhu cầu của chúng. Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 - 12 MJ/kg (11,5 - 13,5 MJ/kg chất khô). Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng trong thức ăn ( lớn hơn 12 MJ hay dưới 10MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng ăn khoảng 0,5%. Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn 10 MJ/kg sẽ dẫn đến giảm sản xuất trứng, khẩu phần chứa nhiều hơn 12 MJ/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng sản lượng trứng đẻ (mặc dù trọng lượng trứng có thể tăng).

2.5.3 Nhu cầu dinh dưỡng duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007), protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp, vì thế yêu cầu về protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích của sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải cung cấp đủ lượng và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lượng acid amin không thiết yếu.

Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng thêm do bị oxi hóa thành năng lượng cũng phải tính đến. Protein cũng không được dự trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được. Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không có kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho động vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác.

2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng sinh trưởng

Nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan trọng. Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein. Sự thiếu hụt của protein tổng số hay một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid

17

amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc. Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein. Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành. Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrat hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxi hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ. Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đầy đủ và cân đối protein.

Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ. Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có thành phần không thay đổi. Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn. Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào. Vì lý do này mà nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó.

2.5.5 Nhu cầu dinh dưỡng đẻ trứng

Với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7g protein. Lượng protein tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng 37g/ngày. Mặc dù gà mái không đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những gà mái đang đẻ cao cũng đầy đủ như cho gà thịt đang sinh trưởng nhanh. Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và sản xuất trứng. Sau đó nhu cầu protein của tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên. Để có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái một ngày cần phải tiêu thụ 17g protein (cân đối các acid amin) (Bùi Xuân Mến, 2007).

Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ đều thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần. Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số. Việc xác định nhu cầu các acid amin cho gà mái khó khăn hơn là cho gà thịt. Vì thế những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng. Tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2007).

Bảng 2.12: Nhu cầu acid amin trong thức ăn hỗn hợp

Các acid amin Mỹ, 1992 % TAHH Scott, 1978 Scott, 1987 g/gà/ngày % từ protein % từ TAHH Arginine 1,0 5,0 0,80 0,85 Histidine 0,95 1,9 0,30 0,34

18 Isoleucine 0,68 5,0 0,80 0,85 Leucine - 7,5 1,20 1,28 Lysine 0,95 4,0 0,64 0,72 Methionine 0,36 2,0 0,32 0,34 Cysteine 0,35 1,6 0,24 0,27 Phenylalanine - 4,4 0,70 0,78 Tyrosine - 2,0 0,30 0,34 Threonine 0,54 3,5 0,55 0,63 Tryptophan 0,18 1,0 0,16 0,17 Valine - 5,0 0,80 0,73

(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001)

Ngày nay, hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết đến chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất. Ngoại trừ một số ít các vitamin hoặc khoáng chất không biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)