Nhu cầu dinh dưỡng đẻ trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 30 - 32)

Với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7g protein. Lượng protein tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng 37g/ngày. Mặc dù gà mái không đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những gà mái đang đẻ cao cũng đầy đủ như cho gà thịt đang sinh trưởng nhanh. Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và sản xuất trứng. Sau đó nhu cầu protein của tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên. Để có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái một ngày cần phải tiêu thụ 17g protein (cân đối các acid amin) (Bùi Xuân Mến, 2007).

Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ đều thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần. Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số. Việc xác định nhu cầu các acid amin cho gà mái khó khăn hơn là cho gà thịt. Vì thế những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng. Tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2007).

Bảng 2.12: Nhu cầu acid amin trong thức ăn hỗn hợp

Các acid amin Mỹ, 1992 % TAHH Scott, 1978 Scott, 1987 g/gà/ngày % từ protein % từ TAHH Arginine 1,0 5,0 0,80 0,85 Histidine 0,95 1,9 0,30 0,34

18 Isoleucine 0,68 5,0 0,80 0,85 Leucine - 7,5 1,20 1,28 Lysine 0,95 4,0 0,64 0,72 Methionine 0,36 2,0 0,32 0,34 Cysteine 0,35 1,6 0,24 0,27 Phenylalanine - 4,4 0,70 0,78 Tyrosine - 2,0 0,30 0,34 Threonine 0,54 3,5 0,55 0,63 Tryptophan 0,18 1,0 0,16 0,17 Valine - 5,0 0,80 0,73

(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001)

Ngày nay, hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết đến chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất. Ngoại trừ một số ít các vitamin hoặc khoáng chất không biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất, các mức trong khẩu phần được khuyến cáo là sẽ cung cấp lượng đủ để cho phép gia cầm sản xuất hiệu quả. Không như protein, các yếu tố vitamin và khoáng vi lượng luôn được cung cấp vượt quá mức nhu cầu tối thiểu trong khẩu phần. Vì vậy, nhu cầu vitamin và khoáng vi lượng thường không được chỉ dẫn theo thức ăn tiêu thụ hoặc mức năng lượng có trong thức ăn.

Bảng 2.13: Bổ sung vitamin vào thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ

Các vitamin/kg thức ăn Theo scott, 1987 Mỹ, 1992 ACE, 1988 A IU 11000 15400 10000 D3 IU 2200 3300 2200 E mg 16,5 27,5 25 K3 mg 2,2 2,2 2,0 B1 mg 2,2 2,2 0,5 B2 mg 5,5 9,0 4,0 Acid pantotenic mg 16,5 13,2 5,0 PP (Niacin) mg 33,0 44,0 10,0 B6 mg 4,4 5,5 - H (Biotin) mg 0,18 0,22 - Acid folic mg 0,88 1,00 - B12 mg 0,011 0,013 0,005 Choline mg 1100 330 500

19

Những nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ dinh dưỡng khoáng ở gà sinh sản đã chỉ ra rằng nhu cầu khoáng đa lượng và vi lượng của gà đẻ sinh sản là lớn, vì cường độ trao đổi chất khoáng cao do chúng phải sản xuất ra vỏ trứng.

Gà mái cần 5 chất khoáng đa lượng là: canxi, photpho natri, clo, kali và 8 chất khoáng vi lượng là: sắt, đồng, kẽm, mangan, magie, iot, selen và coban. Ở mỗi thời kỳ đẻ trứng yêu cầu vật chất khoáng khác nhau. Thừa hoặc thiếu vật chất khoáng đặc biệt là photpho và các nguyên tố vi lượng đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trứng và sức khỏe của đàn gà bố mẹ và đời con của chúng. Gà mái già (đẻ pha cuối) vào thời tiết nóng yêu cầu canxi nhiều hơn gà mái đẻ pha đầu vào thời tiết mát thường vào khoảng 0,3 - 0,35% (3,8 - 4% so với bình thường 3,5%).

Bảng 2.14: Yêu cầu vật chất khoáng của gà đẻ

Các yếu tố khoáng/1kg thức ăn Mỹ, 1922 Hypeco, 1992 ACE, 1977

Canxi % 3,8 3,5 3,5 Photpho hấp thụ % 0,44 0,5 0,45 Natri % 0,18 0,15 0,15 Clo % 0,20 0,10 0,12 Kẽm mg 75,0 70,0 30,0 Sắt mg 100 20,0 18,0 Coban mg - 3,0 3,0 Iot mg 0,45 1,0 1,0 Đồng mg 8,0 10,0 6,0 Selen mg 0,3 0,1 0,3 Mangan mg 100 70,0 48,0

(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2011)

Theo Bùi Xuân Mến (2007), chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần gia cầm mái đang đẻ là canxi. Cho mỗi trứng lớn gà mái đẻ ra cần 2g canxi để thành lập vỏ trứng. Một gà mái đẻ 250 trứng một năm cần tích lũy 500g canxi, chủ yếu ở dạng carbonate canxi (tương đương với 1300g). Canxi không được sử dụng hiệu quả đối với gà mái đẻ, có thể chỉ khoảng 50 - 60% lượng canxi ăn vào được giữ lại và chuyển vào trứng. Như vậy, để sản xuất ra vỏ trứng theo yêu cầu thì gà mái này cần tiêu thụ 2600g carbonate canxi trong một năm đẻ. Đây là lượng khoáng vượt quá cả thể trọng của gà mái.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)