Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chất lượng trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 58 - 60)

chất lượng trứng của gà ở các nghiệm thức

Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chất lượng trứng của gà ở các nghiệm thức thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7: Chất lượng trứng gà Chỉ tiêu ĐC OM0,05% OM0,10% OM0,15% SEM P Khối lượng trứng (g) 60,93 61,39 60,30 61,97 1,06 0,73 CSHD1 1,26 1,28 1,27 1,29 0,01 0,22 CSHD2 (%) 79,54 78,31 78,53 77,89 0,55 0,20 CSLTĐ 0,12 0,11 0,11 0,12 0,01 0,20 CSLĐ 0,49 0,47 0,49 0,48 0,01 0,31 Tỷ lệ lòng trắng (%) 61,51 61,76 62,08 61,62 0,50 0,86 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 26,13 26,09 25,58 26,17 0,44 0,75 Màu lòng đỏ 8,67b 9,73a 9,80a 10,00a 0,21 0,00 Đơn vị Haugh 90,92 90,38 90,56 90,72 0,17 0,73 Tỷ lệ vỏ (%) 12,34 12,31 12,34 12,20 0,11 0,40 Độ dày vỏ (mm) 0,43 0,44 0,44 0,44 0,01 0,57

Trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (a,b, P > 0,05).

Về khối lượng trứng: Sự khác biệt về khối lượng trứng của gà ở các

nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P = 0,73). Khối lượng trứng của các nghiệm thức ĐC (60,93 g), OM0,05% (61,39 g), OM0,10% (60,30 g) và OM0,15%

(61,97 g) đã đạt được chỉ tiêu của một quả trứng tốt so với chỉ tiêu mà Nguyễn Đức Hưng (2006) đã đưa ra đó là khối lượng trứng trung bình của gà từ 55 -

65 g. So sánh với kết quả thí nghiệm của Li et al. (2012) thì sự khác biệt giữa

các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Nguyên nhân có thể là do bột ớt có kích thước rất nhỏ nên gà dễ hấp thu và cho kết quả tốt hơn.

Về chỉ số hình dáng: Đối với CSHD1 của trứng gà thì sự khác biệt giữa

các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P = 0,22), tuy nhiên CSHD1 của ĐC (1,26) thấp hơn so với OM0,05% (1,28), OM0,10% (1,27), OM0,15% (1,29). CSHD1 của tất cả trứng chưa đạt yêu cầu về một quả trứng có chỉ số hình dáng thích hợp mà Nguyễn Đức Hưng (2006) đưa ra 1,3 - 1,4. Đối với CSHD2 của trứng gà thì sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P = 0,20). Ở nghiệm thức ĐC (79,54%) thì CSHD2 cao hơn so với các nghiệm thức OM0,05% (78,31%), OM0,10% (78,53%) và OM0,15% (77,89) nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, CSHD2 của tất cả trứng chưa đạt yêu cầu mà Trần Đức Hưng (1996) đã đưa ra 73 - 75 %. Nguyên nhân có thể là do ảnh

46

hưởng tiêu cực của nhiệt độ và ẩm độ cao gây cho gà bị stress, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể căng thẳng, do đó mà CSHD1 và CSHD2 không đạt yêu cầu.

Về chỉ số lòng trắng đặc (CSLTĐ) và chỉ số lòng đỏ(CSLĐ): Đối với

CSLTĐ giữa các nghiệm thức ĐC (0,12), OM0,05% (0,11), OM0,10% (0,11), OM0,15% (0,12) thì gần như không có sai khác và không có ý nghĩa thống kê (P = 0,20). Ngoài ra, việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần không làm ảnh hưởng đến CSLĐ (P = 0,31) giữa các nghiệm thức. Kết quả cũng cho thấy là CSLĐ của ĐC (0,49), OM0,05% (0,47), OM0,10% (0,49) và OM0,15% (0,48) đạt chỉ tiêu chất lượng so với chỉ tiêu mà Võ Bá Thọ (1996) đã đưa ra CSLĐ ≥ 0,4. Nguyên nhân có thể là do sự tương tác giữa tác dụng tích cực của β - Carotene (tiền chất của vitamin A), vitamin A (giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, kích thích sinh trưởng và sinh sản biểu mô) và vitamin B1 (tham gia quá trình chuyển hóa acid amin thành những protid quan trọng) với ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ, ẩm độ cao nên có thể dẫn đến CSLTĐ và CSLĐ giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt.

Về tỷ lệ phần trăm các thành phần của quả trứng: Tỷ lệ lòng trắng, lòng

đỏ và vỏ ở các nghiệm thức có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn của gà đẻ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ các thành phần của quả trứng. Kết quả về tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ của trứng thí nghiệm cũng chưa đạt được sự cân đối của một quả trứng tốt, chỉ có tỷ lệ vỏ thì đạt yêu cầu mà Nguyễn Đức Hưng (2006) đã đưa ra đó là lòng trắng 54 - 58 %, lòng đỏ 32 - 35 %, vỏ 11 - 14 %. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ, ẩm độ quá cao và không bổ sung thức ăn thêm cho gà trong khi bộ máy tiêu hóa của gà ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần hoạt động tốt hơn nên có thể làm cho vai trò của β - Carotene (tiền chất của vitamin A), vitamin A, vitamin B1 có trong ớt không thể phát huy được tác dụng cải thiện chất lượng trứng và do đó có thể dẫn đến tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt.

Về màu lòng đỏ: Giữa các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa thống kê

(P < 0,01). Màu lòng đỏ cao nhất ở OM0,15% (10,00) và thấp nhất ở ĐC (8,67). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do tác dụng của hợp chất màu tự nhiên β - carotenoid có trong ớt mãnh phản ứng với các acid Lewis khác nhau (acid Lewis là bất kỳ acid nào mà có thể nhận một cặp điện tử và tạo ra liên kết cộng hóa trị phối hợp) tạo nên những hợp chất màu đậm hơn hợp chất carotenoid ban đầu (http://www.academia.edu). Nhìn chung thì màu lòng đỏ ở các nghiệm thức đều đạt yêu cầu về chất lượng. Theo Võ Bá Thọ (1996) thì

màu lòng đỏ từ 5 - 8 là đã đạt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Li et al. (2012) cho thấy khi bổ sung ớt bột giúp làm tăng màu lòng đỏ trứng.

Về đơn vị Haugh (HU): Sự sai khác giữa các nghiệm thức rất ít nên

không có ý nghĩa thống kê (P = 0,73)và đơn vị Haugh ở ĐC (90,92) cao hơn so với OM0,05% (90,38), OM0,10% (90,56), OM0,15% (90,72). Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ, ẩm độ quá cao và trong quá trình thí nghiệm chỉ cho gà ăn ở mức chuẩn mà không bổ sung thức ăn thêm trong khi

47

bộ máy tiêu hóa của gà ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần hoạt động tốt hơn (trong ớt có chứa β - Carotene (tiền chất của vitamin A) và vitamin A xúc tác bộ máy tiêu hóa làm cho gà ăn nhiều), mau đói hơn.

Về độ dày vỏ (mm): Giữa các nghiệm thức thì sự khác biệt không có ý

nghĩa thống kê (P = 0,57), tuy nhiên độ dày vỏ của ĐC (0,43) thấp hơn OM0,05% (0,44), OM0,10% (0,44), OM0,15% (0,44). Có thể là do trong ớt có chứa rất cao các chất kali (khoáng đa lượng), magie và sắt (khoáng vi lượng) mà nhu cầu khoáng đa lượng và vi lượng của gà đẻ sinh sản là lớn vì cường độ trao đổi chất khoáng cao do chúng phải sản xuất ra vỏ trứng (Bùi Xuân Mến, 2007) nên dẫn đến độ dày vỏ tăng khi bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần. Độ dày vỏ của các nghiệm thức đạt yêu cầu về chỉ tiêu độ dày vỏ so với chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hưng (2006) đã đưa ra 0,25 - 0,58mm. Kết quả về sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) giữa ĐC và bổ sung bột ớt lên độ dày vỏ cũng đã được chứng minh bởi Paguia et al (2011) trên gà đẻ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)