1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm

63 734 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

1 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu ở các trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm nói riêng Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận và nắm bắt thực tế, củng cố kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học Ngoài ra thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý để sau khi tốt nghiệp ra trường trở thành người cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, có thể đáp ứng yêu cầu của sản xuất Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sụ tiếp nhận của Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trại tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (3/4 Ai Cập 1/4 Hyline) nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” Thái Nguyên, ngày 01 tháng 6 năm 2014 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản 9 Bảng 1.2: Lịch phòng vắc xin cho gà .10 Bảng 1.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32 Bảng 2.2: Thành phần thức ăn thí nghiệm .33 Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 36 Bảng 2.4: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 37 Bảng 2.5: Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm (quả) 40 Bảng 2.6: Khối lượng trứng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) 42 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu chất lượng trứng qua khảo sát 43 Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra (quả) .45 Bảng 2.9: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp 46 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39 Hình 2.2: Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của đàn gà thí nghiệm 41 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CRD : Viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà Cs : Cộng sự ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NS : Năng suất TB : Trung bình TN : Thí nghiệm TĂHH : Thức ăn hỗn hợp TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn JAPFA : Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam 5 MỤC LỤC Phần 1 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1 Điều tra tự nhiên .1 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .2 1.1.3 Quá trình thành lập Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .2 1.1.4 Tình hình sản xuất của trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y 3 1.2 NHẬN XÉT CHUNG 4 1.2.1 Thuận lợi 4 1.2.2 Khó khăn 5 1.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5 1.3.1.Nội dung nghiên cứu .5 1.3.2 Biện pháp tiến hành 6 1.4 KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT .6 1.4.1 Công tác chăn nuôi 6 1.4.2 Công tác thú y .10 1.4.2.1 Công tác phòng bệnh cho đàn gà .10 1.4.3 Tham gia các công việc khác 12 1.5 KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 12 1.5.1 Bài học kinh nghiệm .12 1.5.2 Tồn tại 13 Phần 2 14 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .14 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 14 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài .15 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 30 2.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .32 2.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 2.3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 32 2.3.3 Nội dung và phương pháp bố trí thí nghiệm 32 2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 35 2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .35 2.4.1 Tỷ lệ nuôi sống .36 2.4.2 Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .37 2.4.3 Năng suất trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39 2.4.4 Khối lượng trứng của gà thí nghiệm .42 2.4.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng của gà thí nghiệm 43 2.4.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm .44 2.4.7 Sơ bộ hạch toán kinh tế khi bổ sung vitamin C 45 2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 46 2.5.1 Kết luận 46 2.5.2 Tồn tại 47 6 2.5.3 Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1 Điều tra tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên Vị trí: + Phía Nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng + Phía Tây giáp vườn ươm khoa Lâm Nghiệp + Phía Đông giáp khu Hoa viên cây cảnh + Phía Bắc giáp khu cây trồng cạn 1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu Trại gia cầm nằm trong vùng khí hậu của vùng Trung du miền núi phía Bắc và chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa đông khí hậu lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp Mùa hè khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ và độ ẩm bình quân các mùa trong năm tương đối cao, mùa mưa và mùa khô có sự khác biệt rõ rệt Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 0 36 C, độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa biến động từ 120,6 - 283,9 mm/tháng nhưng tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8 Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, có những ngày trong mùa mưa thường quá nóng ẩm thất thường nên cần chú ý để phòng chống dịch bệnh xẩy ra đối với đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu thường lạnh, nhiệt độ dao động từ 13,7 0C - 24,8 0C (có những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 0 C) Biến động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn (có khi chênh lệch trên 10 0 C) Ngoài ra trong mùa đông còn có gió mùa đông bắc, giông, giá rét và có sương muối kéo dài từ 6 - 10 ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh của cây trồng, vật nuôi 2 1.1.1.3 Điều kiện đất đai Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y có tổng diện tích đất đai khoảng 11.960 m2, địa hình bằng phẳng Đất nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là đất pha cát, độ chua cao, đất cằn, nhiều đá nhỏ 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - Giao thông và cơ sở hạ tầng Trung tâm nằm cách xa khu dân cư, có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi, nối liền từ cổng trường vào xã Quyết Thắng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa, có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của xã phát triển Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và tiêu thụ nông sản phẩm, hàng hoá rau màu, gia súc, gia cầm đi các xã lân cận - Kinh tế Trong sản xuất với mục đích là không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên bằng những sản phẩm tự sản xuất Trại đã tiến hành đầu tư về con giống, kỹ thuật nhằm khai thác triệt để có hiệu quả về lao động, vật tư và trình độ khoa học kỹ thuật hiện có 1.1.3 Quá trình thành lập Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y được xây dựng lại trên nền khu trại gà cũ của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học từ năm 2013 Trại có tổng diện tích là 11.960 m2 Bao gồm 8.960 m2 đất và 3.000 m2 mặt nước Trong đó: + Khu chăn nuôi quy hoạch tại Trại gia cầm cũ với diện tích là 3.000 m 2 Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6 m2 và 2 kho rộng 40 m2, phần diện tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát Toàn bộ khu vực được rào bằng thép B40 với tổng chiều dài 220 m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác + Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48 m 2 được chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên 3 + Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m 2 Trong đó hố sát trùng 20 m2; khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10 m2 + Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120 m 2 Trong đó có các công trình như: 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20 m2 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30 m2 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50 m2 01 Kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót ): 20 m2 + Diện tích ao 3000 m2 + Diện tích đất còn lại là 3.960 m2 được quy hoạch để trồng cây thức ăn bổ sung cho gà Toàn bộ diện tích được rào bằng tường gạch kết hợp với lưới thép B40 với tổng chiều dài là 180 m - Chức năng và nhiệm vụ của trại: + Xây dựng mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học phục vụ cho học tập và rèn nghề của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên + Tổ chức tạo điều kiện cho giáo viên và sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nghiên cứu khoa học + Sản xuất và cung cấp con giống, sản phẩm chăn nuôi từ gia cầm cho nhân dân địa phương vùng lân cận và các tỉnh miền núi phía bắc 1.1.4 Tình hình sản xuất của trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y * Ngành trồng trọt Do diện tích của trại hẹp nên việc phát triển ngành trồng trọt phục vụ chăn nuôi của trại rất hạn chế, chưa có điều kiện để phát triển * Ngành chăn nuôi - Công tác thú y Công tác thú y hết sức được quan tâm Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", trại gà đã triệt để thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y đồng thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng chú ý đúng mức nên dịch bệnh không xảy ra, đàn gia cầm tiếp tục duy trì, số lượng đầu con không ngừng tăng lên 4 - Công tác chăn nuôi Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa vào nuôi hơn 1000 gà sinh sản các giống Ai Cập và HA theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học, 300 gà thương phẩm giống Mía x Lương Phượng Ngoài ra, trại còn nuôi khoảng gần 100 con gà các giống: Gà trọi, gà rừng, gà đa cựa, đa ngón nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học và bảo tồn các giống gà này Với sự đầu tư ban đầu, trang trại đầy đủ trang thiết bị tiện nghi đảm bảo yêu cầu phục vụ trong công tác chăn nuôi hiện nay Khu chăn nuôi sạch sẽ với sự đầu tư về hệ thống làm mát, quạt hút gió, mái chống nóng Mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt và vòi phun nước, mùa đông có hệ thống chắn gió Nhiệt độ trong chuồng ổn định, thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông giúp gà chóng lớn và hạn chế dịch bệnh Trại có hàng rào chắn bao xung quanh đảm bảo ngăn cách, biệt lập với khu dân cư, khu vực chăn nuôi có hàng rào B40 và hố vôi sát trùng Hàng ngày chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ cho ăn được quét dọn, cọ rửa sạch sẽ trước khi cho gà ăn Quy trình tiêm phòng cho đàn gia cầm được thực hiện nghiêm túc với loại vắc xin như: Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, đậu, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm Chuồng trại thường xuyên thay chất độn và định kỳ tổng vệ sinh toàn bộ khu vực trại, thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại và các biện pháp quản lý phòng bệnh tổng hợp Thức ăn, nước uống cho gà bảo đảm chất lượng tốt nhất 1.2 NHẬN XÉT CHUNG 1.2.1 Thuận lợi - Trại luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y và các thầy cô quản lý trại - Ban lãnh đạo trại là những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và công tác tại khoa Chăn nuôi Thú y, là những người có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề - Trại có đội ngũ cán bộ và sinh viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 43 Số liệu bảng 2.6 cho thấy khối lượng trứng gà tăng dần qua các tuần tuổi Tại thời điểm 26 tuần tuổi khối lượng trứng của lô đối chứng, lô thí nghiệm tương ứng là 45,11 và 44, 85 gam Đến tuần tuổi 41 khối lượng trứng tăng lên tương ứng với 51,39 gam (lô đối chứng) và 51,19 gam (lô thí nghiệm) So sánh thống kê cho thấy khối lượng trứng giữa hai lô không có sự sai khác (P > 0,05) Như vậy, việc bổ sung vitamin C vào khẩu phần thức ăn của gà không làm ảnh hưởng đến khối lượng trứng Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Sơn (2010) [10] khi nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập và Hisexwhiter (hiện nay được gọi là VCN - G15) có khối lượng trứng là 46 gam/quả, Nguyễn Thị Mười (2006) [17] khi nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hòa - Trung Quốc cho biết khối lượng trứng gà Ai Cập là 44,42 gam/quả 2.4.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng của gà thí nghiệm Chất lượng trứng bao gồm các chỉ tiêu như: Khối lượng trứng, kích thước chiều dài, kích thước chiều rộng, tỷ lệ vỏ trứng, tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, chỉ số Haugh Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7: Bảng 2.7: Các chỉ tiêu chất lượng trứng qua khảo sát Chỉ tiêu Tỷ lệ lòng trắng (%) Tỷ lệ lòng đỏ (%) Tỷ lệ vỏ (%) Chỉ số lòng đỏ Chỉ số lòng trắng Chỉ số Haugh Lô ĐC (n = 50) Cv% X ± mx 56,1a ± 0,68 1,73 a 32,67 ± 0,07 0,32 a 11,24 ± 0,63 7,95 a 0,52 ± 0,00 1,12 a 0,09 ± 0,00 6,66 a 82,13 ± 0,17 0,30 Lô TN (n = 50) Cv% X ± mx 54,60a ± 0,09 0,22 a 32,77 ± 0,05 0,24 a 12,63 ± 0,05 0,52 b 0,53 ± 0,00 1,08 a 0,09 ± 0,00 6,66 a 82,44 ± 0,29 0,50 Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Số liệu bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ lòng trắng giữa hai lô có sự chênh lệch, cụ thể tỷ lệ lòng trắng ở lô đối chứng là 56,1%, cao hơn so với lô thí nghiệm (54,6%) là 1,5%, tuy nhiên sai khác không mang ý nghĩa thống kê (P > 0,05) 44 Tỷ lệ lòng đỏ ở lô thí nghiệm là 32,77%, cao hơn tỷ lệ lòng đỏ ở lô đối chứng (32,67%) là 0,1% và không có sự sai khác trong thống kê (P > 0,05) Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn của Phạm Thùy Linh (2010) [8] , tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà HA1 và HA2 lần lượt là 30,03% và 31,76% Tỷ lệ vỏ trứng ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 12,63% và 11,24%, chênh lệch nhau 1,39% và sự chênh lệch này không đáng kể (P > 0,05) Chỉ số lòng trắng và chỉ số Haugh giữa hai lô thí nghiệm và đối chứng cũng không có sự sai khác (P > 0,05) Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ số Haugh ở cả hai lô đều cao, lô thí nghiệm là 82,44, lô đối cứng là 82,13 (nằm trong khoảng từ 80 đến 100) và đạt chất lượng rất tốt Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2006) [14] trên gà Ai Cập cho biết đơn vị Haugh là 85,22 Như vậy là kết quả khảo sát trứng gà HA của chúng tôi có chỉ số Haugh thấp hơn Chỉ số lòng đỏ của lô thí nghiệm đạt 0,53, cao hơn so với lô đối chứng (chỉ số lòng đỏ 0,52) là 0,1 So sánh thống kê cho thấy kết quả có sự sai khác (P < 0,05) Như vậy việc bổ sung vitamin C theo liều lượng 100 mg/kg thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến chỉ số lòng đỏ của trứng gà HA 2.4.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn đẻ trứng được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng Trong chăn nuôi gà sinh sản nói chung, đặc biệt với các giống gà hướng trứng thì tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là chỉ tiêu rất quan trọng nó vừa có ý nghĩa kỹ thuật vừa có ý nghĩa kinh tế , nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong việc tính chi phí thức ăn/10 quả trứng, nhất là trong tình hình hiện nay giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh Mục tiêu quan trọng của chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm là duy trì đàn gà có tỷ lệ đẻ, năng suất trứng ở mức cao và chi phí thức ăn thấp Kết quả hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.8: 45 Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra (quả) Tuần tuổi 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 TB Lô đối chứng Cv% X ± mx 2,23 ± 0,08 4,95 1,86 ± 0,03 2,17 1,65 ± 0,01 1,05 1,50 ± 0,02 1,54 1,47 ± 0,01 1,18 1,44 ± 0,01 0,80 1,48 ± 0,04 3,83 1,56 ± 0,03 2,59 1,61 ± 0,00 0,36 1,70 ± 0,01 0,59 1,71 ± 0,06 4,77 1,74 ± 0,05 3,82 1,79 ± 0,04 2,82 1,81 ± 0,05 3,87 1,80 ± 0,03 2,25 1,88 ± 0,03 2,15 a 1,70 ± 0,02 1,83 Lô thí nghiệm Cv% X ± mx 2,12 ± 0,07 4,99 1,81 ± 0,01 1,15 1,56 ± 0,04 3,23 1,45 ± 0,03 3,01 1,35 ± 0,01 0,86 1,33 ± 0,02 2,29 1,36 ± 0,01 0,74 1,45 ± 0,01 1,43 1,53 ± 0,01 1,36 1,61 ± 0,02 1,90 1,66 ± 0,01 0,70 1,65 ± 0,02 1,52 1,71 ± 0,03 2,63 1,71 ± 0,03 2,55 1,74 ± 0,01 0,88 1,80 ± 0,06 5,03 b 1,62 ± 0,01 0,59 Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy từ 26 - 41 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trung bình của lô đối chứng là 1,70 kg, của lô thí nghiệm là 1,62 kg, thấp hơn của lô đối chứng 0,08 kg So sánh thống kê cho thấy lô đối chứng và lô thí nghiệm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có sự sai khác (P < 0,05) Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có xu hướng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ hay nói cách khác đàn gà có tỷ lệ đẻ càng cao thì TTTĂ/10 quả trứng càng thấp Như vậy việc bổ sung vitamin C theo liều lượng 100 mg/kg thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm, giúp giảm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đẻ ra, điều này góp phần làm giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm 2.4.7 Sơ bộ hạch toán kinh tế khi bổ sung vitamin C 46 Để có cơ sở kết luận đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vitamin C chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng chi phí trực tiếp (thức ăn + thuốc thú y + vitamin C)/10 quả trứng đẻ ra Mục đích là để đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng vitamin C trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm từ 26 - 41 tuần tuổi Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9: Bảng 2.9: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN Kg 380,23 383,45 1 Tổng thức ăn tiêu thụ 2 Chi phí thức ăn Đồng 3878346 3911190 3 Chi phí vitamin C Đồng 0 20000 4 Chi phí thuốc thú y Đồng 73000 54000 Đồng 3951346 3985190 5 Tổng chi phí (thức ăn + thuốc thú y + vitamin C) 6 Tổng số trứng thu được Quả 2299 2428 7 Tống chi phí/10 trứng đẻ ra Đồng 17187 16413 % 100 95,50 So sánh Số liệu bảng 2.9 cho thấy, tổng chi phí (thức ăn + thuốc thú y + vitamin C) ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng nhưng chi phí cho 10 quả trứng lại thấp hơn so với lô đối chứng Nếu lấy chi phí cho 10 quả trứng ở lô đối chứng là 100% thì ở lô thí nghiệm chỉ còn 95,50%, thấp hơn lô đối chứng 4,5%, hay giảm đi 774 đồng/10 quả trứng đẻ ra Điều này chứng tỏ vitamin C có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh sản của gà đẻ Khi bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của gà làm tăng sản lượng trứng, giảm chi phí trực tiếp/10 quả trứng đẻ ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm 8 2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 47 Bổ sung vitamin C với liều lượng 100 mg/kg thức ăn vào thức ăn hỗn hợp dạng mảnh AC2-240 của JAPFA để nuôi gà đẻ HA đã cho kết quả tương đối tốt, cụ thể là: - Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm đến 41 tuần tuổi đạt 98,89%, còn lô đối chứng thấp hơn đạt 97,78% - Tỷ lệ đẻ trung bình đến 41 tuần tuổi của gà ở lô thí nghiệm là 72,83% cao hơn so với lô đối chứng 3,27% - Năng suất trứng trung bình đến 41 tuần tuổi của lô thí nghiệm là 5,10 quả/mái/tuần cao hơn 0,23 quả/mái so với lô đối chứng là 4,87 quả/mái/tuần - Năng suất trứng cộng dồn/mái đến 41 tuần tuổi của lô thí nghiệm là 81,64 quả/mái cao hơn 3,73 quả/mái so với lô đối chứng là 77,91 quả/mái - Khối lượng trứng của gà ở lô thí nghiệm dao động từ 44,85 gam đến 51,19 gam Cao nhất ở 41 tuần tuổi và thấp nhất ở 26 tuần tuổi - Bổ sung vitamin C làm tăng chỉ số lòng đỏ của trứng từ 0,52 (lô đối chứng) lên 0,53 (lô thí nghiệm) ở mức P < 0,05 - Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đẻ ra của lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 0,08 kg - Bổ sung vitamin C góp phần làm giảm 4,5% chi phí trực tiếp (thức ăn + thuốc thú y) cho 10 quả trứng đẻ ra 2.5.2 Tồn tại Do điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, phạm vi nghiên cứu chưa rộng, những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là bước đầu, cần được nghiên cứu thêm trên phạm vi rộng hơn để kết quả được khách quan và toàn diện hơn 2.5.3 Đề nghị Trong điều kiện mùa hè nắng nóng đối với gà đẻ nên bổ sung vitamin C với mức 100 mg/kg thức ăn TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu trong nước 48 1 Nguyễn Chí Bảo (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Khoa học kĩ thuật Hà Nội 2 Bạch Thị Thanh Dân (1995), Kết quả bước đầu xác định các yếu tố hình dạng, khối lượng trứng đối với tỷ lệ ấp nở của trứng ngan, Kết quả nghiên cứu khoa học - các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam 3 Bùi Hữu Đoàn (1999), Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng, khoáng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng canxi, photpho cho gà giống hướng thịt miền nam, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp 4 Bùi Hữu Đoàn (2004), Bổ sung vitamin C nâng cao năng suất gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 5 Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 6 Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Đào Văn Khanh, Nguyễn Quang Tuyên (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 7 Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 8 Phạm Thùy Linh (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà HA1 và gà HA2, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 9 Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 10 Nguyễn Tiến Sơn (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà AVGA, Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi quốc gia- Thụy Phương, - Từ Liêm, Hà Nội 11 Lê Khắc Thận (1974), Giáo trình sinh hóa động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 12 Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 49 13 Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Dương Thị Anh Đào (2001), Kết quả nghiên cứu chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua các thế hệ, Báo cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y 1998 - 1999, Phần Chăn nuôi gia cầm, Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, tr 24 - 34 14 Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 50, 52 15 Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười (2008), Kết quả nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2, phần Di truyền - Giống vật nuôi, Báo cáo khoa học năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Hà Nội, tr 308-316 16 Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 17 Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hà - Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 84-85 18 Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Giáo trình sinh lý học gia súc, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 19 Viện chăn nuôi Quốc gia - hội liên hiệp gia cầm Việt Nam (1995), Thành phần, giá trị dinh dưỡng thức ăn và tiêu chuẩn dinh dưỡng gia súc - gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 20 Nguyễn Thị Bạch Yến (1996), Một số đặc điểm di truyền về tính trạng năng suất của vịt Khakicambell qua bốn thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp II Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 21 Brandsch và Bichel (1978), Cơ sở của sự nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm Người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội III Tài liệu nước ngoài 50 22 Aliseikhov A M., (1988), Ispolzovanie askorbinovoi kislotuw V rasione Kurnesusekr, Docl VACKHNIL N4 C36 - 38 23 Boushy E L., Albada A R., Van M., (1970), “The efect of vitamin C on egg chell quality under hing environmental tempratures//Neth”, J Agr Sei, Vol 18,1 – pp.62 - 71 24 Jaffe G M., (1984), Vitamin C, Handbook of Vitamins (Machlin L.F.ed) Dekker New York, pp.199 - 244 25 Khaustov V N., (1983), Vlianevitamina C u senela na productibnost u resttestvenost resistentnost kross//Avtorepherat - 18C 26 Khenning A., (1976), MineralnuweVesestva, vitaminuw, Biostimulatoruw V Kormleni Xelskokhozaistvennuwkh zuvotnuk, Kolos C318 - 323 27 Markas J A., (1975), Guide to the Vitamins, Their Role in Health and Disease //Mecal and Technical Publ, Lancaster, England - P.73 - 82 28 Mc Dowell L R., (1989), Vitamin in a animal nutrition, Acad Press,Florida, pp.307 29 Mc Donanld P E., Wards R A., (1981), Animal Nutrion 3 rd, Longman, New York, pp.38 - 84 30 Nakaya T., Suzuki S., Watanabe K., (1986), “Effects of high dose supplementation of ascorbic acid on chick // Japan”, Poultry Sc - Vol.3 - M5 - pp.276 - 283 31 Ron Meijerhof., (2006), About lux and light, Measuring Hatching Egg Shell Quality 32 Tester., High R., (1986), temperatures decrease vitamin utilisation//Poultry Guido Vol.23, M 11 - pp.147 - 153 33 Wegger I., (1984), Workshop on ascobic acid in domestic animals Proccedings of Workshop Copenhagen – pp.29 1 So sánh thống kê về tỷ lệ sống của gà sau khi kết thúc thí nghiệm ————— 5/20/2014 9:06:18 PM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 1.85 14.79 16.63 S = 1.923 Level DC TN MS 1.85 3.70 F 0.50 N 3 3 R-Sq = 11.11% Mean 97.78 98.89 StDev 1.92 1.92 P 0.519 R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+-( -* ) ( * -) -+ -+ -+ -+-96.0 98.0 100.0 102.0 Pooled StDev = 1.92 2 So sánh thống kê về tỷ lệ đẻ trung bình của gà thí nghiệm ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 16.07 5.40 21.47 S = 1.161 Level DC TN MS 16.07 1.35 F 11.91 N 3 3 R-Sq = 74.87% Mean 69.560 72.833 StDev 1.408 0.846 P 0.026 R-Sq(adj) = 68.58% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( -* ) ( * ) + -+ -+ -+ 68.0 70.0 72.0 74.0 Pooled StDev = 1.161 3 So sánh thống kê về năng suất trứng trong tuần của gà thí nghiệm ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 S = 0.08052 SS 0.08640 0.02593 0.11233 MS 0.08640 0.00648 R-Sq = 76.91% F 13.33 P 0.022 R-Sq(adj) = 71.14% Level DC TN N 3 3 Mean 4.8667 5.1067 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( -* ) ( -* ) + -+ -+ -+ 4.80 4.95 5.10 5.25 StDev 0.0987 0.0569 Pooled StDev = 0.0805 4 So sánh thống kê về năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 S = 1.287 SS 20.94 6.63 27.57 Level DC TN MS 20.94 1.66 F 12.64 N 3 3 R-Sq = 75.96% Mean 77.907 81.643 StDev 1.576 0.911 P 0.024 R-Sq(adj) = 69.96% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -( * -) ( -* ) -+ -+ -+ -+ -76.0 78.0 80.0 82.0 Pooled StDev = 1.287 5 So sánh thống kê về khối lượng trứng ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— Tuần 41: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 S = 0.8144 SS 0.062 2.653 2.715 Level DC TN N 3 3 MS 0.062 0.663 F 0.09 R-Sq = 2.28% Mean 51.390 51.187 StDev 0.845 0.783 P 0.775 R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( -* ) ( -* -) + -+ -+ -+ 50.40 51.20 52.00 52.80 Pooled StDev = 0.814 Khối lượng trứng trung bình: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 0.0020 0.0737 0.0757 S = 0.1357 Level DC TN MS 0.0020 0.0184 F 0.11 N 3 3 R-Sq = 2.66% Mean 47.610 47.573 StDev 0.118 0.151 P 0.757 R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( * -) ( -* ) + -+ -+ -+ 47.40 47.52 47.64 47.76 Pooled StDev = 0.136 6 So sánh thống kê về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— Tỷ lệ lòng trắng: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 3.360 1.904 5.264 S = 0.6900 Level DC TN MS 3.360 0.476 F 7.06 N 3 3 R-Sq = 63.82% Mean 56.097 54.600 StDev 0.968 0.122 P 0.057 R-Sq(adj) = 54.78% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -( * ) ( * ) -+ -+ -+ -+ -54.0 55.0 56.0 57.0 Pooled StDev = 0.690 Tỷ lệ lòng đỏ: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 0.01402 0.03427 0.04828 S = 0.09256 Level DC TN N 3 3 MS 0.01402 0.00857 R-Sq = 29.03% Mean 32.6700 32.7667 StDev 0.1054 0.0777 Pooled StDev = 0.0926 F 1.64 P 0.270 R-Sq(adj) = 11.29% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+( * ) ( * ) + -+ -+ -+32.60 32.70 32.80 32.90 Tỷ lệ vỏ: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 2.926 1.603 4.529 S = 0.6330 Level DC TN MS 2.926 0.401 F 7.30 N 3 3 R-Sq = 64.61% Mean 11.237 12.633 P 0.054 R-Sq(adj) = 55.76% StDev 0.893 0.065 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+( -* ) ( -* -) + -+ -+ -+11.0 12.0 13.0 14.0 Pooled StDev = 0.633 Chỉ số lòng trắng: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 0.0000000 0.0001333 0.0001333 S = 0.005774 Level DC TN N 3 3 MS 0.0000000 0.0000333 R-Sq = 0.00% Mean 0.086667 0.086667 F 0.00 P 1.000 R-Sq(adj) = 0.00% StDev 0.005774 0.005774 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -( -* ) ( -* ) -+ -+ -+ -+ -0.0800 0.0850 0.0900 0.0950 Pooled StDev = 0.005774 Chỉ số lòng đỏ: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 0.0004167 0.0001333 0.0005500 S = 0.005774 Level DC TN N 3 3 MS 0.0004167 0.0000333 R-Sq = 75.76% Mean 0.51667 0.53333 StDev 0.00577 0.00577 F 12.50 P 0.024 R-Sq(adj) = 69.70% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -( -* ) ( * -) -+ -+ -+ -+ -0.510 0.520 0.530 0.540 Pooled StDev = 0.00577 Chỉ số Haugh: One-way ANOVA: DC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 0.147 0.466 0.613 S = 0.3413 Level DC TN MS 0.147 0.116 F 1.26 N 3 3 R-Sq = 24.02% Mean 82.127 82.440 StDev 0.245 0.416 P 0.324 R-Sq(adj) = 5.02% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -( -* -) ( -* -) -+ -+ -+ -+ -81.60 82.00 82.40 82.80 Pooled StDev = 0.341 7 So sánh thống kê về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: ĐC, TN Source Factor Error Total DF 1 4 5 SS 0.011267 0.002533 0.013800 S = 0.02517 Level ĐC TN N 3 3 MS 0.011267 0.000633 R-Sq = 81.64% Mean 1.7033 1.6167 StDev 0.0351 0.0058 Pooled StDev = 0.0252 F 17.79 P 0.014 R-Sq(adj) = 77.05% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -( -* -) ( -* -) -+ -+ -+ -+ -1.600 1.650 1.700 1.750 HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI Trứng gà HA Cân khối lượng trứng Lòng đỏ trứng gà HA Đo các chỉ số của trứng Gà mái đẻ HA Quét dọn chuồng trại ... khơng c? ? khả tổng hợp đủ nhu c? ??u vitamin C Xuất phát từ th? ?c tế trên, tiến hành nghiên c? ??u đề tài: ? ?Ảnh hưởng vi? ?c bổ sung vitamin C đến suất chất lượng trứng gà HA (3/4 Ai C? ??p 1/4 Hyline) nuôi trại. .. nhiệt độ cao, bổ sung vitamin C làm tăng sản lượng trứng, nâng cao khối lương trứng, khơng thấy c? ? thay đổi chất lượng vỏ trứng C? ?c nghiên c? ??u kh? ?c ảnh hưởng vi? ?c bổ sung vitamin C cho thấy,... sau: - C? ?ng t? ?c chăn nuôi + C? ?ng t? ?c chuẩn bị chuồng trại: Tham gia dọn dẹp, sát trùng chuồng trại trư? ?c nhập gà + C? ?ng t? ?c giống: Tham gia chọn l? ?c, phân loại gà đẻ giai đoạn + C? ?ng t? ?c th? ?c ăn:

Ngày đăng: 17/11/2014, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Chí Bảo (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Khoa học kĩ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡnggia cầm
Tác giả: Nguyễn Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Khoa học kĩ thuật Hà Nội
Năm: 1978
3. Bùi Hữu Đoàn (1999), Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng, khoáng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng canxi, photpho cho gà giống hướng thịt miền nam, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng, khoáng và mộtsố biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng canxi, photpho cho gà giốnghướng thịt miền nam
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn
Năm: 1999
4. Bùi Hữu Đoàn (2004), Bổ sung vitamin C nâng cao năng suất gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ sung vitamin C nâng cao năng suất gia cầm
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
5. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thứcăn và dinh dưỡng gia súc
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Đào Văn Khanh, Nguyễn Quang Tuyên (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Đào Văn Khanh, Nguyễn Quang Tuyên
Nhà XB: NxbNông nghiệp
Năm: 1998
7. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho học viên cao học vànghiên cứu sinh ngành chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
8. Phạm Thùy Linh (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà HA1 và gà HA2, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp laigiữa gà HA1 và gà HA2
Tác giả: Phạm Thùy Linh
Năm: 2010
9. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
10. Nguyễn Tiến Sơn (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà AVGA, Trung tâm Thực nghiệm &amp; bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi quốc gia- Thụy Phương, - Từ Liêm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gàAVGA
Tác giả: Nguyễn Tiến Sơn
Năm: 2010
11. Lê Khắc Thận (1974), Giáo trình sinh hóa động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh hóa động vật
Tác giả: Lê Khắc Thận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1974
12. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
13. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Dương Thị Anh Đào (2001), Kết quả nghiên cứu chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua các thế hệ, Báo cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y 1998 - 1999, Phần Chăn nuôi gia cầm, Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, tr. 24 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kếtquả nghiên cứu chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cậpqua các thế hệ
Tác giả: Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Dương Thị Anh Đào
Năm: 2001
14. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 50, 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sảnxuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc
Tác giả: Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười
Năm: 2006
15. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười (2008), Kết quả nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2, phần Di truyền - Giống vật nuôi, Báo cáo khoa học năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Hà Nội, tr. 308-316 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quảnghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2
Tác giả: Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười
Năm: 2008
16. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chănnuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hà - Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 84-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp laigiữa gà Ai Cập với gà Thái Hà - Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Thị Mười
Năm: 2006
18. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Giáo trình sinh lý học gia súc, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học gia súc
Tác giả: Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng
Năm: 2003
19. Viện chăn nuôi Quốc gia - hội liên hiệp gia cầm Việt Nam (1995), Thành phần, giá trị dinh dưỡng thức ăn và tiêu chuẩn dinh dưỡng gia súc - gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần, giá trị dinh dưỡng thức ăn và tiêu chuẩn dinh dưỡng giasúc - gia cầm Việt Nam
Tác giả: Viện chăn nuôi Quốc gia - hội liên hiệp gia cầm Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
20. Nguyễn Thị Bạch Yến (1996), Một số đặc điểm di truyền về tính trạng năng suất của vịt Khakicambell qua bốn thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp.II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm di truyền về tínhtrạng năng suất của vịt Khakicambell qua bốn thế hệ nuôi thích nghitheo phương thức chăn thả
Tác giả: Nguyễn Thị Bạch Yến
Năm: 1996
21. Brandsch và Bichel (1978), Cơ sở của sự nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.III. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của sự nhân giống và nuôi dưỡng giacầm
Tác giả: Brandsch và Bichel
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1978

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Lịch phòng vắc xin cho gà - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 1.2 Lịch phòng vắc xin cho gà (Trang 16)
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung công việc Đơn - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung công việc Đơn (Trang 18)
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 38)
Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 2.3 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) (Trang 42)
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Trang 45)
Bảng 2.5: Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm (quả) Tuần tuổi - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 2.5 Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm (quả) Tuần tuổi (Trang 46)
Hình 2.2: Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của đàn gà thí nghiệm - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Hình 2.2 Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của đàn gà thí nghiệm (Trang 47)
Bảng 2.6: Khối lượng trứng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 2.6 Khối lượng trứng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) (Trang 48)
Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra (quả) - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 2.8 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra (quả) (Trang 51)
Bảng 2.9: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp - Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm
Bảng 2.9 Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w