TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG SƠN NGỌC THÁI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BETA-GLUCAN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN 33 ĐẾN 4
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
SƠN NGỌC THÁI
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
BETA-GLUCAN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN 33 ĐẾN 42 TUẦN TUỔI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y
2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
SƠN NGỌC THÁI
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
BETA-GLUCAN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN 33 ĐẾN 42 TUẦN TUỔI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS NGUYỄN THỊ KIM KHANG
42014
2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
SƠN NGỌC THÁI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
BETA-GLUCAN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN 33 ĐẾN 42 TUẦN TUỔI
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN
TS NGUYỄN THỊ KIM KHANG
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 năm học tập tại Đại học Cần Thơ, tôi được đặt trong môi
trường hoàn hảo nhất để học tập và trao dồi kinh nghiệm sống Nhưng điều
quan trọng là học hỏi được những kiến thức chuyên môn, giúp cho tay nghề
được vững vàng và nâng cao, đó là thành quả lớn nhất mà tôi nhận được trong
quảng thời gian là một sinh viên của Đại học Cần Thơ Những điều mà tôi học
được hôm nay và những gì mà tôi có được sau này đều là nhờ công ơn Cha
Mẹ, Thầy Cô đã giành cho tôi
Tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã yêu thương, nuôi nấng và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để con có thể đến trường học được nhiều điều hay, tốt
trong cuộc sống Xin chân thành cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và chia sẽ
giúp đở tôi hoàn thành tốt đề tài
Thầy cố vấn Hồ Quảng Đồ đã tận tình dạy bảo giúp đở tôi trong suốt thời
gian học tại trường
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi, Thú y đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong hơn 3 năm qua
Kỹ sư Nguyễn Thị Liễu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình trong thời
gian tôi thực hiện đề tài
Cô Hồ Thị Thu, Anh Tuấn – quản lý trại gà đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi thực hiện tốt đề tài tại trại
Các bạn lớp Chăn Nuôi khoá 37 đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành
tốt đề tài
ẻKính chúc mọi người luôn vui vẻ, dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc!!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Sơn Ngọc Thái
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Sơn Ngọc Thái, MSSV: 3112625, sinh viên ngành Chăn nuôi, khoá 37, Trường Đại học Cần Thơ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Sơn Ngọc Thái
Trang 6TÓM LƢỢC
Thí nghiệm được tiến hành nằm đánh giá ảnh hưởng của các mức độ bổ sung beta-glucan lên năng suất và chất lượng trứng ở gà Hisex Brown giai đoạn từ 33 đến 42 tuần tuổi Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) lần lượt là NT ĐC: khẩu phần cơ sở
được lặp lại 10 lần với mỗi lần lặp lại là một ô chuồng nuôi 4 con gà mái Như vậy có tổng cộng 40 ô thí nghiệm với 160 con gà mái
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các nghiệm thức có bổ sung beta-glucan đều làm tăng năng suất trứng (65,42 – 66,07 quả/mái) và tỷ lệ đẻ (94,81 – 95,75%) so với nghiệm thức ĐC (64,83 quả/mái – 93,94%), cao hơn nghiệm thức ĐC từ 0,59 – 1,24 quả (P>0,05) Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) và tiêu tốn thức ăn (g/trứng) giữa các nghiệm thức thí nghiệm có khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Khối lượng trứng trung bình ở các nghiệm thức có bổ sung beta-glucan (60,89 – 61,71 g) qua các tuần tuổi cao hơn so với nghiệm thức ĐC (60,87 g) (P>0,05) Tỷ lệ trứng loại của gà ở các nghiệm thức có bổ sung beta-glucan nằm trong khoảng từ 0,77 – 1,97% thấp hơn so với nghiệm thức ĐC là 3,31%
Bổ sung beta-glucan giúp cải thiện các chỉ tiêu về chất lượng trứng như:
với nghiệm thức ĐC (P<0,05) Ngoài ra, có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức về chỉ số lòng đỏ và đơn vị Haugh (P<0,05)
nhất với 847.455 đồng (119,08%)
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM LƯỢC iii
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Sơ lược về giống gà Hisex Brown 2
2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Đặc điểm sản xuất ở gà Hisex Brown 2
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ 4
2.2.1 Nhu cầu duy trì 4
2.2.2 Nhu cầu sinh trưởng 5
2.2.3 Nhu cầu sản xuất 5
2.3 Quy luật đẻ trứng và các giai đoạn sản xuất ở gà đẻ 6
2.3.1 Quy luật đẻ trứng 6
2.3.2 Các giai đoạn sản xuất ở gà đẻ 7
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng 7
2.4.1 Dịch bệnh 7
2.4.2 Dinh dưỡng 8
2.4.3 Stress nhiệt 8
2.4.4 Yếu tố tiểu khí hậu 9
2.5 Giới thiệu về beta-glucan 12
2.5.1 Nguồn gốc 12
2.5.2 Cấu tạo 12
2.5.3 Tính chất và tác dụng của beta-glucan 13
2.5.4 Ứng dụng beta-glucan trong trong chăn nuôi 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17
3.1 Phương tiện thí nghiệm 17
Trang 83.1.1 Thời gian và địa điểm 17
3.1.2 Động vật thí nghiệm 17
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 17
3.1.4 Quy trình sử dụng thuốc và vaccine 19
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 19
3.1.6 Thức ăn thí nghiệm 20
3.2 Phương pháp thí nghiệm 20
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 20
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng 21
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu 21
3.2.4 Chỉ tiêu theo dõi 22
3.2.5 Hiệu quả kinh tế 23
3.2.6 Xử lý số liệu 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Đánh giá chung về đàn gà nuôi thí nghiệm 24
4.2 Nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi 24
4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên năng suất sản sản xuất của gà Hisex Brown 25
4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên khối lượng gà 25
4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên năng suất trứng và tỷ lệ đẻ 26
4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) và tiêu tốn thức ăn (g/trứng) 28
4.3.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên khối lượng trung bình trứng 30
4.3.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên tỷ lệ trứng loại 30
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lượng trứng ở gà Hisex Brown 32
4.4.1 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 32
4.4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lượng trứng theo giai đoạn 35
4.4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan và tuần tuổi thí nghiệm lên chất lượng trứng 36
4.3 Hiệu quả kinh tế 39
Trang 9CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ CHƯƠNG 44
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu ở gà Hisex Brown 2
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown 3
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn đối với gà Hisex Brown 4
Bảng 2.4: Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ lớn của trứng 9
Bảng 3.1: Lịch dùng thuốc và tiêm phòng cho gà Hisex Brown 19
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng (thức ăn hỗn hợp dạng bột 7606) 20
Bảng 4.1: Nhiệt độ (0C) và độ ẩm (%) qua các tuần tuổi 24
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên khối lượng gà (kg) 25
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên năng suất trứng (quả/mái) của gà Hisex Brown từ qua các tuần tuổi 26
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên tỷ lệ đẻ (%) của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi 27
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên TTTA (g/gà/ngày) của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi 28
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên TTTA (g/trứng) của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi 29
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên khối lượng trung bình trứng (g) qua các tuần tuổi 30
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ trứng loại (%) của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi 31
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lượng trứng 32
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lượng trứng theo giai đoạn 35
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan và tuần tuổi thí nghiệm lên chất lượng trứng 37
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan và tuần tuổi thí nghiệm lên độ dày vỏ và tỷ lệ các thành phần 38
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm 39
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Gà Hisex Brown thương phẩm 2
Hình 2.2 Cấu trúc hoá học của beta-glucan 12
Hình 2.3 Cấu tạo beta-glucan (1-3) và (1-4)-D-glucan 13
Hình 2.4 Cấu tạo beta-glucan (1-3) và (1-6)-D-glucan 13
Hình 3.1 Gà nuôi thí nghiệm 17
Hình 3.2 Trại nuôi gà thí nghiệm 17
Hình 3.3 Máng ăn 18
Hình 3.4 Núm uống 18
Hình 3.5 Khay hứng trứng 18
Hình 3.6 Hệ thống làm mát 18
Hình 3.7 Quạt hút 18
Hình 3.8 Bồn cấp nước hằng ngày 21
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Với truyền thống nông nghiệp từ bao đời nay, Chăn nuôi được xem như một ngành quan trọng và thiết yếu trong cơ cấu ngành Chăn nuôi nói chung đều mang một vai trò là đảm bảo dinh dưỡng trong từng bữa ăn của mỗi gia đình thông qua những sản phẩm của mình như thịt, sữa, trứng Trong đó, trứng được coi như là một trong các loại thực phẩm hoàn hảo của tự nhiên và được tiêu thụ nhiều trên thế giới Trứng còn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, khá cân bằng về dưỡng chất và cũng là nguồn protein rất dồi dào với các loại acid amin rất cần thiết cho hệ miễn dịch Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng không có liên kết trực tiếp giữa việc tiêu thụ trứng và mức cholesterol trong máu (Lee & Griffin, 2006; Qureshi et al, 2007)
Beta-glucan (β-Glucan) là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside, được tìm thấy trong thành phần vách tế bào của yến mạch, lúa mì, rong biển, nấm men Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung beta-glucan vào khẩu phần ăn của gà
thịt có thể làm giảm tỷ lệ bệnh do E.coli gây ra và bệnh đường hô hấp (Huff et
al., 2006), ngoài ra còn làm giảm khả năng và tiêu tiêu diệt vi khuẩn lên đến
17 – 23% và tăng khả năng miễn dịch của bạch cầu (Lowry et al., 2005) Bổ
sung beta-glucan với ở mức độ từ 0,05 – 0,15% trong khẩu phần đều có tác dụng tốt đến khối lượng, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Hisex Brown (Nguyễn Thị Kim Khang và cs, 2011) Như vậy, việc sử dụng beta-
glucan như một yếu tố đáp ứng miễn dịch thể (Guo et al., 2003) để hạn chế
được dịch bệnh, tăng đề kháng giúp vật nuôi phát triển toàn diện, tập trung năng lượng phát triển cơ thể, tăng khả năng tăng trọng ở gà thịt, nâng cao chất
lượng trứng và tăng tỷ lệ đẻ ở các gà hướng trứng
Hiện nay việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi được hạn chế vì những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh có thể truyền từ sản phẩm động vật sang người (Bent & Jesen, 2001) và thay vào đó là những chất bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên Nhưng những nghiên cứu về việc bổ sung beta-glucan vào khẩu phần gà đẻ ở Việt Nam chưa nhiều và từ những lợi ích mà beta-
glucan mang lại nên đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung beta-glucan lên
năng suất và chất lượng trứng gà đẻ Hisex Brown giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi” được thực hiện với mục tiêu:
Đánh giá được sự ảnh hưởng của beta-glucan vào khẩu phần gà đẻ Hisex Brown lên năng suất và chất lượng trứng giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi nhằm xác định mức độ bổ sung beta-glucan tối ưu trong khẩu phần qua hiệu quả kinh tế
mà nó đem lại
Trang 14CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về giống gà Hisex Brown
2.1.1 Nguồn gốc
Gà Hisex Brown là có nguồn gốc từ hãng Euribreed - Hà Lan nhập vào Việt Nam từ năm 1997 (Đào Đức Long, 2004) Sau đó, công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống từ năm 2007 Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường (Hình 2.1)
Hình 2.1 Gà Hisex Brown thương phẩm
(http://www.actualidadavipecuaria.com/noticias/hisex-brown-linea-genetica.html)
2.1.2 Đặc điểm sản xuất ở gà Hisex Brown
Một số chỉ tiêu về đặc điểm sản xuất ở gà Hisex Brown được trình bày ở Bảng 2.1, Bảng 2.2 và Bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu sản xuất ở gà Hisex Brown
Giai đoạn tăng trưởng (18 – 90 tuần tuổi)
Trang 15Theo Đào Đức Long (2004), đây là giống gà chuyên trứng màu nâu, cho nhiều trứng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nên chúng ta cần lưu ý đến điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và phải theo đúng quy trình chăm sóc nuôi của hãng để đạt được kết quả cao
Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần tuổi là 1,4 kg, tỉ lệ nuôi sống đến 97% Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 – 20 tuần 5,5 kg/con Tuổi đạt tỷ
lệ đẻ 50% ở 152 ngày Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315 quả/mái, khối lượng bình quân trứng là 63 g Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,49 kg Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15 kg/con Tổng số thức ăn tiêu thụ cho 1 con gà mái đẻ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, khối lượng gà chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown
ăn vào (g/ngày)
(www.isapoultry.com, 2008) Thời gian chiếu sáng chuẩn trên hệ thống chuồng kín
Tỷ lệ đẻ đạt 90% và tới 92% kéo dài khoảng 10 tuần từ tuần thứ 26 đến tuần 36 Sau đó giảm chút ít và đến khi kết thúc ở 78 tuần tuổi gà đẻ đạt khoảng 60% Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g Tổng số trứng đẻ ra đến hết tuần tuổi 78 là 307 quả/mái
Tỷ lệ chết trong suốt thời kỳ đẻ trứng là 5,8% (Đào Đức Long, 2004)
Trang 16Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ (%) và khối lượng trứng chuẩn (g) đối với gà Hisex Brown
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ
2.2.1 Nhu cầu duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2007), nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không Một lượng đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản
Trang 172.2.2 Nhu cầu sinh trưởng
Theo Bùi Xuân Mến (2007), tốc độ tăng trưởng tốt có thể đạt được với một biên độ rộng của các mức năng lượng, bởi vì gia cầm có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để duy trì một mức tiêu thụ năng lượng khá ổn định
Nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan trọng Phần lớn vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein
Sự thiếu hụt của hoặc protein tổng số hoặc là một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều
mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đủ và cân đối protein
Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng một
cơ thể có thành phần không thay đổi Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào Vì lý do này mà các nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó
Gà có sức sản xuất càng lớn thì khả năng chuyển hoá năng lượng vào sản phẩm càng cao Muốn gà sản xuất bình thường thì phải tăng mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp Năng lượng tăng thêm này tốt nhất lấy từ sự bổ sung chất béo vào khẩu phần vì cơ thể chuyển hoá năng lượng từ chất béo không toả nhiệt, không làm tăng thân nhiệt cao như chất bột đường và protein Như vậy gà mái đẻ chịu stress nhiệt tốt hơn (Dương Thanh Liêm, 2003)
2.2.3 Nhu cầu sản xuất
Năng lượng thuần cần cho một mái đang có tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu phần Tuy nhiên, mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới mức 2640 kcal ME/kg Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng
Trang 18lượng không thể thấp hơn 2750 kcal ME/kg Thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất (Bùi Xuân Mến, 2007)
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999), gà mái đẻ tiêu thụ thức ăn giảm khi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn tăng và nhiệt độ môi trường cũng tăng Và như vậy khi tăng hàm lượng năng lượng thì phải tăng cả protein trong khẩu phần để đảm bảo cung cấp đủ protein và acid amin theo yêu cầu của gà
Năng lượng của thức ăn không được cơ thể gà sử dụng hoàn toàn mà một phần bị mất đi với phân, thải nhiệt Phần năng lượng được sử dụng khoảng 70 – 90% năng lượng toàn phần Mức năng lượng thức ăn thấp, gà ăn nhiều, ngược lại mức năng lượng cao gà ăn ít thức ăn hơn Với gà đẻ nhu cầu năng lượng không vượt quá 3000 kcal/kg thức ăn, vì năng lượng cao gà sẽ tích lũy béo, đẻ giảm, thích hợp là mức 2700 – 2900 kcal/kg thức ăn (Lê Hồng Mận, 2003)
Với mỗi quả trứng được đẻ thì một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7 g protein Lượng protein này tương đương với lượng protein tích lũy hằng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng 37 g/ngày Trong thời kỳ đầu của quá trình sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy cho cho cơ thể và cho sản xuất trứng Sau đó nhu cầu protein của tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên Để có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ tối đa, một gà mái một ngày phải tiêu thụ 17 g protein (Bùi Xuân Mến, 2007)
2.3 Quy luật đẻ trứng và các giai đoạn sản xuất ở gà đẻ
2.3.1 Quy luật đẻ trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau 1 năm đẻ (500 – 550 ngày) từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi sinh lý, sinh hoá có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn Ở gia cầm tơ hay
gà mái đẻ trứng năm đầu thì quy luật đẻ trứng diễn ra theo 3 pha:
Pha 1: thường là khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết 3 tháng đẻ trứng Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2 – 3 tháng đẻ Đồng thời với tăng sản lượng trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái tăng lên Pha đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi
Trang 19Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự đẻ trứng bắt đầu Lúc này sản lượng trứng bắt đầu giảm từ từ, nhưng khối lượng trứng và
cơ thể gà không giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích luỹ mỡ Pha 2 kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong ngày
Pha 3: pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngừng đẻ hẳn Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên
2.3.2 Các giai đoạn sản xuất ở gà đẻ
Theo Dương Thanh Liêm (2003), nuôi dưỡng khoa học là khi gà mái đẻ năng suất tăng dần ta cũng cho ăn tăng dần, khi gà mái dẻ trứng giảm ta cũng cho ăn giảm theo Người Đức có câu ngạn ngữ “gà mái đẻ qua cái miệng”, điều này có nghĩa gà ăn thế nào sẽ đẻ thế nấy hay ngược lại gà đẻ thế nào thì phải cho ăn theo cỡ nấy Ở các nước chăn nuôi gà tiên tiến, người ta chia giai đoạn sản xuất của gà mái ra làm hai kỳ:
Kỳ đầu: giai đoạn bắt đầu đẻ, năng suất trứng tăng dần cho đến đỉnh cao
và duy trì ở đó một thời gian, thường từ 20 – 40 tuần
Kỳ cuối: giai đoạn từ năng suất đẻ trứng cao giảm dần xuống thấp, thường thì từ tuần 40 đến tuần 80
Thời gian phân bố ở hai giai đoạn đầu kỳ đẻ và hậu kỳ đẻ có thể thay đổi theo các giống với nhau, điều kiện nuôi dưỡng cũng khác nhau và công tác loại thải gà ở cuối kỳ khác nhau Nếu công tác loại thải gà đẻ hoặc không đẻ được tiến hành thường xuyên thì sự giảm năng suất trứng sẽ chậm lại
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng
2.4.1 Dịch bệnh
2.4.1.1 Tác nhân do virus
Hội chứng giảm đẻ - EDS76 (Egg Drop Syndrome, 1976): Nguyên nhân
do một loại virus thuộc nhóm Adenovirus gây ra Đặc trưng của bệnh là gà
đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đột ngột 10 – 30% và kéo dài liên tục, mặc
dù ăn uống bình thường và không chết Thỉnh thoảng có tiêu chảy và thiếu máu làm mào nhợt nhạt Hình dạng trứng ngắn lại, vỏ mỏng sần sùi và chuyển
từ màu nâu sang màu trắng
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm – IB (Infectous Bronchitis): thường có
biểu hiện ho, hắc hơi, chảy nước mắt, mũi và sản lượng trứng giảm đến 50% kéo dài trong 6 – 8 tuần, trứng méo mó, vỏ mỏng hay nhăn gợn sóng
Trang 20Bệnh dịch tả (Newcastle Disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra với triệu trứng là gà đẻ giảm nhanh, vỏ
trứng mềm Mỗ khám thấy buồng trứng xuất huyết đỏ và một số trứng bị teo Bệnh Marek là bệnh truyền nhiễm gây viêm hệ thần kinh vận đông, mà đặc biệt là thần kinh ở cánh, làm tăng sinh các tế bào lympho nên hình thành các khối u trong cơ thể, ở buồng trứng làm giảm hoặc ngưng đẻ
2.4.1.2 Tác nhân do vi khuẩn
Bệnh viêm gan do vi khuẩn Vibrio (Vibrionic hepatitis): Thường tồn tại
âm ỉ trong điều kiện tự nhiên, gà ủ rủ, tiêu chảy Gà đẻ giảm trứng, mào teo và
có vảy Trứng non bị vỡ hoặc vón cục màu trắng, cứng từng đám như hạt đậu trong buồng trứng
Bệnh tụ huyết trùng (Fowl cholera) là một bệnh truyền nhiễm gây chết
nhanh và tỷ lệ chết cao với biểu hiện gia cầm chết đột ngột, trạng thái mệt mỏi, mào tím tái, đi lại lập chập, liệt chân hay liệt cánh Phân tiêu chảy thất thường, trắng loãng, trắng xanh hoặc có máu tươi, thở khó, chảy nước mắt, nước mũi Mỗ khám thấy buồng trứng đôi khi sung huyết đỏ hoặc xuất huyết
và trứng non vỡ
Bệnh bạch lỵ (Salmonellosis): không có biểu hiện rõ ràng ở lâm sàng, chỉ
thấy giảm trứng, mào tái Do vi khuẩn làm bại huyết gây thiếu máu và vi khuẩn cư trú ở buồng trứng gây viêm teo buồng trứng, trứng non, méo mó, màu sắc biến đổi từ đỏ sang trắng
2.4.2 Dinh dưỡng
Theo Đào Đức Long (2004), nếu trong khẩu phần gà có hàm lượng protein thấp sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất của chúng Người ta nhận thấy mức canxi thấp gà sẽ đẻ giảm đi rõ rệt, thiếu một số vitamin trong thức ăn dẫn đến tỷ lệ có phôi thấp hẵn Nếu thiếu nhiều loại vitamin và khoáng vi lượng có thể dẫn đến ngừng đẻ hàng loạt Thiếu vitamin D làm gà đẻ trứng vỏ mỏng kéo dài một thời gian, sau chuyển sang đẻ non, tỷ lệ đẻ giảm
Trúng độc Sulfonamid: do dùng quá liều hay dùng kéo dài, gà chậm phát triển, sử dụng thức ăn kém, lông xù, màu tím tái… Làm gà đẻ trứng giảm, tỷ
lệ trứng có vỏ xù xì tăng, vỏ mỏng và mềm, trên vỏ trứng có nhiều điểm máu
Trang 21cầm sẽ giảm lượng thức ăn ăn vào Lượng nước tiêu thụ cũng sẽ tăng làm cho phân lỏng và chuồng trại ẩm hơn
Stress nhiệt làm giảm lượng thức ăn ăn vào gây giảm tăng trọng, sản lượng trứng và khối lượng trứng thấp hơn trên gà đẻ (Bảng 2.4) Tác hại thường gặp nhất là sự suy giảm chất lượng vỏ trứng Ngoài ra, các khoáng chất khác trong máu cũng bị ảnh hưởng mà một trong những yếu tố quan trọng nhất là photpho, và khi photpho tăng lên ở nhiệt độ cao và kết hợp stress nhiệt
có thể dẫn đến tử vong, đặt biệt là trên đàn gia cầm già
(Sloan & Harms, 1984)
Hội chứng gan nhiễm mỡ xuất huyết – FLHS (Fatty Liver Hemorrhagic
Syndrome): Nguyên nhân là do nhiễm độc tố của vi khuẩn làm rối loạn trao
đổi chất, rối loạn men tiêu hoá và nội tiết tố gấy rối loạn dinh dưỡng, làm biến đổi tế bào gan, từ đó gan tích mỡ, thoái hoá và phình to Hoặc do thức ăn có độc tố nấm, quá nhiều xơ, nhiều muối làm xuất huyết gan từ đó gây tích mỡ, ung thư và phì gan Biểu hiện của bệnh là gà phát triển bình thường ít biến động Đôi khi thấy trọng lượng trung bình gà quá mập, sau đó giảm đẻ và chết đột ngột khi bị stress
2.4.4 Yếu tố tiểu khí hậu
2.4.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi rất quan trọng trong chăn nuôi gà, quá nóng, quá lạnh đều ảnh hưởng làm giảm năng suất trứng, thịt Đối với gà đẻ trứng nếu nhiệt độ môi trường dưới 150C hoặc tăng cao trên 300C sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và tỷ lệ hao hụt tăng (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), ở gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt
nhất là 18 – 200C và không quá 250C Nếu nhiệt độ nuôi dưới 150C hoặc cao hơn 300C ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng và khối lượng trứng, tỷ lệ gà chết tăng lên
Võ Bá Thọ (1996) cho biết, trong từng giai đoạn của đàn gà, nhu cầu đòi hỏi về nhiệt độ khác nhau Gà con bị lạnh hoặc nóng quá có thể chết hàng loạt,
Trang 22gà không đủ sức hoạt động bình thường, không ăn uống, không phát triển, đề kháng kém với bệnh tật Ở gà lớn, khi môi trường nóng sẽ có biểu hiện rối loạn chức năng sinh lý, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều làm ảnh hưởng đến tăng trọng, giảm đẻ, chất lượng trứng kém và có thể gây chết hàng loạt
Theo Đào Đức Long (2004), những giống gà nhập nội nhẹ cân như Lerghorn, Hisex Brown… chịu lạnh kém hơn những giống gà nội nặng cân hướng thịt Khả năng chịu nóng còn phụ thuộc vào giới tính, con trống chịu được nhiệt độ cao tốt hơn con mái Gà chưa đẻ chịu nhiệt độ tốt hơn gà đang
đẻ trứng
Nhiệt độ trong chuồng nuôi thích hợp để gà đẻ tốt ở vùng nhiệt đới thường ở mức 20 – 250
C (Bùi Xuân Mến, 2007) Khi nhiệt độ chuồng cao từ
300C trở lên sẽ gây bất lợi cho sự sinh trưởng của gà, gà thường thở nhiều, uống nước nhiều, ăn rất ít, tính ngon miệng với thức ăn rất thấp (Dương Thanh Liêm, 2003)
2.4.4.2 Ẩm độ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự thải hơi nước đặc biệt là nhiệt độ không khí, sức đẻ trứng, thành phần thức ăn, phương pháp thu dọn phân… do đó cần có hệ thống thông khí Khi ẩm độ khô thì nhu cầu nước uống của gà tăng lên, đồng thời nhu cầu về thức ăn giảm xuống, gà đẻ bị mất nước, da khô (Dương Thanh Liêm, 2003)
Theo Đào Đức Long (2004), ẩm độ từ 40 – 50% sẽ gây hại cho gà, chuồng nuôi dễ bị bụi bẩn không khí, gà dễ bị bệnh hô hấp vào mùa khô hanh
ở nước ta có những ngày kèm theo lạnh nên sự bốc hơi từ phổi tăng nhanh dễ gây cho cơ thể bị mất nhiệt và lạnh
Còn Nguyễn Đức Hưng (2006) thì cho biết, độ ẩm thấp có hại cho gà vì bụi nhiều làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm da khô gây ngứa, đây là một trong những nguyên nhân gây mỗ nhau, ăn lông Độ ẩm tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70%, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà
Võ Bá Thọ (1996) nói rằng, ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu không khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị bệnh đường hô hấp Ẩm độ cao gây tác hại gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của các mầm bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm móc
Trang 23Theo Huỳnh Châu Khanh (2012), đề nghị áp dụng mức nhiệt độ 27,950C
và ẩm độ 81,99% trong chăn nuôi gà đẻ Hisex Brown để đạt năng suất trứng cao, tiêu tốn thức ăn thấp và đạt hiệu quả kinh tế cao
2.4.4.3 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng tác động mạnh mẽ đến quá trình sinh lý, nó không thể thiếu cho chức năng thị giác và nhận biết của gia cầm Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và phát dục của chúng Thông qua hệ thộng nội tiết, ánh sáng kích thích sự phát triển của buồng trứng, kích thích sự rụng trứng, và sự chín của các bao noãn
Võ Bá Thọ (1996) nói rằng, thời gian chiếu sáng phải phù hợp với từng giống gà, từng lứa tuổi và được chú trọng vào thời kỳ đẻ vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trứng Trong giai đoạn đẻ trứng, thời gian chiếu sáng thích hợp cho các giống gà là 16 h/ngày đêm với công suất 4 W/m2 và cường độ là 20 lux
Zhu và Davis (2003) cho biết, màu sắc ánh sáng cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm Khi được chiếu với ánh sáng màu đỏ thì chỉ số về hình dạng của trứng lớn hơn, khả năng sinh sản tốt, tỷ lệ ấp nở cao Ngoài ra, còn làm giảm sản lượng trứng nhưng chất lượng trứng được cải thiện khi được chiếu với ánh sáng màu xanh lá cây
Theo Lê Hồng Mận (2003), chương trình chiếu sáng chuồng nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của gà, cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng qua các giai đoạn gà con, gà dò, gà đẻ Đối với gà hậu bị để đẻ trứng sau 3 ngày nhập gà (tuần 18) thì sẽ được chiếu sáng liên tục 24 giờ, một tuần sau đó gà được chiếu sáng từ 4 – 21 giờ và tuỳ theo giai đoạn gà đang đẻ
để điều chỉnh cho thích hợp
2.4.4.4 Thông thoáng
Yếu tố này phụ thuộc vào kết cấu và các kiểu chuồng, nếu gà sống trong điều kiện thông thoáng kém < 0,9 m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì đàn gà có nguy cơ mắc bệnh hô hấp và bệnh Newcastle cao hơn bình thường Nếu gà sống trong điều kiện trao đổi không khí tốt > 5 m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp
Trong quá trình lên men phân huỷ phân và chất độc chúng sinh ra một số khí như ammoniac, metan, hydrosulfite và một số khí độc có hại Trong đó khí ammoniac là đáng lưu ý, vì gây ảnh hưởng sức khoẻ của công nhân lao động cũng như trên đàn gà Cơ quan khứu giác của gà rất nhạy cảm với khí NH3, biểu hiện triệu chứng chủ yếu là hắc hơi, sỗ mũi, chảy nước mắt nếu kéo dài
Trang 24có thể bị tổn thương niêm mạc tiếp xúc, giảm tính ngon miệng và giảm sức khoẻ sản xuất Nồng độ các khí này dễ tăng khi điều kiện vệ sinh trong chuồng kém, thông thoáng kém, chuồng ẩm ướt (Lã Thị Thu Minh, 1997)
2.5 Giới thiệu về beta-glucan
2.5.1 Nguồn gốc
Beta-glucan (β-Glucan) là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside, được chiết xuất chủ yếu từ vách tế bào nấm men, yến mạch, rong biển Các beta-glucan là các nhóm phân tử được phân biệt dựa vào phân tử khối, độ hoà tan, độ nhớt và cấu trúc không gian 3 chiều Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng phổ biến là cellulose của thực vật, vỏ cám của hạt ngủ cốc, thành tế bào của nấm
men (saccharomyces cerevisiae), vi khuẩn và một số loại nấm linh chi, nấm
hương…
Một số loại beta-glucan được sử dụng như chất dinh dưỡng ở người như hợp chất tạo mịn và chất xơ hoà tan, tuy nhiên lại có thể bị biến đổi trong quá trình đun sôi Các nghiên cứu đã cho thấy dạng hợp chất không hoà tan (1-3/1-6) -glucan có hoạt tính sinh học cao hơn dạng (1-3/1-4) -glucan Sự khác nhau giữa liên kết -glucan và cấu tạo hoá học chủ yếu là do độ hoà tan, phản ứng và hoạt tính sinh học Nấm men và nấm y học hấp thụ các beta-glucan cho khả năng thích nghi với quá trình đề kháng
2.5.2 Cấu tạo
Beta-glucan có dạng phân tử hình trụ dài chứa khoảng 250000 đơn vị glucose nối liền nhau Beta-glucan có 2 dạng: cấu trúc mạch thẳng và cấu trúc mạch nhánh (Hình 2.2)
Hình 2.2 Cấu trúc hoá học của beta-glucan
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Beta-glucan.png/)
Trang 25Dạng cấu trúc mạch thẳng có cấu tạo từ những polysaccharide không phân nhánh và được nối với nhau bởi liên kết β-(1-3) và β-(1-4)-D-Glucose (Hình 2.3)
Hình 2.3 Cấu tạo beta-glucan (1-3) và (1-4)-D-glucan
(http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Beta-1,3-1,4-glucan.png)
Beta-glucan mạch phân nhánh có cấu tạo bởi những polysaccharide phân nhánh và được nối với nhau bằng liên kết β-(1-3) và β-(1-6)-D-Glucose (Hình 2.4)
Hình 2.4 Cấu tạo beta-glucan (1-3) và (1-6)-D-glucan
Beta-glucan hoạt hoá hệ thống miễn dịch bởi những cơ quan thụ cảm kích thích trên đại thực bào, tăng cường những phản ứng chống lại nếu như
Trang 26mầm bệnh tấn công cơ thể Sự cung cấp beta-glucan bắt đầu một dây truyền phản ứng làm tăng cường những tế bào đáp ứng miễn dịch Nó kích thích việc sản xuất những tế bào bạch huyết như đại thực bào và những tế bào đơn nhân
Sự huy động tế bào được tăng cường để giúp đỡ những tế bào miễn dịch nhận
ra kháng nguyên và vận chuyển chúng đến những nơi cần thiết
Beta-glucan có tác dụng hoạt hoá mạnh mẽ các đại thực bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể Trong những năm 1940, các polysaccharide được xem như các tác nhân điều biến đáp ứng miễn dịch mà trong đó có beta-glucan Mỹ và Châu Âu là hai nơi nghiên cứu beta-glucan đầu tiên, dựa trên
cơ sở là zymosan có tác dụng điều biến đáp ứng miễn dịch Zymosan là một
hỗn hợp polysaccharide được phân lập từ vách tế bào Saccharomyces
cerevisiae (Vetvicka, 1996)
Các beta-glucan đã được báo cáo giúp nâng cao miễn dịch trong hệ thống
sinh học bằng cách liên kết và kích hoạt các đại thực bào (Huff et al, 2007)
Các đại thực bào rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch, chúng là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể Sự tăng cường hoạt động của các đại thực bào làm tăng cường khả năng phòng chống, ngăn chặn các mầm móng bệnh tật ngay từ giai đoạn tác nhân lạ xâm nhập đầu tiên Sự hoạt hoá các đại thực bào kích thích tăng hàm lượng các cytokine, đây là các protein quan trọng xúc tác và điều hoà hàng loạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể Bên cạnh đó, các đại thực bào còn có tương tác với các tế bào lympho T, có tác dụng khởi động các phản ứng miễn dịch đặc hiệu Vì thế, khi hoạt động của các đại thực bào được hoạt hoá các phản ứng đặc hiệu này cũng được tăng cường
Ảnh hưởng chủ yếu của beta-glucan là sự thực bào và tăng hoạt tính của thể thực bào: bạch cầu hạt (granuclocyte), bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte), đại thực bào và các tế bào sợi Trong đó các đại thực bào được xem như những
tế bào chủ yếu để vật chủ chống lại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đa bào, các
tế bào khối u (Vetvika et al., 1996) Beta-glucan xuyên qua màng ruột non rồi
vào thẳng hệ Lympho, chúng được bắt nhờ cơ chất dính gọi là glycocalix do các enteron và các entoroncyte (dịch ruột) sản sinh ra Trong glycocalix có vị trí được sắp đặc để sẵn sàng bắt lấy beta-D-glucan và từ hệ lympho beta-gucan được mang vào máu
Beta-glucan giúp cho các tế bào có liên quan đến các phản ứng miễn dịch như các tế bào mầm thường thấy ở tuỷ xương Dòng tế bào mới được tạo ra từ tuỷ xương một cách đều đặn nhưng hạn chế Sự xuất hiện của beta-glucan kích thích sản sinh những tế bào nguyên thuỷ trong tuỷ xương hoạt động tạo ra dòng tế bào mới nhanh chóng rồi mới đổ vào máu và các lympho
Trang 272.5.4 Ứng dụng beta-glucan trong trong chăn nuôi
Theo Dritz et al., (2006), khi bổ sung beta-glucan vào khẩu phần heo con
cai sữa thì chức năng của đại thực bào và bạch cầu trung tính không thay đổi,
có sự tương tác phức tạp giữa sự tăng trưởng và đề kháng đối với vi khuẩn
Streptococcus suis ở heo khi được bổ sung ở mức độ 0,025% beta-glucan vào
khẩu phần ăn của heo con
Hồ Thị Nga và Trần Thị Dân (2006) thì cho biết, khi bổ sung beta-glucan vào khẩu phần heo thịt nhận thấy thiệt hại do virus PPRS gây ra được giảm đáng kể và có thể cải thiện tăng trọng trên heo Bổ sung beta-glucan ở mức 80 ppm giúp làm giảm tỷ lệ heo dương tính với virus PPRS và mang lại hiệu nhất Ngoài ra, bổ sung beta-glucan ở mức 120 ppm có thể góp phần giảm tỷ
lệ ho ngày và số con ho nhưng không có hiệu quả kinh tế
Việc bổ sung các chế phẩm của beta-glucan trên heo cũng có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng khả năng tăng trọng ở heo con, hệ số chuyển hoá thức
ăn thấp và có hiệu quả kinh tế cao hơn (Mai Vũ Thuỳ Dương, 2008) Theo Võ Thị Ái Nguyên (2009) cho biết, khi bổ sung chế phẩm beta-glucan vào khẩu phần heo sau cai sữa sau 4 tuần thì cũng thu được kết quả tương tự và tỷ lệ heo con bị tiêu chảy thấp hơn
Trên gia cầm Lowry et al., (2005) nhận thấy hiệu quả của việc bổ sung
beta-glucan tinh khiết vào khẩu phần gà con như là một yếu tố đáp ứng miễn dịch dịch thể Khi bổ sung cho gà con giai đoạn 21 ngày tuổi sẽ làm tăng khả năng thực bào của các giai đoạn thực bào một cách đáng kể từ 34 – 37% (P<0,05) Beta-glucan làm giảm khả năng và tiêu diệt vi khuẩn lên đến 17 – 23%, tăng khả năng miễn dịch của bạch cầu
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung beta-glucan vào khẩu phần ăn của gà thịt có thể làm giảm tỷ lệ bệnh do E.coli gây ra và bệnh đường
hô hấp (Huff et al., 2006) Bổ sung beta-glucan cho gà Leghron 1 ngày tuổi
cũng đạt kết quả rất tốt khi có thể loại bỏ hoàn toàn tính gây bệnh ở đường
ruột của Salmonella mà không gây ảnh hưởng đến tăng trọng, protein huyết
thanh và globulin miễn dịch Qua đó làm tăng khối lượng túi Fabricius và
lách, tăng khả năng đại thực bào vi khuẩn Salmonella (Chen et al., 2007)
Bổ sung beta-gluan vào khẩu phần của gà hậu bị Hisex Brown cho tăng trọng tốt, tiêu tốn thức ăn thấp hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với khẩu phần không bổ sung beta-glucan (Đặng Thị Bích Vân, 2011)
Beta-glucan không khởi phát sự đáp ứng miễn dịch nhưng làm tăng trạng thái chuẩn bị của hệ miễn dịch ban đầu để chức năng miễn dịch của cơ thể để
Trang 28có thể đáp ứng đạt được hiệu quả cao nhất khi có ngoại vật Các đại thực bào nguyên thuỷ chuẩn bị các thành phần bổ sung cả chức năng miễn dịch ban đầu
và miễn dịch đạt được để đáp ứng có hiệu quả hơn đối với ngoại vật Qua đó góp phần vào quá trình tăng trưởng, phát triển của vật nuôi Bổ sung beta-glucan ở mức độ từ 0,05 – 0,15% trong khẩu phần đều có tác dụng tốt đến khối lượng, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Hisex Brown (Nguyễn Thị Kim Khang và cs, 2011)
Trang 29CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: đề tài được tiến hành từ ngày 6/8/2014 đến 14/10/2014
Địa điểm: tại trại nuôi gia công gà đẻ của cô Hồ Thị Thu, xã Minh Lập, Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
3.1.2 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 160 gà đẻ thương phẩm giống Hisex Brown giai đoạn 33 tuần tuổi đến 42 tuần tuổi Gà thí nghiệm được tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng đầy đủ (Hình 3.1)
Hình 3.1 gà nuôi thí nghiệm
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm
Hệ thống chuồng kín gồm 8 dãy, được thiết kế theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cách mặt lộ khoảng 3 km, mái chuồng được lợp tole, kích thước 15
x 110 m Bên trong gồm có 6 dãy chuồng, gồm 3 tầng lồng với kích thước mỗi
ô là 40 x 60 cm, mỗi ô chuồng được nuôi 4 con gà mái đẻ (Hình 3.2)
Hình 3.2 Trại nuôi gà thí nghiệm
Trang 30Máng ăn làm bằng nhựa được đặt trước lồng cách máng hứng trứng 5 cm (Hình 3.3 và Hình 3.5) Cho gà uống nước tự do bằng núm uống tự động, phía dưới có máng hứng nước được làm bằng ống nhựa cắt đôi (Hình 3.4)
Hình 3.5 Khay hứng trứng
Hệ thống làm mát được đặt ở đầu trại, khi nhiệt độ cao hơn 27,50C thì hệ thống sẽ tự động phun nước lên bạt làm mát với thời gian được điều chỉnh 1 phút chạy và 3 phút nghỉ (Hình 3.6) Hệ thống quạt hút được đặt ở cuối trại gồm 9 quạt, trong đó có 4 quạt được cài chạy tự động, ban ngày tất cả quạt đều hoạt động, ban đêm chỉ 5 – 6 quạt hoạt động (Hình 3.7) Nhiệt độ trung bình trong chuồng dao động từ 26,5 đến 27,50C
Hình 3.6 Hệ thống làm mát Hình 3.7 Quạt hút
Trang 313.1.4 Quy trình sử dụng thuốc và vaccine
Thuốc sổ giun (Piperazin) được cho uống cách nhau 10 tuần 1 lần, vaccine H5N2 (H5N3) cách nhau 5 tháng tiêm một lần, thuốc tím được cho uống 4 tuần 1 lần với liều lượng là 120 ml/80 lít nước và cho uống trong 3 ngày liên tiếp
Bảng 3.1: Lịch dùng thuốc và tiêm phòng cho gà Hisex Brown từ 18 – 58 tuần tuổi
Trang 323.1.6 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn cơ sở cho gà là thức ăn hỗn hợp dạng bột dùng cho gà đẻ giai đoạn 1 (từ 18 đến 50 tuần tuổi) của Công ty Emivest Feedmill Việt Nam đƣợc trộn với chất bổ sung là beta-glucan theo khối lƣợng đã định
Bảng 3.2: Thành phần dinh dƣỡng (thức ăn hỗn hợp dạng bột 7606)
(Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2014)
Nguyên liệu chính: bắp, tấm, bột cá, đạm đậu nành, cám gạo, lúa mì, các acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng
Trang 333.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng
Hàng ngày cho gà ăn khoảng 75% thức ăn vào buổi chiều khoảng 14 giờ
30 phút và 25% thức ăn vào sáng hôm sau khoảng 6 giờ 30 phút
Chế độ chiếu sáng: thời gian chiếu sáng trung bình từ 15 – 17 giờ/ngày bằng bóng đèn tròn với mật độ 18 m2/bóng, công suất 3 W/m2
Trứng được thu và cân lúc 16 giờ mỗi ngày
Nước uống được lấy từ giếng khoan và bơm trực tiếp vào bồn, sau đó cho gà uống nước tự do từ nguồn nước sạch và mát từ này (Hình 3.8)
Hình 3.8 Bồn cấp nước hằng ngày
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu
Thí nghiệm được tiến hành trong 10 tuần, gà được nuôi bắt đầu từ tuần
33 cho đến tuần tuổi 42 Đối với các chi tiêu như: tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ đẻ thì
số liệu được thu thập hàng ngày Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được chia làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 4 tuần theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lấy mẫu đợt 1 (cuối tuần tuổi 33)
Giai đoạn 2: Lấy mẫu đợt 2 (đầu tuần tuổi 37)
Giai đoạn 3: Lấy mẫu đợt 3 (đầu tuần tuổi 42)
Mẫu trứng mỗi đợt được lấy 1 ngày duy nhất và thực hiện trên tất cả nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lấy 10 ô chuồng, mỗi ô chuồng lấy 1 quả trứng
và sau đó tiến hành khảo sát chất lượng trứng
Tổng số trứng khảo sát trong 3 đợt: 10 x 4 x 3 = 120 trứng
Trang 343.2.4 Chỉ tiêu theo dõi
3.2.4.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng
Hằng ngày thu và đếm tất cả số trứng của gà làm thí nghiệm trên từng ô chuồng
Năng suất trứng:
Tổng trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Năng suất trứng (quả/mái) =
Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)
Trang 35Độ dày vỏ (mm): Đo độ dày vỏ trứng bằng thước chuyên dụng, tách rời
màng vỏ trứng ra Độ dày vỏ được đo ở đầu lớn của quả trứng
Đơn vị Haugh (Haugh Unit, HU) được tính theo phương pháp của
Haugh (1937) và là đơn vị dùng để đánh giá chất lượng lòng trắng
HU = 100 x log (T - 1,7 x W0,37 + 7,57)
T (mm): độ dày lòng trắng đặc
W (g): khối lượng trứng
Màu sắc lòng đỏ: được xác định bằng quạt so màu Roche, có điếm số từ
1 đến 14, điểm số màu lòng đỏ từ 1 đến 6 là màu vàng nhạt, 7 đến 10 là màu vàng trung bình và từ 11 đến 14 là màu vàng sậm
Tỷ lệ các thành phần của quả trứng: trứng được tách riêng các thành
phần bao gồm: lòng đỏ, lòng trắng, vỏ trứng Sau đó cân khối lượng từng thành phần, tỷ lệ các thành phần của quả trứng được tính bằng cách lấy khối lượng của từng thành phần đó chia cho khối lượng quả trứng
3.2.5 Hiệu quả kinh tế
Do các nghiệm thức được nuôi trong cùng một điều kiện nên chi phí về chuồng trại, công nhân, thuốc thú y, điện, nước… là như nhau Nên hiệu quả kinh tế được dựa trên chênh lệch thu chi giữa tiền bán trứng với tổng chi phí thức ăn ở các nghiệm thức
3.2.6 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel, sau đó phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linner Model) của chương trình Minitab 16 So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng Tukey 95%