Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung beta glucan lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ hisex brown giai đoạn 33 đến 42 tuần tuổi (Trang 40)

(g/gà/ngày) và tiêu tốn thức ăn (g/trứng)

Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) ở gà Hisex Brown qua các tuần tuổi đƣợc trình bày ở Bảng 4.5 nhƣ sau:

Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên TTTĂ (g/gà/ngày) của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi

Tuần ĐC BG0,025 BG0,05 BG0,075 SEM P 33 108,5 108,5 108,5 108,5 0 0 34 125,8 127,0 126,2 128,0 0,870 0,31 35 122,9 123,0 121,4 125,1 1,544 0,41 36 121,0 121,8 115,5 122,1 2,737 0,29 37 124,9 125,0 122,3 126,4 1,522 0,29 38 122,3 120,0 118,2 125,0 2,109 0,57 39 115,5 115,4 115,1 116,0 0,462 0,63 40 112,7 112,7 111,0 112,3 1,248 0,73 41 113,4 114,2 112,8 113,9 0,710 0,54 42 113,9 113,9 113,0 113,7 0,277 0,12 33 – 42 118,1 118,1 116,4 119,1 0,867 0,19

Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) g/gà/ngày giữa các nghiệm thức theo tuần tuổi có sự khác biệt nhƣng sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở tuần tuổi 33 không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Từ 34 – 38 tuần tuổi TTTĂ dao động từ 115,5 – 128 g/gà, từ 39 – 42 tuần tuổi TTTĂ dao động từ 111 – 116 g/gà ở tất cả 4 nghiệm thức.

TTTĂ cuối kỳ không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở tất cả 4 nghiệm thức (P>0,05), TTTĂ dao động từ 116,4 – 119,1 g/gà. Với những nghiệm thức có bổ sung beta-glucan chỉ duy nhất nghiệm thức BG0,05 có TTTĂ thấp hơn nghiệm thức đối chứng, còn lại nghiệm thức BG0,025 và BG0,075 đều có TTTĂ cao hơn nghiệm thức ĐC.

29

Sở dĩ có sự khác nhau ở mức bổ sung qua các tuần tuổi là do: tuần 33 – tuần đầu tiên của thí nghiệm chƣa biết đƣợc mức ăn thật sự của trại nên bổ sung đều 108,5 g ở các nghiệm thức nên không có sự khác biệt về TTTĂ ở tuần này. Từ tuần 34 – 38, các nghiệm thức đƣợc bổ sung thêm (20 g/gà) nên mức ăn giai đoạn này là 128,5 g/gà. Từ tuần 39 – 42, các nghiệm thức đƣợc cho ăn theo sự cho phép của trại là 115 g/gà. Mặc dù có sự thay đổi về mức ăn trong thời gian thí nghiệm nhƣng không ảnh hƣởng đến năng suất trứng và chất lƣợng trứng.

Kết quả của tất cả 4 nghiệm thức trên đều cao hơn chuẩn ăn ở gà Hisex Brown của ISA (2008) từ 33 – 42 tuần tuổi là 113 g. Mặc dù kết quả về TTTĂ ghi nhận khá cao so với chuẩn TTTĂ của gà Hisex Brown nhƣng chỉ tiêu về năng suất và tỷ lệ đẻ đƣợc cải thiện hơn so với chuẩn quy định. Điều đó cho thấy việc bổ sung beta-glucan đã kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch, ngăn chặn các các tác nhân có hại ảnh hƣởng đến cơ thể gà từ đó làm tăng khả năng sử dụng thức ăn của gà, và với mức tiêu tốn thức ăn thấp nhƣng vẫn cho năng suất trứng cao hơn nghiệm thức không bổ sung.

Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên tiêu tốn thức ăn (g/trứng) ở gà Hisex Brown qua các tuần tuổi đƣợc trình bày ở Bảng 4.6 nhƣ sau:

Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của khẩu phần thí nghiệm lên tiêu tốn thức ăn (g/trứng) của gà Hisex Brown từ qua các tuần tuổi

Tuần ĐC BG0,025 BG0,05 BG0,075 SEM P 33 136,3 132,4 133,4 135,2 2,949 0,79 34 133,1 132,4 132,1 146,0 4,827 0,14 35 133,3 130,1 135,2 137,6 4,831 0,74 36 130,2 130,6 123,3 129,9 2,739 0,19 37 133,0 128,4 126,5 132,1 3,035 0,39 38 134,3 129,9 126,9 131,5 3,769 0,57 39 122,5 120,8 118,2 121,1 2,022 0,52 40 120,5 119,2 115,7 117,6 1,574 0,18 41 119,7 118,1 114,5 117,8 1,883 0,28 42 119,3 117,9 114,7 117,2 1,711 0,29 33 – 42 128,2 126,0 124,1 128,6 1,999 0,35

Tiêu tốn thức ăn (g/trứng) ở các nghiệm thức qua các tuần tuổi có sự khác biệt nhƣng không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). TTTĂ cuối kỳ dao động từ 124,1 – 128,6 g, nhìn chung ở những nghiệm thức có bổ sung beta- glucan đều có TTTĂ (126 và 124,1 g) thấp hơn nghiệm thức ĐC (128,2 g),

30

ngoại trừ nghiệm thức BG0,075 (128,6 g). Trong cùng một điều kiện nhƣng ở nghiệm thức ĐC phải sử dụng lƣợng thức ăn nhiều hơn để sản xuất ra một quả trứng, do vậy việc bổ sung beta-glucan làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nên tiêu thụ thức ăn thấp và làm tăng hiệu quả kinh tế.

4.3.3 Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên khối lƣợng trứng trung bình

Khối lƣợng trứng đƣợc cân và ghi nhận mỗi ngày, khối lƣợng trung bình trứng theo tuần đƣợc trình bày ở Bảng 4.7 nhƣ sau:

Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên khối lƣợng trung bình trứng qua các tuần tuổi

Tuần ĐC BG0,025 BG0,05 BG0,075 SEM P 33 60,45 60,34 61,27 59,88 0,489 0,26 34 60,27 60,98 61,15 59,58 0,509 0,12 35 60,05 61,42 60,94 60,33 0,592 0,37 36 61,02 61,14 61,89 60,65 0,510 0,39 37 60,59 61,34 61,68 61,03 0,594 0,61 38 61,22 61,56 62,28 61,25 0,447 0,32 39 61,73 61,39 61,94 61,44 0,424 0,78 40 61,23 61,58 61,99 61,47 0,374 0,55 41 61,08 61,31 61,79 61,71 0,309 0,33 42 61,26 61,18 62,12 61,57 0,370 0,28 33 – 42 60,87 61,22 61,71 60,89 0,374 0,37

Việc bổ sung beta-glucan vào khẩu phần cho kết quả về khối lƣợng trung bình trứng giữa các nghiệm thức thì có khuynh hƣớng cao hơn so với nghiệm thức ĐC, nhƣng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khối lƣợng trứng lần lƣợt là nghiệm thức ĐC (60,87 g), BG0,075 (60,89 g), BG0,025 (61,87 g) và BG0,05 (61,71 g). Khối lƣợng trứng qua các tuần tuổi đều tăng nhƣng không đáng kể. Điều này cho thấy bổ sung beta-glucan vào các khẩu thí nghiệm giúp cải thiện khối lƣợng trứng nhƣng không đáng kể. Kết quả ghi nhận cũng thấp hơn khối lƣợng trứng chuẩn ở gà Hisex Brown của ISA (2008) là 62,4 – 63,4 g giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi.

4.3.4 Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên tỷ lệ trứng loại

Trứng loại ở đây chỉ gồm một số trứng không đạt yêu cầu về bên ngoài nhƣ: vỏ trứng sần sùi; trứng quá nhỏ hoặc quá lớn; hình dạng trứng bất thƣờng, méo mó…Theo chỉ tiêu về chất lƣợng trứng tốt thì vỏ trứng phải phù hợp với giống và thị hiếu ngƣời tiêu dùng (Lã Thị Thu Minh, 1997) vì vậy,

31

màu sắc vỏ trứng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, màu sắc vỏ trứng hoàn toàn do di truyền, chất bổ sung trong thức ăn chỉ làm nhạt hoặc đậm màu thêm (ISA, 2008).

Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên tỷ lệ trứng loại của gà Hisex Brown từ 33 đến 42 tuần tuổi đƣợc trình bày ở Bảng 4.8 nhƣ sau:

Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ trứng loại (%) của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi

Tuần ĐC BG0,025 BG0,05 BG0,075 P 33 0,38 0,14 0,00 0,28 0,42 0,94 34 0,28 0,16 0,14 0,00 0,28 0,96 35 0,20 0,26 0,06 0,10 0,16 0,98 36 0,16 0,14 0,34 0,10 0,19 0,98 37 0,71 0,14 0,14 0,43 0,63 0,89 38 0,28 0,16 0,00 0,14 0,28 0,96 39 0,43 0,23 0,14 0,00 0,73 0,86 40 0,14 0,28 0,14 000 0,48 0,92 41 0,28 0,28 0,00 0,14 0,31 0,96 42 0,43 0,17 0,06 0,06 0,51 0,91 33 – 42 3,31 1,97 0,77 1,25 2,01 0,57

Kết quả ghi nhận ở Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ trứng loại ở từng nghiệm thức qua các tuần tuổi dao động từ 0,06 – 0,71% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ trứng loại cuối kỳ ở tất cả nghiệm thức khá thấp, đáng lƣu ý là các nghiệm thức có bổ sung beta-glucan đều cho kết quả (0,77 – 1,97%) thấp hơn nghiệm thức không bổ sung (ĐC: 3,31%).

Việc bổ sung beta-glucan vào các khẩu phần ăn đã giúp tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, các beta-glucan liên kết với các tế bào bạch cầu trung tính giúp các tế bào này dễ dàng nhận dạng và tiêu diệt những mầm bệnh lạ xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, hạn chế đƣợc sự thay đổi về hình dạng cũng nhƣ độ lớn nhỏ của trứng. Từ kết quả trên và sự quan sát trong thời gian thí nghiệm nhận thấy việc bổ sung beta-glucan vào các khẩu phần ăn của gà đẻ Hisex Brown giúp hạn chế đƣợc tỷ lệ trứng lớn nhỏ và trứng có hình dạng bất thƣờng, từ đó giảm đƣợc tỷ lệ trứng loại toàn kỳ.

32

4.4 Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lƣợng trứng của gà Hisex Brown của gà Hisex Brown (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.1 Ảnh hƣởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lƣợng trứng

Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan theo các nghiệm thức lên chất lƣợng trứng của gà Hisex Brown từ 33 đến 42 tuần tuổi đƣợc trình bày ở Bảng 4.9 nhƣ sau:

Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lƣợng trứng

Nghiệm thức ĐC BG0,025 BG0,05 BG0,075 SEM P Khối lƣợng trứng, g 63,67ab 61,67b 65,60a 64,00ab 0,720 0,01 Chỉ số hình dáng,% 78,79 80,05 79,01 78,80 0,476 0,21 Chỉ số lòng trắng đặc 0,10 0,11 0,11 0,12 0,004 0,41 Chi số lòng đỏ 0,39a 0,38ab 0,38ab 0,36b 0,005 0,01 Tỷ lệ lòng trắng, % 62,36 61,33 62,83 62,28 0,614 0,37 Tỷ lệ lòng đỏ, % 24,72 25,11 24,50 25,52 0,349 0,18 Tỷ lệ vỏ, % 12,91 13,04 12,67 12,19 0,517 0,67 Màu lòng đỏ 9,27b 9,93ab 10,13a 10,00ab 0,203 0,02 Đơn vị Haugh 94,42a 93,97b 94,09ab 93,79b 0,117 0,01 Độ dày vỏ, mm 0,42 0,43 0,42 0,43 0,008 0,74

Ghi chú: Các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05) theo phép thử Tukey

Qua kết quả ghi nhận ở Bảng 4.9 cho thấy khối lƣợng trứng ở các nghiệm thức dao động từ 61,67 – 65,60 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,00). Khối lƣợng trứng ở nghiệm thức BG0,05 (65,60g) và BG0,075 (64,00 g) cao nhất trong 4 nghiệm thức thí nghiệm, riêng nghiệm thức BG0,025 (61,67 g) lại có khối lƣợng trứng thấp nhất và thấp hơn cả nghiệm thức ĐC (63,67 g). Chế phẩm beta-glucan bổ sung trong các nghiệm thức là tinh chất màu vàng nâu và có mùi thơm của mật đƣờng đã kích thích sự ngon miệng làm cho gà ăn nhiều và hấp thu tốt dƣỡng chất trong thức ăn hơn, nên đã cải thiện đƣợc khối lƣợng trứng ở 2 nghiệm thức BG0,05 và BG0,075. Tuy nhiên, ở nghiệm thức BG0,025 lại cho kết quả thấp hơn nghiệm thức ĐC, điều này có thể do mức độ bổ sung 0,025% chƣa đủ để cải thiện khối lƣợng trứng..

Kết quả ghi nhận ở Bảng 4.9 cho thấy chỉ số hình dáng dao động từ 78,79 – 80,05% và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức nhƣng không có ý nghĩa thống kê (P=0,21). Chỉ số hình dáng ở cả 3 nghiệm thức BG0,025 , BG0,05 và BG0,075 đều có khuynh hƣớng cao hơn nghiệm thức ĐC, nhƣng trong đó nghiệm thức BG0,075 chênh lệch không đáng kể. Chỉ số hình dáng là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế trong ấp trứng, vận chuyển, đóng gói và bảo quản trứng

33

thƣơng phẩm, trứng càng dài càng dễ vỡ. Chỉ số hình dáng ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng có chất lƣợng tốt và cao hơn cả chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hƣng (2006) là chỉ số hình dáng nằm trong khoảng từ 73 – 75.

Về chỉ tiêu chỉ số lòng trắng đặc ở các nghiệm thức có sự khác biệt nhƣng không có ý nghĩa thống kê (P=0,41), chỉ số lòng trắng đặc dao động từ 0,10 – 0,12 ở cả 4 nghiệm thức. Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), chỉ số lòng trắng đặc là mối liên hệ giữa chiều cao và trung bình đƣờng kính lòng trắng đặc, chỉ số này ở trứng tƣơi là từ 0,08 – 0,09. Chỉ số nay càng cao thì phẩm chất trứng càng tốt. Ghi nhận ở Bảng 4.9 cho thấy ở cả 4 nghiệm thức thí nghiệm đều cho kết quả cao hơn chỉ tiêu này và cũng phù hợp với chỉ tiêu trứng tốt của Lã Thị Thu Minh (1997) về chỉ số lòng trắng đặc là ≥0,08, trong đó 3 nghiệm thức BG0,025, BG0,05 và BG0,075 cho kết quả tốt hơn nghiệm thức ĐC.

Kết quả ghi nhận ở Bảng 4.9 cho thấy chỉ số lòng đỏ dao động từ 0,36 – 0,39 và sự khác biệt mang có ý nghĩa thống kê (P=0,00) ở cả 4 nghiệm thức. Kết quả chỉ số lòng đỏ cao nhất là ở nghiệm thức ĐC (0,39) và thấp nhất ở nghiệm thức BG0,075 (0,36), còn lại 2 nghiệm thức BG0,025 và BG0,05 là tƣơng đƣơng nhau (0,38). Kết quả cho thấy ở những nghiệm thức có bổ sung beta- glucan đều cho kết quả về chỉ số lòng đỏ thấp hơn nghiệm thức không bổ sung. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yalcin et al., (2014), việc bổ sung beta-glucan không có ý nghĩa trong việc cải thiện chỉ số lòng đỏ. Tuy nhiên, tất cả 4 kết quả ghi nhận đều cao hơn nhiều so với chỉ tiêu trứng tốt (≥0,04) của Lã Thị Thu Minh (1997). Vậy chỉ số lòng đỏ không phụ thuộc vào hàm lƣợng các chất bổ sung mà phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể và giảm dần theo thời gian bảo quản trứng (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).

Qua Bảng 4.9 cho thấy các chỉ tiêu về tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ vỏ có khác biệt giữa các nghiệm thức và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Với các chỉ tiêu này ở các nghiệm thức có bổ sung beta-glucan không có sự khác biệt đáng kể so với nghiệm thức ĐC. Tỷ lệ lòng trắng dao động từ 61,33 – 62,83% và tỷ lệ vỏ từ 12,19 – 13,04% đều cao hơn chỉ tiêu về tỷ lệ các thành phần của Nguyễn Đức Hƣng (2006) là 58,50% và 11,5%. Riêng tỷ lệ lòng đỏ dao động từ 24,50 – 25,52%, thấp hơn chỉ tiêu về tỷ lệ lòng đỏ của Nguyễn Đức Hƣng (2006) là 30% và của Yalcin et al., (2014) từ 27,45 – 28,36%. Ở nghiệm thức không có bổ sung beta-glucan đôi khi lại cho kết quả cao hơn nghiệm thức có bổ sung, điều này cho thấy không có ý nghĩa trong việc tăng tỷ lệ các thành phần khi bổ sung beta-glucan. Vậy tỷ lệ giữa các thành phần tuỳ thuộc vào loại gia cầm, mùa vụ, tuổi sinh sản và chất lƣợng thức ăn (Dƣơng Thanh Liêm, 2003).

34

Ở chỉ tiêu về màu lòng đỏ, kết quả ghi nhận ở Bảng 4.9 cho thấy kết quả cao nhất ở nghiệm thức BG0,05 (10,13), kế đến là nghiệm thức BG0,075 (10,00), BG0,025 (9,93), thấp nhất là ở nghiệm thức ĐC (9,27). Việc ghi nhận trên cho thấy ở các nghiệm thức có bổ sung beta-glucan đều cho kết quả về chỉ tiêu màu lòng đỏ tốt hơn nghiệm thức không bổ sung và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,02). So với chỉ tiêu trứng tốt về màu lòng đỏ của Lã Thị Thu Minh (1997) thì 4 kết quả ghi nhận ở trên đều cao cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu này (>7). Điều này chứng tỏ việc bổ sung beta-glucan cho màu lòng đỏ tốt so với nghiệm thức không bổ sung và bổ sung ở mức độ 0,05% là tốt nhất.

Qua Bảng 4.9 cho thấy đơn vị Haugh có sự khác biệt giữa các nghiệm thức và có ý nghĩa thống kê (P=0,00). Nghiệm thức ĐC (94,42) có đơn vị Haugh cao nhất, kế đến là nghiệm thức BG0,05 (94,09) và BG0,025 (93,97), còn lại BG0,075 (93,79) là nghiệm thức có đơn vị Haugh thấp nhất. Đơn vị Haugh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng trứng và nó phụ thuộc vào chiều cao lòng trắng đặc, chỉ số này càng cao thì chất lƣợng trứng càng tốt. Ngoài ra những trứng mà có đơn vị Haugh chênh lệch nhau dƣới 8 đơn vị thì có chất lƣợng tƣơng đƣơng nhau (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009). Kết quả ghi nhận cũng đã cho thấy những nghiệm thức có bổ sung beta-glucan đều cho kết quả về đơn vị Haugh thấp hơn nghiệm thức ĐC. Mặc dù việc bổ sung beta- glucan làm tăng khối lƣợng trứng nhƣng việc không cải thiện đƣợc chiều cao lòng trắng đặc đã làm cho chỉ tiêu về đơn vị Haugh ở các nghiệm thức này thấp hơn nghiệm thức không bổ sung. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn gà Hisex Brown của ISA (2008) (Haugh= 83) thì kết quả ghi nhận ở cả 4 nghiệm thức trên đều cao hơn rất nhiều.Vậy việc bổ sung beta-glucan không có ý nghĩa làm tăng đơn vị Haugh.

Kết quả ghi nhận về độ dày vỏ ở các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,74). Độ dày vỏ dao động từ 0,42 – 0,43 mm và ở 3 nghiệm thức có bổ sung beta-glucan có khuynh hƣớng cao hơn nghiệm thức ĐC. Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đóng gói, ấp trứng và vận chuyển. So với chỉ tiêu về mức độ dày vỏ của Nguyễn Đức Hƣng (2006) thì kết quả của 4 nghiệm thức nằm trong khoảng cho phép (0,25 – 0,58 mm). Điều này cho thấy độ dày vỏ trứng bị không ảnh hƣởng đáng kể khi bổ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung beta glucan lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ hisex brown giai đoạn 33 đến 42 tuần tuổi (Trang 40)