theo giai đoạn
Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lƣợng trứng theo giai đoạn đƣợc trình bày ở Bảng 4.10 nhƣ sau:
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của việc bổ sung beta-glucan lên chất lƣợng trứng theo giai đoạn
Nghiệm thức Tuần 33 Tuần 37 Tuần 42 SEM P
Khối lƣợng trứng, g 63,60 64,10 63,50 0,624 0,77 Chỉ số hình dáng 79,38 78,98 79,13 0,412 0,77 Chỉ số lòng trắng đặc 0,10 0,11 0,10 0,003 0,67 Chi số lòng đỏ 0,39a 0,38ab 0,37b 0,005 0,03 Tỷ lệ lòng trắng, % 61,08b 62,60ab 62,92a 0,532 0,04 Tỷ lệ lòng đỏ, % 23,91b 25,08a 25,90a 0,302 0,01 Tỷ lệ vỏ, % 14,63a 12,31b 11,17b 0,447 0,01 Màu lòng đỏ 9,80 9,90 9,80 0,175 0,89 Đơn vị Haugh 94,04 94,25 93,92 0,102 0,08 Độ dày vỏ, mm 0,42 0,42 0,42 0,007 0,92
Ghi chú: Các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05) theo phép thử Tukey
Kết quả ghi nhận ở Bảng 4.10 cho thấy sự khác biệt giữa các tuần tuổi ở các chỉ tiêu về khối lƣợng trứng, chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng đặc, màu lòng đỏ và đơn vị Haugh nhƣng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy các chỉ tiêu nêu trên bị ảnh hƣởng bởi các tuần tuổi thí nghiệm nhƣng không đáng kể.
Kết quả về chỉ số lòng trắng đặc qua Bảng 4.10 đƣợc ghi nhận cho thấy dao động từ 0,10 – 0,11 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,67). Chỉ số này càng cao thì phẩm chất trứng càng tốt, so với chỉ tiêu của Nguyễn Thị Mai và cs (2009) thì kết quả ghi nhận tốt hơn chỉ tiêu đƣa ra (0,08 – 0,09). Kết quả trên cũng cho thấy khối lƣợng trứng có sự chênh lệch giữa các tuần tuổi nhƣng không đáng kể, vậy chỉ số lòng trắng đặc không phụ thuộc vào tuần tuổi mà chỉ khác nhau tuỳ theo loài, giống và cá thể.
Qua kết quả ghi nhận ở Bảng 4.10 cho thấy sự khác biệt của chỉ số lòng đỏ giữa các tuần tuổi thí nghiệm, chỉ số này cao nhất là ở tuần 33 (0,39), kế đến là tuần 37 (0,38) và thấp nhất là ở tuần 42 (0,37) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,03). Từ kết quả ghi nhận ở trên cho thấy chỉ số lòng đỏ đang giảm dần và thấp hơn so với chỉ tiêu về chỉ số lòng đỏ của Nguyễn Thị
36
Mai và cs (2009) là từ 0,4 – 0,5. Vậy, tuần tuổi thí nghiệm ảnh hƣởng đáng kể đến chỉ số lòng đỏ, ngoài ra chỉ số này còn phụ thuộc vào đặc điểm giống, cá thể và cũng giảm dẫn theo thời gian bảo quản trứng.
Qua Bảng 4.10 cho thấy sự khác biệt qua các tuần tuổi về chỉ tiêu tỷ lệ các thành phần. Trong đó, tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ lòng đỏ đều có kết quả cao nhất ở tuần 42 (62,92%, 25,90%) và thấp nhất là ở tuần tuổi 33 (61,08%, 23,91%), ngƣợc lại ở chỉ tiêu về tỷ lệ vỏ thì kết quả ghi nhận cho thấy chỉ số này cao nhất ở tuần tuổi 33 (14,63%) và thấp nhất ở tuần tuổi 42 (11,17%). Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ lòng đỏ có khuynh hƣớng tăng dần ở tuần tuổi thứ 33, 37 và 42, riêng tỷ lệ vỏ lại có chiều hƣớng giảm xuống ở 3 giai đoạn này. So với chỉ tiêu về tỷ lệ các thành phần của Dƣơng Thanh Liêm (2003) lần lƣợt là 58,5%, 31,0% và 10,5% thì kết quả ghi nhận ở chỉ tiêu tỷ lệ lòng trắng cho thấy tốt hơn, còn tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ vỏ cho kết quả thấp hơn chỉ tiêu này. Điều này cho thấy ở những tuần tuổi khác nhau sẻ ảnh hƣởng đến tỷ lệ các thành phần và cho kết quả khác nhau. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn tuỳ thuộc vào loại gia cầm, mùa vụ và chất lƣợng thức ăn (Dƣơng Thanh Liêm, 2003).
Cũng qua kết quả ghi nhận ở Bảng 4.10 cho thấy độ dày vỏ không có sự khác biệt ở tuần tuổi 33, tuần 37 và tuần 42 (0,42) và cũng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đều cao hơn tiêu chuẩn trứng tốt của Lã Thị Thu Minh (1997) (0,32 – 0,35 mm). Nhƣ vậy, độ dày vỏ trứng không bị ảnh hƣởng của tuần tuổi thí nghiệm mà phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhƣng quan trọng nhất là hàm lƣợng Ca, P và vitamin D trong khẩu phần (Nguyễn Đức Hƣng, 2006).