1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của việc bổ sung yucca schidigera và probiotics lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ hisex brown giai đoạn 25 – 34 tuần tuổi

85 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Chính vì vậy, mà tôi đã thực hiện đề tài nầy, nhằm đánh giá tiềm năng kết hợp của Yucca schidigera và probiotics để có thể ứng dụng vào điều kiện sức khẻo cũng như là chất lượng trứng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ ĐẶNG MAI NHI

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG YUCCA SCHIDIGERA VÀ PROBIOTICS LÊN NĂNG

SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN 25 – 34

TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ ĐẶNG MAI NHI

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG YUCCA SCHIDIGERA VÀ PROBIOTICS LÊN NĂNG

SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOAN 25 – 34

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ ĐẶNG MAI NHI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG YUCCA SCHIDIGERA VÀ PROBIOTICS LÊN NĂNG

SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ĐẺ HISEX BROWN GIAI ĐOAN 25 – 34

TUẦN TUỔI

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

……….

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS NGUYỄN THỊ KIM KHANG

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

………

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây số liệu và kết quả thu được do bản thân tôi trực tiếp theo dõi, thu thập với thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây

Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2014

Sinh viên

Ngô Đặng Mai Nhi

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trải qua gần 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Cần Thơ, với sự tận tâm hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và kinh nghiệm quý báo của các thầy cô cùng sự nỗ lực của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp Trước khi rời khỏi mái trường kính yêu để chuẩn bị hành trang mới bước vào đời, tôi xin gởi đến tất cả mọi người lời cám tạ chân thành và sâu sắc nhất

Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ – người đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ và lo cho con ăn học đến ngày hôm nay

Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Chăn nuôi – Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Cô Nguyễn Thị Thủy, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 37A1

đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập

Em xin chân thành cám ơn anh, chị cùng các bạn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2014

Sinh viên

Ngô Đặng Mai Nhi

Trang 6

TÓM LƯỢC

Thí nghiệm “Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca schidigera và

probiotics lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ Hisex Brown giai đoan

25 – 34 tuần “ Được thực hiện nhằm tìm ra một khẩu phần thích hợp có tác động tốt nhất lên năng xuất và chất lượng trứng gà mái đẻ thương phẩm giống Hisex Brown Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với

4 nghiệm thức (NT) thể hiện qua 4 khẩu phần bổ sung khác nhau như sau:

NT 1 (đối chứng (NTĐC)) chỉ bao gồm thức ăn của cơ sở (KPCS),

NT 2 (YC50P) gồm KPCS + 50mg bột Yucca + 0,1% probiotics,

NT 3 (YC75P) gồm KPCS + 75mg bột Yucca + 0,1% probiotics,

NT 4 (YC100P) gồm KPCS + 100mg bột Yucca + 0,1% probiotics

Các nghiệm thức gồm 10 lần lặp lại, 4 gà mái đẻ khối lượng ngang nhau trong một ô chuồng tương ứng với một đơn vị thí nghiệm Như vậy có tổng cộng 40 đơn vị thí nghiệm trong tổng số 160 con gà Thí nghiệm đực thực hiện tại trại Việt Thịnh ngụ tại Ấp Đồng Tâm, Xã Tam Lập, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương Từ ngày 04/08/2014 đến ngày 12/10/2014

Kết quả phân tích cho thấy gà ởnghiệm thức 1 (YC50P) cho kết quả cao

nhất về năng suất và chất lượng trứng Qua kết quả thu được nhận đề nghị nên

sử dụng nghiệm thức KPCS + 50 mg bột Yucca + 0,1 % probiotics trong chănnuôi gà để đạt hiệu quả kinh tế cao

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN i

TÓM LƯỢC iii

DANH SÁCH HÌNH i

DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ii

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

2.1 Giới thiệu sơ lược về giống gà Hisex Brown 2

2.1.1 Nguồn gốc 2

2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình 2

2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ 4

2.2.1 Nhu cầu vitamin 4

2.2.2 Nhu cầu protein 7

2.2.3 Nhu cầu chất khoáng 8

2.2.4 Nhu cầu năng lượng 10

2.2.5 Vai trò của nước 11

2.2.6 Nhu cầu chất béo 11

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng gà 12

2.3.1 Chuồng trại 12

2.3.2 Giống 12

2.3.3 Chọn lọc gà mái đẻ 12

2.3.4 Điều kiện tiểu khí hậu 13

2.3.6 Chăm sóc và nuôi dưỡng 16

2.4 Giới thiệu về cây Yucca schidigera và ứng dụng trong chăn nuôi 16

2.4.1 Giới thiệu về cây Yucca schidigera 16

2.4.2 Các ứng dụng của cây Yucca schidigera trong chăn nuôi 20

2.5 Giới thiệu về probiotics 22

2.5.1 Khái niệm Probiotics 22

2.5.2 Vài trò của probotics 23

2.5.3 Một số vi khuẩn có lợi 25

Trang 8

2.5.4 Ứng dụng trong chăn nuôi 27

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 29

3.1 Phương tiện thí nghiệm 29

3.1.1 Thời gian và địa điểm 29

3.1.2 Động vật thí nghiệm 29

3.1.3 Chuồng trại 29

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 33

3.1.5 Thức ăn thí nghiệm 33

3.2 Phương pháp thí nghiệm 34

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 34

3.2.2 Quy trình phòng bệnh ở trại 34

3.2.3 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc 36

3.2.4 Phương pháp lấy mẫu 36

3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 37

3.2.6 Xử lý số liệu 38

Chương 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN 39

4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm 39

4.2 Nhiệt độ - Ẩm độ 39

4.3 Ảnh hưởng của Yucca schidigera và probiotics lên khối lượng gà 41

4.4 Năng suất sinh sản 42

4.4.1 Ảnh hưởng của Yucca schidigera và probiotics lên năng suất trứng 42

4.4.2 Ảnh hưởng của Yucca schidigera và probiotics lên tỷ lệ đẻ, % 43

4.4.3 Ảnh hưởng của Yucca schidigera và probiotics lên tỷ lệ trứng loại, % 44 4.4.4 Ảnh hưởng của Yucca schidigera và probiotics lên tiêu tốn thức ăn, (g/mái) 46

4.4.5 Ảnh hưởng của Yucca schidigera và probiotics lên tiêu tốn thức ăn, (g/trứng) 47

4.5 Chất lượng trứng 48

4.5.2 ảnh hưởng của tuần tuổi thí nghiệm lên chất lượng trứng 50

4.5.3 Ảnh hưởng của tuần tuổi và khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 51

4.6 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên hiệu quả kinh tế 53

5.1 Kết Luận 54

Trang 9

5.2 Đề nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ CHƯƠNG 58

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown 2

Hình 2.2: Yucca schidigera 17

Hình 2.3: Yucca Schidigera Mohave Yucca 19

Hình 2.4: Yucca Schidigera 20

Hình 3.1 Trại Việt Thịnh 31

Hình 3.2: Hệ thống chuồng lồng 32

Hình 3.3 Đèn tại trại 32

Hình 3.4: Hệ thống làm mát 33

Hình 3.5: Hệ thống quạt hút 33

Hình 3.6: Hệ thống máng ăn máng uống 34

Hình 3.7: Hệ thống bồ chứ nước 34

Hình 3.8: Thức ăn của Emivest mà trại sử dụng 35

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bang 2.1 Các chỉ tiêu của giống gà Hisex Brown 3

Bảng 2.2 Tỷ lệ tiêu hóa chất béo của gà 12

Bảng 2.3: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém 13

Hình 2.4 Bacillus subtilis 25

Hình 2.5 Saccharomyces cerevisiae 26

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng (thức ăn hỗn hợp dạng bột 7606) 36

Bảng 3.2 Lịch dùng thuốc và tiêm phòng cho gà Hisex Brown từ 18 – 58 tuần tuổi 37

Bảng 4.1 Năng suất trứng gà đẻ qua các tuần tuổi 44

Bảng 4.2 Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần tuổi 45

Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ theo chuẩn công ty CPI (2008) và Emivest (2010) 45

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên trứng loại 46

Bảng 4.5 Tiêu tốn thức ăn, g/mái của gà đẻ qua các tuần tuổi 47

Bảng 4.6 Tiêu tốn thức ăn, g/trứng của gà đẻ qua các tuần tuổi 48

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 49

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của tuần tuổi thí nghiệm lên chất lương trứng 51

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của tuần tuổi và khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 52

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của tuần tuổi và khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 53

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên hiệu quả kinh tế 54

Danh sách hình Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ ở trại qua các tuần 41

Biểu đồ 4.2 Nhiệt đồ và ẩm độ buổi sáng cao nhất và thấp nhất ở trại gà qua các tuần 42

Biểu đồ 4.3 Nhiệt đồ và ẩm độ buổi chiều cao nhất và thấp nhất ở trại gà qua các tuần 42

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ so sánh ảnh thưởng của khẩu phần thí nghiệm lên khối lượng gà đầu kỳ, khối lượng gà cuối kỳ 43

Trang 12

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc ứng dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên vào lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ngày càng được khuyến khích và đã trở thành xu thế hiện nay vì liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất

Chiết xuất của Yucca schidigera thường được sử dụng trong ngành công

nghiệp mỹ phẩm và nước giải khác Nó cũng sử dụng làm phụ gia thức ăn cho gia súc và gia cầm Trong những nghiên cứu gần đây, việc sử dụng chiết xuất

Yucca (Yucca schidigera) trong khẩu phần thức ăn gia cầm nhằm duy trì hiệu

quả quá trình trao đổi chất, kiểm soát nồng độ ammonia, cải thiên khối lượng trứng (Ayasan et al., 2005), hệ số chuyển hóa thức ăn và năng suất trứng

(Guclu, 2003;Ayasan et al, 2005) Saponin là một hoạt chất chính của Yucca schidigera hiện diện ở dạng steroid, có tính kháng khuẩn (Katsunuma et al,

2000; Wang et al, 2000), kháng nấm, ức chế virus (Ngô Vân Thu, 2011), có thể

kế hợp với các nhóm kháng khuẩn khác như acid caprylic (Wang et al, 2011)

Kaya et al (2003) đã chỉ ra rằng việc bổ sung Yucca schidigera trong chế độ ăn

uống một cách thích hợp giúp làm hạ cholesterol trong máu và trong lòng đỏ trứng gà

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, probiotics có những ảnh hưởng tích cực lên trên con gà đẻ và năng suất của chúng(Mateova et al, 2009) Probiotics được định nghĩa là chế phẩm sinh học, nó bao gồm các tế bào sống hoạt chất chuyển hóa giúp ổn định các thành phần vi sinh vật đường ruột trên cả gia súc

và con người, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch (Fuller, 1992) khi bổ sung các vi sinh vật sống nầy vào trong khẩu phần thì người ta đã tìm thấy chúng có khả năng điều chỉnh sự cân bằng của các vi sinh vật hoạt động đường ruột (Chaucheyras-Durand and Durand, 2010), tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu (Placha et al, 2010) Bên cạnh đó, probiotics còn cải thiện hệ số chuyến hóa thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh và chết, đồng thời

có lợi cho người tiêu dùng thông qua cải thiện chất lượng sản phẩm (Mohan et

al, 1995; Tortuero và Fernandez, 1995; Yesilbag và Colpan, 2006), ức chế khả năng bám dính của các mầm bệnh Escherichia coli (Coconnier et al., 1993)

Tuy nhiên, có rất là ít nghiên cứu về việc sử dụng probiotic kết hợp với Yucca schidigera lên trên năng suất và chất lượng trứng của gà Chính vì vậy, mà tôi

đã thực hiện đề tài nầy, nhằm đánh giá tiềm năng kết hợp của Yucca schidigera

và probiotics để có thể ứng dụng vào điều kiện sức khẻo cũng như là chất lượng

trứng của gà đẻ do đó thí nghiệm “Ảnh hưởng bổ sung chế phần của cây

Yucca (Yucca schidigera) và Probiotic trong khẩu phần ăn của gà Hisex Brown trong giai đoan 25 – 34 tuần tuổi” được thực hiện.

Trang 13

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu sơ lược về giống gà Hisex Brown

2.1.1 Nguồn gốc

Theo Nguyễn Thị Mai (2009) Hisex brown là giống gà đẻ trứng cao sản,

có lông màu nâu, và có nguồn gốc từ nguồn gốc từ hãng Euribreed - Hà Lan

Gà hậu bị Hisex Brown được nhập vào Việt Nam 1997, được công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi

ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường

2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình

Theo Nguyễn Thị Mai (2009) Hisex brown là giống gà đẻ trứng cao sản,

có lông màu nâu, và có nguồn gốc từ nguồn gốc từ hãng Euribreed - Hà Lan

Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần 1400g; tỉ lệ nuôi sống 97% Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 - 20 tuần 5,5 kg/con Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50%

ở 152 ngày Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315 quả/mái, khối lượng trứng 63g Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày Tiêu tốn thức

ăn cho 1 kg trứng là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,49 kg Khối lượng cơ thể vào cuối thời kì đẻ là 2150 g/mái Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở

20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng 92%

Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái Tỉ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng

là 5,8% Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15kg/con Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)

Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown

Trang 14

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ và khối lượng của giống gà Hisex Brown

Trang 15

2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ

Do gà được nuôi theo phương pháp công nghiệp nên về mặt dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào tác động của người nuôi Gà phải ăn đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo gà không bị mập mỡ Nếu cho gà ăn thiếu chất sẽ không đáp ứng được nhu cầu cơ thể dẫn đến gà giảm đẻ, giảm khối lượng trứng, ảnh hưởng đến độ bền và năng suất của toàn đàng Nếu cho gà ăn vượt quá tiêu chuẩn về lượng và chất thì sẽ gây lãng phí thức ăn, gà dễ bị mập mỡ, giảm đẻ (Võ Bá Thọ, 1995)

Nuôi gà đẻ mục tiêu là để lấy trứng hoặc ấp Càng kéo dài thời gian khai thác trứng thì càng có lợi Muốn đạt được mục tiêu trên không có cách nào hơn là đảm bảo sức khỏe và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất trứng của gà (Dương Thanh Liêm, 2003) Tùy theo giống gà, tuổi gà, các phương thức chăn nuôi mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau

2.2.1 Nhu cầu vitamin

Với nồng độ thấp nhưng vitamin có vai trò quyết định sự tồn tại của tất

cả quá trình sống, đồng thời tham gia vào quá trình sinh lý, sinh hóa, quyết định tới việc sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm (Vũ Duy Giảng, 1997)

Nhu cầu vitamin thay đổi theo tuổi, thể trạng và chức năng sinh lí của gà

Gà con cần lượng vitamin cao hơn gà trưởng thành

Đối với gà nuôi nhốt tập trung toàn bộ thức ăn là do người nuôi cung cấp thì việc bổ sung vitamin là rất cần thiết

Thiết vitamin sẽ dẫn đến rối loạn hoạt đông của cơ thể, dẫn đến bệnh tật phát sinh (Nguyễn Văn Thưởng, 1992)

Vitamin có hai nhóm: Nhóm hòa tan trong dầu mỡ là vitamin A, D, E, K

và nhóm hòa tan trong nước bao gồm các vitamin nhóm B và C

Nhóm hòa tang trong dầu và mỡ :

Vitamin K (Phylloquinone) được tổng hợp trong manh tràng của gà nhờ

microflora, đóng vai trò đông máu Được sử dụng trong thức ăn cho gà con và

gà đẻ đề phòng chống xuất huyết khi bị bệnh cầu trùng và bệnh Gumboro Nhu cầu vitamin K cho gà: gà con dưới 7 tuần tuổi 8,8 mg, gà 8 - 17 tuần tuổi 2,2 mg, gà đẻ 2,2 mg/kg thức ăn

Vitamin D (Cholecalciferol) đóng vai trò quan trọng trong việc chống còi

xương, trong đó vitamin D3 có hoạt tính cao nhất trong việc chuyển hóa calci

Trang 16

và phosphor, làm tăng hấp ở ruột non dưới dang D+Ca2+, tăng tích lũy ở xương

Vitamin E (Tocofero) có vai trò lớn cho khả năng sinh sản của gia cầm,

Vitamin E giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no

Thiếu vitamin E sẽ gây tình trạng gà bị ngẹo đầu, mỏ trút xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng cơ ức và

cơ đùi (giống như tình trạng thiếu Selen) Ở gia cầm sinh sản sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ

ấp nở thấp Nhu cầu vitamin E cho gà: gà con 15 - 20 UI, gà đẻ 20 - 30 UI/kg thức ăn

Vitamin A (Retinol) cần cho việc bảo vê niêm mạc cơ thể chống lại sự

xâm nhập của mầm bệnh Tham gia vào qua trình trao đổi chất protein, lipid, glucid, cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng, các tế bào biểu mô, là nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác

Thiếu vitamin A gà có biểu hiên khô lông, khô da, viêm kết mạc mắt, gà còi cọc, rối loạn thần kinh, gà chết ồ ạt như bị dịch Gà mái đẻ giảm, trứng ấp nở kém

Nhu cầu vitamin A ở gia cầm phụ thuộc vào tuổi và sức sản xuất của chúng: gia cầm non đang sinh trưởng nhanh cần khoảng 12000 - 15000 IU/kg thức ăn,

gà đẻ trứng cần 10000 - 12000 IU/kg

Nhóm hòa tan trong nước

Vitamin B1 (Thiamin) có vai trò quan trọng cho trao đổi glucid và

decarboxyl, hoạt động của các men tiêu hóa, tăng hấp thu đường ở ruột

Đồng thời Vitamin B1 là tác nhân chính chống phù thủng, viêm thân kinh, trong trao đổi chất bột đường Nhu cầu vitamin B1 cho gà: gà con 2,2 mg; gà lớn, gà đẻ 1,8-2,0 mg/kg thức ăn

Vitamin B2 (Riboflavin) là tác nhân ảnh hưởng lớn đến quá trình oxy

hóa vật chất của tế bào, chống rối loan thần kinh, trao đổi hydratcarbon và năng lượng, đảm bảo tỷ lệ đẻ, duy trì hoạt động bình thường của tuyến sinh dục

Trang 17

Thiếu vitamin B2 gà con sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lông xù, viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn Gà đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày

ấp thứ 12 - 18, gà con mới nở bị liệt chân Nhu cầu vitamin B2 cho gà: gà con 3,5 - 4,0 mg; gà đẻ trứng thương phẩm 2,2 - 2,5 mg/kg thức ăn

Vitamin B3 (Acid pantothenic) Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc

mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gà đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm Vitamin B3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, nghèo trong các loại củ quả Nhu cầu đối với gia cầm là 20 mg/kg thức ăn hỗn hợp

Vitamin B5 (PP) có vai trò chủ đạo trong trao đổi năng lượng, protein và

cần cho tế bào cơ quan hô hấp Khi thiếu vitamin B5 làm các lớp biểu bì của

da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém Nhu cầu B5 cho gà: gà con dưới 8 tuần tuổi 20 - 55 mg, gà đẻ 10 - 15 mg/kg thức

ăn

Vitamin B6 (Pyridoxine) cần cho quá trình trao đổi chất đạm, chất béo đề phát

triển cơ thể, chống viêm da Thiếu vitamin B6 sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 3,5 mg/kg thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu vitamin B6 cũng tăng lên

Vitamin B9 (Folacin) Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu

giảm, gà con giảm tăng trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lông đen, vàng có những đốm trắng Gà sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp Nhu cầu vitamin B9 cho gà: gà con là 1 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 0,7 mg/kg thức ăn

Vitamin B12 (Cyanocobalamin) có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo

máu, tổng hợp các protein tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể, đảm bảo tỷ lệ ấp nở trứng

Khi thiếu B12 gây hiện tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gà đẻ giảm tỉ lệ ấp nở, phôi chết nhiều Nhu cầu vitamin B12 cho gà: gà con dưới 8 tuần tuổi 12-20 mg; gà mái đẻ 10-15 mg/kg thức ăn

Vitamin K (phylloquinone) nhân tố làm đông máu, chống chảy máu Vitamin C (acid ascorbic) tăng sức đề kháng của gia cầm, giảm yếu tố

stress, bênh, tránh tình trạng võ trứng bị mõng (Võ Bá Thọ, 1995)

Trang 18

2.2.2 Nhu cầu protein

Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm đến khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm, 1/7-1/8 khối lượng trứng Protein là hợp chất hữu cơ quan trọng không có chất dinh dưỡng nào thay thế vai trò của protein trong tế bào sống vì phân tử protid ngoài cacbon, hydro, oxy còn có nitơ, lưu huỳnh, phospho mà ở các phân tử mỡ, bột đường không

Sự tổng hợp Protein trong tổ chức tế bào, ngoài viêc ảnh hưởng của acid amin, còn bị giới hạn bởi cung cấp năng lượng Do đó khẩu phần không đủ năng lượng sẽ làm giảm năng suất tổng hợp protein Trong cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói riêng, không thể tổng hợp protein từ gluxid và lipid, mà bắc buộc phải lấy từ thức ăn đưa vào hằng ngày một cách đều đặng, theo tỷ lệ thích hợp, dư hay thiếu đều không tốt

Theo Bùi Xuân Mến (2007), protein cần thiết cho sự duy trì là tương đối thấp, vì thế yêu cầu protein trước hết tùy thuộc vào mục đích sản xuất Trong thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế khi nuôi vật nuôi quá mức protein, vì lí do nầy mà mức protein trong khẩu phần ăn cho vật nuôi luôn phải giữ mức gần nhu cầu tối thiểu hơn các chất dinh dưỡng khác Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sinh trưởng hoặc sản xuất trứng tối đa thì cần phải tính đến lượng protein cần cộng thêm do bị oxy hóa thành năng Protein cũng không được dữ trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được

Với gia cầm non đang sinh trưởng nhu cầu protein và các acid amin là cực kì quan trọng Phần lớn vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng của protein Sự thiếu hụt của protein tổng số hoặc một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng (Dương Thanh Liêm, 2003)

Theo Bùi Xuân Mến (2007), Đối với gà đẻ trứng nhu cầu protein đóng vai trò rất quan trọng Nếu thiếu protein trong khẩu phần ăn thì đó là một trong những nguyên nhân chủ chốt làm cho sản lượng trứng thấp Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ phải thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần Thiếu hục một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số Tỷ lệ các acid amin thiết yêu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỉ lệ các acid amin được tạo thành trong trứng

Trong thời gian đẻ trứng cần cung cấp cho gia cầm đầy đủ protein để giữu cho

cơ thể luôn luôn có sự trao đổi chất cao đồng thời đảm cho cho hoạt động nội

Trang 19

tiết bình thường như tuyến yên, tuyến giáp trang Những tuyến ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của gia cầm

Nhu cầu protein trong khẩu phần cho gà đẻ trứng tùy thuộc sản lượng trứng, phẩm chất protein trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn, điều kiện chăm sóc, khối lượng trứng và khối lượng cơ thể gà Thiếu protein gà chậm lớn, còi cọc, gà đẻ kém, sinh bệnh tật,… cần cân đối protein theo nhu cầu của gà con, gà thịt, gà đẻ,… Các loại thức ăn giàu protein là bột cá, bột thịt, bột sữa, đậu tương, khô lạc Thường bổ sung vào thức ăn hai loại acid amin hay thiếu là lysine và methionine tổng hợp với tỉ lệ thấp (Bùi Đức Lũng

và Lê Hồng Mận, 2001)

Dư thừa protein dẫn đến nồng độ đạm cặn, acid amin trong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của gia cầm, từ đó không cải thiện được tăng trọng, thậm chí còn giảm tăng trọng so với khẩu phần bình thường Cơ thể tiêu hóa không hết protein sẽ lên men thối ở ruột già, manh tràng và dẫn đến tình trạng viêm ruột tiêu chảy,… Đồng thời gây tác hay xấu đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

2.2.3 Nhu cầu chất khoáng

Người ta phát hiện trong cơ thể động vật có tới 70 nguyên tố của bảng hệ thống tuần hoàng Trong cơ thể các nguyên tố đa lương gồm Ca, P, K, Cl, Mg,

S chiếm 1,01% Các nguyên tốt vi lượng như Fe, Cu, Co, Zn,… chiếm 10-3

Calci và phospho giữu vai trò dinh dưỡng khoáng quan trọng, khẩu phần

bị thiếu calci hay phospho sẽ làm giảm khoáng hóa của xương Trước hết nó là thành phần cấu trúc của xương, răng Phospho có trong thành phần của acid nucleic, phospholipid tham gia vào phản ứng phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng (Vũ Duy Giảng, 1997)

Trang 20

Calci cần thiết cho điều hòa tính thẩm thấu của màng tế bào, cho sự đông máu, hoạt động thần kình và sự co bóp ở tim Thiếu calci gà bị run rẩy, co giật, còi xương, thể hiện ở gà đẻ là võ trứng mỏng, xốp và sẽ ngưng sản xuất trứng hoặc trứng không vỏ( Bùi Xuân Mến, 2007)

Phospho cân bằng tính thẩm thấu ở màng tế bào, tham gia vào thành phần của tế bào Thiếu phospho làm giảm tính thèm ăn gây còi xương, gà mái đẻ trứng mỏng vỏ, gà trống đạp mái kém

Magie (Mg) : Magie có liên quan mật thiết đến trao đổi Ca và P, tham gia cấu tạo xương, thiếu Magie làm gà sinh trưởng chậm, không điều chỉnh được hoạt động cơ bắp, giảm sử dụng Ca, P làm đẻ trứng giảm

Natri, Kali và Clo: Những nguyên tố khoáng này có dạng là các ion vô

cơ, có ý nghĩa quan trọng trong thể dịch của cơ thể, là các chất điện giải Natri được thấy chủ yếu trong các dịch ngoài tế bào như máu, bạc huyết Kali lại được thấy chủ yếu bên trong tế bào Đây là hai yếu tố quan trọng việc duy trì acid-bazo và sự cân bằng thể dịch trong các mô cơ thể Clo cũng là thành phần của acid hydrochloric được tiết ra trong dạ dày tuyến của gia cầm Nếu có sự thiếu hụt nào của một trong các khoáng này đều làm cho gia cầm sinh trưởng kém, cơ thể mất nước và dẫn đến chết khi bị thiếu hụt trầm trọng

Sắt (Fe): sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, là thành phần của hemoglobin, một chất chuyên chở oxy trong máu và cũng là thành phần của các hợp chất liên quan có trong cơ thể và trong các hệ enzyme, tham gia thành phần các acid amin chứa lưu huỳnh, acid béo, tham gia tạo cơ, da, lông Thiếu sắt trong

cơ thể gây ra chứng thiếu máu, mỏ gà con nhợt nhạt, gà mái lông xù, mào tái,

đẻ giảm

Mangan (Mn): ảnh hưởng đến trao đổi calci, phospho Cần cho sự phát triền của bộ xương, cấu tạo vỏ trứng, trao đổi protein, hoạt hóa các enzyme Thiếu mangan sẽ dẫn đến bệnh trẹo gân khớp xương (perosis) và ở những mái giống sẽ cho trứng có tỉ lệ nở thấp và phôi bị biến dạng

Kẽm (Zn): tham gia quá trình trao đổi lipid, hydratcarbon, điều hòa chức năng sinh dục và tạo máu Zn cần cho sức đẻ trứng, tăng tỷ lệ có phôi, phát triển lông, hình thành sớm enzyme Thiếu kẽm sẽ gây ra chứng phình khớp chân, xương bị co ngắn và lông phát triển kém

Selen (Se): có vai trò trong trao đổi và hấp thụ vitamin E, phòng bệnh tiêu chảy Thiếu Se dẫn đến tạng bị rỉ dịch, tụy tạng bị thoái hóa ở gà con và cũng gây ra sự loạn dưỡng ở cơ mề và cơ tim của gà tây (Bùi Xuân Mến,

2007)

Trang 21

Đồng (Cu): Cu tham gia tạo các enzyme oxy hóa, có quan hệ đến quá trình hô hấp của mô bào Cu làm tăng hấp thụ Fe để tạo ra hemoglobin của hông cầu Cu tham gia tạo sắc tố đen, thiếu Cu da gà nhợt nhạt, lông biến màu, làm giảm sức hấp thụ sắc, rối loạn về xương, lớn chậm, rụng lông, vỏ trứng mỏng

Iod (I): Iod duy trì chức năng tuyến giáp trạng, điều hòa quá trình sinh trưởng, sinh sản và trao đổi chất trong cơ thể Thiếu Iod trong thức ăn làm giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở (Lê Hông Mận 2003)

Lưu huỳnh (S): lưu huỳnh cần thiết cho chuyển hóa protein, sản sinh hormone, thiếu S trong khẩu phần khó có thể thấy được, nhưng khi dùng thuốc cầu trùng liều cao sẽ gây thiếu S làm ảnh hưởng đến trao đổi phospho gà sẽ bị còi xương

Coban (Co): Coban là nguyên tố rất quan trọng cho cấu tạo vitamin B12 cho nên có vai trò kích thích tạo máu Thiếu Co dẫn đến thiếu vitamin B12, làm giảm đồng hóa protein, giảm trao đổi năng lượng, giảm tính thèm ăn

2.2.4 Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng cho gà bao gồm năng lượng duy trì sự sống, năng lượng sinh trưởng, năng lượng cho quá trình sản xuất trứng, tích lũy tăng trọng thịt và mỡ Yêu cầu năng lượng đối với gà con tương đối cao, nhất là gà thịt 3000-3300 kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có protein, khoáng và

vitamin thích hợp Năng lượng thấp, gà gầy, chậm lớn (Lê Hồng Mận, 2001)

Các chất hữu cơ trong thức ăn bao gồm: protein, lipid, cacbohydrate, trong đó carbohydrate chiếm tỉ lệ lớn nhất 40-60%, cung cấp năng lượng cho

cơ thể phát triển, duy trì các hoạt động sống bình thường, duy trì nhiệt độ, sản xuất thịt trứng…Khi năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy thành mỡ mà không

bị thải ra ngoài (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001)

Khi nhiệt độ tăng cao gà phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết thân nhiệt bằng cách tăng dần tần số hô hấp, ăn ít và uống nhiều nước Khi đó việc tăng năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên, nhưng khi nhiệt độ tiếp tục tăng quá 27% thì cơ thể gà bắt đầu rối loạn, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng nữa thì cơ thể gà không bị mất năng lượng như trên mà lúc này ta phải biết giảm năng lượng trong thức ăn một cách hợp lý (Trần Thị Kim Oanh, 1998) Cơ thể gà chỉ đồng hóa được 70-90% năng lượng toàn phần, phần còn lại bị loại thải qua nước tiểu, phân, thải nhiệt

Xây dựng khẩu phần cho gia cầm, năng lượng là yếu tố đầu tiên được quan tâm Một mức năng lượng thích hợp sẽ giúp tiết kiệm được chi phí thức

Trang 22

ăn cho mỗi đơn vị đơn sản phẩm Xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm được dựa trên khái niệm là gia cầm có xu hướng ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng, giả định rằng khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu (Hill et

al, 1956; Scott et al, 1982)

2.2.5 Vai trò của nước

Nước là thành phần cơ bản của sự sống Nước rất quan trọng trong cấu tạo cơ thể và mọi hoạt động sống của gà, chiếm 60-70% khối lượng cơ thể sống, ở gia súc non tỉ lệ này còn cao hơn Gà sống được khi thiếu ăn hàng tuần, nhưng nước thiếu 1-2 ngày thì gà chết (Lê Hồng Mận, 2002) Nước là môi trường cần thiết cho quá trình lên men của trao đổi chất trong cơ thể cũng như đối với sự thẩm thấu và khuếch tán các chất (Melekhin et al, 1997)

Chất lượng nước ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn, nếu chất lượng nước giảm, sự tiêu thụ nước giảm kéo theo sự tiêu thụ thức ăn giảm và con vật bị giảm năng suất (Lưu Hữu Mãnh et al, 1999) Nước rất quan trọng, chiếm 60-70% khối lượng cơ thể gà

Phương pháp cung cấp nước tốt nhất cho gà là cho chúng tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước để chúng được uống thỏa thích Tuy nhiên cần đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh nước uống, nồng độ chất hòa tan không vượt quá 15 g/1 lít Nước tốt chứa 2,5 g chất hòa tan/1 lít NaCl không vượt quá 10 g/1 lít, muối sulfate không quá một 1 g/1 lít, muối natri tối đa 50 - 100 ppm Không cho vật uống nước có chứa các tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, truyền nhiễm hoặc các chất độc hại (Vũ Duy Giảng, 1997)

2.2.6 Nhu cầu chất béo

Lipid (hay còn gọi chất béo) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với glucid Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít (Lê Hồng Mận, 2003)

Bảng 2.2 Tỷ lệ tiêu hóa chất béo của gà

Các loại chất béo Khả năng tiêu hóa (%) kcal/kg thức ăn

Trang 23

Với mức độ chất béo thích hợp thì chất lượng hay số lượng các loại sản phẩm gia cầm tạo ra không bị ảnh hưởng bất lợi, nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng gia cầm cho thấy thì ở mức độ thích hợp thì bổ sung chất béo luôn là nguồn năng lương có ích, vừa làm tăng hiệu quả sử dụng protein cũng như lysine và methionine trong thức ăn Do quá trình diễn ra theo chiều hướng này

sẽ vừa có lợi và an toàn cho vật nuôi cũng như người tiêu dùng Tuy nhiên nếu vượt giới hạn nầy thì sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa chất béo, ảnh hưởng đến năng suất, và sức khỏe người tiêu dùng

Theo nghiên cứu của Haug et al (2007) thì khẩu phần ăn của gà thịt được

bổ sung acid béo omega-3 và selenium nguồn gốc hữu cơ sẽ giúp thân thịt gà chứa nhiều acid béo omega-3 và selenium là nguồn cung cấp dưỡng chất lại cho con người, giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa các bệnh tim mạch

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng gà

2.3.1 Chuồng trại

Trong chăn nuôi hiện đại, vật nuôi bị nhốt hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất của vật nuôi Chuồng trại quyết định điều kiện khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh vật nuôi Chuồng nuôi tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho vật nuôi và cho năng suất tối đa

Ngoài vật nuôi, người chăn nuôi cũng làm việc trong môi trường chăn nuôi và chuồng nuôi chính là phương tiện quyết định đến điều kiện làm việc của người lao động Các thiết kế khác nhau của chuồng nuôi sẽ quyết định năng suất lao động của người chăn nuôi (Võ Văn Sơn, 2002)

2.3.2 Giống

Các giống gà khác nhau thì có khối lượng, tốc độ tăng trưởng và khả năng

sử dụng thức ăn khác nhau Theo Dương Thanh Liêm (2003) giống gà chuyên trứng có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm nhưng thành thục sinh dục sớm

2.3.3 Chọn lọc gà mái đẻ

Trước khi đẻ khoảng 20 – 22 tuần tuổi phải chọn những con quá nhỏ so với trọng lượng bình quân để loại bỏ (trong lượng bình quân 1,65 – 1,7 kg/con) Ngoài ra những con dị tật, thần kinh, mào không phát triển và trắng bệch,… đều phải loại thải ( Nguyễn Xuân Bình, 2000)

Trang 24

Bảng 2.3: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém

Các bộ phận cơ thể Gà mái đẻ tốt Gà mái đẻ xấu

Mào và tích tay To, mềm, màu đỏ tươi, phát

triển tốt có nhiều mau mạch

Nhỏ, Nhợt nhạt, khô

Khoảng cách giữu xương

háng

Rộng, Đặt lọt 3 - 4 ngón tay

Hẹp, chỉ đặt được 1 – 2 ngón tay

Khoảng cách giữu mõm

xương lưỡi hái và xương

háng

Rộng mềm, đặt lọt 3 ngón tay

Hẹp, chỉ đẻ lọt 1 – 2 ngón tay

Lỗ huyệt Ướt, to, cử động, màu nhạt Khô, bé, ít cử đông,

chân ngắn

Màu nhợt, ngón chân dài

cách giữa xương lườn và xương háng rộng

Kém phát triển, khoảng cách giữa xương háng

và xương lườn hẹp

(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)

2.3.4 Điều kiện tiểu khí hậu

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do sự chênh lệch về vĩ độ và có những đặc điểm kháu nhau về địa lý nên từng vùng có những đăc trưng riêng (Đào Đức Long, 2004)

Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của vật nuôi, gia cầm cũng chiệu tác động tương tự như vậy

2.3.4.1 Nhiệt độ

Theo Võ Bá Thọ (1996) Nhiệt độ trong chuồng nuôi là điều kiện quan trong nhất Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng xuất trứng Sự thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn, sự thay đổi hoạt động của tuyến giáp trạng Nhiệt độ cao hoặc thấp đều có tác động trức

Trang 25

tiếp đến gia cầm về chất lượng và sản lượng trứng thông qua mức tiêu tốn thức

ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng Nhiệt độ lý tưởng trong chuồng là 20 – 250C Gia cầm trưởng thành chịu nhiệt độ thấp tốt hơn nhiệt độ cao, ở nhiệt độ thấp 200C thì mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm là thấp nhất Ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lượng thức ăn nầy được sử dụng cho việc sưởi

ấm cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất ra một quả trứng là cao Trong khi ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ giảm đi

Sự biến đổi của độ ẩm vầ nhiệt độ không khí chuồng nuôi tương đối thích ứng với nhau Ban đêm ẩm độ tăng, buổi sáng và ban ngày giảm Càng gần mái chuồng, độ ẩm tuyệt đối càng lớn do phần lớn hơi nước tích tụ trên cao, nơi nhiệt độ cao Mặt khác lại thêm hơi thở của gia súc cũng góp phần đẩy không khí nóng lên cao Do vậy, dễ xuất hiện các giọt nước đọng lại ở mái chuồng gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe gia súc

Ẩm độ tương đối trong chuồng nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện có thở dễ bị các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt của gà Ẩm độ cao còn gây bất lợi gián tiếp là tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển như: vi khuẩn, nấm mốc….đặc biệt là cầu trùng Mật độ nuôi càng cao thì ẩm dộ càng cao (Võ Bá Thọ, 1996) Theo Lê Việt Ly (1995), ẩm độ tương đối từ 55 – 85%, mức độ ảnh hưởng đến cơ thể chưa rõ rệt nhưng khi độ ẩm > 99% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn Bất kỳ không khi cao hay thấp nhiệt độ ẩm ướt đều không tốt Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao làm tăng sự tỏa nhiệt, gia súc bị lạnh khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại sự tỏa nhiệt, nhiệt lượng thừa ở lại trong cơ thể gây rối loạn chức năng sinh ly cơ thể

Ẩm độ khô nhu cầu về nước uống của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn sẽ giảm, gà dễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi… Giữa nhiệt và ẩm độ tương đối có mối tương quan nghịch nhau Thông thường ẩm độ tốt nhất với gà

là từ 65 – 75% (Dương Thanh Liêm, 1999)

Trang 26

2.3.4.3 màu sắc chiếu sáng

Màu sắc của ánh sáng đối với khả năng sản xuất của gà có ý nghĩa thứ yếu, như người ta đã thấy rằng màu đỏ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Màu đỏ vàng, xanh lục, xanh lam, da cam Thường được dùng chiếu sáng làm cho sinh dục phát triển sớm hơn gà không được chiếu sáng và có ảnh hưởng tốt đến khả

năng đẻ trứng (hattenhauer, 1978)

2.3.4.4 Vai trò của việc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng tác động mạnh mẽ đến các yếu tố sinh

lý Nó không thể thiếu trong chức năng thị giác và nhận biết của gia cầm (Manser, 1996) Ánh sáng cho phép gia cầm thành lập các hoạt động đồng bộ hóa thiết yếu như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và các bước chuyển hóa khác nhau tạo điều kiện cho sự thu nhận thức ăn và tiêu hóa, đồng thời kích thích các mô phân tiết nhiều hormon kiểm soát quá trình tăn trưởng, trưởng thành và sinh sản

Gia cầm được nuôi trong chuồng kính, thuận lời cho việc chủ đông điều khiển chính xác các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, sức gió, không khí, cường độ ánh sáng, thời gian và màu sắc Do đó việc chú ý đến các yếu tố môi trường trong trại chăn nuôi là chỉ tiêu quang trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất (Newberry, 1995; Wemelsfelder và Birke, 1997; Mench, 1998)

Theo Võ Bá Thọ (1995) Chương trình chiếu sáng phù hợp với từng giống

gà, từng giai đoạn phát triển và nhất là trong thời kỳ đẻ sẽ cho tăng khối lượng bình quân của trứng và cải thiện độ cứng của vỏ trứng Trong giai đoạn đẻ thời gian chiếu sáng trung bình là khoảng 16 giờ trong ngày với cường độ là 20 – 30 lux

2.3.4.4 Thông thoáng

Yếu tố nầy phụ thuộc vào kết cấu và kiểu chuồng Nếu gà sống trong điều kiện thống thoáng kém < 0,9 m3 không khí/giờ/kg thể trọng, đàn gà đó có nguy

cơ mắt bệnh hô hấp và bệnh Newcastle cao hơn bình thường

Nếu gà sống trong điều kiện có sự trao đổi không khí tốt > 5 m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp (Lã Thị Thu Minh, 1997)

2.3.4.5 Mật độ nuôi

Theo Hattenhauer (1978), khả năng sản xuất của gà phụ thuộc vào mật độ nuôi (số lượng gà mái/1 m2 diện tích sản xuất của chuồng nuôi) Nuôi càng dầy thì trứng của gà mái càng giảm xuống mặc dù số trứng tính trên một đơn vị diện tích sản xuất của chuồng nuôi có thể tăng lên

Trang 27

2.3.6 Chăm sóc và nuôi dưỡng

Đối với gà đẻ trứng thương phẩm, thức ăn cần thiết cung cấp theo nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất trứng Vì vậy phải tính nhu cầu năng lượng và protein theo thể trọng gà mái đẻ và số trứng đẻ ra của mỗi gà mái hằng ngày Đối với thức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp trộn đồng đều máng, đảo đều thức ăn ít nhất là 2 - 3 lần/ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng kích thích gà ăn được nhiều hơn Không được giảm khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà con cao, chỉ giảm khi tỷ lệ đẻ tụt xuống Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1 cho ăn vào buổi sáng với 75% lượng thức ăn trong ngày, lần 2 vào buổi chiều với 25% lượng thức ăn trong ngày

Trong quá trình khai thác trứng phải chú ý giữ cho tỷ lệ đẻ ổn định bằng cách xác định các điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc một cách tối ưu Gà đẻ có nhu cầu tiêu thụ năng lượng và protein cao vào buổi sáng, nhưng lại cần Calci nhiều vào buổi tối để tạo vỏ trứng (Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam) Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) gà mái đẻ cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với dinh dưỡng đầy đủ Trong một kg thức ăn hổn hợp gà mái đẻ cần: Năng lượng trao đổi là 2700 – 2800 kcal ( 11,29 – 11,71 MJ), protein thô là 15 – 18%, Calci

là 2,1 – 3,2%, và phosphor là 0,75 – 0,8%

2.4 Giới thiệu về cây Yucca schidigera và ứng dụng trong chăn nuôi 2.4.1 Giới thiệu về cây Yucca schidigera

2.4.1.1 Phân loại khoa học

Cây Yucca Schidigera thuộc giới: Plantae, (không phân hạng) Angiospermae, (không phân hạng) Monocot, bộ Asparagales, họ Asparagaceae, chi Yucca, và loài Y schidigera Danh pháp hai phần là

Yucca schidigera (Roezl ex Ortgies, 1871)

2.4.1.2 Nguồn gốc phân bố

Cây Yucca có tên khoa học Yucca schidigera, là loại cây thuộc

họ Agavaceae Cây Yucca còn được gọi là cây Mojave Yucca, vì nó là cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc Đông Nam Califonia, ở Nam Nevada, Tây Arizona Nó cũng là loài bản địa ở Mexico, Yucca thường mọc ở những dốc sa mạc đá và miền sa mạc Creosote Chúng chịu đựng được sự nung nóng của mặt trời và không cần nước Cây Yucca là loài cây có hoa và

có thể cao đến 5 m

Trang 28

300-nước vào mùa hè và có quan hệ gần gũi với loài Yucca baccata

2.4.1.4 Thành phần dinh dưỡng

Trong cây Yucca có hợp chất saponin rất đặc biệt, saponin khi thủy phân cho glycon (gốc đường, bao gồm glucose, arabinose, xylose và axít glucoronic) và aglycon (gốc sapogenin, bao gồm saponin trung tính và saponin acid) (Sapa et al, 2009)

Hợp chất saponin đang có trên thị trường hiện nay chủ yếu lấy từ cây

Yucca (Yucca schidigera) Để thu hoạch saponin của cây Yucca, người ta đem

thân cây ngâm nước hoặc sấy khô Nếu làm theo kỹ thuật sấy khô thì thân cây sau khi sấy đem nghiền thành bột, đó là bột saponin yucca Nếu làm theo kỹ thuật ngâm nước thì thân cây sau khi ngâm nước được ép lấy dịch, đó là “dịch chiết yucca” (thực chất là dịch ép bằng cơ giới chứ không phải là dịch chiết bằng dung môi)

Bột hay dịch chiết của cây Yucca không phải chỉ có saponin mà còn có

Trang 29

vai trò là các chất chống oxy hóa (resveratrol cũng rất giàu trong nho và là một chất chống oxy hóa mạnh, rất tốt đối với việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư) (Vũ Duy Giảng, 2010)

2.4.1.5 Lợi ích của cây Yucca

Người dân châu Mỹ bản địa dùng sợi lấy từ lá cây Yucca là dây thừng, giày và quần áo Hoa và quả cây Yucca có thể ăn được và hạt đen của cây Yucca có thể nghiền để lấy tinh bột Người ta còn dùng rễ của cây Yucca để làm xà phòng gội đầu trị gàu và rụng tóc Trong chăn nuôi gia súc, chất chiết

từ cây Yucca được dùng khử mùi và giảm ammonia trong không khí cũng như trong chất thải của động vật Một số nghiên cứu cho thấy chất chiết từ cây Yucca được bổ sung trong thức ăn có thể làm giảm hàm lượng ammonia và urê trong máu của động vật Chất chiết từ cây Yucca còn được dùng làm thuốc trị bệnh cho một số động vật, đặc biệt là các bệnh do protozoa (nguyên sinh động vật) gây ra Hoạt chất saponin trong chiết xuất Yucca có thể diệt một

cách hiệu quả loài protozoa giardia lamblia gây bệnh tiêu chảy ở người và

động vật Hoạt chất saponin còn được dùng để trị một số bệnh trên ngựa như bệnh viêm khớp do nhiễm Naegleria (một giống thuộc nhóm trùng biến hình),

bệnh viêm não và tủy sống do nhiễm Sarcosystis neurona Hiện nay hoạt chất

saponin chiết từ cây Yucca schidigera đã được sản xuất đại trà và thương mại hóa

(http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Yucca_schidigera_14.jpg) Hình 2.3: Yucca Schidigera Mohave Yucca

Trang 30

2.4.1.6 Cơ chế tác động

Phân tử saponin có hai thành phần chính, steroid trung tâm tan trong dầu

và một hoặc nhiều carbohydrate mạch nhánh tan trong nước Hai thành phần này tạo nên đặc tính của một chất tẩy thiên nhiên, hoạt chất bề mặt (surfactant) chiết xuất từ thân cây Yucca có tác dụng kết hợp với ammonia, làm giảm ammonia tự do Khi thức ăn đi qua dạ dày, ammonia sẽ bị giữ lại bởi chất chiết xuất Yucca có trong thức ăn Chúng cũng có thể kết hợp với ammonia khi ở ngoài cơ thể động vật Chất chiết xuất Yucca ở dạng nước có khả năng kết hợp với các phân tử ammonia và chuyển đổi chúng sang dạng hợp chất nitrogen không độc khác Cơ chế làm giảm ammonia của chất chiết xuất Yucca thì chưa được hiểu rõ nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng có liên quan đến thành phần carbohydrate có trong mạch nhánh của phân tử saponin Ngoài

ra, các hợp chất stilben (C14H12) có nhiều trong vỏ cây Yucca cũng có liên quan đến khả năng hấp thụ ammonia

Saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật

Cơ chế tác động đến protozoa là saponin kết hợp với cholesterol hoặc sterol của màng tế bào làm cho màng tế bào của protozoa bị phá hủy Một số nghiên cứu cũng cho thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương

2.4.1.7 Yucca saponin

Saponin là các chất tẩy rửa tự nhiên hình thành nên các đám bọt ổn định

có thành phần là sapogenin (gốc ưa mỡ) kết hợp với một hoặc nhiều chuỗi bên carbonhydrate ưa nước Bởi vậy, các phân tử saponin nguyên vẹn là một chất hoạt động bề mặt có khả năng tan tốt trong dung môi nước và chất béo Nhiều năm qua người ta đã tìm ra rằng saponin tạo với cholesterol các phức chất không tan Gốc kỵ nước của saponin (aglycone hoặc sapogenins) kết hợp với gốc sterol kị nước của cholesterol (liên kết ưa mỡ) trong một tổng hợpmicelles chồng chéo

Sự tương tác giữa saponin, cholesterol và các sterols khác là nguyên nhân cho rất nhiều tác dụng sinh học của chúng, cụ thể là các hoạt động của chúng diễn ra ở màng tế bào Việc dùng saponin hàng ngày giúp giảm lượng cholesterol trong máu đã được chỉ ra từ 45 năm trước Tác dụng này là kết quả của sự liên kết saponin và cholesterol bài tiết ra trong mật, nhờ vậy mà ngăn cản được sự tái tạo cholesterol ở ruột và gan Saponins tác động vào khả năng hấp thu của các tế bào ruột bằng cách tạo ra các phức chất với cholesterol ở màng các tế bào niêm mạc Hơn thế nữa, saponins còn có tác dụng tiêu diệt các trùng đơn bào nhờ vào khả năng phức hợp với cholesterol ở màng của

Trang 31

trùng đơn bào gây tổn hại đến màng và ly giải các đơn bào này (http://yuccatd.com.vn)

Các bệnh gây ra do các trùng đơn bào mà một phần vòng đời của chúng xảy ra ở đường tiêu hóa chịu sự tác động của hoạt động diệt trùng của saponin

Ví dụ, saponin có trong chiết xuất Yucca có hiệu quả mạnh tương đương với thuốc metronidazole khi dùng để diệt khuẩn Giardia lamblia ở ruột Cây Yucca chứa khoảng 10% steroidal saponin ở phần khô của thân cây, điều này khiến yucca trở thành một trong những sản phẩm thương mại giàu saponin nhất thế giới Phần axit đã bị thủy phân ở yucca chứa cả furostanol và spirostanol aglycones, bao gồm sarsapogenin, markogenin, smilagenin, samogenin, gitogenin và neogitogenin Các chất này được tìm thấy ở cây dưới dạng hỗn hợp glucosides đa thành phần, có thể là monodesmosides với một chuỗi đường được gắn ở vị trí 3-O- hoặc bidesmosides với hai chuỗi đường được gắn ở vị trí 3-O- và 26-O- Tanaka và các đồng nghiệp của ông đã tìm ra

13 loại saponins có cấu trúc khác nhau, tuy nhiên chúng đều là monodesmosides với tên gọi theo thứ tự từ YS-I đến YS-XIII Trong một nghiên cứu khác của Oleszek và các đồng sự, tám loại saponins riêng biệt đã được tách thành công, trong đó có 5 loại spirostanol đã biết và 3 câu trúc furostanol mới Mặc dù vậy, monodesmosides vẫn chiếm tới 93% trên tổng lượng saponins có trong cây yucca (http://yuccatd.com.vn)

2.4.2 Các ứng dụng của cây Yucca schidigera trong chăn nuôi

Với các hóa chất thực vật có trong cây, đặc biệt là saponin, bột hay dịch chiết của cây Yucca đã được dùng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi với các vai trò: kiểm soát ammonia và mùi hôi của chất thải, điều chỉnh sự lên men dạ cỏ, kháng protozoa, tương tác giữa saponin với cholesterol, hoạt tính bề mặt và chức năng của ruột, nâng cao đáp ứng miễn dịch, cải thiện năng suất sinh sản, hạn chế tỷ lệ đẻ non

2.4.2.1 Vai trò kiểm soát ammonia và mùi hôi

Khoảng 30% nitơ trong khẩu phần ăn được con vật sử dụng để sinh tổng hợp protein tạo sản phẩm động vật, phần còn lại được thải ra phân và nước tiểu Nitơ trong nước tiểu dưới dạng ure được enzyme urease của vi khuẩn có trong tự nhiên phân giải thành ammonia và khí carbonic Khí ammonia tích tụ lại trong chuồng làm sức khỏe của vật nuôi bị suy giảm

Trên heo người ta đã thấy mức dung nạp tối đa ammonia là 25 ppm, nếu hàm lượng ammonia tăng gấp đôi mức dung nạp tối đa (50 ppm) thì lợn dễ bị viêm phổi do mất năng lực tiêu diệt vi khuẩn đường phổi và giảm tăng trưởng,

Trang 32

nếu tăng gấp 4 lần (100 ppm) thì lợn giảm ăn, giảm tăng trưởng (giảm đến 32%)

Chiết chất saponin của Yucca bổ sung vào thức ăn cho gà hay heo đã thấy giảm được ammonia và mùi hôi của chất thải trong chuồng nuôi Có 2 cơ chế giải thích cho việc giảm ammonia, một là chiết chất của cây Yucca có tác dụng đến chức năng của thận, làm tăng tốc độ phân giải loại bỏ ure, dẫn đến giảm thấp hàm lượng ure và ammonia trong máu, thứ hai là do stilbene có trong Yucca đã có tác dụng ức chế hoạt tính urease, hạn chế sự phân giải ure thành ammonia (Kong, 1998)

Cho chó và mèo ăn chiết chất Yucca cũng thấy giảm được mùi hôi ở phân, các nhà khoa học cho rằng đã có sự kết dính trực tiếp giữa các thành phần gây mùi của phân với một vài thành phần của chiết chất Yucca Giải thích này dựa trên thử nghiệm đưa chiết chất Yucca vào một dung dịch chứa các hợp chất như dimethyl disulfide, dimethyl sulfide, indol và skatol đã thấy mùi hôi giảm theo đánh giá mùi của người

2.4.2.2 Vai trò điều chỉnh sự lên men dạ cỏ

Saponin có khả năng kháng protozoa, cơ chế này được thực hiện do sự kết hợp của saponin với cholesterol trên màng protozoa, làm cho màng bị phá hủy, bị ly giải và tế bào protozoa bị chết Protozoa trong dạ cỏ ăn vi khuẩn để

sử dụng nguồn nitơ của vi khuẩn (một protozoa trong mỗi giờ có thể ăn

600-700 vi khuẩn) và phân giải protein vi khuẩn cho ra ammonia Nhờ saponin, protozoa bị tiêu diệt, khả năng ăn vi khuẩn giảm và từ đó cũng giảm được khả năng phân giải protein, giảm hàm lượng ammonia hình thành trong dạ cỏ

(Marka et al, 1998; Wang et al, 1998)

Vai trò chống bệnh của protozoa của saponin đã được chứng minh đối với bệnh giardiasis, một bệnh đường ruột phổ biến của người và động vật trên

khắp thế giới gây ra bởi Giardia lamblia Bệnh lây qua đường thức ăn, nước

uống, triệu chứng điển hình của bệnh là tiêu chảy cấp hoặc mãn và giảm hấp thu, dẫn đến mệt mỏi, gầy yếu, giảm khảnăng lao động Saponin yucca đã thấy

có tác dụng tiêu diệt hiệu quả Giardia tropozoite trong đường ruột (McAllister

et al., 1998)

Saponin yucca cũng đã thấy có hiệu quả rõ rệt trong việc khống chế bệnh myeloencephalitis ở ngựa (bệnh được viết tắt là EPM: Equine Protozoal Myeloencephalin) Bệnh này xẩy ra phổ biến khắp cả Bắc Mỹ và rất dễ làm

cho ngựa chết Loài protozoa gây bệnh phân lập được có tên là Sarcocystis neuroma, nha bào của loài này dây nhiễm trong thức ăn và đồng cỏ Khi thức

ăn chứa nha bào vào ruột, nha bào hình thành sporozoite, sporozoite đi vào

Trang 33

niêm mạc ruột, ở đây chúng sinh sản vô tính hình thành merozoite rồi thâm nhập vào các mô của hệ thần kinh trung ương, gây rối lọan chức năng thần kinh và làm cho con vật bị chết

Cơ chế khống chế bệnh EPM của saponin yucca là một mặt tiêu diệt sporozoite trong ruột mặt khác kich thích hệ miễn dịch của ngựa trong việc nâng cao năng lực chống lại protozoa thâm nhập vào các mô của cơ thể

2.4.2.3 Vai trò chống bệnh protozoa của saponin

Vai trò chống bệnh của protozoa của saponin đã được chứng minh đối với bệnh giardiasis, một bệnh đường ruột phổ biến của người và động vật trên

khắp thế giới gây ra bởi Giardia lamblia Bệnh lây qua đường thức ăn, nước

uống, triệu chứng điển hình của bệnh là tiêu chảy cấp hoặc mãn tính và giảm hấp thu, dẫn đến mệt mỏi, gầy yếu, giảm khả năng lao động Saponin yucca đã

thấy có tác dụng tiêu diệt hiệu quả giardia tropozoite trong đường ruột

(McAllister et al, 1998)

2.4.2.4 Saponin và hệ thống miễn dịch

Saponin thì đặc biệt hiệu quả khi là tá dược của vaccine antiprotozoa, tá dược saponin trong vaccine này tạo cho vaccine có khả năng tấn công protozoa ở cả hai phía, cả trong trong đường ruột lẫn trong đường máu

Ngoài ra, saponin cũng được chứng minh là có khả năng tăng sự phân chia của tế bào miễn dịch, kích thích sự sản sinh cytokine, nhờ đó hoạt hóa được lympho B sản sinh kháng thể

2.4.2.5 Tiêu hóa mỡ

Saponin có ảnh hưởng tích cực đến sự tiêu hóa và hấp thu lipid bằng cách nhũ hóa mỡ và tạo micelle giúp niêm mạc ruột hấp thu dễ dàng hơn (Vũ Duy Giảng, 2010)

2.5 Giới thiệu về probiotics

2.5.1 Khái niệm Probiotics

Từ chế phẩm sinh học probiotics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm

là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa Các Vi sinh vật sống được cho vào thức ăn, ảnh hưởng tốt đến ký chủ nhờ cải thiện sự cân bằng vi sinh vật đường

năng bám dính của tác nhân gây bệnh và giảm lượng chất độc của chúng trên biểu mô ruột

Trang 34

Lợi khuẩn Probiotics bao gồm lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống

và những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi" (vi khuẩn có lợi cho con người), những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ Chúng có thể được thêm vào sản phẩm lên men sữa, góp một phần trong việc hình thành sản phẩm lên men,

hoặc được bổ sung dưới dạng bột đông khô

Năm 1992, Havenaar đã mỡ rộng định nghĩa về probiotics: là sự nuôi cấy riêng lẽ hay hỗn hợp vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đăc tính của vi sinh vật sản địa Các tế bào vi sinh vật trong được cho vào thức ăn với mục tiêu cải thiện sức khỏe (Tannock, 1997) Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng probiotics được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tổi thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và

2.5.2 Vài trò của probotics

Một loại probiotics có hiệu quả là phải có khả năng tồn tại và hoạt động trong một môi trường đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau Theo Fuller (1989) thì nó cần phải có những khả năng như sau: (1) là một sản phẩm sống ở qui mô kỹ nghệ; (2) không mang mầm bệnh và độc tố; (3) tạo ra tác dụng có lợi trên vật chủ; (4) có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường ruột của vật chủ; (5) duy trì ổn định và tồn tại lâu dài để được sử dụng sau này trong điều kiện lưu trữ và điều kiện ngoài hiện trường

Tác động kháng khuẩn

Giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh cụ thể là: Tiết ra các chất kháng khuẩn: Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng có thể ức chế cả khuẩn Gram (+) và Gram (-), gồm có các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất diệt khuẩn Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những sinh vật mang mầm bệnh có thể sống được mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và sự tạo ra các độc tố Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông qua sự tạo ra các acid béo chuỗi ngắn

dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic

Trang 35

Cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dinh vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh (http://vi.wikipedia.org)

Tác động trên mô biểu bì ruột

Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy

Tác động miễn dịch

Probiotic được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho đường ruột, cụ thể: Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm, Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng, Cải thiện hệ

vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón

Tác động đến vi khuẩn đường ruột

Điều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột Sự sống sót của probiotics được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác nhau giữa các giống Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotics, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của giống vi khuẩn Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi sinh vật probiotics sẽ giảm xuống Điều này thì đúng cho tất cả các loại probiotics

Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột Probiotics có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách

đó sẽ gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột Đồng thời tăng sự dung nạp đường lactose: giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn

có lợi và giảm vi khuẩn gây hại

Một số vai trò khác đối với cơ thể

Chống dị ứng: thực phẩm probiotic góp phần chống lại một số dị ứng của

cơ thể, cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như (folic acid, niacin, riboflavin, vitamin B6 và B12)

Chống ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn probiotic có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư bàng quang Ngoài ra còn có tác

Trang 36

dụng khử chất độc gây ung thư có trong cơ thể và làm chậm sự phát triển của các khối u bướu

Probiotics có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, làm giảm huyết áp cao Ngoài ra còn giúp nhanh chóng bình phục sau khi mắc bệnh tiêu chảy và sử dụng nhiều kháng sinh

2.5.3 Một số vi khuẩn có lợi

Những vi sinh vật probiotics sử dụng trong thức ăn chăn nuôi bao gồm vi

khuẩn lactic, bào tử Bacillus và Saccharomyces cerevisiae

2.5.3.1 Bacillus subtilis

(nguồn: http://trade.indiamart.com/details.mp?offer=3472880512)

Hình 2.4 Bacillus subtilis Bacillus subtilis là thành viên của quần thể vi khuẩn mucosaassociated trong manh tràng của gà (Gong et al, 2002) Duc et al (2004) và Cartman et al

(2008) cho thấy các bào tử của Bacillus subtilis nảy mầm trong đường tiêu hóa

của gà

Bacillus subtilis là bào tử đã được chứng minh để tăng cường phản ứng của tế bào lympho máu ngoại vi của con người như Phytohaemagglutinin và concanavalin A (Spreafico et al 1980) Trên một loạt các nồng độ, Bacillus subtilis bào tử có khả năng gây một biểu hiện gia tăng của kháng nguyên

MLR3, MLR4 (Mixed Lymphocyte Response) và HLA- DR (nhân bạch cầu

kháng nguyên) của các tế bào đơn nhân ngoại vi (Fais et al 1987)

Bacillus subtilis trong chăn nuôi gà thịt giúp tiêu thụ oxy để tạo ra một

môi trường thuận lợi hơn đối với các loài kỵ khí có lợi, loại trừ một số vi

khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn E coli, Salmonella enterica, Clostridium perfringens (Jin et al, 1996; La Ragione và Woodward 2003), là enzyme sản

Trang 37

xuất (Hosoi et al 2000) và tăng cường đáp ứng miễn dịch (Yurong et al 2005; Huang et al 2008)

2.5.3.2 Saccharomyces cerevisiae

(nguồn: http://www.allposters.com) Hình 2.5 Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces cerevisiae là một loại vi sinh vật thuộc chi

Saccharomyces, lớp Ascomycetes, ngành nấm

Saccharomyces cerevisiae trong chế độ ăn uống của gà thịt với tỉ lệ

5ppm đã cải thiện được hiệu suất do hấp phụ độc tố aflatoxin của thành tế bào của nấm men và loại bỏ chất độc hại này cho phân trong đường ruột Ngoài ra các men cũng kích thích miễn dịch đường ruột, tăng bảo vệ chống lại các độc

tố vi sinh vật gây bệnh, do thành tế bào của nấm men chứa

mananoligosaccharides được cho là tăng cường sự phát triển của sinh vật có lợi trong ruột như Lactobacillus spp, Bacillus subtilis làm tăng hiệu suất tăng

trưởng và khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng của gia cầm (Chiang and Hsiem, 1995)

Riverdin (1996) cho rằng có tác dụng làm nâng cao chất béo trong sữa

dê Cải thiện số ngày đẻ trứng, hệ số chuyển hóa thức ăn, khối lượng trứng và chất lượng lòng đỏ (Tortuero và Fernandez, 1995)

2.5.3.3 Vi khuẩn lactic

Vi khuẩn này chiếm vị trí quan trọng trong nhóm vi khuẩn đường tiêu hoá của người và động vật, chúng có khả năng lên men một số carbohydrate sinh acid lactic Vi khuẩn lactic quan trọng trong probiotic thuộc giống

Lactobacillus, Pediococcus, Bifidobacterium và Enterococcus Enterococcus faecium (trước đây gọi là Streptococcus faecium) là loài quan trọng nhất được

sử dụng trong dinh dưỡng động vật Các nhóm vi khuẩn này sản xuất acid

Trang 38

lactic cùng với các chất có tính kháng khuẩn và tạo ra màng

mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm mạc ruột

Một số cơ chế hoạt động của nhóm vi khuẩn lactic đã được nhận biết là (Servin, 2004): Sản sinh acid lactic, các acid béo mạch ngắn, hạ thấp pH môi trường ruột, có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh nhưng lại có lợi cho sự hoạt động và tăng trưởng của vi khuẩn có ích Sản sinh các chất ức chế vi

khuẩn gây bệnh như bacteriocin, nicin, lysozyme, lactoperoxidase Bacteriocins bao gồm nhiều chất như subtilin, brevicin, colicin…, đó là các

protein sản xuất từ ribosom của vi khuẩn có tác dụng kháng khuẩn Chúng giết

các tế bào nhậy cảm bacteriocin bằng cách chọc thủng màng tế bào vi khuẩn,

làm rò rỉ nguyên liệu của tế bào và giảm năng lực vận chuyển của màng Loại

bỏ vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa chúng bám dính vào màng niêm mạc bằng cách phát triển nhanh và hình thành hàng rào chống lại sự xâm lấn của các vi

khuẩn gây bệnh thông qua cơ chế hình thành mucoplysaccharide và các chất

nhầy niêm mạc khác Ức chế vi khuẩn gây bệnh sản sinh độc tố Kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của ruột Ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của acid mật và như vậy có lợi cho sự hấp thu mỡ Tác động lên biểu mô ruột và tăng khả năng tiêu hoá hấp thu dưỡng chất

Hỗn hợp Lactobacillus spp và Streptococcus spp tăng sự sinh trưởng và chức năng miễn dịch ở heo con Lactobacillus spp còn làm tăng khả năng tiêu

hóa dinh dưỡng cho gia cầm

2.5.4 Ứng dụng trong chăn nuôi

2.5.4.1 Ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ

Theo Verschuere et al (2000) định nghĩa probiotics là sinh vật sống có

ảnh hưởng tốt đến vật chủ nhờ vào sự biến đổi hệ sinh vật gắn với vật chủ, từ

đó cải thiện khả năng sử dụng thức ăn, nâng cao khả năng chống bệnh của vật chủ và cải thiện môi trường xung quanh

Chế phẩm sinh học vi khuẩn đã được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm như một nguồn thay thế kháng sinh chống lại các tác nhân gây bệnh để hỗ trợ

và cải thiện tăng trưởng và hiệu suất sản xuất Chúng có tác dụng cân bằng hệ

vi sinh đường tiêu hóa và tăng hoạt động chống oxy hóa (Shen et al, 2011)

Ngoài ra, các vi khuẩn còn tăng cường giúp đường tiêu hóa chống sự xâm

nhập các mầm bệnh và duy trì hoạt động của vi sinh vật (Gong et al, 2002), từ

đó ổn định hệ vi sinh vật và tỷ lệ mắc bệnh cũng giảm (Hooge et al, 2004)

Chế phẩm sinh học cóthể cải thiện năng suất gia cầm thông qua việc cạnh tranh với các tác nhân gâybệnh trong các hệ thống tiêu hóa

Trang 39

Ngoài ra còn có một bằng chứng cho thấy rằng các chế phẩm sinh học cạnh tranh với tác nhân gây bệnh ởbề mặt đường ruột Người ta tin rằng bổ sung probiotics cho động vật trưởng thành sẽ đẩy nhanh sự trưởng thành của

hệ thống miễn dịch đường ruột và bệnh tật thấphơn

2.5.4.2 Ứng dụng trong chăn nuôi heo

Probiotics bổ sung vào thức ăn cho heo, đặc biệt heo con làm tăng tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hoá thức ăn và giảm tỷ lệ chết vì tiêu chảy Ngoài ra, nhờ tăng trưởng đồng nhất mà thể trọng của cả đàn đồng đều hơn; nhờ tăng tỷ lệ tiêu hoá và tích luỹ protein thức ăn, lượng nitơ thải ra môi trường giảm đi Trong chăn nuôi heo nước ta, probiotic đã được áp dụng phổ biến khoảng 10 năm trở lại đây Probiotics thường được sử dụng như một phụ gia bổ sung vào thức ăn cho heo con cai sữa để ngăn ngừa tiêu chảy khi heo chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn khô Đã có một số chế phẩm probiotics nhập ngoại hoặc sản xuất ở trong nước được đánh giá là có kết quả tốt đối với tăng trưởng, hiệu quả chuyển hoá thức ăn (FCR), hạn chế vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy ở heo con, đặc biệt có khả năng thay thế kháng sinh (Vũ Duy Giảng, 2012)

Trang 40

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Phương tiện thí nghiệm

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: từ ngày 04/08/2014 đến ngày 12/10/2014

Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại trại Việt Thịnh ngụ tại Ấp Đồng

Tâm, Xã Tam Lập, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương

Hình 3.1 Trại Việt Thịnh

3.1.2 Động vật thí nghiệm

Gồm 160 con gà đẻ trứng thương phẩm giống Hisex Brown trong giai đoạn từ 25 đến 34 tuần tuổi Gà đã được tiêm phòng các bệnh phổ biến như CRD, gumboro, thương hàn, dịch tả đầy đủ và tẩy ký sinh trùng trước khi vào thí nghiệm

3.1.3 Chuồng trại

Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cách lộ lớn 1 km, mái trại lợp bằng tole, kích thước mỗi trại 110 x 14 m, riêng trại thực hiện nghiệm thức với kích thước 100 x 14 m, với hệ thống chuồng kín gồm 4 dãy, các dãy chuồng được bố trí song song với nhau, mỗi dãy chuồng gồm 3 tầng lồng xếp chồng lên nhau, tầng lồng thấp nhất cách mặt đất 10 cm, kích thước

các ô chuồng là 40 x 40 cm, mỗi ô chuồng nuôi 4 con gà mái đẻ (hình 3.2)

Ngày đăng: 17/09/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w