0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HA (34 AI CẬP 14 HYLINE) NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM (Trang 36 -38 )

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu, chế biến và sử dụng vitamin C trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được nhiều tác giả quan tâm. Các vấn đề từ: Công nghệ, phương pháp chế biến vitamin C, vấn đề sử dụng vitamin C hợp lý, vấn đề chất lượng vitamin C và các yếu tố hạn chế, thành phần hóa học, các ảnh hưởng tốt của vitamin C tới sinh trưởng, sinh sản, sức khỏe, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia súc, gia cầm...đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Bùi Hữu Đoàn (2004) [4], Nguyễn Chí Bảo (1978) [1], Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [7] đã nghiên cứu vai trò của vitamin C trong khẩu phần, đến khả năng nâng cao năng suất của gia súc, gia cầm... Đặc biệt là đối với gia cầm, các tác giả đều kết luận vitamin C có ảnh hưởng tốt, trong việc nâng cao khả năng tăng trọng, nâng cao chất lượng trứng, giảm stress và giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

Bùi Hữu Đoàn (1999) [3] cho biết: Bổ sung vitamin với liều 250 và 500 ppm đã không làm ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng trứng (P > 0,05) nhưng đã làm tăng 6,50 - 10,80% sản lượng trứng, tăng 4,4 - 8,8% trứng giống, tăng rõ rệt chất lượng vỏ trứng, giảm tỷ lệ trứng dập vỡ, tăng tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ gà con loại 1, tăng hàm lượng khoáng tổng số trong xương chày, canxi và vitamin C trong huyết

thanh (P > 0,05) làm giảm không rõ rệt photpho vô cơ trong huyết thanh (P > 0,05).

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Dưới đây là kết quả nghiên cứu của một số tác giả về ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C cho gà.

Theo McDowell (1989) [28], trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường gia cầm không bị thiếu vitamin C vì chúng có thể tự tổng hợp đủ cho nhu cầu, quá trình tổng hợp vitamin C diễn ra tại gan, thận. Tuy nhiên, khi nuôi dưỡng bằng khẩu phần không đầy đủ, cân đối, sự thiếu hụt vitamin C có thể xảy ra ngay cả ở những động vật tổng hợp được vitamin C.

McDowell (1989) [28], đã nhận thấy khi bổ sung vitamin C cho gà mái đẻ, làm tăng sản lượng trứng, độ bền vững của vỏ trứng, tăng khả năng sinh sản, tỷ lệ trứng có phôi. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu người ta không thấy hiệu quả dương tính, khi bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của gia cầm.

Kết quả nghiên cứu của Nakaya và cs (1986) [30] cho thấy bổ sung vitamin C giúp nâng cao sản lượng trứng, độ vững chắc của vỏ trứng.

Theo Boushy và cs (1970) [23], gà đẻ sống trong môi trường nhiệt độ cao, khi bổ sung vitamin C đã làm tăng sản lượng trứng, nâng cao khối lương trứng, không thấy có sự thay đổi về chất lượng vỏ trứng. Các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C cho thấy, với liều 200 mg/kg thức ăn chỉ làm tăng chất lượng trứng, mà không làm tăng sản lượng trứng.

Khautov (1983) [25] nhận thấy khi bổ sung 100 mg/kg thức ăn cho vịt đẻ, đã làm tăng sản lượng trứng từ 11,11 - 13,56% và tăng hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ trứng lên 19,97 - 28,7%. Bổ sung vitamin C với liều lượng 100 mg/kg thức ăn cho gà đẻ làm tăng sản lượng, chất lượng trứng tăng, tỷ lệ loại thải giảm đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.

Aliseikhov (1988) [22] cho biết khi bổ sung vitamin C vào thức ăn gà đẻ giống Leghorn, không chỉ làm tăng sản lượng trứng mà còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, Tenster và cs(1986) [32] đã nhận thấy, việc bổ sung vitamin C với mức 100 mg/kg thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ đã

làm tăng tỷ lệ đẻ lên 30%, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ấp nở tăng 2% cao hơn so với lô đối chứng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HA (34 AI CẬP 14 HYLINE) NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM (Trang 36 -38 )

×