0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HA (34 AI CẬP 14 HYLINE) NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM (Trang 50 -63 )

Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn đẻ trứng được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng. Trong chăn nuôi gà sinh sản nói chung, đặc biệt với các giống gà hướng trứng thì tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là chỉ tiêu rất quan trọng nó vừa có ý nghĩa kỹ thuật vừa có ý nghĩa kinh tế , nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong việc tính chi phí thức ăn/10 quả trứng, nhất là trong tình hình hiện nay giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh. Mục tiêu quan trọng của chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm là duy trì đàn gà có tỷ lệ đẻ, năng suất trứng ở mức cao và chi phí thức ăn thấp. Kết quả hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.8:

Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra (quả)

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

X ± mx Cv% X ± mx Cv% 26 2,23 ± 0,08 4,95 2,12 ± 0,07 4,99 27 1,86 ± 0,03 2,17 1,81 ± 0,01 1,15 28 1,65 ± 0,01 1,05 1,56 ± 0,04 3,23 29 1,50 ± 0,02 1,54 1,45 ± 0,03 3,01 30 1,47 ± 0,01 1,18 1,35 ± 0,01 0,86 31 1,44 ± 0,01 0,80 1,33 ± 0,02 2,29 32 1,48 ± 0,04 3,83 1,36 ± 0,01 0,74 33 1,56 ± 0,03 2,59 1,45 ± 0,01 1,43 34 1,61 ± 0,00 0,36 1,53 ± 0,01 1,36 35 1,70 ± 0,01 0,59 1,61 ± 0,02 1,90 36 1,71 ± 0,06 4,77 1,66 ± 0,01 0,70 37 1,74 ± 0,05 3,82 1,65 ± 0,02 1,52 38 1,79 ± 0,04 2,82 1,71 ± 0,03 2,63 39 1,81 ± 0,05 3,87 1,71 ± 0,03 2,55 40 1,80 ± 0,03 2,25 1,74 ± 0,01 0,88 41 1,88 ± 0,03 2,15 1,80 ± 0,06 5,03 TB 1,70a ± 0,02 1,83 1,62b ± 0,01 0,59

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy từ 26 - 41 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trung bình của lô đối chứng là 1,70 kg, của lô thí nghiệm là 1,62 kg, thấp hơn của lô đối chứng 0,08 kg. So sánh thống kê cho thấy lô đối chứng và lô thí nghiệm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có sự sai khác (P < 0,05). Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có xu hướng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đẻ hay nói cách khác đàn gà có tỷ lệ đẻ càng cao thì TTTĂ/10 quả trứng càng thấp.

Như vậy việc bổ sung vitamin C theo liều lượng 100 mg/kg thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm, giúp giảm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đẻ ra, điều này góp phần làm giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm.

Để có cơ sở kết luận đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vitamin C chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng chi phí trực tiếp (thức ăn + thuốc thú y + vitamin C)/10 quả trứng đẻ ra. Mục đích là để đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng vitamin C trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm từ 26 - 41 tuần tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp

STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Tổng thức ăn tiêu thụ Kg 380,23 383,45

2 Chi phí thức ăn Đồng 3878346 3911190

3 Chi phí vitamin C Đồng 0 20000

4 Chi phí thuốc thú y Đồng 73000 54000

5 Tổng chi phí (thức ăn + thuốcthú y + vitamin C) Đồng 3951346 3985190

6 Tổng số trứng thu được Quả 2299 2428

7 Tống chi phí/10 trứng đẻ ra Đồng 17187 16413

8 So sánh % 100 95,50

Số liệu bảng 2.9 cho thấy, tổng chi phí (thức ăn + thuốc thú y + vitamin C) ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng nhưng chi phí cho 10 quả trứng lại thấp hơn so với lô đối chứng.

Nếu lấy chi phí cho 10 quả trứng ở lô đối chứng là 100% thì ở lô thí nghiệm chỉ còn 95,50%, thấp hơn lô đối chứng 4,5%, hay giảm đi 774 đồng/10 quả trứng đẻ ra.

Điều này chứng tỏ vitamin C có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh sản của gà đẻ. Khi bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của gà làm tăng sản lượng trứng, giảm chi phí trực tiếp/10 quả trứng đẻ ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm.

2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1. Kết luận 2.5.1. Kết luận

Bổ sung vitamin C với liều lượng 100 mg/kg thức ăn vào thức ăn hỗn hợp dạng mảnh AC2-240 của JAPFA để nuôi gà đẻ HA đã cho kết quả tương đối tốt, cụ thể là:

- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm đến 41 tuần tuổi đạt 98,89%, còn lô đối chứng thấp hơn đạt 97,78%.

- Tỷ lệ đẻ trung bình đến 41 tuần tuổi của gà ở lô thí nghiệm là 72,83% cao hơn so với lô đối chứng 3,27%.

- Năng suất trứng trung bình đến 41 tuần tuổi của lô thí nghiệm là 5,10 quả/mái/tuần cao hơn 0,23 quả/mái so với lô đối chứng là 4,87 quả/mái/tuần.

- Năng suất trứng cộng dồn/mái đến 41 tuần tuổi của lô thí nghiệm là 81,64 quả/mái cao hơn 3,73 quả/mái so với lô đối chứng là 77,91 quả/mái.

- Khối lượng trứng của gà ở lô thí nghiệm dao động từ 44,85 gam đến 51,19 gam. Cao nhất ở 41 tuần tuổi và thấp nhất ở 26 tuần tuổi.

- Bổ sung vitamin C làm tăng chỉ số lòng đỏ của trứng từ 0,52 (lô đối chứng) lên 0,53 (lô thí nghiệm) ở mức P < 0,05.

- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đẻ ra của lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 0,08 kg.

- Bổ sung vitamin C góp phần làm giảm 4,5% chi phí trực tiếp (thức ăn + thuốc thú y) cho 10 quả trứng đẻ ra.

2.5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, phạm vi nghiên cứu chưa rộng, những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là bước đầu, cần được nghiên cứu thêm trên phạm vi rộng hơn để kết quả được khách quan và toàn diện hơn.

2.5.3. Đề nghị

Trong điều kiện mùa hè nắng nóng đối với gà đẻ nên bổ sung vitamin C với mức 100 mg/kg thức ăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Chí Bảo (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Khoa học kĩ thuật Hà Nội.

2. Bạch Thị Thanh Dân (1995), Kết quả bước đầu xác định các yếu tố hình dạng, khối lượng trứng đối với tỷ lệ ấp nở của trứng ngan, Kết quả nghiên cứu khoa học - các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.

3. Bùi Hữu Đoàn (1999), Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng, khoáng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng canxi, photpho cho gà giống hướng thịt miền nam, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

4. Bùi Hữu Đoàn (2004), Bổ sung vitamin C nâng cao năng suất gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Đào Văn Khanh, Nguyễn Quang Tuyên (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Thùy Linh (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà HA1 và gà HA2, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Tiến Sơn (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà AVGA, Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi quốc gia- Thụy Phương, - Từ Liêm, Hà Nội.

11. Lê Khắc Thận (1974), Giáo trình sinh hóa động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Dương Thị Anh Đào (2001), Kết quả nghiên cứu chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua các thế hệ, Báo cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y 1998 - 1999, Phần Chăn nuôi gia cầm, Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, tr. 24 - 34.

14. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 50, 52.

15. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười (2008), Kết quả nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2, phần Di truyền - Giống vật nuôi, Báo cáo khoa học năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Hà Nội, tr. 308-316.

16. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hà - Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 84-85.

18. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Giáo trình sinh lý học gia súc, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

19. Viện chăn nuôi Quốc gia - hội liên hiệp gia cầm Việt Nam (1995),

Thành phần, giá trị dinh dưỡng thức ăn và tiêu chuẩn dinh dưỡng gia súc - gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Bạch Yến (1996), Một số đặc điểm di truyền về tính trạng năng suất của vịt Khakicambell qua bốn thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp.

II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài

21. Brandsch và Bichel (1978), Cơ sở của sự nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Aliseikhov A. M., (1988), Ispolzovanie askorbinovoi kislotuw V rasione Kurnesusekr, Docl VACKHNIL N4 C36 - 38.

23. Boushy E. L., Albada A. R., Van M., (1970), “The efect of vitamin C on egg chell quality under hing environmental tempratures//Neth”, J. Agr. Sei, Vol 18,1 – pp.62 - 71.

24. Jaffe G. M., (1984), Vitamin C, Handbook of Vitamins (Machlin L.F.ed) Dekker

New York, pp.199 - 244.

25. Khaustov V. N., (1983), Vlianevitamina C u senela na productibnost u resttestvenost resistentnost kross//Avtorepherat - 18C.

26. Khenning A., (1976), MineralnuweVesestva, vitaminuw, Biostimulatoruw V Kormleni Xelskokhozaistvennuwkh zuvotnuk, Kolos C318 - 323.

27. Markas J. A., (1975), Guide to the Vitamins, Their Role in Health and Disease

//Mecal and Technical Publ, Lancaster, England. - P.73 - 82.

28. Mc Dowell L. R., (1989), Vitamin in a animal nutrition, Acad Press,Florida, pp.307.

29. Mc Donanld P. E., Wards R. A., (1981), Animal Nutrion 3 rd, Longman, New York, pp.38 - 84.

30. Nakaya T., Suzuki S., Watanabe K., (1986), “Effects of high dose supplementation of ascorbic acid on chick // Japan”, Poultry Sc - Vol.3 - M5 - pp.276 - 283.

31. Ron Meijerhof., (2006), About lux and light, Measuring Hatching Egg Shell Quality

32. Tester., High R., (1986), temperatures decrease vitamin utilisation//Poultry Guido - Vol.23, M 11 - pp.147 - 153.

33. Wegger I., (1984), Workshop on ascobic acid in domestic animals. Proccedings of Workshop...Copenhagen – pp.29.

One-way ANOVA: DC, TN Source DF SS MS F P Factor 1 1.85 1.85 0.50 0.519 Error 4 14.79 3.70 Total 5 16.63 S = 1.923 R-Sq = 11.11% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev

Level N Mean StDev ---+---+---+---+--

DC 3 97.78 1.92 (---*---)

TN 3 98.89 1.92 (---*---)

---+---+---+---+--

96.0 98.0 100.0 102.0 Pooled StDev = 1.92 2. So sánh thống kê về tỷ lệ đẻ trung bình của gà thí nghiệm ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source DF SS MS F P Factor 1 16.07 16.07 11.91 0.026 Error 4 5.40 1.35 Total 5 21.47 S = 1.161 R-Sq = 74.87% R-Sq(adj) = 68.58% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev --+---+---+---+---

DC 3 69.560 1.408 (---*---)

TN 3 72.833 0.846 (---*---)

--+---+---+---+--- 68.0 70.0 72.0 74.0

Pooled StDev = 1.161

3. So sánh thống kê về năng suất trứng trong tuần của gà thí nghiệm ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source DF SS MS F P Factor 1 0.08640 0.08640 13.33 0.022 Error 4 0.02593 0.00648 Total 5 0.11233 S = 0.08052 R-Sq = 76.91% R-Sq(adj) = 71.14%

----+---+---+---+---

4.80 4.95 5.10 5.25 Pooled StDev = 0.0805 4. So sánh thống kê về năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ———————————————————— One-way ANOVA: DC, TN Source DF SS MS F P Factor 1 20.94 20.94 12.64 0.024 Error 4 6.63 1.66 Total 5 27.57 S = 1.287 R-Sq = 75.96% R-Sq(adj) = 69.96% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -+---+---+---+---

DC 3 77.907 1.576 (---*---)

TN 3 81.643 0.911 (---*---)

-+---+---+---+---

76.0 78.0 80.0 82.0 Pooled StDev = 1.287 5. So sánh thống kê về khối lượng trứng ————— 5/22/2014 12:42:22 AM ————————————————————

Tuần 41: One-way ANOVA: DC, TN Source DF SS MS F P Factor 1 0.062 0.062 0.09 0.775 Error 4 2.653 0.663 Total 5 2.715 S = 0.8144 R-Sq = 2.28% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---+---+---+---+---

DC 3 51.390 0.845 (---*---)

TN 3 51.187 0.783 (---*---)

---+---+---+---+--- 50.40 51.20 52.00 52.80 Pooled StDev = 0.814

S = 0.1357 R-Sq = 2.66% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev

Level N Mean StDev ----+---+---+---+---

DC 3 47.610 0.118 (---*---)

TN 3 47.573 0.151 (---*---)

----+---+---+---+---

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HA (34 AI CẬP 14 HYLINE) NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM (Trang 50 -63 )

×