0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HA (34 AI CẬP 14 HYLINE) NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM (Trang 38 -63 )

2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Vitamin C

+ Gà HA (3/4 Ai Cập 1/4 Hyline)đẻ trứng giai đoạn 26 - 41 tuần tuổi.

2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Thời gian: Từ 9/12/ 2013 - 27/4/ 2014.

2.3.3. Nội dung và phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, nguồn gốc và các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác. Yếu tố thí ngiệm là vitamin C. Liều lượng bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của gà là 100 mg/kg thức ăn hỗn hợp.

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Các chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm

1 Loại gà HA (3/4 Ai Cập 1/4 Hyline) HA (3/4 Ai Cập 1/4 Hyline) 2 Số lượng gà (con) 30 30 3 Số lần lặp lại 3 3

3 Tuần tuổi thí nghiệm 26 - 41 26 - 41

4 Thức ăn Thức ăn hỗn hợp của

JAPFA

Thức ăn hỗn hợp của JAPFA

5 Phương thức nuôi Nuôi nhốt trong

chuồng hở Nuôi nhốt trong chuồng hở 6 Yếu tố thí nghiệm Khẩu phần cơ sở Khẩu phần cơ sở + VTM

C (100 mg/kg TĂHH) + Thức ăn: Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh AC2-240 của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam. Giá thức ăn là 255.000 đồng/25kg

tương đương 10.200 đồng/kg. Thành phần thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.2:

Bảng 2.2: Thành phần thức ăn thí nghiệm

Thành phần ĐVT KPCS

Độ ẩm (Max) % 14

Protein thô (Min) % 15,5

Năng lượng trao đổi (Min) Kcal 2600

Xơ thô (Max) % 6

Lysin tổng số (Min) Mg/kg 0,74

Methionine + Cystine tổng số (Min) % 0,5

Ca (Min - Max) % 3,0 - 4,5

P (Min - Max) % 0,5 - 1,0

Kháng sinh và dược liệu % Không có

+ Khẩu phần ăn cho gà HA được bố trí theo hướng dẫn của Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y.

+ Phương pháp bổ sung vitamin cho gà thí nghiệm: Vitamin C được bổ sung vào thức ăn cho gà theo phương pháp “Vết dầu loang”.

+ Phương pháp cho ăn và chăm sóc: Cho gà ăn theo khẩu phần đã định sẵn. Thường xuyên theo dõi, quan sát đàn gà thí nghiệm, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường của gà như bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ...để có biện pháp xử lý kịp thời và ghi vào nhật kí hàng ngày.

2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống = ∑ số con đầu kỳ - tổng số con cuối kỳ∑ số con đầu kỳ x 100

* Tỷ lệ đẻ (%)

Hàng ngày, kiểm tra chính xác lượng trứng đẻ ra và số lượng gà thí nghiệm. Được xác định bằng công thức:

* Sản lượng trứng (quả)

Được xác định bằng cách thu nhặt trứng 4 lần/ngày vào các giờ: 9 giờ, 11 giờ, 15 giờ và 18 giờ. Kết hợp thu trứng với cho gà ăn hoặc thay nước uống. Số trứng nhặt được để riêng từng lô, cuối ngày ghi vào sổ, cuối kỳ sản lượng trứng được cộng dồn trên sổ sách theo dõi.

* Năng suất trứng (quả)

Là số trứng đẻ ra trên số gà mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng được tính theo công thức:

+Năng suất trứng bình quân trong tuần (quả/mái/tuần)

NSTBQ trong tuần = ∑ tổng số mái bình quân trong tuần∑ số trứng thu được trong tuần x 100

* Khối lượng trứng (gam)

Được xác định bằng cách cân ngẫu nhiên 10 quả trong tổng số trứng thu được trong tuần, cân bằng cân tiểu ly có độ chính xác tới 0,1 gam, mỗi tuần cân 1 lần vào 1 ngày cố định.

* Chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) (mm)

CSLĐ (mm) = Đường kính lòng đỏ (mm)Chiều cao lòng đỏ (mm)

* Chỉ số lòng trắng (CSLT) (mm)

CSLT (mm) = Đường kính lớn (mm) + Đường kính nhỏ (mm)Chiều cao lòng trắng đặc (mm) 2

* Tỷ lệ lòng đỏ (%)

Được xác định bằng cách lấy trứng có khối lượng trung bình của cả hai lô, cân khối lượng trứng trước khi tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng và vỏ trứng, sau đó cân khối lượng lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng bằng cân có khối lượng chính xác tới 0,1 gam.

* Tỷ lệ lòng trắng (%)

Tỷ lệ lòng trắng được xác định mỗi tuần một lần cùng với tỷ lệ lòng đỏ. Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (gam)Khối lượng của trứng (gam) x 100

* Tỷ lệ vỏ trứng (%)

Tỷ lệ vỏ trứng được xác định mỗi tuần 1 lần cùng với tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ lòng trắng.

Tỷ lệ vỏ trứng (%) = Khối lượng vỏ trứng (gam) x 100 Khối lượng của trứng (gam)

* Chỉ số Haugh (HU):

Được xác định mỗi tuần một lần bằng cách lấy trứng có khối lượng trung bình của cả hai lô, cân khối lượng từng quả trước khi đập, sau đó đập trứng và dùng thước palme đo chiều cao lòng trắng đặc, chỉ số Haugh được tính theo công thức:

HU = 100 x log (H + 7,57 - 1,7 x W0,37) Trong đó: HU: Đơn vị Haugh

H: Chiều cao lòng trắng đặc (mm) W: Khối lượng trứng (gam)

* Tiêu tốn thức ăn (kg)

TTTĂ/ 10 quả trứng đẻ ra (kg) = ∑ lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)∑ số trứng thu được trong kỳ (quả) x 10

* Chi phí thức ăn

Chi phí thức ăn/10 quả trứng đẻ ra (đ) = TTTĂ/10 quả trứng đẻ ra (kg) x Đơn giá của 1 kg thức ăn (đ/kg thức ăn).

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel dựa trên phương pháp thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) [12] và phần mềm Minitab 14 với các tham số thống kê sau: Số trung bình (X ), độ lệch chuẩn (Sx), hệ số biến dị (Cv%), sai số của số trung bình (mx).

2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống của gà là một tính trạng có yếu tố di truyền thấp. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể, từng dòng, từng giống. Vì vậy, nâng cao tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu khả năng sản xuất của bất kỳ một dòng, giống gia súc, gia cầm nào. Để đánh giá hiệu quả của vitamin C đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 26 - 41 tuần tuổi, tôi tiến hành theo dõi số lượng gà chết hàng ngày. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống được thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần tuổi Trong tuầnLô đối chứngCộng dồn Trong tuầnLô thí nghiệmCộng dồn

26 100,00 100,00 100,00 100,00 27 100,00 100,00 100,00 100,00 28 100,00 100,00 100,00 100,00 29 100,00 100,00 100,00 100,00 30 98,89 98,89 100,00 100,00 31 98,89 97,78 98,89 98,89 32 100,00 97,78 100,00 98,89 33 100,00 97,78 100,00 98,89 34 100,00 97,78 100,00 98,89 35 100,00 97,78 100,00 98,89 36 100,00 97,78 100,00 98,89 37 100,00 97,78 100,00 98,89 38 100,00 97,78 100,00 98,89 39 100,00 97,78 100,00 98,89 40 100,00 97,78 100,00 98,89 41 100,00 97,78a 100,00 98,89a

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Số liệu bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của gà HA tương đối cao. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của các lô dao động từ 97,78% đến 100% ở lô đối chứng, và từ 98,89% đến 100% ở lô thí nghiệm. Đến 41 tuần tuổi tỷ lệ sống cộng dồn của lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 97,78% và 98,89%, chênh lệch nhau 1,11%. Mức độ chênh lệch nhau về tỷ lệ nuôi sống giữa hai

lô như vậy là tương đối thấp và không mang ý nghĩa thống kê. Qua đó cho thấy bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà đẻ HA; quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của chúng tôi là hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, gà HA thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y nói riêng và điều kiện khí hậu Thái Nguyên cũng như các tỉnh phía Đông Bắc nói chung.

Kết quả thí nghiệm về tỷ lệ nuôi sống trên gà HA của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2008) [15], tỷ lệ nuôi sống của gà HA1 và HA2 giai đoạn sinh sản qua các thế hệ đạt từ 95,19% - 97,99%.

2.4.2. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ là thước đo năng suất trứng của gà sinh sản. Nếu tỷ lệ đẻ tăng cao, thời gian đẻ kéo dài sẽ cho năng suất trứng cao và ngược lại. Tỷ lệ đẻ còn phản ánh kết quả của chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và các chế độ khác của gà đẻ. Trên cơ sở số lượng trứng theo dõi được ở các tuần tuổi, chúng tôi xác định được tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần tuổi là khác nhau. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 2.4:

Số liệu bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ở các lô là khác nhau và đều tăng dần từ tuần tuổi thứ 26, đạt đỉnh cao ở tuần thứ 31, sau đó giảm dần đến tuần thứ 41. Điều này hoàn toàn tuân theo quy luật đẻ trứng của gia cầm.

Tỷ lệ đẻ của lô đối chứng tăng dần từ 51,75% ở tuần tuổi thứ 26 đến 81,52% ở tuần tuổi thứ 31 và giảm dần xuống còn 62,52% ở tuần thứ 41.

Tỷ lệ đẻ của lô thí nghiệm tăng dần từ 54,29% ở tuần tuổi thứ 26 đến 87,32% ở tuần tuổi thứ 31 và giảm dần xuống còn 64,52% ở tuần tuổi thứ 41.

Tỷ lệ đẻ đỉnh cao của cả hai lô đều tập trung vào tuần thứ 31, lô thí nghiệm có tỷ lệ đẻ 87,32% cao hơn lô đối chứng (81,52%) 5,8%.

Tỷ lệ đẻ trung bình của lô đối chứng là 69,56% thấp hơn 3,27% so với lô thí nghiệm (72,83%). Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Phùng Đức Tiến và cs (2008) [15] khi nghiên cứu hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2 ở thế hệ xuất phát, tỷ lệ đẻ bình quân đến 72 tuần tuổi ở gà HA1 là 64,55% và 62,9% ở gà HA2.

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm X ± mx Cv% X ± mx Cv% 26 51,75 ± 1,85 5,07 54,29 ± 1,87 4,88 27 61,75 ± 1,03 2,36 63,49 ± 0,51 1,15 28 69,68 ± 0,39 0,79 73,97 ± 1,69 3,24 29 76,83 ± 0,78 1,43 79,37 ± 1,66 2,96 30 79,15 ± 0,97 1,74 85,40 ± 0,39 0,64 31 81,52 ± 1,55 2,70 87,32 ± 1,03 1,67 32 79,41 ± 2,68 4,78 85,41 ± 0,86 1,42 33 75,35 ± 1,86 3,49 79,95 ± 1,17 2,07 34 72,91 ± 0,92 1,79 75,93 ± 0,75 1,40 35 69,17 ± 0,68 1,39 72,42 ± 1,92 3,76 36 68,99 ± 1,94 3,98 70,16 ± 1,09 2,19 37 67,54 ± 1,59 3,32 70,33 ± 1,61 3,24 38 65,91 ± 0,89 1,91 67,91 ± 1,65 3,43 39 65,10 ± 1,40 3,03 68,09 ± 2,01 4,18 40 65,42 ± 0,71 1,53 66,79 ± 1,15 2,43 41 62,52 ± 1,30 2,93 64,52 ± 1,94 4,26 TB 69,56a ± 1,00 2,02 72,83b ± 0,60 1,16

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Để thấy rõ hơn về tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm, chúng tôi minh họa bằng biểu đồ 2.1. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rõ đường biểu diễn tỷ lệ đẻ của lô thí nghiệm luôn nằm trên đường biểu diễn của lô đối chứng.

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Khi phân tích thống kê, sự sai khác về tỷ lệ đẻ trứng của hai lô thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt. Điều đó cho thấy việc bổ sung vitamin C theo liều lượng 100 mg/kg thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ đẻ của gà HA.

2.4.3. Năng suất trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Cùng với tỷ lệ đẻ, năng suất trứng là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với nuôi gà sinh sản để đánh giá khả năng sản xuất của các giống gà đó. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được chất lượng đàn gà đẻ cũng như chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của cơ sở chăn nuôi. Hàng ngày chúng tôi ghi chép số liệu trứng ở mỗi lô để từ đó tính năng suất trứng trong tuần, năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm. Kết quả theo dõi năng suất trứng trong tuần/mái bình quân và năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm được thể hiện trong bảng 2.5:

Bảng 2.5: Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm (quả) Tuần tuổi

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

X ± mx Cv% X ± mx Cv% X ± mx Cv% X ± mx Cv% 26 3,62 ± 0,13 5,12 3,62 ± 0,13 5,12 3,80 ± 0,13 4,92 3,80 ± 0,13 4,92 27 4,32 ± 0,07 2,35 7,94 ± 0,18 3,25 4,44 ± 0,04 1,15 8,25 ± 0,16 2,73 28 4,88 ± 0,03 0,83 12,82 ± 0,20 2,21 5,18 ± 0,12 3,21 13,42 ± 0,09 0,99 29 5,38 ± 0,06 1,50 18,20 ± 0,17 1,30 5,56 ± 0,12 2,93 18,98 ± 0,12 0,87 30 5,54 ± 0,07 1,78 23,74 ± 0,20 1,18 5,98 ± 0,03 0,68 24,96 ± 0,09 0,50 31 5,71 ± 0,11 2,75 29,45 ± 0,30 1,46 6,11 ± 0,07 1,68 31,07 ± 0,15 0,70 32 5,56 ± 0,19 4,73 35,01 ± 0,48 1,94 5,98 ± 0,06 1,43 37,05 ± 0,14 0,52 33 5,27 ± 0,13 3,48 40,28 ± 0,61 2,15 5,60 ± 0,08 2,03 42,64 ± 0,21 0,70 34 5,10 ± 0,06 1,78 45,38 ± 0,67 2,08 5,31 ± 0,05 1,44 47,96 ± 0,26 0,78 35 4,84 ± 0,05 1,37 50,22 ± 0,71 2,00 5,07 ± 0,14 3,81 53,03 ± 0,38 1,00 36 4,83 ± 0,14 4,00 55,05 ± 0,78 2,00 4,91 ± 0,07 2,16 57,94 ± 0,42 1,04 37 4,73 ± 0,11 3,32 59,7 ± 0,87 2,06 4,92 ± 0,11 3,19 62,86 ± 0,50 1,13 38 4,61 ± 0,06 1,87 64,40 ± 0,91 1,99 4,75 ± 0,11 3,36 67,62 ± 0,53 1,11 39 4,56 ± 0,10 3,08 68,95 ± 0,9 2,02 4,77 ± 0,14 4,19 72,39 ± 0,64 1,24 40 4,58 ± 0,05 1,55 73,53 ± 1,03 1,98 4,74 ± 0,11 3,28 77,12 ± 0,67 1,22 41 4,38 ± 0,09 2,95 77,91a ± 1,11 2,02 4,52 ± 0,10 4,19 81,64b ± 0,60 1,12 TB 4,87c ± 0,07 2,03 5,10d ± 0,04 1,11

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Số liệu bảng 2.5 cho thấy: Năng suất trứng trong tuần/mái bình quân khác nhau giữa các lô và tăng dần từ tuần tuổi thứ 26 và đạt đỉnh cao ở tuần tuổi thứ 31 sau đó giảm dần đến tuần 41.

Ở tuần tuổi thứ 31, năng suất trứng trong tuần/mái bình quân ở lô đối chứng là 5,71 quả/mái/tuần, thấp hơn so với lô thí nghiệm (6,11 quả/mái/tuần) là 0,4 quả.

Trung bình năng suất trứng/mái bình quân ở giai đoạn 26 - 41 tuần tuổi của lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 4,87 và 5,1 quả. Như vậy, có thể thấy năng suất trung bình của lô đối chứng thấp hơn 0,23 quả so với lô thí nghiệm.

Năng suất trứng cộng dồn cũng có sự khác nhau giữa các lô. Đến 31 tuần tuổi năng suất trứng cộng dồn/mái bình quân của lô thí nghiệm là 31,07 quả, cao hơn lô đối chứng (29,45 quả) là 1,62 quả. Kết thúc tuần tuổi thứ 41, khoảng cách về năng suất trứng cộng dồn/mái bình quân giữa hai lô là 3,73 quả (81,64 quả ở lô thí nghiệm so với 77, 91 quả ở lô đối chứng).

So sánh thống kê cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa hai lô về năng suất trứng/mái/tuần bình quân và năng suất trứng cộng dồn bình quân (P < 0,05). Như vậy việc bổ sung vitamin C theo liều lượng 100 mg/kg thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến năng suất trứng của gà HA.

Để thấy rõ hơn về sự chênh lệch năng suất trứng cộng dồn giữa hai lô chúng tôi minh họa bằng hình 2.2. Qua đó cho thấy đường biểu diễn năng suất trứng cộng dồn của lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng.

2.4.4. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm

Khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của gia

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HA (34 AI CẬP 14 HYLINE) NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM (Trang 38 -63 )

×