Tuy nhiên cùng với sự thay đổi của quan niệmtiêu dùng hàng hóa của người dân mà một loại hình kinh doanh bán lẻ khác đang rất đượcphổ biến và phát triển đó chính là loại hình kinh doanh
Trang 1Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - trung
tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay
Trang 2Lời mở đầu
Trong điều kiện xã hội của Việt Nam hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng đượcphát triển; đời sống của người dân thì ngày càng được cải thiện tốt hơn.Cùng với đó là sựphát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân cả về mặt số lượng và chất lượng Khi quanniệm tiêu dùng hàng hóa của người dân có sự thay đổi thì kéo theo đó là sự thay đổi củacác loại hình kinh doanh trên thị trường bán lẻ
Như chúng ta đã biết, các loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống luôn có tỷ trọngrất lớn trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam Tuy nhiên cùng với sự thay đổi của quan niệmtiêu dùng hàng hóa của người dân mà một loại hình kinh doanh bán lẻ khác đang rất đượcphổ biến và phát triển đó chính là loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại
Trong những năm gần đây, loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại dầnchiếm lĩnh tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng cao trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam Để
làm rõ điều này, nhóm chúng em xin được tìm hiểu và trình bày đề tài “ thực trạng và xu
hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay”, với ba phần: Lý luận chung, thực trạng tình hình kinh doanh siêu thị, trung
tâm thương mại và xu hướng phát triển trong tương lai
Trang 3- Tại Mỹ, “ siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầutieu dùng phổ biến của người dân như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loạivật dụng cần thiết khác”.
-Tại Anh, siêu thị được định nghĩa là cửa hàng bách hóa bán thực phẩm, đồ uống vàcác loại hàng hóa khác, có diện tích từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông
-Tại Pháp, siêu thị là “cửa hàng bán lẻ tự phục vụ có diện tích từ 400 đến 2500 m2
chủ yếu là hàng thực phẩm và vận dụng gia đình…”
Tóm lại, với nhiều định nghĩa khác nhau nhưng vẫn có thể nhìn ra siêu thị vớinhững dấu hiệu như: dạng cửa hàng bán lẻ; áp dụng phương thức tự phục vụ; hàng hóatiêu dùng phổ biến Và ở Việt Nam, siêu thị đã được định nghĩa một cách cụ thể hóa trong
“quy chế siêu thị, trung tâm thương mại” được ban hành ngày 24/09/2004 như sau:
“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có
cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêuchẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; cócác phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hànghóa của khách hàng”
Trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại, siêu thị là một dạng cửa hàngbán lẻ thuộc mắt xích trung gian gần người tiêu dùng nhất Tuy nhiên, khi nói về siêu thị,người ta thường hiểu theo góc độcách thức tổ chức của hệ thống cửa hàng theo phương
Trang 4thức hiện đại để phân biệt với các cửa hàng truyền thống Theo đó thì hệ thống siêu thịbao hàm tất cả các dạng cửa hàng bán lẻ hiện đại, từ cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiệnlợi, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, trung tâm thương mại…
Ngoài ra ta còn có một số thuật ngữ khác như:
- Chuỗi siêu thị: là một tập hợp các siêu thị của một nhà phân phối được đặt ở cácđịa điểm khác nhau nhưng áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất
- Hệ thống siêu thị: hệ thống siêu thị ngày nay để chỉ mạng lưới cửa hàng bán lẻ hợpnhất( integrated) áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ( Self- services) các hàng hóatiêu dùng phổ biến của người dân
1.1.2 Trung tâm thương mại.
Theo quy chế nêu trên:
“Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đachức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường,phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố chí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một sốcông trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹthuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh,thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân vầ thoả mãn nhucầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng” (Trung tâm thương mại thường được xây dựngtrên diện tích lớn, tại vị trí trung tâm đô thị để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanhthu.)
1.2 Tiêu chuẩn phân loại
1.2.1 Siêu thị
+ Siêu thị hạng I
Trang 5 Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệsinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bảnsau:
- Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
- Diện tích từ 1.000m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên
+ Siêu thị hạng II
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
- Diện tích từ 500m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên
+ Siêu thị hạng III
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên;
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
- Diện tích từ 250m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp);
- Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên
1.2.2 Trung tâm thương mại
+ Trung tâm thương mại hạng I
-Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệsinh, khu giải trí, các Trung tâm thương mại hạng I phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bảnsau:
-Có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên;
Trang 6- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hìnhdịch vụ bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; nhà hàngkhách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vựcdành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp
để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong,ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chínhviễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch
+ Trung tâm thương mại hạng II
-Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
-Có diện tích kinh doanh từ 30.000m2 trở lên;
-Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hìnhdịch vụ, tương tự như Trung tâm thương mại hạng I, trừ yêu cầu về khu vực để tổchức hội chợ triển lãm
+ Trung tâm thương mại hạng III
-Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
-Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên;
-Hoạt động đa chức năng về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch
vụ, tương tự như Trung tâm thương mại hạng II, trừ yêu cầu về khu vực phục vụ các hoạtđộng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học; không yêu cầu cácdịch vụ nhà hàng khách sạn, thay vào đó là khu vực dành cho hoạt động ăn uống quy mônhỏ hơn
1.3.Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
1.3.1 Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
1.3.1.1 Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâmthương mại (nếu hàng hoá, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hoá,dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hoá theo quy quy định của pháp luật
Trang 71.3.1.2 Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hoá có thể đăng ký má số, mãvạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sátcủa khách hàng.
1.3.1.3 Đối với hàng hoá và thực phẩm phải được đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh,
an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng ghi rõ trên bao bì đóng gói Nếu là nôngsản, thực phẩm ở dưới dạng sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc,phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng
1.3.1.4 Tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thươngmại phải có giá bán được niêm yết tại giá hàng, giá hàng, điểm kinh doanh dịch vụ
1.3.1.5 Hàng hoá có bảo hành phải gi rõ địa điểm và thời hạn bảo hành
1.3.1.6 Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơnhàng được hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh
1.3.2 Không được kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hoá, dịch vụ sau đây:
1.3.2.1 Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của phápluật, hàng lậu, hàng giá, hàng không xuất xứ, hàng qua hạn sử dụng và hàng không đảmbảo chất lượng thưo quy định của pháp luật (như hàng mất phẩm chất, hàng kém chấtlượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch hại…)
1.3.2.2 Hàng hoá không đúng quy cách về nhãn hàng hoá, về tem thuế hàng hoánhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt
1.3.2.3 Hàng hoá có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hoá mức độcho phép quy định
1.3.2.4 Các loại vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăngdầu, gas, khí nén…)
1.3.2.5 Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinhdoanh theo quy định của pháp luật
1.3.2.6 Hàng hoá có có chứa hoá chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanhtheo quy định của pháp luật
Trang 81.4 Đặc trưng cơ bản của siêu thị, trung tâm thương mại.
1.4.1 Siêu thị
Cùng với việc đóng vai trò là cửa hàng bán lẻ, siêu thị có một số đặc trưng nổi bậtnhư:
+ Kiểu công nghệ bán lẻ: ở trong siêu thị chủ yếu sử dụng phương thức tự phục vụ,
khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tạiquầy tính tiền đặt gần lối ra vào Người bán không có mặt trong quá trình mua hàng.Tuynhiên đối với một số mặt hàng mang tính kỹ thuật cao như hàng điện tử gia dụng, côngnghệ bán lẻ tự chọn lại là lựa chọn thích hợp hơn vì khách hàng đối tượng ở đây có nhucầu cần tư vấn cao hơn
+ nghệ thuật trưng bày hàng hóa: Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người
tiêu dùng tại Mỹ được công bố vào tháng 11/2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửahàng có hiệu quả hơn cả giảm giá Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, cóđến 18% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởngbởi việc trưng bày bên ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là
bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi, giảm giá Trong 39% người mua hàng có ý định từ trướcnhưng quyết định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bàytrong cửa hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và 27% bởi nhữnghình thức khuyến mãi khác.Đối với một nhà phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoáchính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng Đâycũng là cách thức cạnh tranh đơn giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay
Ở các nước phát triển, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại được trưng bày hết sứcnghệ thuật, it chi tiết trang trí nhưng hoàn toàn có thể có nhiều tác dụng hơn khi tạo được
ấn tượng đối với khách hàng
-Tập trung vào sản phẩm: Cũng giống như quảng cáo truyền hình, trưng bày tại cửa
hàng cũng dễ khiến khách hàng nhớ đến hình ảnh trưng bày nhiều hơn những ấn tượng vềsản phẩm, sản phẩm được làm nổi bật nhất để thu hút được sự chú ý của khách hàng
Trang 9-Làm nổi sản phẩm nhờ ánh sáng: ngay cả khi gian trưng bày chỉ ở trong một gócnhỏ của cửa hàng, sản phẩm có khi được rọi nhiều ánh sáng nhất Gian trưng bày chútrọng vào hình ảnh/ nhãn hiệu hơn sản phẩm có ánh sáng được bố trí hài hoà.
-Xếp các sản phẩm thành các dãy hoặc khối: Gây sự chú ý của người mua hàngbằng cách sắp xếp hài hoà các sản phẩm trong gian trưng bày theo độ cao hoặc chiều sâukhác nhau để tạo được một tổng thể bắt mắt
-Mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng: Điều quan trọng của sự khác biệt
đó là khi bạn ở một cửa hàng của hệ thống cũng giống như bạn đang đứng ở một trong sốcác cửa hàng còn lại Một tập đoàn bán lẻ cần tìm kiếm một mô hình riêng biệt để nguờimua tự cảm nhận sự riêng biệt đó, mà không thể đánh đồng vào bất cứ một hệ thống nàođang có mặt trên thị trường Siêu thị đã và đang là thói quen tiêu dùng văn minh củangười Việt, và đang dần biến thói quen trở thành một nét văn hoá mới, ví dụ như Big C,Co.op Mart
Trưng bày tại cửa hàng có ba dạng cơ bản: bên cạnh quầy thu tiền, trong các quầy
kệ và trưng bày trên sàn Dạng nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố vừa lôi cuốn người muavừa cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng
-Thu hút:Ở bên trong siêu thị, một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của
người mua Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải đượcnhìn thấy dễ dàng Muốn vậy thì trước tiên phải chọn đúng vị trí.Cho dù bao bì có bắt mắt
đi chăng nữa nhưng nếu để sai vị trí, sản phẩm cũng không có khả năng được nhìn thấy
Vị trí lý tưởng là ngang tầm mắt của người tiêu dùng, trong khoảng 0.8m – 1.2mtheohướng nhìn xuống hoặc kệ thứ ba tính từ dưới lên Ngoại trừ sản phẩm của một thươnghiệu thuộc dạng best selling, người mua hàng sẽ không tự nhiên tìm kiếm những sảnphẩm ở tận trên đỉnh hoặc dưới đáy của một quầy hàng
Để tạo được hiệu quả trong việc tác động tới hành vi mua hàng, việc trưng bày cònphải phù hợp với hành vi mua sắm, tạo ra sự tượng tác cao độ giữa người mua với sản
Trang 10phẩm Ví dụ như người tiêu dùng có khuynh hướng tìm kiếm thông tin trên bao bì sảnphẩm nên phải làm nổi bật thông tin khi trưng bày để lôi cuốn người mua hàng Hayngười ta thường chú ý đến những hàng hóa chủ yếu nên có thể sử dụng bao bì như mộttấm biển chỉ đường Chọn vị trí cho phù hợp với ngành hàng cũng là một yếu tố.Ví dụ,sản phẩm ngành thực phẩm nên để cạnh ngành hàng nước giải khát, sản phẩm chăm sóctóc để gần hàng mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá nhân vì người ta thường có khuynh hướngmua kèm những sản phẩm có liên quan dù không có ý định trước.
+ Diện tích mặt bằng: theo quy chế, siêu thị là hình thức kinh doanh lớn có diện tíchtối thiểu là 500m2 đối với tổng hợp và 250m2 đối với chuyên doanh Điều này giúp hạnchế việc đặt tên cho một cửa hàng là siêu thị một cách tùy tiện, đồng thời người tiêu dùngcũng có thể dễ dàng thấy được siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ quy mô lớn
+ Hàng hóa: siêu thị mở ra có mục đích chủ yếu là đáp ứng được phần lớn nhu cầucủa khách hàng trong một lần đi mua sắm Vì vây, hàng hóa trong siêu thị thường lànhững mặt hàng phổ thông và thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép tớihàng điện tử gia dụng… Đặc điểm của các mặt hàng này đều là hàng tiêu chuẩn hóa, giá
cả phải chăng, chất lượng trung bình, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ,thời hạn sử dung….Ngoài ra, tập hợp hàng hóa tối thiểu trong một siêu thị cần đạt số lượng khoảng 4000,giúp cho việc phân loại và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ trở nên dễ dàng hơn
1.4.2 Trung tâm thương mại.
+ Công nghệ bán lẻ: đi theo hình thức kinh doanh tổng hợp, trung tâm thương mạiphục vụ khách hàng bằng nhiều kiểu công nghệ bán lẻ khác nhau như tự phục vụ, tự chọnhay theo mẫu
+ Nghệ thuật trưng bày: ngoài việc trưng bày hàng hóa bày bán như ở siêu thị, trungtâm thương mại còn phải quan tâm tới việc sắp xếp sao cho phù hợp nhiều khu vực khácnhư nhà hàng, khách sạn, khu vực vui chơi giải trí, khu vực cho các hoạt động tài chính,ngân hàng và nhiều khu vực cung cấp dịch vụ khác
Trang 11+ Diện tích mặt bằng: trong khi diện tích tối thiểu của một siêu thị tổng hợp hạng III
là 500m2 thì diện tích tối thiểu mà một trung tâm thương mại hạng III cần có là10.000m2 Điều đó cho thấy quy mô của trug tâm thương mại lớn hơn rất nhiều so vớicửa hàng tạp phẩm, chợ hay cả siêu thị
+ Hàng hóa, dịch vụ: trong khi siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinhdoanh tồng hợp hoặc chuyên doanh,nhưngmột trung tâm thương mại không chỉ có thểbao gồm một siêu thị mà còn bao gồm các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phònghọp, văn phòng cho thuê, nhà hàng khách sạn, hội chợ triển lãm Vì vậy, hàng hóa ở cáctrung tâm thương mại, cũng như các siêu thị, rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so vớitrong chợ hay cửa hàng tạp phẩm.Tuy nhiên, khác với siêu thị, trung tâm thương mạithường kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, không có các trung tâm thương mại chuyêndoanh vì quy mô lớn hơn nhiều so với siêu thị
Trang 122 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực trạng kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại
2.1 Số lượng, quy mô, hình thức tổ chức
2.1.1 số lượng.
+ Siêu thị:
Thời kỳ 1993 - 1994: Những siêu thị bắt đầu ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh,đầu tiên là khi công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu khaitrương Minimart vào tháng 3/1993
Thời kỳ 1995 - 1997: Trong thời kỳ này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở
Hà Nội( siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 7-9 Đinh Tiên Hoàng vào tháng 01/1995
và Minimart Hà Nội tầng 2- chợ Hôm vào 03/1995) và mở rộng ra các thành phố lớn trên
cả nước Tính đến 1995, cả nước có tất cả 10 siêu thị nằm rải rác trên 6 tỉnh thành
Đến 2005, số lượng siêu thị đạt chuẩn trên cả nước đã đạt tới con số là 178, gấp17.8 lần so với cách đây 10 năm, trải dài trên 32 tỉnh thành
Năm 2011, theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại, cả nước có 638 siêu thị, gầnbằng 3.6 lần năm 2005, hơn nữa còn trải dài trên khoảng 59 tỉnh thành
+ trung tâm thương mại:
Từ lúc chỉ có một vài trung tâm thương mại (TTTM) sang trọng và đẳng cấp trên cảnước, đến nay người dân đã có vô số địa chỉ để lựa chọn.Sự gia tăng về số lượng và đadạng về chủng loại đã khiến loại hình kinh doanh TTTM thực sự bước vào một cuộc chạyđua đầy kịch tính Chưa bao giờ chúng ta thấy sự phát triển chóng mặt của các trung tâmthương mại như thờ gian vừa qua Chỉ trong vòng vài năm đã có gần 100 trung tâmthương mại được mọc lên với quy mô về mặt bằng lớn,vị trí thuận tiện, sự đẳng cấp vềkhông gian- kiến trúc, hàng hóa dồi dào, dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý, ưu đãi hấp dẫn,phục vụ tận tình, hậu mãi chu đáo, tao phong cách mua sắm sang trọng, thanh lịch vàđẳng cấp Không chỉ là nơi hội tụ của những nhãn hàng cao cấp trong nước và quốc tế,
Trang 13khối siêu thị rộng lớn, chuỗi nhà hàng ẩm thực, cafe sang trọng , mà còn có sự xuất hiệncủa những quần thể vui chơi giải trí quy mô và hiện đại như: Công viên nước, Sân trượtbăng trong nhà, Thủy cung, Rạp chiếu phim, World Games - nơi tạo ra sân chơi và thưgiãn cho giới trẻ.
Mới đây, Parkson đã tuyên bố kế hoạch tiếp tục mở thêm 3-4 trung tâm mới tại HàNội, Lotte cũng đang gấp rút để mở trung tâm 65 tầng với tổng vốn dự án lên tới 400triệu USD, Vincom cũng đã tạo thêm sức ép bằng Times City và mới đây nhất là VincomMega Mall Royal City với diện tích khủng trên 230.000m2 và đến thời điểm này, tỷ lệ lấpđầy đã lên tới hơn 80%
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, sức mua của người dânyếu, ngoại trừ các TTTM ở khu vực trung tâm và đã có thâm niên như Vincom, Parkson,không ít TTTM ở ngoại vi thành phố lâm vào tình cảnh ế ẩm, không có khách mua, nhiềugian hàng cho thuê bị bỏ trống Một trong những TTTM được mệnh danh là “thiênđường mua sắm” Grand Plaza cũng phải tạm thời đóng của Điều đó cho thấy một điềurằng, TTTM dù vần là một mô hình kinh doanh thương mại đang phát triển và rất tiềmnăng ơ Việt Nam nhưng nó cung tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, và cạnh tranh cao
NămĐịa phương
Bảng: số lượng siêu thị, trung tâm thương mại có đến 31/12/2012 một số địa
phương phân theo năm.( theo số liệu của Tổng cục Thống kê)
Trang 14Hà N i ộ 14%
TP H Chí Minh ồ 24%
ngh An ệ 4%
Đà N ng ẵ 5%
Khánh Hòa 3%
Qu ng Bình ả 3%
Qu ng Ninh ả 2%
Bình D ng ươ 2%
đ a ph ng khác ị ươ 43%
biểu đồ phân bố số lượng siêu thị trên cả nước
năm 2011(đơn vị: %)
Hà N i ộ 17%
TP H Chí Minh ồ 23%
ngh An ệ 3%
Đà N ng ẵ 5%
Khánh Hòa 0%
Qu ng Bình ả 0%
Qu ng Ninh ả 3%
Bình D ng ươ
6%
đ a ph ng khác ị ươ 41%
Biểu đồ phân bố số lượng TTTM trên cả nước
năm 2011( đơn vị:%)
Trang 15Bảng: Phân loại siêu thị tới 31/12/2012 theo tiêu chuẩn phân hạng của Quy chế siêu
thị , TTTM (theo số liệu của Tổng cục Thống kê)
Hiện nay, các hệ thống siêu thị trong nước đều nhắm đến điểm chung: liên tục mởđiểm bán ở các khu vực kinh tế đang phát triển, khu đô thị mới, khu chung cư Đi cùngvới số lượng, quy mô hàng hoá và diện tích các siêu thị bán lẻ cũng tăng theo Diện tíchkhu tự chọn ở các siêu thị hiện nay đã lên đến 2.000 - 3.000m2, tổng số các mặt hàngkinh doanh tăng khoảng 3.000 - 10.000 mặt hàng/siêu thị Ở Co.opmart, bình quân mỗisiêu thị mới có từ 25.000 - 30.000 mặt hàng, ở Vinatexmart là 40.000 mặt hàng, ởCitimart cũng là 30.000 mặt hàng…
Năm 2005, đối chiếu với quy chuẩn phân hạng siêu thị, Việt Nam có 178 siêu thịthì có đến 119 siêu thị tiêu chuẩn hạng III, 31 tiêu chuẩn hạng II và28 đạt tiêu chuẩn hạng
I Từ đó có thể thấy đại bộ phận siêu thị ở Việt Nam có quy mô nhỏ(chiếm tới 67%) chỉ
có khoảng 33% siêu thị trong cả nước là có quy mô vừa và lớn Hơn nữa, các siêu thịcũng tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với số lượng lần lượt là 72 và 60,chiếm tới hơn 70% tổng số siêu thị trên cả nước
Đến năm 2011, Việt Nam có 638 siêu thị với 353 siêu thị hạng III, có tới 168 siêuthị hạng II và 117 đạt hạng I Từ đó có thể thấy quy mô của các siêu thị hiện tại đều đãđược xây dựng lớn hơn trước rất nhiều, số siêu thị quy mô nhỏ tỷ trọng đã giảm xuống,chỉ còn khoảng 55%, số siêu thị quy mô vừa và lớn tăng lên chiếm tới 45% Các siêu thịcũng đã được mở rộng ra khắp các tỉnh thành trên đất nước, tập trung ở Hà Nội và TP HồChí Minh chỉ còn chiếm khoảng 38% với số lượng lần lượt là 88 và 152
2.1.3 cơ cấu.
Trang 16Tổng số Nhà nước Tập thể Có vốn đầu tư trực tiếp NN Loại hình khác
t p th ậ ể 12% v n đ u t ố ầ ư
tr c ti p NN ự ế 5%
lo i hình khác ạ 77%
cơ cấu siêu thị theo thành phần kinh tế năm 2010
Nhà N c ướ 14%
t p th ậ ể 10%
v n đ u t tr c ti p NN ố ầ ư ự ế
18%
lo i hình khác ạ 58%
cơ cấu TTTM theo thành phần kinh tế năm 2010
Trang 17Sau khi chính thức gia nhập WTO vào 11/01/2007, Việt Nam bắt đầu lộ trình mởcửa thị trường bán lẻ, để cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) vào hoạtđộng Dù vậy, sau 5 năm, thị phần của DN phân phối FDI ở thị trường trong nước chiếm
tỷ lệ rất nhỏ, mức bán lẻ của DN FDI chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng mức bán lẻ hànghóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn quốc Số lượng cơ sở của DN phân phối có vốnFDI đã vào trước khi VN gia nhập WTO như Metro Cash & Carry (Đức), BigC (Pháp),Parkson (Malaysia) được tăng lên một lượng đáng kể.Tuy chưa đủ sức tạo ra áp lực cạnhtranh và khống chế thị trường, nhưng điều này đã buộc các DN bán lẻ trong nước phảinhanh chóng tự đổi mới và xây dựng chuỗi cửa hàng hoạt động theo hướng chuyênnghiệp Đây không chỉ là động lực mà còn là cơ hội cho các DN bán lẻ vốn trong nước,không cần ra nước ngoài vẫn có thể học hỏi, tiếp thu được công nghệ kinh doanh hiện đại.Chẳng hạn, Saigon Co.op, từ siêu thị Co.opMart đầu tiên ra đời vào tháng 2/1996 đếntháng 12/2006 mới có 15 siêu thị nhưng đến nay đã có 49 siêu thị, khoảng 100 cửa hàngtiện lợi Co.op Trong lĩnh vực điện máy, các siêu thị mới cũng đang liên tiếp khaitrương.Tại Hà Nội, đầu năm 2011, Pico đã mở thêm 1 siêu thị lớn tại 324 Tây Sơn Mớiđây Media Mart đã mở thêm siêu thị lớn tại Long Biên, Trần Anh cũng vừa mở thêm siêuthị điện máy thứ 3 tại Long Biên với số vốn đầu tư 60 tỷ đồng Mạnh mẽ nhất là NguyễnKim vừa mở liền 5 siêu thị tại Bình Dương, Đà Nẵng Thời gian tới nhà bán lẻ này dựkiến sẽ mở thêm 50 siêu thị điện máy nữa trên toàn quốc
Nhận định ban đầu khi VN gia nhập WTO về mở cửa thị trường bán lẻ, các tập đoànbán lẻ nước ngoài ồ ạt tràn vào sẽ “bóp chết” DN bán lẻ trong nước đã không xảy ra.Tuynhiên, trong khi các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới có hàng nghìn cửa hàng, thì các DNbán lẻ được gọi là lớn ở VN mới chỉ có số cửa hàng tới vài chục, như Saigon Co.op có 49siêu thị CoopMart và 30 cửa hàng Co.opFood; Vinatex có 62 cơ sở (gồm siêu thị tổnghợp, cửa hàng chuyên doanh hàng thời trang VinatexMart); thậm chí có DN mới hìnhthành được chuỗi 15 - 16 siêu thị, như: Công ty Cổ phần XNK Intimex, Công ty Cổ phầnNhất Nam…
Trang 18Các nhà bán lẻ nội địa nhiều năm loay hoay ngay trên sân nhà, hệ thống phân phốitruyền thống chật vật dịch chuyển sang kênh hiện đại Theo các nhà phân tích, tuỳ điềukiện thị trường, thời gian chuyển đổi có thể mất 10 – 30 năm, nhưng kênh thương mạihiện đại Việt Nam cũng đã hơn 20 năm thay đổi kể từ khi các tập đoàn đa quốc gia đầutiên về hàng tiêu dùng nhanh nhập cuộc, các siêu thị hiện đại đầu tiên ra đời từ năm 1994.Báo cáo của Research and Markets khẳng định Việt Nam là một trong năm thị trường bán
lẻ sinh lời nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 23 –25%/năm Còn nhiều thương hiệu bán lẻ khổng lồ chưa vào Việt Nam như Walmart,Tesco, Carrefour, Auchan, Cosco, Watsons… Như vậy, kênh thương mại hiện đại ViệtNam sẽ tiếp tục là cuộc chơi hấp dẫn, dự báo cuộc chuyển dịch ngoạn mục sẽ diễn ratrong giai đoạn mười năm tới
Nhưng với sự tiện ích của mình, những chuỗi siêu thị mini đang dần trở thành mộtphần trong đời sống tiêu dùng của người dân.Tại TP.HCM, mỗi tháng hiện có từ 8 đến 10siêu thị mini ra đời Tính đến tháng 10/2012, cả thành phố có khoảng 150 siêu thị mini và