Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
: Nguyễn Thị Á nh Dương : Pháp 4
: 44 : ThS Vũ Thành Toàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu 1
Chương I : Tổng quan về tập đoàn kinh tế 4
I Khái quát chung về tập đoàn kinh tế 4
1 Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 4
1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế 4
1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 6
1.2.1 Tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động lớn 6
1.2.2 Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về nguồn vốn 6
1.2.3 Tập đoàn kinh tế có hình thức sở hữu hỗn hợp 8
1.2.4 Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp 9
1.2.5 Hoạt động của tập đoàn kinh tế đa ngành nghề 10
1.3 Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn kinh tế 10
2 Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của tập đoàn kinh tế 12
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế 12
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn 12
2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các tập đoàn 14
2.2 Vai trò của tập đoàn kinh tế 15
2.2.1 Tập đoàn kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 15
2.2.2 Tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế 15
2.2.3 Tập đoàn nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên quy mô lớn 16
2.2.4 Tập đoàn kinh tế trở thành công cụ điều tiết kinh tế 17
2.2.5 Tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ 17
II Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế 18
1 Các hình thức liên kết của tập đoàn kinh tế 18
Trang 31.1 Xét theo phạm vi liên kết 18
1.1.1 Liên kết ngang 18
1.1.2 Liên kết dọc 18
1.1.3 Liên kết hỗn hợp 19
1.2 Xét theo trình độ liên kết 19
1.2.1 Liên kết "mềm" 19
1.2.2 Liên kết "cứng" 20
1.2.3 Liên kết hỗn hợp 20
2 Các hình thức liên minh phổ biến 21
2.1 Liên minh kinh doanh (Business alliance) 21
2.2 Liên minh chiến lược (Strategic alliance) 21
2.3 Các lợi ích cơ bản của liên minh 21
3 Các mô hình Tập đoàn kinh tế 22
3.1 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc Holding 22
3.2 Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp 23
3.3 Mô hình tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu 25
3.4 Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết 27
Chương II: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới 29
I Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và Châu Âu 29
1 Các mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và châu Âu 29
1.1 Cartel 29
1.2 Syndicat 30
1.3 Trust 30
1.4 Consortium 31
1.5 Concern 31
1.6 Conglomerate 32
1.7 Tập đoàn đa quốc gia (MNC) 33
1.8 Tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) 33
Trang 42 Thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Mỹ 33
2.1 Đặc điểm của mô hình tập đoàn nước Mỹ 33
2.2 General Electric: Tập đoàn tiêu biểu của nước Mỹ 34
3 Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu của các nước Châu Âu 39
3.1 Đặc trưng các tập đoàn của một số nước Châu Âu 39
3.1.1 Mô hình của CHLB Đức 39
3.1.2 Mô hình của Thụy Sĩ 40
3.2 Tập đoàn tiêu biểu của châu Âu: Tập đoàn L'Oréal (Pháp) 41
II Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu của châu Á 45
1 Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á 45
1.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc 45
1.1.1 Quá trình hình thành Tập đoàn ở Trung Quốc 45
1.1.2 Các mô hình tập đoàn ở Trung Quốc 46
1.2 Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản 48
1.2.1 Đặc trưng của Keiretsu 48
1.2.2 Ưu điểm của Keiretsu 49
1.2.3 Nhược điểm của Keiretsu 50
1.2.4 Tác động của các Keiretsu 50
1.2.5 Mô hình quản lý của các tập đoàn Nhật Bản 51
1.3 Mô hình Chaebol ở Hàn Quốc 52
1.3.1 Khái niệm Chaebol 52
1.3.2 Đặc điểm của Chaebol 53
1.3.3 Tác động của các Chaebol 56
1.3.4 Đặc trưng tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc 57
1.4 Samsung, một tập đoàn tiêu biểu của Châu Á 58
Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế cho Việt Nam 62
I Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam 62
Trang 51 Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam 62
1.1 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế 62
1.2 Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 64
1.2.1 Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh 64
1.2.2 Về mối quan hệ liên kết 64
1.2.3 Về môi trường kinh doanh 64
1.2.4 Về trình độ cán bộ quản lý 65
1.3 Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam 65
2 Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam 67
2.1 Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 67
2.2 Xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam 71
II Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam 72
1 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới 72
1.1 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc 74
1.2 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn của Mỹ và một số nước châu Âu 76
2 Khuyến nghị nhóm giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 78
2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý của tập đoàn kinh tế 79
2.2 Nhóm giải pháp khuyến khích thành lập tập đoàn kinh tế 80
2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò 81
2.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển các loại hình tập đoàn 82
Kết luận 84
Danh mục tài liệu tham khảo……….….85
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 TNC Trans-National Corporation Công ty xuyên quốc gia
2 MNC Multi-National Corporation Công ty đa quốc gia
3 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế
giới
4 OHC Operating holding company
5 PHC Pure holding company
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
I CÁC MÔ HÌNH
Mô hình 1: Tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp
Mô hình 2: Tập đoàn theo cấu trúc sở hữu đơn giản
Mô hình 3: Tập đoàn doanh nghiệp
Mô hình 4: Tập đoàn trong tập đoàn
Mô hình 5: Mô hình quản lý của các tập đoàn nước Mỹ
Mô hình 6: Tổ chức quản lý các tập đoàn của CHLB Đức
Mô hình 7: Mô hình quản lý của TĐDN Trung Quốc
I CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Doanh thu của L’Oréal (Tính theo triệu Euros) Biểu đồ 2: Vị trí và thị phần toàn cầu của Samsung (năm 2007) Biểu đồ 3: Giá trị thương hiệu của Samsung
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế Do đó, yêu cầu phát triển kinh
tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đủ mạnh, đủ lớn để làm đầu tầu, lái con tàu kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới Tại nhiều nước trên thế giới, tập đoàn kinh tế đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân Việt Nam là một nước đi sau, chúng ta có lợi thế là áp dụng những tiến bộ khoa học, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý, phát triển các tập đoàn kinh tế Việc nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế thế giới sẽ tìm
ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp chúng ta nhận thức rõ hơn
mô hình tập đoàn kinh tế phù hợp với Việt Nam và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế này
2 Mục đích nghiên cứu của khoá luận
Phân tích, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh
Trang 9 Dựa vào kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới rút ra những bài học, khuyến nghị giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các lý thuyết chung về tập đoàn kinh tế: Khái niệm, đặc điểm, vai trò,
quá trình hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế; Các mô hình tập đoàn
kinh tế
Các tập đoàn kinh tế thế giới: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế của nước Mỹ, châu Âu, châu Á Các tập đoàn tiêu biểu là General Electric (Mỹ), tập đoàn l’Oréal (châu Âu), tập đoàn Samsung (châu Á)
Các tập đoàn kinh tế Việt Nam: Quá trình hình thành, thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam Bài học kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho sự phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung:
- Lý luận chung về tập đoàn
- Mô hình tập đoàn kinh tế thường gặp trên thế giới và một số tập đoàn tiêu biểu nhất của Mỹ, Châu Âu và châu Á
- Nghiên cứu chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam
Phương pháp mô tả và khái quát đối tượng nghiên cứu
Phương pháp so sánh và tư duy logic
Trang 105 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp
Nội dung chính của khoá luận gồm có:
Chương I: Tổng quan về tập đoàn kinh tế
Chương II: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh
Em xin chân thành cảm ơn ThS Vũ Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này
Trang 11CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
I Khái quát chung về tập đoàn kinh tế
1 Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế
1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế
Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Tập đoàn kinh tế” (TĐKT) nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực Để có cái nhìn tổng thể về TĐKT, thiết nghĩ cũng cần phải nghiên cứu một cách khái quát dưới cả góc độ ngôn ngữ lẫn bản chất của nó
TĐKT ở các nước khác nhau được gắn với những tên gọi khác nhau Nhiều nước gọi là Group hay Business Group, Ấn Độ dùng thuật ngữ
Business Houses, tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến TĐKT người
ta thường sử dụng các từ: Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Alliance, Syndicate hay Group
Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi TĐKT là Zaibatsu và sau chiến tranh gọi là Keiretsu, Hàn Quốc dùng từ Chaebol, còn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng công ty (TCT) hay tập đoàn doanh nghiệp (TĐDN)) Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là TĐKT, do đó quan niệm cũng như nhìn nhận về TĐKT cũng có sự khác nhau nhất định, trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT Thực tế tồn tại các TĐKT trên thế giới cho thấy, không có mô hình chung nhất cho tập đoàn, do đó, cũng không có định nghĩa chung về TĐKT, bởi bản chất của TĐKT là sự liên kết về kinh tế giữa các doanh nghiệp (DN) thành viên nhằm thích ứng với sự biến đổi của thị trường và đem lại lợi ích cho mỗi thành viên và cho cả tập đoàn
Trang 12Tại các nước phương Tây, TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ hoặc TĐKT và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác
Tại Nhật Bản, TĐKT (Keiretsu) là một nhóm các DN độc lập về mặt
pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hay tập đoàn bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên
Tại Trung Quốc, TĐDN (Tổng công ty) là một hình thức liên kết giữa các DN, bao gồm công ty mẹ và các DN thành viên (công ty con và các DN liên kết khác), trong đó công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn và là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên với nhau, các DN thành viên tham gia liên kết tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân
Tại Việt Nam, TĐKT được hình thành trên cơ sở chuyển đổi và cơ cấu lại một số Tổng công ty Nhà nước (TCTNN) (đặc biệt là các TCT 91 - TCTNN được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh) có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức độ tích tụ, tập trung vốn và tài sản nhất định TĐKT tại Việt Nam có thể được hiểu như sau:
TĐKT hay còn gọi là tập đoàn là một tổ hợp các DN, bao gồm công ty
mẹ, các công ty con (DN thành viên) và các DN liên kết khác Công ty mẹ là hạt nhân của TĐKT, là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên, DN liên kết với nhau Công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển và nhân sự; chi phối hoạt động của thành viên Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân TĐKT hoạt động trong một ngành hay
Trang 13nhiều ngành khác nhau Các DN thành viên và DN liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên
kết khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham gia liên kết
1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
1.2.1 Tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia
TĐKT là một tổ hợp các DN được hình thành nhờ sự liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu phát triển thương hiệu nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội trong cạnh tranh và chi phối thị trường ở mức độ cao có thể giành được vị trí độc quyền thị trường trên phạm vi toàn thế giới (chẳng hạn hãng Microsoft giữ vị thế độc quyền cung cấp phần mềm hệ điều hành cho các máy tính trên toàn thế giới) Các DN trong TĐKT liên kết với nhau dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và công ty liên kết trên cơ sở chia sẻ lợi ích Công ty mẹ là công ty đầu tư vào các công ty khác và có khả năng chi phối (công ty con) hoặc không chi phối (công ty liên kết) Công ty này thường
là công ty đầu tư tài chính, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, nếu tham gia sản xuất thì chủ yếu là những ngành nghề then chốt của tập đoàn Các công ty con là những công ty do công ty mẹ chi phối chủ yếu bằng cổ phần, vốn góp, một số khác thông qua thị trường, đầu vào, công nghệ Các công ty liên kết là những công ty thuộc tập đoàn nhưng không do công ty mẹ chi phối
Phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là có các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới Chẳng hạn, tập đoàn Henkel (Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens (Đức)
là 300; tập đoàn Roche (Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel (Bỉ): 100, tập đoàn Unilever (Anh): 90
Trang 141.2.2 Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và
doanh số hoạt động
TĐKT vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận Điều đó được thể hiện trước hết ở quy mô về vốn, lao động và doanh thu:
Vốn: Quy mô về vốn của các TĐKT thường rất lớn Vốn của TĐKT
được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển không ngừng Nguồn vốn đó có được nhờ quá trình tích tụ và tập trung vốn của các
DN thành viên, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tích luỹ từ lợi nhuận khổng
lồ do độc quyền kinh doanh hoặc do Nhà nước đầu tư, cho vay ưu đãi Trên thế giới, nhiều TĐKT có trị giá cổ phiếu lên đến hàng tỷ đô la Mỹ và nhờ đó, chúng có khả năng mở rộng nhanh quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế nên khả năng cạnh tranh cao, vì thế đạt doanh thu lớn, và hệ quả là cơ chế quản lý cũng hết sức hiện đại và hiệu quả Chẳng hạn như vào năm 2008, tập đoàn General Electric (Mỹ) đã
đạt doanh thu 182.515 tỷ USD, tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) là 465,51 tỷ
USD Ở một số nước, việc tạo vốn cho TĐKT chủ yếu là từ vốn của Nhà nước thông qua các cơ chế khác nhau như: Nhà nước cấp vốn ban đầu dưới dạng đầu tư trực tiếp hoặc góp cổ phần lớn nhất; tạo cơ chế cho công ty tự tích luỹ vốn qua chính sách ưu đãi thuế, phân phối lợi nhuận, cho vay tín dụng ưu đãi, cho phép huy động vốn bằng phát hành chứng khoán; hợp nhất DN
Do có vốn lớn nên TĐKT có khả năng chi phối và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường; mở rộng nhanh chóng quy mô sản xuất kinh doanh; đổi mới công nghệ; tăng năng suất lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt được quy mô rất lớn về doanh thu
Trang 15Lao động: Bên cạnh đó, lực lượng lao động của TĐKT không những lớn
về số lượng mà còn tốt về chất lượng thông qua cơ chế tuyển dụng và đào tạo rất nghiêm ngặt Các tập đoàn thường thu hút một số lượng rất lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác Ví dụ, tính hết năm 2007, tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động; tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat (Italia) có 242.300 nhân viên
Doanh thu: Với quy mô vốn lớn, lực lượng lao động đông đảo và có
chất lượng tốt, TĐKT có đầy đủ điều kiện và khả năng áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến nhất vào hoạt động kinh doanh, thiết lập mạng lưới sản xuất và tiêu thụ không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm
vi toàn cầu Phạm vi hoạt động của TĐKT không chỉ phản ánh quy mô của tập đoàn mà còn chi phối cấu trúc tổ chức của chúng Hiện nay hầu hết các TĐKT trên thế giới đã phát triển trở thành các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia Các TĐKT không ngừng mở rộng quy mô bằng cách thôn tính, sáp nhập các DN nhỏ yếu hơn, thành lập các chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia tăng cường hợp tác liên kết và phân công lao động quốc tế
1.2.3 Tập đoàn kinh tế có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi phối
Về tính chất sở hữu: TĐKT thường có tính chất sở hữu hỗn hợp dựa
trên sở hữu tư nhân là chủ yếu Theo tính chất sở hữu, TĐKT bao gồm: TĐKT tư nhân; TĐKT Nhà nước và TĐKT sở hữu hỗn hợp Xu thế chung trên thế giới là hầu hết các TĐKT được tổ chức theo hình sở hữu hỗn hợp và chủ yếu dưới dạng các công ty cổ phần
Về hình thức sở hữu: TĐKT là một tổ hợp các công ty bao gồm Công
ty mẹ và các công ty con, công ty cháu phần lớn được mang họ công ty mẹ Công ty mẹ sở hữu đa số cổ phần trong các công ty con, công ty cháu Như
Trang 16vậy, sở hữu vốn của TĐKT là sở hữu hỗn hợp nhưng có một chủ sở hữu lớn
là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính
Công ty mẹ sở hữu một số lượng lớn vốn cổ phần trong các công ty con, cháu và chi phối chúng về tài chính và chiến lược phát triển Công ty mẹ sẽ thực hiện vai trò quản lý ở một số mặt như điều hòa huy động vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư và đào tạo nhân sự cho cả tập đoàn Ngoài ra, công
ty mẹ còn có thể phải thực hiện việc bảo lãnh để các công ty thành viên được vay các khoản vốn ưu đãi từ các ngân hàng trong nước và quốc tế Các quản lí này vừa tạo ra sức mạnh tập trung thống nhất lại vừa phát huy được tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các thành viên Giữa các công ty thành viên có những mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc (liên kết ngành dọc) hoặc độc lập với nhau (liên kết ngang - đa ngành), song đều phụ thuộc vào công ty
mẹ và nhằm phục vụ mục tiêu chung của tập đoàn TĐKT có cơ cấu tổ chức vừa có
chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích
tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận Dạng phổ biến của các DN trong các TĐKT là các công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn, tăng năng lực cạnh tranh và phân tán rủi ro
1.2.4 Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp
Cơ cấu tổ chức của các TĐKT rất đa dạng và phức tạp, mỗi tập đoàn có
những đặc trưng riêng, có cách quản lý riêng, với mức độ tập trung và phân cấp quản lý khác nhau Các thành viên của TĐKT đều có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập và gắn kết với nhau chủ yếu bằng lợi ích kinh tế thông qua quan hệ tài chính TĐKT không có tổ chức bộ máy quản lý chung được thiết lập mà mỗi thành viên của Tập đoàn đều có cơ quan quyền lực riêng TĐKT được tổ chức chủ yếu theo mô hình công ty mẹ – con, theo đó tập đoàn thường thực hiện quản lý theo mô hình công ty đa khối, công ty mẹ
Trang 17nắm vai trò trụ cột và chi phối, kiểm soát các công ty con về nguồn lực, chiến lược kinh doanh, chính sách tài chính
Một TĐKT ra đời cũng có nghĩa là đã xảy ra sự liên kết kinh tế giữa các công ty thành viên của nó Thông thường các công ty thành viên tập đoàn lấy vốn làm nút liên kết chính và chủ yếu thông qua hợp nhất kinh doanh để tạo thành một khối TĐKT mẹ - con dạng tổng hợp, nhiều cấp và nhiều góc độ Hiện nay, có một xu hướng xuất hiện ở các nước đang phát triển là một
số TĐKT được hình thành do chính sách kinh tế của Nhà nước và việc tư nhân hoá các khu vực kinh tế quốc dân mà Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối Những TĐKT hình thành kiểu này lấy các DN nhà nước có thực lực hùng hậu
nắm giữ cổ phần khống chế làm nòng cốt và chi phối các thành viên còn lại
1.2.5 Hoạt động của tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành, nghề chủ đạo
Mỗi tập đoàn thường hoạt động trong nhiều ngành khác nhau Tuy nhiên, mỗi TĐKT luôn có ngành chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn gắn với thương hiệu của cả tập đoàn và do một hoặc một số công ty nòng cốt trong tập đoàn đảm nhiệm TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro cho các mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau; đảm bảo tính hiệu quả và bảo toàn vốn; tận dụng cơ sở vật chất và lực lượng của tập đoàn Chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn phải thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh và sự phát triển của tập đoàn Hầu hết các TĐKT đều hoạt động
đa ngành, với rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thường được phân bố theo cấu trúc ba lớp: lớp trong cùng là ngành hạt nhân, lớp thứ hai gồm những ngành có liên quan mật thiết về công nghệ, thị trường với ngành hạt nhân, lớp thứ ba là các ngành mở rộng
Các hoạt động chính của TĐKT là sản xuất thương mại thì các tập đoàn thường mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng,
Trang 18bảo hiểm, nghiên cứu khoa học Chẳng hạn như tập đoàn Petronas của Malaysia ngoài các hoạt động liên quan đến dầu khí còn hoạt động kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải trí và cả đào tạo nguồn nhân lực Tuy nhiên, mỗi tập đoàn đều có định hướng ngành chủ đạo và lĩnh vực mũi nhọn riêng cho tập đoàn đó TĐKT có thể hoạt động với chuyên ngành hẹp và chuyên sâu, có các thành viên hoạt động trong cùng ngành và phối hợp chặt chẽ để khai thác thế mạnh chuyên môn
1.3 Nguyên tắc hoạt động của TĐKT
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Để hạn chế cạnh tranh trong nội bộ, thường có thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ và đôi khi có sự thỏa thuận về giá cả (điều này thường bị các nước cấm) Ngày nay, các công ty thành viên được tự do định giá nhằm
thu lãi cao nhất
- Các công ty thành viên chủ động sử dụng vốn tự có Tập đoàn không có quyền can thiệp vào phần lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này
- Nguồn vốn vay từ tập đoàn phải có mục tiêu, phương án đầu tư, thông qua tập đoàn và phải trả lãi vay theo quy định của tập đoàn Ưu tiên
dự án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển chung của tập đoàn
- Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty thành viên (công ty con) chủ yếu là hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thành viên vay vốn
từ nguồn vốn cổ phần chung của tập đoàn
- Vốn tích lũy có vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn chủ yếu để tập đoàn tăng quy mô của tập đoàn
- Tập đoàn không chỉ đóng vai trò tập trung mà còn điều hòa nguồn vốn giữa các công ty thành viên để đạt được mục tiêu hiệu quả cao nhất
- Các hoạt động đầu tư, huy động vốn được giao cho công ty nắm vốn thực hiện
Trang 19- Tập đoàn có thể vay vốn từ các công ty thành viên theo lãi suất thỏa thuận Tập đoàn có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu, tín phiếu để đầu tư vào lĩnh vực triển vọng có hiệu quả cao Các tập đoàn thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các công ty thành viên phát huy được thế mạnh chuyên môn hóa của mình Điều này giúp cho mối liên kết kinh tế giữa các công ty thành viên được bền vững hơn
Ngày nay, các TĐKT ở các nước phát triển sau lớn mạnh rất nhanh nhờ tích cực thu hút, huy động vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý và thị trường nước ngoài, thông qua các công ty con, cháu là những liên doanh với các công ty xuyên quốc gia nước ngoài
2 Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của tập đoàn kinh tế
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn
Từ khoảng thế kỉ XVIII, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty thi nhau tăng thêm vốn để mở rộng thị trường sang các nước khác Quá trình tích tụ và tập trung tư bản thực hiện bằng những hoạt động sáp nhập, thôn tính lẫn nhau để tạo thành những tổ hợp lớn diễn ra mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Cho đến nay hàng loạt các công ty đa quốc gia, các TĐKT khổng lồ xuất hiện, lớn mạnh và có mặt trên khắp các quốc gia và khắp các châu lục TĐKT ra đời, tồn tại và phát triển là tuân theo quy luật khách quan đáp ứng yêu cầu tích tụ và tập trung tư bản
Ở châu Âu do điều kiện tự nhiên khá tương đồng, nền kinh tế châu Âu sớm mở thông thương và phát triển theo mô hình cộng đồng Các công ty ở đây dễ dàng hoạt động ở các vùng lãnh thổ khác nhau, tạo điều kiện cho các công ty phát triển lớn mạnh nhanh chóng và sớm hình thành các mô hình liên kết theo kiểu tập đoàn Tại đây các Cartel (hình thức liên minh kiểu độc
Trang 20quyền và giá cả thị trường thông qua các bản cam kết), Trust (tổ chức độc quyền của các công ty cổ phần), Consocsion (liên minh độc quyền có tổ chức cao, là tiền thân của các Conglomerate hiện nay) lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng liên kết sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và thế lực trên thị trường Ngày nay các TĐKT của châu Âu đã và đang xuất hiện ở khắp các nơi trên thế giới với quy mô rất lớn và danh tiếng lâu đời trong giới kinh doanh
Tại Mỹ ngay từ những năm 1879 đã xuất hiện hàng loạt các công ty có
số vốn lớn hàng triệu USD như Standart Oil, Rockerfeller, Aromorar các công
ty này nhanh chóng lớn mạnh và bành trướng thế lực kinh tế Với nền kinh tế khuyến khích tự do phát triển và đề cao quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường, các công ty dễ dàng sáp nhập, hợp nhất hay thôn tính lẫn nhau để cho
ra đời các công ty ngày càng lớn hơn, hình thành ngày càng nhiều hơn các TĐKT khổng lồ, các công ty đa quốc gia với quy mô ngày càng lớn, Cùng với Microsoft, General Motors, General Electric….các tập đoàn của Mỹ đang đứng đầu trong các bảng xếp hạng và chiếm lĩnh hầu hết các ngành quan trọng trên thế giới
Ở châu Á, tại Nhật Bản, các tập đoàn lớn (trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi là Zaibatsu, sau chiến tranh gọi là Keiretsu) hình thành từ những năm đầu thế kỉ XX Năm 1985, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích thành lập nhiều công ty cổ phần có quy mô lớn nhằm khắc phục nguồn vốn hạn chế của
cá nhân Công ty Misubishi thành lập năm 1870 và đến cuối thế kỉ XIX nó đã
có dạng tập đoàn Conglomerate Đến khoảng năm 1919, Misubishi đã có tới bẩy công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực đóng tàu, thép thương mại, khai thác mỏ, kho vận, bảo hiểm và ngân hàng Chính sách của Chính phủ Nhật Bản có tác động rất lớn đến sự phát triển của các TĐKT
Tại Hàn quốc, các TĐKT (gọi là Chaebol) bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950 – 1960 và ngày càng được chú ý do những ảnh hưởng to lớn
Trang 21của chúng Nét đặc biệt của các Chaebol Hàn Quốc là sở hữu gia đình và sự bành trướng thế lực kinh tế và chính trị của các TĐKT đó Tập đoàn Samsung được thành lập năm 1938, lúc đầu là một DN nhỏ, đến thập kỉ 80 đã trở thành một TĐKT đa quốc gia lớn mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế - chính trị của Hàn Quốc
Ở Trung Quốc, từ cuối thập kỷ 50, đã xây dựng thử nghiệm các tổ chức Tập đoàn xí nghiệp, các liên hiệp xí nghiệp theo kiểu Trust như công ty nhôm Trung Quốc Song do cuộc “cách mạng văn hoá”, nên việc xây dựng thí điểm các tập đoàn bị ngừng lại Hội nghị toàn thể lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển mô hình tập đoàn Đầu những năm 80, hàng loạt TĐDN ra đời Sau năm 1987, liên tiếp có
15 TĐDN được đưa vào kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn, có quyền tự chủ kinh doanh nhiều hơn Sau đó, 17 tập đoàn DN được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho phép lập công ty tài vụ, đây là một thuận lợi lớn để tăng năng lực huy động vốn trong toàn bộ tập đoàn Với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Nhà nước, các TĐDN ở Trung Quốc được thành lập khắp nơi Tính đến 1990, Trung Quốc có 1630 TĐDN có quy mô tương đối lớn Đầu những năm 90, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định chọn 100 TĐKT lớn cấp quốc gia để thí điểm, đồng thời ở các tỉnh cũng thành lập nhiều TĐDN cấp tỉnh
Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và tập trung vốn phát triển mạnh mẽ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra một làn sóng hợp nhất chưa từng có Quy mô và phạm vi hoạt động của TĐKT đã vượt ngoài biên giới mỗi quốc gia để biến thành những tập đoàn kinh doanh quốc tế, các công ty xuyên quốc gia Các TĐKT đã trở thành trung tâm thu hút, thâu tóm hàng loạt các công ty khác xung quanh nó để trở nên ngày càng hùng mạnh, có sức sống mãnh liệt và tăng trưởng không ngừng
Trang 222.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các TĐKT cho thấy có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của TĐKT:
Thứ nhất, việc hình thành các TĐKT là do sự tác động của quy luật cạnh tranh Kết quả của cạnh tranh diễn ra theo hai xu hướng: Công ty nào có sức cạnh tranh cao hơn sẽ chiến thắng và thôn tính các đối thủ cạnh tranh, biến chúng thành bộ phận của công ty mình; nếu trong quá trình cạnh tranh mà không phân thắng bại thì các công ty có xu hướng thoả hiệp, hợp tác liên kết
để hình thành một tổ chức lớn hơn
Thứ hai, nhu cầu chiếm lĩnh, mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh đã tạo ra các tập đoàn Quá trình này thường được thông qua việc các TĐKT mua lại hoặc liên doanh, liên kết hay mua lại các DN ở các nước đang phát triển, bành trướng thế lực và lấn át thị phần của các DN nhỏ yếu Thứ ba, việc hình thành các TĐKT nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Sự liên kết giữa các DN trên nhiều địa bàn với những ngành khác nhau nhằm góp phần chia sẻ rủi ro
Những ngành có lợi nhuận cao sẽ bù đắp những ngành thua lỗ, những công ty
ở quốc gia này kinh doanh khó khăn, thua lỗ sẽ được bù đắp bởi những công
ty kinh doanh thuận lợi, có lợi nhuận cao ở các quốc gia khác Hơn nữa, các công ty trong các TĐKT có quan hệ với nhau nên có thể hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn
Thứ tư, TĐKT ra đời do có sự tác động của tiến bộ KHCN Ngày nay, việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của DN Tuy nhiên sự nghiên cứu ứng dụng đòi hỏi lượng vốn lớn
và nắm giữ nguồn lực cơ bản, từng DN nhỏ không có khả năng, do đó nảy sinh ra nhu cầu liên kết, hình thành các TĐKT chi phối toàn ngành
Trang 23Ngoài ra quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quan điểm chính sách của riêng từng quốc gia
Có thể nói, TĐKT là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển cao Đồng thời, quá trình phát triển cao của nền kinh tế thị trường thúc đẩy trở lại
sự phát triển kinh tế và trở thành tác nhân đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của các quốc gia
2.2 Vai trò của tập đoàn kinh tế
Do nắm giữ nhiều lợi thế quan trọng, TĐKT có vai trò to lớn đối với
nền kinh tế quốc gia và cả nền kinh tế quốc tế, thể hiện:
2.2.1 TĐKT thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
TĐKT thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do huy động tập trung và sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các nguồn lực xã hội TĐKT có khả năng huy động rất lớn các nguồn lực trong xã hội để phát triển kinh tế dưới hình thức công ty cổ phần Ngoài các nguồn lực do tích tụ và tập trung từ nội bộ, các TĐKT còn huy động được số lượng lớn các nguồn lực từ xã hội, trong nước và nước ngoài dưới dạng đầu tư cổ phiếu, trái phiếu TĐKT cũng tạo ra khả năng to lớn trong việc hợp tác, phân công chuyên môn hoá trong nội bộ, trao đổi thông tin và ứng dụng nhanh KHCN với chi phí thấp, tạo bước nhảy vọt về năng suất lao động và hiệu quả kinh tế Trên ý nghĩa đó, TĐKT góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất
2.2.2 Tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế
và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình phát triển
Trong chiến lược kinh doanh các TĐKT tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước hết là triệt để khai thác các lợi thế so sánh quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế TĐKT tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên Bên cạnh việc đi đầu trong quá trình
Trang 24cạnh tranh khốc liệt với các TĐKT đa quốc gia, các TĐKT cũng đi đầu trong việc hợp tác, phân công chuyên môn hoá với các đối tác trong và ngoài nước nhằm tận dụng những ưu thế của nhau, giảm thiểu các chi phí và tăng thêm lợi nhuận Chính các TĐKT là lực lượng tiên phong trong việc mở rộng phạm vi kinh tế quốc tế, là tác nhân chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế Trong TĐKT nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả nhất, những dự án tạo ra được sức mạnh quyết định cho phát triển tập đoàn đáp ứng nhu cầu lợi nhuận tối đa cho công ty thành viên và tập đoàn Việc lưu thông vốn từ công ty này đến công ty khác giúp cho các công ty có mối liên kết chặt chẽ hơn, quan tâm đến hiệu quả hơn và giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty và của cả tập đoàn
2.2.3 TĐKT nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên quy mô lớn
Hình thức TĐKT ra đời trước hết để đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt Có nhiều biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất là giành lợi thế về quy mô trước các đối thủ để có thể thao túng được thị trường TĐKT tạo ra sự
hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô có tiềm lực kinh tế lớn Việc hình thành TĐKT cho phép phát huy lợi thế kinh tế có quy mô lớn, khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn Việc hình thành TĐKT còn
có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của sự chuyên môn hoá với hoạt động kinh doanh đa dạng và tách bạch được quản lý hành chính và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các DN của tập đoàn Bởi vì hầu hết các tập đoàn đều có các bộ phận nghiên cứu thống nhất, bộ phận thực hiện chức năng mà một DN riêng lẻ khó
có thể đảm đương nổi như thu thập thông tin, dự đoán thị trường, nghiên cứu
kỹ thuật tiên tiến, dự báo xuất khẩu các DN cùng nghành
Trang 252.2.4 Tập đoàn kinh tế trở thành công cụ điều tiết kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của nhiều quốc gia
Do ý thức được sức mạnh to lớn của TĐKT nên ở nhiều quốc gia, xây
dựng các TĐKT được coi là chiến lược phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, điển hình là Nhật Bản những năm 50-70 và Hàn Quốc những năm 70-
80 thế kỉ trước Để nhanh chóng có các TĐKT làm đầu tàu tăng trưởng, chính phủ các nước này đã thi hành các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm kích thích các DN tư nhân mở rộng quy mô, đồng thời trực tiếp đầu tư vốn, hình thành các TĐKT kinh doanh những lĩnh vực trọng yếu do nhà nước chi phối Các nước này dựa vào sự phát triển của TĐKT làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu Khi nền kinh tế cất cánh họ hướng các TĐKT vào những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt và nền tảng, làm nòng
cốt và đủ tiềm lực để mở cửa ra bên ngoài
2.2.5 Tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới
Khi các công ty liên kết lại với nhau sẽ tận dụng được các lợi thế của các thành viên và áp dụng được cho bản thân công ty mình Sự hợp tác nghiên cứu ứng dụng KHCN trong TĐKT còn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trên một quy mô rộng lớn hơn nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và ứng dụng và thu hồi vốn nhanh Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng của KHCN hiện nay Bên cạnh đó TĐKT cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng KHCN giữa các công ty thành viên
II Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế
1 Các hình thức liên kết của tập đoàn kinh tế
1.1 Xét theo phạm vi liên kết
Trang 26- Các công ty con được tổ chức phân công chuyên môn hóa và phối hợp
để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành
1.1.2 Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết các DN trong cùng một dây chuyền công nghệ Hình thức này vẫn còn phổ biến trên thế giới vì nó vẫn mang lại hiệu quả cao cho các DN, có thể mở rộng kinh doanh ra nhiều quốc gia Tuy nhiên để phát triển hình thức này công ty cần phải có tiềm lực về tài chính, có uy tín để quản lí, kiểm soát và đảm bảo tín dụng cho cả tập đoàn
Trong mối liên kết dọc có các dạng:
- Liên kết giữa các DN khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất-kinh doanh-thương mại hoàn chỉnh
- Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ
Trang 27phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn
1.1.3 Liên kết hỗn hợp
Liên kết hỗn hợp là liên kết các DN trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh kể cả lĩnh vực không có liên quan đến nhau Hình thức này đang
ngày càng đuợc ưa chuộng trên thế giới và là một xu hướng phát triển các tập đoàn hiện nay Cơ cấu TĐKT bao gồm một ngân hàng, công ty tài chính lớn
và nhiều DN sản xuất, thương mại trong đó hoạt động tài chính, ngân hàng
xuyên suốt, bao trùm, hoạt động kinh doanh của tập đoàn
Trong mối liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực lại có các dạng:
- Liên kết các DN trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính
- Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh bằng chiến lược, kế hoạch phát triển, kinh doanh thống nhất
1.2 Xét theo trình độ liên kết
1.2.1 Liên kết "mềm"
Liên kết "mềm" xuất phát từ châu Âu, đặc biệt ở Đức vào thế kỉ XIX Đây là hình thức tập đoàn của các DN độc lập, cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ Quan hệ liên kết giữa các thành viên tương đối lỏng lẻo, thông qua các thoả thuận hoặc các cam kết hợp tác Trong hình thức này, các DN thành viên tham gia vào tập đoàn chỉ chịu sự ràng buộc tương đối lỏng lẻo và có tính độc lập cao Về tổ chức, thường có ban quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về pháp
lý Thông thường cơ sở hình thành của các loại tập đoàn này là thỏa thuận hoặc hợp đồng Về mặt lịch sử, loại hình này đã xuất hiện từ rất sớm, vào thế
kỉ XIX Mô hình liên kết giữa các thành viên theo kiểu này có thể tạo ra ưu
Trang 28thế kinh tế của hợp tác và lợi dụng được tính kinh tế nhờ quy mô Do đó, các công ty thường tìm kiếm những sự liên kết có lợi cho công ty và cho cả nhóm
để có thể tồn tại và cùng phát triển Hình thức liên kết rất đa dạng, có thể trên các lĩnh vực như: Chính sách giá cả, khối lượng sản phẩm cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp tác về công nghệ, thị trường tiêu thụ (phân chia để tránh cạnh tranh trực tiếp)
1.2.2 Liên kết "cứng"
Mối liên kết giữa các công ty rất chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau
rất cao, các thành viên bị hạn chế tính độc lập TĐKT còn được gọi là các tập đoàn “cứng” Trong các TĐKT dạng này, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất, thương mại, như Trust chẳng hạn Những TĐKT dạng này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu, theo kiểu công ty cổ phần, với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau Các công ty thành viên trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về công nghệ, bổ sung cho nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục, hoạt động thống nhất trong tập đoàn Nói chung với hình thức này, cơ sở kinh tế của sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ tập đoàn là quyền sở hữu, giữa các công ty có sự nắm giữ cổ phiếu của nhau và có một công ty chi
phối cả tập đoàn
Về mặt tổ chức mô hình này có thể chia làm ba dạng như sau:
Tập đoàn có liên kết ngang
Trang 29sự phát triển cao của thị trường tài chính, hình thành nên kiểu tập đoàn có liên kết là công ty tài chính Công ty mẹ là công ty nắm tài chính cho phép một công ty có thể kiểm soát tổng số vốn và tài sản lớn hơn nhiều so với số vốn của bản thân nó bằng cách sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty khác Do
đó, các công ty trong tập đoàn không nhất thiết có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kĩ thuật Hình thức công ty mẹ này ngày càng trở nên phổ biến
2 Các hình thức liên minh phổ biến
Ngoài ra, cũng cần nói thêm là bên cạnh các mô hình TĐKT còn có các hình thức liên minh (Alliance); trong đó, có hai hình thức phổ biến là:
2.1 Liên minh kinh doanh (Business alliance)
Liên minh kinh doanh (Business alliancelà sự thoả thuận giữa các công
ty, thường là vì mục tiêu giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, được ràng buộc bởi một thoả thuận đơn giản với sự chia sẻ các cơ hội và rủi ro một cách công bằng đối với các bên tham gia Liên minh kinh doanh thường được quản lý bởi một nhóm chuyên trách dự án
2.2 Liên minh chiến lược (Strategic alliance)
Liên minh chiến lược (Strategic alliance): là mối quan hệ chính thức vì
lợi ích dài hạn được tạo nên bởi hai hay nhiều bên tham gia nhằm theo đuổi một nhóm mục tiêu đã thống nhất hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trọng yếu mà vẫn giữ được tính độc lập về tổ chức Các bên tham gia hợp tác với nhau trong các hoạt động kinh doanh với nguyên tắc mỗi một bên đóng góp thế mạnh và khả năng của mình vào trong quá trình hợp tác
2.3 Các lợi ích cơ bản của liên minh
- Tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Đổi mới); Giảm thời gian thâm nhập thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm (Sức ép về thời gian)
Trang 30- Khả năng đóng góp các kỹ năng và tài sản bổ sung mà không một công ty nào có thể dễ dàng tự mình phát triển
- Tiếp cận với các kiến thức và kinh nghiệm từ bên ngoài (Chuyển giao công nghệ)
- Nhanh chóng đạt được quy mô, khối lượng và tạo đà phát triển (Kinh
tế nhờ quy mô lớn hơn sẽ tốt hơn); (Mở rộng các kênh phân phối); (Đi vào thị trường nước ngoài)
- Tạo uy tín trong ngành nghề, nâng cao nhận thức về thương hiệu
- Cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng
- Thiết lập các chuẩn mực công nghệ đối với ngành nghề mà công ty
sẽ được hưởng lợi
3 Các mô hình Tập đoàn kinh tế
3.1 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc Holding
Các TĐKT đi theo mô hình này thường không có sự kiểm soát tập trung
Cơ cấu tổ chức bao gồm một văn phòng các DN thành viên Văn phòng chịu
trách nhiệm tiến hành các hoạt động chung của tập đoàn, không thực hiện các hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN thành viên Mỗi DN thành viên đều
có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ cao về tài chính và kinh doanh Hình thức này thường xuất hiện nhiều ở các DN được hình thành theo liên kết dọc Dạng phổ biến nhất của mô hình TĐKT tổ chức theo kiểu Holding là mô hình công ty mẹ - con Trong đó, công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, mặc dù chức năng và mối quan hệ giữa các chủ thể này khác nhau Về cơ bản những giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong cùng một tập đoàn đã trở thành những giao dịch bên ngoài hay những giao dịch trên thị trường
Đặc điểm quan trọng của mô hình này là công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một phần nhất định vốn cổ phần trong công ty con Công ty mẹ đưa ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của TĐKT Ngoài ra công ty mẹ sử
Trang 31dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết hình thành các công ty con, các công ty liên kết
Các công ty con là những cá nhân độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động của mình Trong nhiều trường hợp, các công ty con này tiến hành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không liên quan đến nhau Hình thức của công
ty con khá đa dạng phản ánh sự phong phú trong các lĩnh vực hoạt động của công ty mẹ
Theo mô hình này, có hai dạng công ty mẹ - con cơ bản:
Công ty mẹ nắm vốn thuần tuý PHC (Pure holding company)
Hoạt động chính của công ty mẹ PHC là đầu tư vào công ty khác Dạng PHC
có cấu trúc vững chắc, tuy nhiên lại không được một số nước cho phép tồn tại, thậm chí là bất hợp pháp như ở Nhật Bản hay Hàn Quốc
Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh OHC (Operating holding company) Công ty mẹ OHC, bên cạnh việc đầu tư vốn vào công ty khác, công ty mẹ còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như các công ty con khác
Các tập đoàn theo dạng OHC thường gặp trên thế giới và là dạng khá đặc trưng của một số công ty lớn có một số công ty con
3.2 Mô hình TĐKT theo cấu trúc hỗn hợp
Mô hình này phù hợp với những tập đoàn có quy mô vốn lớn đòi hỏi vừa tập trung vừa phân quyền, nhưng hướng tới hiệu quả tổng thể
Tính chất tập trung thể hiện ở cơ cấu kiểm soát tập trung của văn phòng tập đoàn đối với ba lĩnh vực quan trọng nhất Một là, quyết định các vấn đề mang tính chất chiến lược của tập đoàn (đầu tư mới hoặc rút lui khỏi thị trường, định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của tập đoàn) Hai là, quyết định các chính sách chung và điều hành các vấn đề bên trong tập đoàn Ba là, tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc cử ra, đánh giá,
Trang 32giám sát, miễn nhiệm các cán bộ cao cấp của tập đoàn Tính chất phân quyền thể hiện ở chỗ các công ty con hoặc chi nhánh có quyền khá rộng rãi khi thực hiện các quyết định đầu tư, kinh doanh, có quyền tự chủ nhiều hơn trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính Có thể coi đây là các trung tâm lợi nhuận và trung tâm giá thành Hoạt động của các đơn vị thành viên tập đoàn chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của các ban chức năng như ban dự án, ban nhân sự, ban phân phối
Cơ cấu của mô hình tập đoàn này gồm 3 cấp quan hệ:
Cấp thứ nhất là cơ quan trung ương của tập đoàn gồm hội đồng quản trị
và cơ quan điều hành Đây là cơ quan quyết định cao nhất của tập đoàn Cấp thứ hai là các ban chức năng và kế hoạch tài chính, nhân sự, sản phẩm nhãn mác, khu vực địa lý Về mặt pháp lý, văn phòng chính, ban chức năng không
có tư cách pháp nhân nhưng hợp thành bộ máy, quản lý TĐKT, được đặt tại công ty mẹ
Cấp thứ ba là các công ty con độc lập trực tiếp thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh chung mà tập đoàn đã xác định
Mô hình 1: Tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp
Cơ quan trung ương
Các công
ty tài chính
Các công
ty khối kỹ thuật
Trang 33Nguồn: Tập đoàn kinh tế, lí luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, tr 80, TS Trần Tiến Cường, (2005), NXB Giao thông vận tải
Mô hình này nhấn mạnh sự tối ưu hoá toàn bộ hoạt động của tập đoàn và
các đơn vị thành viên thông qua việc huy động các nguồn lực lớn hơn đó xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, điều hành các giao dịch bên trong tập đoàn Trong đó quan trọng nhất là sự xác định giá chuyển nhượng trong nội bộ và giá chuyển nhượng trong TĐKT nhằm tối đa
hoá lợi ích chung của tập đoàn
Ưu thế hơn hẳn của mô hình này được chấp nhận ở nhiều tập đoàn và
DN lớn là chức năng nghiên cứu – xây dựng chiến lược và chức năng điều hành các giao dịch của văn phòng chính
3.3 Mô hình tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu
Tập đoàn có cấu trúc sở hữu thuộc mô hình đơn giản
Mô hình tập đoàn này bao gồm công ty mẹ đầu tư, chi phối các công ty cấp hai (công ty con) Các công ty cấp hai tiếp tục đầu tư, chi phối công ty cấp ba (công ty cháu),.v.v Cơ cấu đầu tư vốn theo kiểu tương đối đơn giản Công ty cấp trên trực tiếp chi phối về tài chính thông qua việc nắm cổ phần, vốn góp công ty cấp dưới Trên thực tế ít tồn tại công ty cấu trúc thuần tuý này mà thường kết hợp đan xen với các DN phức tạp hơn
Trang 34Mô hình 2: Tập đoàn theo cấu trúc sở hữu đơn giản
Nguồn: Tập đoàn kinh tế, lí luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, tr 83, TS Trần Tiến Cường, (2005), NXB Giao thông vận tải
Mô hình tập đoàn doanh nghiệp
Tập đoàn bao gồm các DN thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn
nhau Việc đầu tư theo mô hình này có lợi thế là dễ dàng hình thành một công
ty mới trong tập đoàn mà không bị công ty khác hay cá nhân ngoài tập đoàn kiểm soát hay thôn tính Trong trường hợp các công ty con, công ty cháu đủ mạnh về vốn thì công ty này rất có điều kiện thực hiện cơ chế đó nhằm tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn
Hầu hết các tập đoàn của Hàn Quốc như Huyndai, LG, tập đoàn Nhật Bản như Misubishi, Sumimotor và tập đoàn General Electric và General Motors đều có cấu trúc tương tự như mô hình này
Trang 35Mô hình 3: Tập đoàn doanh nghiệp
Nguồn: Tập đoàn kinh tế, lí luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, tr 87, TS Trần Tiến Cường, (2005), NXB Giao thông vận tải
Mô hình tập đoàn trong tập đoàn
"Tập đoàn trong tập đoàn" là khi công ty mẹ của một tập đoàn là công
ty con do một số công ty khác kiểm soát về vốn Trong tập đoàn tạo thành một công tác sở hữu gồm ba công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ đó Các công ty con cấp dưới trong tập đoàn này cũng có
những quan hệ sở hữu tương tự như ở mô hình khác
Công ty mẹ
Công ty cấp hai Công ty cấp hai Công ty cấp hai
Công ty cấp ba
Công ty cấp ba
Công ty cấp ba
Công ty cấp ba
Trang 36Mô hình 4: Tập đoàn trong tập đoàn
Nguồn: Tập đoàn kinh tế, lí luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, tr 91, TS Trần Tiến Cường, (2005), NXB Giao thông vận tải
3.4 Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết
Tập đoàn theo liên kết ngang:
Đây là loại hình tập đoàn gồm có các liên kết ngang giữa các DN trong cùng một ngành, thích hợp với những ngành có nhiều doanh nghiệp độc lập cần liên kết và định hướng chung đó chống lại sự cạnh tranh của các DN khác cùng ngành Cơ cấu của tập đoàn gồm công ty mẹ - con Công ty mẹ thực hiện chức năng điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng thời cũng trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, những khâu thuộc các liên kết chính của tập đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động Các công
ty con có thể được phân công sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng sang các lĩnh vực có liên quan đó trở thành các tập đoàn có liên kết dọc và liên kết ngang
Tập đoàn theo liên kết dọc:
Công ty con cấp ba
Công ty con cấp ba
Trang 37Tập đoàn liên kết dọc giữa các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành liên hiệp sản xuất kinh doanh và thương mại hoàn chỉnh, thích hợp với các lĩnh vực hạch toán toàn ngành Công ty mẹ là công ty có tiềm lực mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt trong dây chuyền công nghệ, thị trường của tập đoàn, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn Các công ty con được tổ chức theo mô hình chuyên môn hoá và phối hợp hợp tác hoá theo dây chuyền công nghệ của ngành Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư theo lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Tập đoàn liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực:
Tập đoàn liên kết hỗn hợp là tập đoàn liên kết các DN hoạt động nhiều ngành và lĩnh vực có mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ chặt chẽ về công nghệ, quy trình sản xuất, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính Công ty mẹ không nhất thiết phải sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn Trong khi đó, công ty
mẹ điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực, các công ty con bằng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thống nhất, thực hiện việc điều phối vốn, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao
Trang 38CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THẾ GIỚI
I Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh
tế tiêu biểu ở Mỹ và Châu Âu
1 Các mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và châu Âu
1.1 Cartel
Theo tiếng Pháp Cartel có nghĩa là "đồng minh" hoặc "hiệp định" Cartel là một liên minh độc quyền không vững chắc, thực tế mối liên kết giữa các công ty trong Cartel chỉ đơn thuần là sự cam kết đối với một số điều khoản nhất định nhằm cạnh tranh trực tiếp với nhau
Cartel là một TĐKT bao gồm các công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh, thực hiện mối liên kết theo chiều ngang nhằm hạn chế sự cạnh tranh bằng sự thoả thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhất về chuẩn mực, kiểu cách, mẫu mã Cartel thường có mặt ở những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng hóa nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tính đồng nhất cao Nhược điểm của hình thức này là dễ tan vỡ do sản xuất và tiêu thụ vẫn tiến hành độc lập nên một số thành viên có thể phá bỏ hợp đồng Xét về mặt sản xuất, thương nghiệp và pháp luật, các xí nghiệp của Cartel vốn có tính độc lập của mình
Hình thức Cartel xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ XIX ở một số nước lớn của châu Âu, Cartel phát triển nhất ở Đức Năm 1875 xuất hiện Cartel đầu tiên ở Đức, đến năm 1905, các ngành sản xuất ở Đức đã có 385 Cartel Đến năm 1911, nước Pháp có khoảng 600 Cartel Tổ chức Cartel lan rộng sang các nghành công nghiệp khai thác than luyện kim, hoá học dệt vải,
Trang 39thuộc da, thủy tinh, gốm sứ, thực phẩm Hình thức Cartel thời kì này cũng phát triển mạnh mẽ ở Pháp, Italia, Anh Riêng ở Mỹ, Cartel thời kì này không nhiều Hiện nay, tại nhiều nước, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law), tuy nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế, dưới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức
ra đời vào cuối thế kỉ XIX vào khoảng đầu thế kỉ XX Hình thức này xuất hiện khá phổ biến ở các nước như Đức, Pháp, Áo, phát triển nhất ở Pháp Rầt nhiều Syndicat của Đức được phát triển từ hình thức Cartel
Như vậy Syndicat là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về mặt pháp lý nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm Đây là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với Cartel
1.3 Trust
Trust là một trong những hình thức tập đoàn cao cấp của tư bản lũng đoạn Trust do rất nhiều các xí nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa, hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ, hợp nhất tổ chức nên Mục đích của Trust
là lũng đoạn thị trường tiêu thụ, chiếm lĩnh nơi sản xuất nguyên liệu và phạm
vi đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh để thu được lợi nhuận cao nhất
có thể Đó là một hình thức tập đoàn thống nhất cả việc sản xuất và lưu thông
Trang 40dưới sự quản lý của hội đồng quản trị Các nhà tư bản tham gia Trust trở thành các cổ đông thu lợi nhuận theo cổ phần
Trust đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của quan hệ sản
xuất TBCN Chủ yếu có hai hình thức cơ bản của Trust là công ty cổ phần đặc biệt và hợp nhất xí nghiệp
Công ty cổ phần đặc biệt trước tiên làm cơ sở, thông qua các mức cổ phiếu nắm được của các công ty khác để kiểm soát về mặt tiền tệ
Hợp nhất xí nghiệp là việc hợp nhất các xí nghiệp làm cơ sở, do các xí nghiệp cùng loại có quy mô tương tự hợp nhất hoặc do các xí nghiệp lớn mạnh thôn tính các xí nghiệp cùng loại khác có thực lực kém hơn, trực tiếp kiểm soát quyền sản xuất và tiêu thụ Trust cũng xuất hiện đầu tiên vào những năm 60 của thế kỉ XIX ở Mỹ Năm 1870, chính phủ Mỹ thành lập công ty dầu máy Mayvor, đây là tập đoàn theo kiểu Trust sớm nhất, và hình thức này cũng được phát triển mạnh nhất ở Mỹ Nước Mỹ được coi là " đất nước của Trust" Năm 1904, ở Mỹ có 440 Trust với số vốn lên tới 20 tỷ 400 triệu đô la Mỹ Mô hình tập đoàn kiểu Trust được áp dụng phổ biến ở các ngành như gang thép, dầu, xe hơi Và nó cũng phát triển rộng rãi ở các nước như Anh, Pháp, Đức
Tham gia vào Consortium không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả
các Syndicat, Trust thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật Với kiểu liên kết này một Consortium có thể có hàng trăm
xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm
tư bản kếch sù Thông thường đứng đầu một Consortium là một ngân hàng