II. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế
3. Các mô hình Tập đoàn kinh tế
3.4 Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết
Tập đoàn theo liên kết ngang:
Đây là loại hình tập đoàn gồm có các liên kết ngang giữa các DN trong cùng một ngành, thích hợp với những ngành có nhiều doanh nghiệp độc lập cần liên kết và định hướng chung đó chống lại sự cạnh tranh của các DN khác cùng ngành. Cơ cấu của tập đoàn gồm công ty mẹ - con. Công ty mẹ thực hiện chức năng điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng thời cũng trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, những khâu thuộc các liên kết chính của tập đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động. Các công ty con có thể được phân công sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành. Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng sang các lĩnh vực có liên quan đó trở thành các tập đoàn có liên kết dọc và liên kết ngang.
Tập đoàn theo liên kết dọc:
Công ty mẹ một Công ty mẹ một
Công ty mẹ một
Công ty mẹ hai Công ty mẹ hai Công ty mẹ hai
Công ty con cấp ba Công ty con cấp ba Công ty con cấp ba Công ty con cấp ba
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 30 -
Tập đoàn liên kết dọc giữa các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành liên hiệp sản xuất kinh doanh và thương mại hoàn chỉnh, thích hợp với các lĩnh vực hạch toán toàn ngành. Công ty mẹ là công ty có tiềm lực mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt trong dây chuyền công nghệ, thị trường của tập đoàn, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Các công ty con được tổ chức theo mô hình chuyên môn hoá và phối hợp hợp tác hoá theo dây chuyền công nghệ của ngành. Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư theo lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Tập đoàn liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực:
Tập đoàn liên kết hỗn hợp là tập đoàn liên kết các DN hoạt động nhiều ngành và lĩnh vực có mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ chặt chẽ về công nghệ, quy trình sản xuất, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.
Công ty mẹ không nhất thiết phải sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn. Trong khi đó, công ty mẹ điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực, các công ty con bằng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thống nhất, thực hiện việc điều phối vốn, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao.
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 31 -
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THẾ GIỚI