Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79 - 84)

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam

2.Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam

2.1. Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ý tưởng thành lập các tập đoàn kinh doanh mạnh đã thể hiện một tư duy kinh tế sáng suốt trước thực trạng nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế mệnh lệnh bao cấp sang thực hiện theo mô hình kinh tế thị trường.

Nhìn chung, thể chế kinh tế thị trường của nước ta lúc đó vận hành còn rất yếu. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ mới bước đầu được xây dựng. Khu vực kinh tế quốc doanh sau nhiều lần sắp xếp theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về giải thể và tổ chức lại những DNNN làm ăn kém và Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về nguyên tắc đầu tư thành lập tại DNNN, đã loại bỏ nhiều doanh nghiệp hiệu quả hoạt động yếu kém. Tuy vậy, đến cuối năm 1993, chúng ta vẫn có khoảng 12.000 DNNN manh mún về cơ cấu, nhỏ bé về vốn liếng. Còn những DN hoạt động có hiệu quả lại quá ít và nhỏ bé, không đủ khả năng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động đối ngoại. Trên tinh thần đó, Chính phủ rất mong muốn hình thành các tập đoàn kinh doanh Nhà nước vừa hoạt động ở tầm vi mô, vừa như một công cụ giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô để nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước trên thị trường, xoá bỏ sự cát cứ nền kinh tế theo ranh giới hành chính và phân biệt giữa kinh tế địa phương và kinh tế trung ương; tăng cường khả năng huy động và điều hoà vốn giữa các DN theo yêu cầu của quy luật kinh tế thị trường; tăng cường vai trò quản lý và định hướng kinh tế của Nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế. Trước tình hình đó,

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 73 -

ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 91/TTg về việc thành lập tập đoàn kinh doanh thí điểm, với những yêu cầu cơ bản sau:

- DN được lựa chọn thí điểm sẽ có quy mô tương đối lớn và tính chất quan trọng, có mối quan hệ theo ngành và theo vùng lãnh thổ, không phân biệt DN do trung ương hay địa phương quản lý;

- Các thành viên của tập đoàn có quan hệ với nhau về tài chính, ngành nghề hoạt động và các dịch vụ khác có liên quan;

- Tập đoàn phải có từ 7 thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ VND;

- Mỗi tập đoàn có thể thành lập một công ty tài chính để huy động và điều hoà vốn;

- Tập đoàn có hội đồng quản trị (HĐQT) từ 7 đến 9 thành viên, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Tháng 1/1995, TCT Điện lực (với 34 thành viên) tập đoàn kinh doanh đầu tiên thí điểm theo mô hình 91 ra đời. Ngay sau đó, thêm 16 Tổng công ty 91 được thành lập, tập trung vào 7 lĩnh vực lớn: Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không. Các TCT 91 có 532 DN thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số lượng DNNN, 56% tổng vốn kinh doanh, 35% lao động.

Việc xây dựng TĐKT là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước cũng đã xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành TĐKT. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nước đều thể hiện quan điểm hình thành các TĐKT mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo đó một số TCTNN trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được chuyển đổi thành các TĐKT. Trên thực tế trong năm 2006 và đầu năm 2007, tám TĐKT quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn như Bưu chính -Viễn thông, Than - Khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thuỷ, Dệt may, Cao su, Tài chính-Bảo hiểm đã được thành lập. Đây là những TCT có

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 74 -

quy mô lớn mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thành lập các TĐKT nhà nước đã xuất hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án. Các vấn đề nảy sinh đó là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần, quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phân quản lý trong bộ máy của tập đoàn), thương hiệu của tập đoàn, quy mô, vốn điều lệ và các vấn đề khác để xác lập tập đoàn. Ngay như địa vị pháp lý của tập đoàn vẫn còn những ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân, đăng ký hay không đăng ký, có hay không có bộ máy quản lý riêng.

Như vậy, trong những năm vừa qua vẫn còn rất nhiều những quan điểm khác nhau về nguyên tắc hình thành TĐKT trên cơ sở TCTNN. Việc hình thành các TĐKT chỉ mang tính thuần tuý thị trường hay chỉ cần quyết định hành chính hay kết hợp cả hai nguyên tắc trên.

Hiện nay các TĐKT này đang là những đơn vị kinh tế mạnh nhất Việt Nam. Nó góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây. Các tập đoàn này đều nằm trong danh sách những DN lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Bảng 5: Các tập đoàn hàng đầu Việt Nam

Thứ hạng Tên doanh nghiệp

1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam 3 Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV 4 Tập đoàn điện lực Việt Nam- EVN

5 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT 7 Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin 8 Tập đoàn dệt may Việt Nam - Vinatex

Nguồn: Theo Vietnamreport

Bên cạnh việc thí điểm hình thành các TĐKT mũi nhọn theo định hướng của nhà nước dưới hình thức chuyển đổi các tổng công ty nhà nước thành TĐKT, Nhà nước cũng khuyến khích sự hình thành và phát triển của khu vực

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 75 -

tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua cũng có những bước phát triển rất đáng chú ý. Nhiều TĐKT tư nhân đã được hình thành và phát triển trở thành đầu tầu kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển rất năng động nơi đóng góp khoảng 40% GDP và một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội, cũng cho thấy một sức sống mạnh mẽ thực sự là động lực để phát triển đất nước. Các DN tư nhân ở nước ta ngày nay có những thế mạnh riêng có thể là vốn, công nghệ, mạng lưới phân phối, thương hiệu nếu như các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau tận dụng được các lợi thế của nhau sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển không chỉ của công ty đó mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Có được điều này là do Nhà nước đã có những chính sách ngày càng cởi mở và đúng đắn hơn với khu vực kinh tế tư nhân. Các chính sách tự do hoá đã khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình DN mới, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách thị trường vốn. Tất cả các chính sách đó cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những động lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế trong khoảng 5 năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt trên 10% (cao hơn so với mức 8% của cả nền kinh tế), trong đó có những công ty có mức tăng trưởng về doanh thu lên đến hơn 50%. Hiện nay tại Việt Nam ngày nay cũng đã có những TĐKT tư nhân lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế như tập đoàn FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hoà Phát, Hoàng Anh, Trung Nguyên, Vincom…Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, các công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. Các TĐKT tư nhân đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và trở thành những đầu tầu về kinh tế trong các doanh nghiệp tư nhân.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 76 -

Mặc dù nhà nước có chủ trương xây dựng các TĐKT tư nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình tập đoàn phát triển nhưng trong thời gian qua các mô hình TĐKT tư nhân cũng đã gặp rất nhiều những khó khăn, lúng túng và trở ngại trong quá trình hình thành và phát triển.

2.2 Xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

Chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải tìm một mô hình kinh tế thích ứng với sự biến đổi nói trên. Bên cạnh sự ra đời và phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thiết phải hình thành và phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm thực hiện hàng loạt mục tiêu như nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập, định hướng, điều tiết thị trường. Sự hình thành TĐKT ở nước ta hiện nay là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói việc liên kết, hình thành TĐKT về thực chất là để tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong hội nhập, kể cả khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Cùng với sự phát triển của kinh tế của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế, các DN tư nhân cũng ngày càng phát triển và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Xu thế đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm là điều mà các công ty cổ phần đang vươn tới, một mặt để tận dụng các lợi thế sẵn có, đón bắt những cơ hội làm ăn. Mặt khác tạo ra thế cạnh tranh, tăng vốn và làm gọn nhẹ bộ máy quản lý, các công ty sẽ liên kết, hợp nhất nên trong thời gian tới TĐKT tư nhân sẽ ngày một nhiều hơn.

Việc hình thành TĐKT là một xu thế tất yếu, khu vực tư nhân gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng bằng cách tách thành các doanh nghiệp con, đầu tư thêm vào các lĩnh vực mới. Hình thành công ty mẹ, công ty con mang dáng dấp của TĐKT. Trên thực tế, các DN nhỏ và vừa có xu hướng xích lại gần nhau nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 77 -

mình trên thị trường. Ví dụ như trong lĩnh vực phân phối phân phối, thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều những tập đoàn như Vincom, Big C, Metro và sắp tới có thể sẽ xuất hiện thêm như Lotte Shopping, Carefour, Tessco, và đặc biệt là Wal-Mark. Mới đây, bốn DN trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro Mart, Saigon Coop, và Phú Thái đã liên kết với nhau để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79 - 84)