Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 93 - 98)

II. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực

2.3Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò

2. Khuyến nghị nhóm giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

2.3Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò

Tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận, trong đó điểm mấu chốt của nó là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hoá các mối quan hệ tài chính trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các TĐKT. Phải nhanh chóng đổi mới tư duy về phát triển TĐKT từ các DN trong nước. Đồng thời cũng xây dựng một thể chế phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Những năm gần đây, nhà nước ta đang rất quan tâm tới phát triển hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các TĐKT phát triển theo xu hướng này.

Phải khẩn trương xây dựng quy chế tổ chức và quy chế tài chính của TĐKT sớm đi vào hoạt động có hiệu quả. Việc tiến hành chia tách, sáp nhập đòi hỏi có cơ chế rõ ràng, đảm bảo cho các TĐKT hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tạo việc làm cho người lao động.

Các TĐKT cần tiến hành đổi mới trên cơ sở sắp xếp lại DN. Các DN trong khu vực dịch vụ mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thì sớm tiến hành cổ phần hoá. Một số đơn vị đã đi theo mô hình công ty cổ phần, làm ăn có uy tín thì đưa lên sàn giao dịch chứng khoán. Cần nghiên cứu triển khai dịch vụ mới trên cơ sở phát huy năng lực của đội ngũ công nhân viên chức và lực lượng, cơ sở vật chất có sẵn. Những ngành nghề đang được phép thí điểm thành lập tập đoàn thì sớm tổng kết, đánh giá để hoàn thiện các kinh nghiệm phát triển TĐKT của Việt Nam.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 87 -

Các TĐKT đang hoạt động cần sớm trình Chính phủ kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn, trong đó nhấn mạnh phát triển về công nghệ, thể hiện vai trò TĐKT là mũi nhọn phát triển đất nước.

Các TĐKT cần tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, mở cửa với bên ngoài. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ có những chính sách khuyến khích tốt nhất mở cửa môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các TĐKT cần có mục tiêu phát triển về công nghệ, khẳng định và đẩy mạnh các tiềm năng về vật chất và nhân lực để có thể tiếp cận công nghệ mới của thế giới. Bên cạnh đó cần xây dựng các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ ở các TĐKT thông qua hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quản lý phát triển công nghệ.

2.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình tập đoàn kinh tế

Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình TĐKT cần phải dựa vào các tổng công ty nhà nước với một số chính sách sau:

- Trước mắt cần phải có những chính sách riêng đối với các công ty được

lựa chọn phát triển thành tập đoàn mà trong đó phải đặc biệt ưu tiên theo hướng phát triển các TĐKT tư nhân song song với phát triển các TĐKT quốc doanh. Những chính sách này liên quan đặc biệt đến các chính sách phân phối, chính sách thuế, cơ chế bảo lãnh tín dụng tập đoàn cùng với các chính sách khác về đất đai. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ cho tập đoàn dầu khí quốc gia CNOOC vay 8,5 tỷ USD trong vòng 30 năm với lãi suất 3,5% để có thể mua được Unocal của Mỹ.

- Chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và liên kết kinh doanh của các DN. Chính sách này chú trọng vào cổ phần hoá và đa dạng hóa sở hữu DNNN, phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy liên kết

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 88 -

kinh doanh giữa các DN lớn với các DN nhỏ, DNNN với DN tư nhân, DN trong nước với DN nước ngoài.

- Hoàn thiện về tổ chức và thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của tập đoàn. Đó là cơ chế một đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu của nhà nước đối với phần vốn của nhà nước tại công ty mẹ của tập đoàn. Bên cạnh đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty tài chính, trong đó có hướng dẫn cụ thể về công ty tài chính của các TĐKT.

- Đối với các TĐKT hình thành trên cơ sở các TCTNN, cần có hướng dẫn về liên quan đến vấn đề báo cáo tài chính hợp nhất của các DN hợp nhất của các DN trong TĐKT.

- Thực hiện chính sách hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành các TĐKT. Thực hiện các chính sách này cũng là hoàn thiện quản lý nhà nước về TĐKT. Trước hết là triển khai đồng bộ các văn bản luật về DN, luật cạnh tranh. Cần mở rộng phạm vi chức năng của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc kiểm soát quá trình tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh các DN.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 89 -

KẾT LUẬN

Trên thế giới, các tập đoμn kinh tế ra đời từ lâu do xu hướng tích tụ, tập trung sản xuất vμ cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm thống lĩnh thị trường nhờ lợi thế về quy mô. Hiện nay sức mạnh tμi chính, công nghệ vμ thị trường đang thực sự nằm trong tay các tập đoμn kinh tế lớn. Vì vậy, việc xuất hiện ngμy cμng nhiều các tập đoμn kinh tế hoạt động xuyên quốc gia trở thμnh một xu hướng tất yếu của quá trình toμn cầu hoá kinh tế.

Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng cần có những tập đoμn kinh tế lμm đối trọng, đủ sức cạnh tranh quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toμn quốc lần thứ X đề ra chủ trương xây dựng một số tập đoμn kinh tế dựa trên hình thức công ty cổ phần. Việc hình thμnh các tập đoμn kinh tế ở nước ta vừa tuân thủ quy luật phổ biến, vừa có tính đặc thù của một quốc gia đi sau. Do đó, quá trình nμy tất yếu nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp từ nhận thức, quan điểm đến việc tổ chức thực hiện. Trong thời gian tới, các tập đoàn đúng nghĩa ở cả hai khối nhà nước và tư nhân chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên, nâng cao hiệu quả vμ sức cạnh tranh, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quan trọng của nó trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 90 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Tiến Cường, (2005), Tập đoàn kinh tế, lí luận và kinh nghiệm

thực tiễn áp dụng vào việt Nam, NXB Giao thông vận tải

2. Hoàng Văn Dụ (2007), Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế, tr. 23, Tạp chí công nghiệp kì I tháng 7/2007

3. ThS. Đỗ Huy Hà, Xây dựng tập đoàn kinh tế: giải pháp nâng cao và khả năng cạnh tranh và hội nhập của các công ty nhà nước hiện nay, tr. 11-22,

Tạp chí Quản lý kinh tế, số 15 (7+8/2007)

4. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Những vấn

đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. TS. Bùi Văn Huyền (2005), Xây dựng các tập đoàn kinh tế từ các tổng công ty nhà nước: Hiện trạng vμ triển vọng, tr 45-49, Tạp chí Lý luận chính trị, 1/2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Văn Phúc (2003), Một số vấn đề về thμnh lập vμ tổ chức các TĐKT ở Việt Nam, tr.6,7, Tạp chí Kinh tế vμ dự báo, 3/2003

7. TS. Nguyễn Trọng Hoài & Ths. Võ Tất Thắng (2005), Tập đoàn kinh tế ở

Việt Nam. Trở ngại thực tiễn và các gợi ý chính sách, tr 2-5, Tạp chí Kinh tế vμ dự báo số 180 10/2005.

8. Vũ Phương Thảo, Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý các chaebol của Hàn

Quốc, tr. 67-74, Tạp chí Ngôn ngữ Số 6 /2005

9. PGS-TS. Phan Đăng Tuất, Lựa chọn mô hình hoạt động cho tập đoàn kinh tế Việt Nam, tr. 26, Tạp chí công nghiệp kì I tháng 8/2007

10. Christopher Conte và Albert R. Karr (2001), Khái quát về nền kinh tế Mỹ, ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2001

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 91 -

11. C.H.Oldham, Barrister-at-Law, Cartels and Syndicates in German Industry, tr. 258-270

12. John M. Kleeberg, (2007) , German Cartels: Myths and Realities, tr.1-63 13. BAOLI XU và MINGGAO SHEN (2004), Phát triển tập đoàn doanh nghiệp trong chính sách phát triển kinh tế – Kinh nghiệm của Trung Quốc,

NXB Giao thông vận tải 14. www.Samsung.com 15. www.Loreal.com 16. www.Ge.com 17. www.moi.gov.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 93 - 98)