Tác động của các Chaebol

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 67 - 98)

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu

1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á

1.3.3 Tác động của các Chaebol

Trong một thời gian dài, các Chaebol là động lực thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc và là một tất yếu của chính sách công nghiệp hoá và phát triển của đất

Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Các công ty cổ phần Các tổ chức trung gian Các công ty chi nhánh

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 61 -

nước. Chúng kéo nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, giành ưu thế trong cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt lên ngang hàng với các nước phát triển, tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên khai thác và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới nhanh chóng. Chỉ có Chaebol mới có khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất như mục tiêu của chính phủ Hàn Quốc đề ra trong thập kỷ 70. Với sự hỗ trợ của chính phủ vào những ngành công nghiệp then chốt hướng vào xuất khẩu, đến đầu thập niên 90, Hàn Quốc có 30 Chaebol lớn tạo giá trị sản phẩm chiếm 90% GDP, trong đó 4 Chaebol lớn nhất là Samsung, Hyundai, Daewoo và LG chiếm 84% GDP và 60% giá trị xuất khẩu. Mỗi Chaebol sản xuất trên 3.000 mặt hàng. Mỗi Chaebol này luôn nằm trong danh sách 50 công ty lớn nhất thế giới và nhanh chóng vươn ra thị trường thế giới, có mặt tại 45 quốc gia, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Lấy ví dụ trường hợp của Hyundai, năm 1995, tập đoàn này có tổng tài sản trên 51 tỷ USD, doanh số 75 tỷ USD với 1000 chi nhánh ở nước ngoài. Có thể nói Chaebol là bộ xương chính của nền kinh tế, tạo nên bộ mặt Hàn Quốc trước thế giới.

1.3.4 Đặc trƣng tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc

- Không tách bạch quyền sở hữu và quyền kinh doanh, mang đậm màu sắc gia tộc. Đây là khác biệt cơ bản của tập đoàn Hàn Quốc với các nước công nghiệp phát triển khác.

- Phương thức quản lý tập quyền, lãnh đạo tối cao của tập đoàn là chủ tịch hội đồng quản trị, thường cũng là cổ đông lớn nhất của tập đoàn. Mỗi tập đoàn có câu lạc bộ chủ tịch gồm các chủ tịch là đại diện của công ty mà chủ tịch đó nắm vốn. Mức độ tập trung quản lý giữa các tập đoàn là khác nhau.

- Thường có quan hệ mật thiết về chính trị.

- Phát triển từ mô hình trục dọc sang mô hình trục ngang, phát triển từ tập đoàn chuyên môn hoá đơn nhất sang tập đoàn đa dạng hoá mang tính

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 62 -

tổng hợp quy mô lớn.

- Tỷ lệ vốn tự có tương đối thấp.

1.4 Samsung, một tập đoàn tiêu biểu của Châu Á

Samsung là một TĐKT có vai trò vô cùng lớn không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn cả chính trị, văn hóa và xã hội của Hàn Quốc.

Samsung là xương sống chính của nền kinh tế Hàn Quốc bên cạnh các công ty như Hyundai, Daewoo, SK Telecom, Kia… Theo nhật báo Wall Street Journal, tại Hàn Quốc, Samsung là tập đoàn kinh tế lớn nhất, đóng góp 15% kinh tế quốc gia và 20% xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, từ lâu, Samsung đã vượt ra biên giới Hàn Quốc, trở thành tập đoàn đa quốc gia.

Tập đoàn Samsung nghĩa là 3 ngôi sao, biểu tượng cho “lớn, mạnh và trường tồn” là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Được bắt đầu như công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung-chul thành lập năm 1953. Tập đoàn Samsung, trước đây là khối kết ("Chaebeol"), có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, .v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu á. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung".

Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới.

Cũng như các TĐKT lớn khác trên thế giới, Samsung mang đầy đủ các đặc trưng của một Chaebol.

Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung có phạm vi hoạt động tại nhiều quốc gia khoảng chừng 60 nước với số lượng lao động lớn, có khoảng 400.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 63 -

trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu á có vốn thị trường lên đến 100 tỷ đôla Mỹ.

Từ những năm của thập niên 1990, Samsung nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành trong đó có Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chi nhánh của công ty xây dựng Samsung đã từng được giải thưởng lớn vì công trình xây dựng một trong hai tòa tháp đôi Petronas (tại Malaysia) tháng 9 năm 1993, và Burj Dubai năm 2004, những công trình cao nhất thế giới.

Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, thung lũng Sillicon, Đài Loan và cả các DN nội địa, Samsung ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ lạnh, bộ nhớ flash, đầu DV lớn nhất thế giới, và sẽ trở thành một trong 20 doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010. Bây giờ, Samsung là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động thế hệ hai.

Biểu đồ 2: Vị trí và thị phần toàn cầu của Samsung (năm 2007)

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 64 -

Doanh thu của tập đoàn Samsung đã đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế Hàn Quốc, chỉ tính riêng Samsung đạt 140.9 triệu USD năm 2005, và 158.9 triệu USD năm 2006, 174.2 triệu USD năm 2007. Thêm nữa, khoản tiền thuế mà tập đoàn Samsung phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm 2007 là 6,5 ngàn tỷ won, chiếm trên tổng lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.

Giá trị thị trường của tập đoàn Samsung năm 1997 đạt 7,3 ngàn tỷ won, bằng 10,3% toàn thị trường Hàn Quốc, nhưng hình ảnh này đã được mở rộng vào năm 2004, khi tổng giá trị là 90,8 ngàn tỷ won, bằng 22,4%.

Biểu đồ 3: Giá trị thương hiệu của Samsung ( Tính theo triệu USD)

10.85

12.55

14.95 16.16

16.9

2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn theo Gartner Dataquest, IDC, Display Search

Thêm vào đó, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 9.4 triệu đô la Mỹ năm 2006, 12,7 triệu USD năm 2007, và 13.9 năm 2008 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc. Ngoài ra trong ba năm gần đây, Samsung cũng đạt được rất nhiều thành công và phát triển không ngừng. Năm 2006, Samsung phát triển LCD hai mặt đầu tiên trên thế giới sau đó là phát triển DRAM 1G 50nm đầu tiên trên thế giới. Năm 2007 là một năm rất thành công của Samsung. Tập đoàn này giữ vị trí số 1 thị phần toàn cầu cho TV, Samsung giữ vị trí Số 1 trên thị trường điện thoại di động ở Mỹ.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 65 -

Năm 2008, Samsung giữ vị trí Số 1 trên thị trường điện thoại di động ở Mỹ, vị trí số 1 thị phần toàn cầu cho TV, vị trí đạt được trong 9 quý liên tiếp.

Như vậy để đảm bảo cho sự phát triển bền vững hiệu quả cao, tập đoàn Samsung đã luôn cố gắng hoàn thiện hệ thống quản lý, đưa ra những khung chính sách phù hợp để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn.

Có thể tóm lược một số kinh nghiệm mà Samsung đã làm, đó là:

- Tập đoàn luôn giữ vững sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn, sự liên kết đó tạo ra khả năng tối đa hoá sức mạnh tổng hợp của tập đoàn. Vai trò kiểm soát của tập đoàn là rất quan trọng để định hướng phát triển hợp lý nhất cho các thành viên.

- Có chiến lược phát triển tối ưu và tận dụng được các cơ hội phát triển của các lĩnh vực mới cũng như điều kiện thay đổi của đất nước, nhất là hệ thống chính trị của Hàn Quốc

- Trong lĩnh vực huy động vốn, tập đoàn Samsung đã khai thác đa dạng các nguồn lực trong nền kinh tế. Công ty mẹ của tập đoàn Samsung luôn khuếch trương hình ảnh và thương hiệu của tập đoàn và nhờ đó đã huy động dễ dàng các nguồn vốn lớn từ phía các nhà đầu tư, ngân hàng, thị trường chứng khoán và các đối tác kinh doanh.

Bảng 5: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Samsung năm 2007

Đặc điểm Năm 2007

Doanh thu thuần 174.2 tỷ USD

Tổng tài sản 302.9 tỷ USD

Tổng vốn cổ đông 110.1 tỷ USD

Thu nhập 13.9 tỷ USD

Nhân viên 263 000 người

Văn phòng 60 nước

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 66 -

CHƢƠNG III

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ CHO VIỆT NAM

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam Nam

1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan. Các DN của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các TĐKT đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thực tế, kinh nghiệm các nước cho thấy những TĐKT mạnh ở cả khối kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân sẽ là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Sự phát triển các TĐKT là tất yếu của quá trình hợp tác phát triển các loại hình DN, các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thành lập các TĐKT lớn trong một số ngành then chốt theo hướng chuyển đổi các TCTNN và khuyến khích sự phát triển của các TĐKT tư nhân.

1.1 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế.

TĐKT là một tổ hợp các DN gồm công ty mẹ, các công ty con và các DN liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của TĐKT là đầu mối liên kết các DN thành viên, DN liên kết với nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển nhân sự, chi phối hoạt động của các thành viên. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân chỉ công ty mẹ, công ty con, các DN liên kết mới có tư cách pháp nhân. Các tập đoàn có thể hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau. Các DN thành viên và các DN

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 67 -

liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham gia liên kết. Việc phát triển của các TĐKT là một tất yếu của quá trình hợp tác và phát triển các loại hình DN, các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường. Nếu chỉ có các DN nhỏ và vừa không thể nào dẫn dắt nền kinh tế, không thể cạnh tranh cũng như hội nhập được. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Xu hướng mở cửa, hội nhập, hợp tác trong phạm vi toàn cầu đã là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với nước ta trong việc tổ chức, sắp xếp lại các DN nhỏ bé, phân tán và manh mún thành những DN lớn để đủ khả năng đối tác cũng như cạnh tranh với các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Xu hướng phát triển KHCN cũng như việc áp dụng các thành tựu KHCN mới và đào tạo nhân lực có trình độ cao cũng đòi hỏi chỉ có những DN qui mô đủ lớn, tiềm năng đủ mạnh hoạt động trong nước và quốc tế mới có thể phát triển được.

- Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta mà một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là phải chấp nhận cạnh tranh. Tính chất cạnh tranh giữa các DN trong mọi thành phần kinh tế tất yếu dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung. Việc tích tụ và tập trung vốn vào sản xuất giữa các DN tất yếu dẫn đến hình thành các DN lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và bối cảnh quốc tế các DN lớn không chỉ ra đời mà còn phát triển mạnh về qui mô và hình thức tổ chức thành những TĐKT hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia.

- Để tăng cường vị trí của DNNN trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các DN thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng XHCN, Nhà nước cần có các DNNN mạnh, hoạt động trong một số lĩnh vực

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 68 -

ngành nghề quan trọng có mối liên kết với nhau chặt chẽ về lợi ích kinh tế, công nghệ, từ những yêu cầu đó đòi hỏi phải hình thành các TĐKT hoạt động có hiệu quả và làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội nước ta.

1.2 Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. tế ở Việt Nam.

1.2.1 Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh

Đa số các TĐKT thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao động, máy móc thiết bị, số các DN thành viên. Năm 2007, doanh thu của tập đoàn Exxon (Mỹ) là 40,6 tỷ USD, Tập đoàn Chevron (Mỹ) là 18,7 tỉ USD. So với các TĐKT trên thế giới và khu vực, các TCT của Việt Nam chưa thực sự là TĐKT xét theo tiêu chí quy mô (trước hết là về vốn). Tính đến tháng 6 năm 2003, 17 TCT 91 có tổng số vốn Nhà nước là 95.000 tỷ đồng, bình quân vốn Nhà nước ở mỗi tổng công ty là 5.588 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD). Trong số 17 TCT 91, có tới 14 TCT có số vốn dưới 1000 tỷ đồng. Do mỗi nước có trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất và có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể riêng, nên sự so sánh đơn giản ấy sẽ có thể dẫn tới nghi ngờ hoặc phủ định khả năng hình thành và phát triển loại hình DN này. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để TĐKT hình thành và hoạt động có hiệu quả, phát huy được thế mạnh, cần có mức vốn thấp nhất là 12.000 tỷ đồng – tương đương 750 triệu USD.

1.2.2 Về mối quan hệ liên kết

Về thực chất, TĐKT là công ty cổ phần với mối liên kết kiểu công ty mẹ – công ty con. Hiện nay, mô hình công ty mẹ – công ty con là hình thức liên kết phổ biến của TĐKT ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng TĐKT ở nước ta.

1.2.3 Về môi trƣờng kinh doanh

Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp. Môi trường kinh doanh vừa tác động

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 69 -

tích cực, vừa tác động tiêu cực đến tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trường kinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 67 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)