Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 77 - 79)

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam

1.3Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam

1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam

1.3Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Để hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam cần quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Việc hình thành và phát triển các TĐKT ở nước ta phải gắn liền và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân.

- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hình thành và phát triển các TĐKT cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các DN, bằng con đường kinh tế, chứ không nên gò ép bằng biện pháp hành chính. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, xúc tiến mà không nên là người quyết định thành lập tập đoàn, dù là tập đoàn được hình thành từ các DNNN. Xuất phát từ đặc tính cơ bản của TĐKT là sự liên kết kinh tế, nên, việc thành lập các TĐKT trước hết phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện.

- Đa sở hữu là giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động SX - KD của tập đoàn. Đa sở hữu tạo nên sự đan xen sở hữu, phân tán rủi ro trong đầu tư, nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn, tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.

- Việc thành lập TĐKT phải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN, phát huy được những ưu điểm và khắc phục mặt hạn chế của các TCTNN.

- Hình thành và phát triển TĐKT phải được tiến hành dần từng bước có chọn lọc, không ồ ạt và phù hợp với tiến trình đổi mới chung của nền kinh tế. Phương hướng chung là xây dựng các TCTNN đủ mạnh để làm nòng cốt trong những TĐKT lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như Dầu khí, Điện, Than, Hàng không, Đường sắt, Viễn thông, Hoá chất, Luyện kim...

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 71 -

- TĐKT cần được hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xác định chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như các biện pháp thực hiện nhằm đạt được kế hoạch đề ra phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay, để sớm hình thành các TĐKT, cần lấy TCTNN làm nòng cốt, trên cơ sở đó thu hút rộng rãi thêm sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở ngành chuyên môn chính của TCT. Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp này có tính khả thi cao, bởi vì:

- Kinh tế tư nhân thời gian qua tuy đã phát triển khá nhanh, nhưng về cơ cấu vẫn chưa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, chưa tập trung được những nguồn lực lớn; tiềm lực chưa đủ mạnh và còn phân tán, mức độ tích tụ, tập trung chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ liên kết kinh doanh yếu (cả về kỹ năng cũng như về tập quán). Do đó, nếu để các DN thuộc thành phần kinh tế này tự hình thành tập đoàn một cách tự nhiên thì sẽ rất chậm. Hiện nay, đã có một số tập đoàn tư nhân ra đời như: Hoà Phát, FPT, Tân Hoàng Minh...nhưng sự phát triển của các tập đoàn này cũng chưa đủ sức tạo thành những bước đột phá cho nền kinh tế.

- Nhiều TCTNN hiện nắm giữ các nguồn lực lớn của đất nước (tài nguyên, nhân lực, vật lực, thị trường); bước đầu tập trung được số lượng lớn vốn, lao động chuyên môn, công nghệ, theo ngành kinh tế - kỹ thuật; nhiều TCT đã thực hiện phân công, hiệp tác hoá, chuyên môn hoá ở mức độ nhất định; tạo ra những điều kiện và nhu cầu khá cơ bản về liên kết kinh tế giữa các thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp lấy TCTNN làm nòng cốt, về lâu dài, Nhà nước cần chú trọng để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các tập đoàn tư nhân ra đời và phát triển nhanh hơn; đồng thời, khuyến khích

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 72 -

đầu tư đan xen giữa các DNNN, TCTNN, TĐKT nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài với nhau để tạo ra một thế mạnh chung, chia sẻ rủi ro, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của các DN trong nước trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 77 - 79)