Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 84 - 98)

II. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực

1.Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng

thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới

Như ở chương II đã nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của một số TĐKT thế giới, có thể khẳng định rằng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình TĐKT. Mỗi nước đều theo đuổi những mục đích riêng của mình khi thành lập các TĐKT, nhưng tựu chung mục đích chính là:

- Thành lập TĐKT cho phép các DN huy động nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đối với các nước mới công nghiệp hoá, việc thành lập TĐKT là giải pháp khắc phục hạn chế về vốn của từng công ty để bảo vệ sản xuất trong nước.

- Thành lập TĐKT có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của chuyên môn hoá với hoạt động kinh doanh.

Các TĐKT trên thế giới được hình thành qua 2 con đường chủ yếu: - TĐKT hình thành trên cơ sở một công ty nhà nước có quy mô rất lớn, dựa trên mệnh lệnh hành chính của Nhà nước. Theo cách hình thành này, các TĐKT Trung Quốc và một số nước châu Á khác là một điển hình.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 78 -

- TĐKT hình thành theo con đường phát triển truyền thống, theo quy luật thị trường.

Đa số các tập đoàn kinh tế đều được thành lập theo quy luật thị trường tự nhiên. Bắt đầu từ sự lớn mạnh của mình, các công ty tích lũy được nguồn vốn lớn và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đầu tư ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Cùng thời gian, do nhu cầu tồn tại, tăng sức mạnh cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường, các công ty sẽ có khuynh hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên kết với nhau. Những hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn khổng lồ ra đời và thống lĩnh thị trường. Đây là cách hình thành các TĐKT của Mỹ và các nước châu Âu.

Có thể nhận ra được sự khác biệt của các mô hình TĐKT như sau:

Chaebol ở Hàn Quốc và Keiretsu ở Nhật cũng là những loại hình thức tập đoàn nhưng lại không giống nhau. Chaebol của Nam Triều Tiên thường mang hình thức của một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ. Chaebol cũng thường thuộc sở hữu và do đó đặt dưới quyền quản lý của một gia đình. Về mặt quản lý, Keiretsu ở Nhật khá giống tập đoàn (Conglomerate) ở Mỹ, là do những người chuyên nghiệp làm thuê quản lý, nhưng về mặt sở hữu chúng là công ty có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động mang tính liên hệ nối kết lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, dựa vào chữ tín, được cung cấp hàng hóa, tín dụng lâu dài mà không cần phải trả ngay. Còn các Jituan Gongsi của Trung Quốc, về thực chất có nhiều điểm khá tương đồng với Keiretsu của Nhật Bản, Chaebol của Hàn Quốc hay các Conglomerates của châu Âu, châu Mỹ.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là quá trình hình thành các Jituan Gongsi mang đậm dấu ấn của Nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu tiên cũng như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.

Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra kinh nghiệm phát triển TĐKT của đại diện hai con đường hình thành và phát triển TĐKT như sau:

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 79 -

1.1 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc

Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị thành lập TĐKT từ những năm 80 của thế kỉ XX với hai đợt thí điểm thành lập 120 TĐDN vào các năm 1991 và 1997. Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra khung pháp lý cho tập đoàn doanh nghiệp ra đời và phát triển như quy định của TĐDN của uỷ ban Kinh tế và mậu dịch nhà nước: Luật về đăng kí kinh doanh của TĐDN. Với cách làm thận trọng từ chỗ khuyến khích sự liên kết, hợp tác kinh tế thực hiện hình thức “cùng quản lý” giữa các DN mà không làm thay đổi hình thức sở hữu đến việc chính thức hình thành tập đoàn DN. Từng bước nới lỏng sự quản lý của nhà nước, giao thêm quyền tự chủ kinh doanh cho các tập đoàn DN. Mở rộng dần sự hợp tác kinh doanh giữa các DN từ sản xuất đến lưu thông cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm sang các lĩnh vực khác như nghiên cứu phát triển đổi mới công nghệ, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chia sẻ thông tin, liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là liên kết kinh tế giữa công ty mẹ - công ty con, chủ yếu

dựa góp vốn cổ phần.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, thành lập một TĐDN không chỉ đơn giản là lắp ghép các DN thành viên lại với nhau mà tạo nên một chỉnh thể kết hợp hữu cơ với một cơ cấu nhiều tầng cấp. Nguyên tắc hình thành các TĐKT của Trung Quốc là cùng có lợi, tự do tham gia và rút khỏi tập đoàn, chống mọi hoạt động độc quyền. Muốn thành lập TĐKT phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định.

- Nền kinh tế thị trường đạt trình độ nhất định và thiết lập cơ cấu thị trường vững chắc.

- Chính phủ phải ban hành tương đối đầy đủ các quy định và chính sách liên quan đến hình thành và phát triển tập đoàn.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 80 -

- Đáp ứng điều kiện bên trong của tập đoàn (quy mô vốn đăng ký của công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn, số lượng DN thành viên tối thiểu, tư cách pháp nhân của các công ty thành viên).

- Điều kiện về nguồn nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ KHCN.

Từ thực tiễn phát triển TĐKT của Trung Quốc có thể rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng phát triển TĐKT cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, TĐKT là sản phẩm tất yếu, khách quan, ra đời phát triển theo quy luật tích luỹ, tích tụ tập trung, quy luật thị trường cạnh tranh và lợi ích kinh tế với lợi nhuận tối đa ...Do vậy không nên chủ quan duy ý chí, nóng vội, áp đặt ý nghĩ chủ quan vào quá trình phát triển TĐKT tại Việt Nam.

Thứ hai, các mối liên kết công ty theo chiều dọc, chiều ngang, đa dạng hoá công ty đa quốc gia theo mô hình công ty mẹ – công ty con phải tôn trọng tính tự nguyện, lợi ích kinh tế, thông qua lợi ích dẫn đến việc liên kết không phải thông qua mệnh lệnh hành chính áp đặt.

Thứ ba, Nhà nước chủ yếu giữ vai trò hỗ trợ gián tiếp, làm chất xúc tác, tạo khuôn khổ pháp lý, định hướng phát triển, Nhà nước không làm thay hay tạo ra TĐKT theo kiểu Nhà nước hoá.

Thứ tư, phải thực hiện đa thành phần, đa sở hữu và Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ chi phối ở những nghành, lĩnh vực thực sự cần thiết.

Thứ năm, hạn chế độc quyền của một số TĐKT, không sáp nhập một cách vô nguyên tắc làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, tạo cơ chế, môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thứ sáu, phải xây dựng tính pháp quy và các mối quan hệ giữa: Công ty mẹ – con, giữa hội đồng quản trị với tổng giám đốc, giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán quốc gia, quốc tế...

Thứ bẩy, xây dựng chiến lược phát triển TĐKT từ thấp đến cao, từ liên kết dọc đến liên kết ngang tuân theo trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 81 -

tổ chức quản lý. Sử dụng có hiệu quả đòn bẩy, khuyến khích lợi ích kinh tế cá nhân, nhóm khu vực với tự giác lao động sản xuất kinh doanh.

Thứ tám, nhận thức được mối liên kết hợp quy luật, liên kết có tính khoa học để biến những công ty nhỏ bé, đơn lẻ, yếu ớt thành những công ty đa quốc gia được đặt trong một hệ thống tổ chức và quản lý khoa học phù hợp với quy luật xã hội hoá quá trình sản xuất.

1.2 Kinh nghiệm phát triển các tập đoàn kinh tế của Mỹ và một số nước châu Âu

Thứ nhất, bài học kinh nghiệm rút ra cho các DN Việt Nam, khi muốn thành lập TĐKT là nên xây dựng phương thức quản trị của tập đoàn mình. Phương pháp quản trị và xây dựng quản lý theo mô hình công ty mẹ – con phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh của quốc gia và ngành nghề hoạt động kinh doanh của mình. Về nhân sự quản trị cho công ty mẹ, công ty con nên sử dụng thật phù hợp, tránh lãng phí và phân bổ người không đúng người tại mỗi vị trí. Chúng ta phải phối hợp thật tốt giữa bộ phận này với bộ phận khác hay công ty này với công ty khác trong cùng một TĐKT. Cần chú trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ, tạo ra phương pháp nghiên cứu mới cho hoạt động kinh doanh, sản phẩm mới...

Thứ hai, đối với Việt Nam, cần đảm bảo tính hiệu quả của các DN Nhà nước, đặc biệt là các công ty mẹ của tập đoàn. Làm thế nào để chọn những nhà lãnh đạo cấp cao có năng lực tốt nhất và làm thế nào để tạo cho họ nỗ lực hết sức trong hoạt động quản lý điều hành tập đoàn? Ai sẽ là người hoạch định chiến lược cho tập đoàn?

Thứ ba, tại Việt Nam, cần tạo ra khung pháp lý rõ ràng và có những chính sách thích đáng để khuyến khích ủng hộ các TĐKT tư nhân phát triển. Thực tế, mô hình TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19 (khoảng từ 1830) tại một số nước châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển bùng nổ ban đầu. Tuy

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 82 -

nhiên khoảng những năm 60 thì hình thức TĐKT này hầu như không còn tồn tại. Nguyên nhân chủ yếu của việc loại bỏ các TĐKT Nhà nước này là do bản chất sở hữu Nhà nước của những tập đoàn này khiến chúng chậm thích nghi hoặc không thể thích nghi với sự biến động năng động của môi trường kinh tế - thể hiện tập trung ở sự giảm sút khả năng cạnh tranh của nhóm tập đoàn này; đồng thời trong kinh tế và trong quản trị quốc gia ngày càng xuất hiện những công cụ hay phương thức điều tiết vĩ mô mới. Nói một cách khác, trong bối cảnh kinh tế mới và quá trình toàn cầu hóa sâu rộng, mô hình TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng trở nên lỗi thời.

Toàn bộ lịch sử phát triển các TĐKT thuộc sở hữu nhà nước tại các nước công nghiệp phát triển cho thấy nó chỉ có vai trò nhất định vào những thời điểm và hoàn cảnh lịch sử cụ thể đòi hỏi cần tạo lập một sự độc quyền nhà nước nhất định để đảm bảo sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế cả nước trong bối cảnh ấy. Nhưng một khi bối cảnh phát triển như vậy qua đi, đặc biệt từ thập kỷ 1980 đến nay, các nhược điểm cố hữu của nhóm tập đoàn này xuất phát từ tính chất quyền sở hữu của Nhà nước ngày càng trở nên khó khắc phục, và tới một thời điểm nhất định là trở thành trở ngại kìm hãm sự phát triển. Từ thực tế này các nước phát triển hầu như đi tới kết luận giống nhau: Dưới góc nhìn lợi ích tổng thể của toàn bộ nền kinh tế, chỉ nên duy trì các TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước cho những sản phẩm mà khu vực kinh tế tư nhân làm không hiệu quả bằng hoặc không làm được.

Về nhận thức cần thấy rằng, việc hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân là một xu thế khách quan. Và trong một tương lai không xa, đối với Việt Nam các TĐKT tư nhân sẽ là một động lớn mạnh để đưa đất nước phát triển.

Thứ tư, Nhà nước cần phát huy vai trò quản lý đối với kinh tế như trên cơ sở tôn trọng các quy luật của một nền kinh tế thị trường như: khuyến khích hình thành các TĐKT trong khu vực ngoài quốc doanh; Không can thiệp vào công việc nội bộ tập đoàn; Không sử dụng mệnh lệnh cưỡng chế hành chính;

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 83 -

Không tạo cơ chế xin – cho trong các tập đoàn... Do cấu trúc đặc thù của TĐKT nên vai trò quản lý Nhà nước rất quan trọng đối với việc hình thành phát triển các TĐKT, đặc biệt trong các chính sách về thuế, về chống độc quyền... Nếu không tính toán hợp lý thì việc xây dựng và thực thi những chính sách này sẽ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến TĐKT mà còn đến cả những ngành nghề mà tập đoàn đó tham gia đầu tư.

Thứ năm, cùng với đó, việc quản lý các TĐKT cũng nên chú trọng xây dựng các TĐKT mũi nhọn theo chiều dọc. TĐKT không nhất thiết phải phát triển đa ngành mà nên chuyên sâu vào ngành mũi nhọn, bởi khi nguồn lực còn hạn chế, nếu đầu tư dàn trải sẽ làm giảm đầu tư phát triển ngành chủ lực. Những TĐKT mà Nhà nước đang nắm giữ đều là những ngành trọng yếu của nền kinh tế, nếu không mạnh để cạnh tranh ở thị trường trong nước tất yếu sẽ phải nhường sân cho các doanh nghiệp nước ngoài thao túng, khi đó, tổn hại đối với nền kinh tế đất nước là rất lớn. Sở dĩ các TĐKT lớn trên thế giới bị khống chế bởi Luật Cạnh tranh nên họ mới đầu tư sang lĩnh vực khác. Hơn nữa đây thường là những TĐKT lâu đời, giàu kinh nghiệm và tiềm năng tài chính đủ mạnh để thực hiện kinh doanh đa lĩnh vực. Vì vậy, khi các TĐKT ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn manh nha phát triển thì nên chăng hãy tập trung vốn và nguồn lực để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của mình.

2. Khuyến nghị các nhóm giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Việc hình thành các TĐKT ở nước ta là tất yếu khách quan, vừa phải kết hợp với các quy tắc của thị trường vừa sử dụng một cách linh hoạt các chính sách của nhà nước để có tác động hiệu quả nhất. Để xây dựng và phát triển mô hình TĐKT cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển TĐKT

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 84 -

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho các TĐKT như các thực thể kinh tế thực sự. Nhà nước đã và đang có những chính sách tạo ra môi trường pháp lý thích hợp với mô hình TĐKT, tạo ra khung cơ chế thực sự cho việc hình thành và phát triển TĐKT, xác định rõ nội dung, kể cả phương diện pháp lý như địa vị pháp lý của TĐKT, quyền hạn và nghĩa vụ của các DN trong TĐKT, báo cáo, hợp nhất, nộp thuế trong nội bộ TĐKT. Tuy nhiên, cần nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật: trước hết cần đề cập đúng bản chất và đặc thù về mô hình, tổ chức và hoạt động của TĐKT. Trong chiến lược phát triển TĐKT phải kiểm tra, kiểm soát thị trường bằng các biện pháp mà chúng ta đã cam kết khi gia nhập WTO, bao gồm:

Về luật pháp, chính sách triển khai thực hiện có hiệu quả Luật DN đã ban hành. Tuy Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn, các quy định khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các TĐKT nhưng

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 84 - 98)