I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu
1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á
1.2.4 Tác động của các Keiretsu
Mặc dù hiện nay Keiretsu đã bộc lộ những hạn chế nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của Keiretsu đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Nhiều năm qua, giới học giả và nghiên cứu thế giới đã tốn không ít giấy mực để lý giải cho hiện tượng phát triển “kinh tế thần kỳ” sau chiến tranh thế giới thứ hai của Nhật Bản. Và một trong những kiến giải được chấp nhận, đó là nhờ sự thành công của mô hình Keiretsu. Chỉ một thời gian sau khi các Zaibatsu bị các nước đồng minh triệt phá sau chiến tranh thế giới thứ hai và Keiretsu nổi lên như một sự thay thế, Nhật Bản đã có tới 6 tập đoàn Keiretsu công nghiệp lớn và 11 tập đoàn quy mô nhỏ hơn. Doanh số của các Keiretsu này chiếm khoảng 25% doanh số của tất cả các công ty Nhật Bản và
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 54 -
giá trị vốn hoá thị trường của chúng chiếm khoảng 78% tổng giá trị vốn hoá của thị trường Tokyo.
Về bản chất, Keiretsu là một gia đình lớn bao gồm nhiều thành viên, là các tập đoàn lớn có gắn bó mật thiết với khách hàng. Ngân hàng này kiểm soát và tạo ra sự đảm bảo cho hoạt động của các công ty trong hệ thống. Như kết quả tất yếu, các công ty này được đảm bảo về tài chính, tương tự như cách mà các công ty Nhật bảo vệ nhân viên của họ. Cũng nhờ vậy, Keiretsu đã tạo ra những tập đoàn lớn, đầy quyền lực và bảo vệ chúng thoát khỏi sự khó khăn của nền kinh tế trong thời điểm đó. Keiretsu chính là nguồn gốc, là nền tảng của hàng loạt siêu thương hiệu hiện nay, những tập đoàn có mức độ đa dạng hoá cực kỳ cao như Honda, Toyota, Mitsubishi, Nissan,...Trong một chừng mực nào đấy, Keiretsu trở thành hệ thống bất khả chiến bại trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các doanh nghiệp nước ngoài (ví dụ: Mỹ, châu Âu) bởi mối liên kết chặt chẽ về cấu trúc công ty cũng như mạng lưới tương hỗ, đan xen các giám đốc, các mối quan hệ kinh doanh lâu dài và mối liên hệ lịch sử trong hệ thống. Phát triển công nghệ mới rất tốn kém và Nhật Bản không muốn lãng phí các nguồn lực vào quá nhiều các thử nghiệm. Bởi vậy, việc các Keiretsu là đối thủ cạnh tranh làm việc với nhau một cách chặt chẽ trong nghiên cứu và phát triển đã đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho hàng hóa của Nhật Bản trên trường quốc tế.
Bảng 4: Sáu Keiretsu lớn nhất ở Nhật Bản Thành viên công ty Tổng số nhân viên Doanh thu (triệu Yên) Lợi nhuận ròng (triệu Yên) Mitsubishi 25 216 30.60 558 29 2.26 Mitsu 22 248.1 34.80 679 26 2.6 Sumimoto 16 125.3 24.70 167 20 0.64 Fuyo 24 294.2 34.60 385
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 55 - 28 1.48 Sanwa 41 376.9 38.40 658 44 2.52 KSB 42 448.3 60.10 585 48 2.24
Nguồn: Toyokeizai Data Bank, Uỷ ban thƣơng mại công bằng Nhật Bản
(hàng thứ 2 với mỗi Keiretsu bao gồm cả các công ty tài chính, doanh thu được biểu thị qua tỷ lệ phần trăm)