Các mô hình tập đoàn ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 56 - 58)

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu

1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á

1.1.2 Các mô hình tập đoàn ở Trung Quốc

Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu ở các hình thức sau:

Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp

Đây là loại TĐDN nắm trong tay nhiều lĩnh vực như KHCN, thương mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Chúng được tổ chức thành 4 cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tư cách pháp nhân của các DN cũ “lập ra TĐDN trong đó công ty có tư cách pháp nhân làm nòng cốt (tức là công ty mẹ) bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các DN có liên quan, DN nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các DN này trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ... biến chúng thành những DN ở cấp dưới trực tiếp (tức là công ty con) của tập đoàn. Các DN này vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân của chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tương đối. Bằng cách tham dự cổ phần, DN cấp nòng cốt biến những DN có tư cách pháp nhân này thành các DN ở cấp nửa trực tiếp (tức là công ty cháu) của tập đoàn; thông qua việc ký kết hợp đồng với

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 50 -

những DN có quan hệ tương đối chặt chẽ về nghiệp vụ DN ở cấp nòng cốt xây dựng quan hệ hiệp tác tương đối ổn định với các DN này, biến chúng thành các DN ở cấp lỏng lẻo

(tức là công ty chắt) của tập đoàn”.

Tóm lại, loại TĐDN này phần nhiều là các tổ chức liên hiệp giữa các pháp nhân DN, bản thân tập đoàn không phải là tổ chức pháp nhân. Nó giúp điều chỉnh kết cấu tổ chức DN, bổ sung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh đa dạng, cùng có lợi...

Hình thức thứ hai là tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền

Chúng thường lấy một DN lớn làm nòng cốt của tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Hình thức thứ ba là tập đoàn phối hợp đồng bộ

Loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết.

Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số DN công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng giám đốc, DN đầu đàn loại lớn tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất, mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân để đạt được mục tiêu, lợi ích chung.

Hình thức thứ tƣ là tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh

Loại tập đoàn này lấy liên kết phát triển kỹ thuật mới làm nút liên kết, lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học - kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 51 -

Đây là hình thức biến tướng của những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề.

Hình thức thứ sáu là tập đoàn theo mô hình cổ phần (loại TĐDN đƣợc thành lập theo mô hình cổ phần)

Loại TĐDN này lấy công ty của Nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm DN nòng cốt. Toàn bộ tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cổ phần.

Mô hình 7: Mô hình quản lý của TĐDN Trung Quốc

Nguồn: http://www.moi.gov.vn/ 22/4/2008, Mô hình tổ chức và quản lý các tập đoàn kinh doanh trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)