II. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế
1. Các hình thức liên kết của tập đoàn kinh tế
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 19 -
1.1.1 Liên kết ngang
Trong loại này, các công ty có quan hệ với nhau về sản phẩm hay dịch vụ
bổ trợ cho nhau các sản phẩm cho cùng một nhóm khách hàng hoặc của một nhóm mục tiêu sử dụng.
Trong mối liên kết ngang có các dạng: - Liên kết giữa các DN cùng ngành
- Chủ yếu dùng để hình thành liên kết chống lại sự thôn tính và cạnh tranh của DN hoặc hàng hóa bên ngoài.
- Công ty mẹ - công ty con: Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, khâu liên kết chính của tập đoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động (xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm chính; nghiên cứu khoa học; nắm giữ và cung cấp các trang thiết bị, dịch vụ quan trọng, hoạt động kinh doanh tài chính).
- Các công ty con được tổ chức phân công chuyên môn hóa và phối hợp để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành.
1.1.2 Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết các DN trong cùng một dây chuyền công nghệ. Hình thức này vẫn còn phổ biến trên thế giới vì nó vẫn mang lại hiệu quả cao cho các DN, có thể mở rộng kinh doanh ra nhiều quốc gia. Tuy nhiên để phát triển hình thức này công ty cần phải có tiềm lực về tài chính, có uy tín để quản lí, kiểm soát và đảm bảo tín dụng cho cả tập đoàn.
Trong mối liên kết dọc có các dạng:
- Liên kết giữa các DN khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất-kinh doanh-thương mại hoàn chỉnh. - Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 20 -
phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn.
1.1.3 Liên kết hỗn hợp
Liên kết hỗn hợp là liên kết các DN trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh kể cả lĩnh vực không có liên quan đến nhau. Hình thức này đang ngày càng đuợc ưa chuộng trên thế giới và là một xu hướng phát triển các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu TĐKT bao gồm một ngân hàng, công ty tài chính lớn và nhiều DN sản xuất, thương mại trong đó hoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm, hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Trong mối liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực lại có các dạng:
- Liên kết các DN trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.
- Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh bằng chiến lược, kế hoạch phát triển, kinh doanh thống nhất.
1.2 Xét theo trình độ liên kết
1.2.1 Liên kết "mềm"
Liên kết "mềm" xuất phát từ châu Âu, đặc biệt ở Đức vào thế kỉ XIX. Đây là hình thức tập đoàn của các DN độc lập, cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Quan hệ liên kết giữa các thành viên tương đối lỏng lẻo, thông qua các thoả thuận hoặc các cam kết hợp tác. Trong hình thức này, các DN thành viên tham gia vào tập đoàn chỉ chịu sự ràng buộc tương đối lỏng lẻo và có tính độc lập cao. Về tổ chức, thường có ban quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về pháp lý. Thông thường cơ sở hình thành của các loại tập đoàn này là thỏa thuận hoặc hợp đồng. Về mặt lịch sử, loại hình này đã xuất hiện từ rất sớm, vào thế kỉ XIX. Mô hình liên kết giữa các thành viên theo kiểu này có thể tạo ra ưu
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 21 -
thế kinh tế của hợp tác và lợi dụng được tính kinh tế nhờ quy mô. Do đó, các công ty thường tìm kiếm những sự liên kết có lợi cho công ty và cho cả nhóm để có thể tồn tại và cùng phát triển. Hình thức liên kết rất đa dạng, có thể trên các lĩnh vực như: Chính sách giá cả, khối lượng sản phẩm cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp tác về công nghệ, thị trường tiêu thụ (phân chia để tránh cạnh tranh trực tiếp).
1.2.2 Liên kết "cứng"
Mối liên kết giữa các công ty rất chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất cao, các thành viên bị hạn chế tính độc lập. TĐKT còn được gọi là các tập đoàn “cứng”. Trong các TĐKT dạng này, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất, thương mại, như Trust chẳng hạn. Những TĐKT dạng này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu, theo kiểu công ty cổ phần, với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các công ty thành viên trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về công nghệ, bổ sung cho nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục, hoạt động thống nhất trong tập đoàn. Nói chung với hình thức này, cơ sở kinh tế của sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ tập đoàn là quyền sở hữu, giữa các công ty có sự nắm giữ cổ phiếu của nhau và có một công ty chi phối cả tập đoàn.
Về mặt tổ chức mô hình này có thể chia làm ba dạng như sau:
Tập đoàn có liên kết ngang
Tập đoàn có liên kết dọc
Tập đoàn có liên kết hỗn hợp
Rất nhiều tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay đều đi theo mô hình này hoặc kết hợp hai mô hình trên.
1.2.3 Liên kết hỗn hợp
Mô hình liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực là dạng liên kết các DN trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực, có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Do
Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 22 -
sự phát triển cao của thị trường tài chính, hình thành nên kiểu tập đoàn có liên kết là công ty tài chính. Công ty mẹ là công ty nắm tài chính cho phép một công ty có thể kiểm soát tổng số vốn và tài sản lớn hơn nhiều so với số vốn của bản thân nó bằng cách sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty khác. Do đó, các công ty trong tập đoàn không nhất thiết có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kĩ thuật. Hình thức công ty mẹ này ngày càng trở nên phổ biến.