Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 58 - 98)

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu

1.2Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản

1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á

1.2Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản

1.2.1 Đặc trƣng của Keiretsu

Keiretsu thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp tín dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các công ty. Mỗi một ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các công ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức

Các biện pháp quản lý

 Lợi ích của quốc gia  Lợi ích của đầu tư  Lợi ích người lao động

Ban giám đốc Hội đồng quản trị Ban giám sát

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 52 -

giám sát và hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp. Một trong những tác động của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sức mạnh kinh tế của các ngân hàng.

Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang. Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại (thường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau). Sau chiến tranh, Nhật Bản có sáu Keiretsu khổng lồ gồm: Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Dai- Ichi Kangyo, Fuyo và Sanwa. Mỗi Keiretsu này đều có một hoặc nhiều ngân hàng. Đây đều là các Keiretsu liên kết ngang hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ công nghiệp đóng tàu, luyện kim, xây dựng, hoá chất cho đến thương mại. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính.

Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường.

Ngoài các tập đoàng khổng lồ này, còn có nhiều công ty thành lập các Keiretsu nhỏ hơn, ví dụ như Nissan, Hitachi, Hankyo- Toho Group.

1.2.2 Ƣu điểm của Keiretsu

Trong một thời gian dài, Keiretsu được xem là một phương thức tiêntiến của nền kinh tế Nhật. Trên thực tế phương thức này cũng đã đem lại những thành tựu tốt, nhất là:

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 53 -

 Đảm bảo sự an tâm khi đầu tư của các nhà cung cấp.

 Đảm bảo việc nhà sản xuất có thông tin nhiều nhất và có thể can thiệp sâu nhất vào tất cả các phương diện của nhà cung cấp.

 Nhà cung cấp được cung cấp tài chính từ tập đoàn đối tác nên lớn lên nhanh hơn.

 Mối lợi hai chiều: nhà sản xuất có nguồn cung ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng - nhà cung cấp yên tâm về đầu ra và hiệu quả đầu tư.

1.2.3 Nhƣợc điểm của Keiretsu

Từng được xem là một trong những bí quyết thành công của các công ty Nhật, ngày nay Keiretsu đã bộc lộ nhiều yếu điểm, đáng chú ý nhất là:

- Tạo ra sức ỳ cực lớn cho chính các nhà cung cấp. Họ trở nên lười biếng và vô cùng chậm chạp thay đổi mẫu mã, công nghệ. Các công ty đầu đàn của

cuộc chơi phải dàn trải tài chính ra quá rộng nên thường đuối sức.

- Giảm khả năng, động lực cạnh tranh và đổi mới của các bên.

- Hiệu quả thực ra là khá kém. Quá phụ thuộc; kể cả khi không cần thiết.

1.2.4 Tác động của các Keiretsu

Mặc dù hiện nay Keiretsu đã bộc lộ những hạn chế nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của Keiretsu đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Nhiều năm qua, giới học giả và nghiên cứu thế giới đã tốn không ít giấy mực để lý giải cho hiện tượng phát triển “kinh tế thần kỳ” sau chiến tranh thế giới thứ hai của Nhật Bản. Và một trong những kiến giải được chấp nhận, đó là nhờ sự thành công của mô hình Keiretsu. Chỉ một thời gian sau khi các Zaibatsu bị các nước đồng minh triệt phá sau chiến tranh thế giới thứ hai và Keiretsu nổi lên như một sự thay thế, Nhật Bản đã có tới 6 tập đoàn Keiretsu công nghiệp lớn và 11 tập đoàn quy mô nhỏ hơn. Doanh số của các Keiretsu này chiếm khoảng 25% doanh số của tất cả các công ty Nhật Bản và

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 54 -

giá trị vốn hoá thị trường của chúng chiếm khoảng 78% tổng giá trị vốn hoá của thị trường Tokyo.

Về bản chất, Keiretsu là một gia đình lớn bao gồm nhiều thành viên, là các tập đoàn lớn có gắn bó mật thiết với khách hàng. Ngân hàng này kiểm soát và tạo ra sự đảm bảo cho hoạt động của các công ty trong hệ thống. Như kết quả tất yếu, các công ty này được đảm bảo về tài chính, tương tự như cách mà các công ty Nhật bảo vệ nhân viên của họ. Cũng nhờ vậy, Keiretsu đã tạo ra những tập đoàn lớn, đầy quyền lực và bảo vệ chúng thoát khỏi sự khó khăn của nền kinh tế trong thời điểm đó. Keiretsu chính là nguồn gốc, là nền tảng của hàng loạt siêu thương hiệu hiện nay, những tập đoàn có mức độ đa dạng hoá cực kỳ cao như Honda, Toyota, Mitsubishi, Nissan,...Trong một chừng mực nào đấy, Keiretsu trở thành hệ thống bất khả chiến bại trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các doanh nghiệp nước ngoài (ví dụ: Mỹ, châu Âu) bởi mối liên kết chặt chẽ về cấu trúc công ty cũng như mạng lưới tương hỗ, đan xen các giám đốc, các mối quan hệ kinh doanh lâu dài và mối liên hệ lịch sử trong hệ thống. Phát triển công nghệ mới rất tốn kém và Nhật Bản không muốn lãng phí các nguồn lực vào quá nhiều các thử nghiệm. Bởi vậy, việc các Keiretsu là đối thủ cạnh tranh làm việc với nhau một cách chặt chẽ trong nghiên cứu và phát triển đã đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho hàng hóa của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Bảng 4: Sáu Keiretsu lớn nhất ở Nhật Bản Thành viên công ty Tổng số nhân viên Doanh thu (triệu Yên) Lợi nhuận ròng (triệu Yên) Mitsubishi 25 216 30.60 558 29 2.26 Mitsu 22 248.1 34.80 679 26 2.6 Sumimoto 16 125.3 24.70 167 20 0.64 Fuyo 24 294.2 34.60 385

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 55 - 28 1.48 Sanwa 41 376.9 38.40 658 44 2.52 KSB 42 448.3 60.10 585 48 2.24

Nguồn: Toyokeizai Data Bank, Uỷ ban thƣơng mại công bằng Nhật Bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(hàng thứ 2 với mỗi Keiretsu bao gồm cả các công ty tài chính, doanh thu được biểu thị qua tỷ lệ phần trăm)

1.2.5 Mô hình quản lý của các tập đoàn Nhật Bản: Là mô hình thống nhất ngang mở rộng, có những đặc trưng sau: ngang mở rộng, có những đặc trưng sau:

- Thành lập Ban giám đốc và có ủy ban quản lý. - Lợi ích của gia đình lên trên hết.

- Mức độ luật định trung bình.

- Chính phủ can thiệp mạnh vào nền kinh tế, thực thi chính sách ủng hộ và định hướng phát triển, quan chức Chính phủ và giới kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽ.

- Công đoàn hoạt động yếu và chịu ảnh hưởng của giới chính trị. - Các cổ đông có vai trò ngang nhau.

- Người lao động có nhiều ảnh hưởng bởi họ làm việc lâu dài và gắn bó với công ty.

- Vai trò của ngân hàng quan trọng trong việc cung cấp tài chính, nhưng trong việc quản lý công ty chỉ giữ vai trò thứ yếu.

- Thị trường chứng khoán không giữ vai trò chính yếu.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 56 -

Ủy quyền Uỷ quyền Đại diện Đại diện HĐQT

Các biện pháp quản lý

 Lợi ích gia đình  Lợi ích quốc gia

Nguồn: http://www.moi.gov.vn/ 22/4/2008, Mô hình tổ chức và quản lý các tập đoàn kinh doanh trên thế giới

1.3 Mô hình Chaebol ở Hàn Quốc

1.3.1 Khái niệm Chaebol

Vào những năm 1980, nền kinh tế Hàn Quốc đã có bước phát triển vượt bậc. Một trong những nhân tố làm nên những kỳ tích về kinh tế của Hàn Quốc chính là các DN nói chung và các Chaebol nói riêng với những chiến lược kinh doanh hết sức táo bạo và đầy tham vọng.

Chaebol là tên của các tổ hợp công nghiệp một biến thể đặc thù của các TNC phương Tây (Trans-National-Corporation) thuộc sở hữu của các nhóm gia đình ở Hàn Quốc. Mỗi Chaebol bao gồm từ 40-50 công ty không có liên quan với nhau về mặt kinh tế kỹ thuật nhưng thuộc sở hữu của một gia đình, dòng họ. Về kết cấu, các Chaebol Hàn Quốc là các khối kết gia đình, trong đó các thành viên của một gia đình đóng vai trò chủ đạo. Về nguồn gốc truyền thống, chúng vẫn là các DN kiểu gia đình phong kiến di thực lại và phát triển lên dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Các dòng họ sáng lập ban đầu là những tộc trưởng tạo dựng công ty, do đó cơ cấu tổ chức của nó mang hình thức tập đoàn đẳng cấp.

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 57 -

Các tập đoàn kinh tế kiểu “Chaebol” xuất hiện vào đầu những năm 60 theo chủ trương của Pak Jeong-Hui, tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ. Pak Jeong-Hui muốn biến đất nước Hàn Quốc – vốn không có tài nguyên gì ngoài nguồn nhân công rẻ và có kỷ luật (nhưng thiếu tay nghề) – thành một nhà máy nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Ông đã chọn ra vài chục xí nghiệp tốt căn cứ vào phẩm chất cá nhân của những người lãnh đạo, rồi tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng phát triển (như cho vay vốn với lãi suất thấp, bảo lãnh cho các giao dịch quốc tế, .v.v.), biến chúng thành các Chaebol để làm đầu tàu kéo nền kinh tế của đất nước đi lên.

1.3.2 Đặc điểm của Chaebol

Các Chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động,

ví dụ như Samsung, Daewoo hay LG.

Nét đặc trưng của các Chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối. Vì vậy, việc quản lý điều hành trong các Chaebol thường mang nặng tính gia trưởng, độc đoán và bị chi phối bởi các thành viên trong cùng gia tộc. Điều này có ưu điểm nổi trội như tính quyết đoán cao và khả năng phản ứng nhanh chóng trước những vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh; song nó cũng có nhược điểm nhất định, đặc biệt là việc xử lý các mối quan hệ giữa các công ty thành viên đều mang nặng cảm tính và sự bảo thủ.

Về mặt pháp lý, Cheabol không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thể hữu hình. Các hoạt động kinh doanh đều được thực hiện thông qua các công ty thành viên.

Tuy nhiên, cái bóng vô hình của Chaebol bao trùm lên mọi hoạt động giao dịch kinh doanh của các công ty thành viên chính là sự thống nhất về

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 58 -

chiến lược kinh doanh, sự tập trung và phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Sau đây là những đặc trưng cơ bản nhất của Chaebol:

- Trong cơ cấu của Chaebol, các công ty thành viên hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành (thường là đa ngành). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khác với TNC của các nước công nghiệp phương Tây, mọi quyết định quan trọng của các Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất, tức chủ tịch và mọi nhân viên buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, các quan chức ở cấp làm việc cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng.

- Cơ cấu nhân sự trong các Chaebol: nổi rõ sự phân cấp, phân tầng chặt chẽ theo kiểu hình tháp. Kiểu tổ chức này có tác dụng thúc đẩy mọi thành viên luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu đạt địa vị nhất định trong cơ cấu đó, song nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của một thể chế quản lý truyền thống kiểu "kim tự tháp".

- Cơ cấu Chaebol Hàn Quốc đều do gia đình người sáng lập và hậu duệ chi phối. Mức độ chi phối tương đối chặt chẽ và chiếm vị trí quan trọng trong tập đoàn. Ví dụ: Chung Ju Yung và gia đình kiểm soát 61,3% cổ phần của Chaebol Hyundai. Chung Taeso và các con ông ta kiểm soát tới 85,45% cổ phần của Chaebol Hanbo. Sau khi In Koe Koo, người sáng lập Chaebol LG qua đời, quyển sở hữu và kiểm soát Chaebol thuộc về các con trai, con rể và anh em ruột của ông ta.

Qua đó ta thấy, trong các Chaebol, phương thức quản lý theo mối quan hệ gia đình và đẳng cấp cao. Mối quan hệ chặt chẽ và đẳng cấp này đã đưa Chaebol trở thành một "nền cộng hoà" riêng , chi phối và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.

- Về sở hữu, các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu "huyết thống", tức là thường do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo truyền

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 59 -

thống cha truyền con nối. Các thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con trai cả của gia đình thay cha nắm quyền kiểm soát và quản lý tài sản để kế tục sự nghiệp của cha ông để lại). Theo "Uỷ ban buôn bán công bằng Hàn Quốc" thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43,8% (năm 1995) lên 44,1% (năm 1996).

Cơ cấu sở hữu của các Chaebol Hàn Quốc có thể phân thành 3 loại sau: + Loại thứ nhất: Cơ cấu công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group)

+ Loại thứ hai: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group)

+ Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Các công ty chi nhánh Các công ty chi nhánh Các công ty cổ phần Chủ sở hữu (Công ty mẹ)

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 60 -

- Về cơ cấu quyền lực trong chính quyền cũng như trong kinh doanh, các TNC hoàn toàn nhất quán với các giáo lý của Khổng Tử và các giá trị truyền thống của Hàn Quốc. Vì vậy, mô hình mà chúng áp dụng dường như chỉ có thể thực hiện được trong một nền chuyên chế độc tài. Tất cả mọi người dân và xã hội đã chấp nhận điều này như một tập quán và truyền thống kinh doanh.

- Về cơ chế điều hành, trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ tịch tập đoàn phối hợp hoạt động của công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 58 - 98)