0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Về mối quan hệ liên kết

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THẾ GIỚI BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 75 -98 )

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam

1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam

1.2.2 Về mối quan hệ liên kết

Về thực chất, TĐKT là công ty cổ phần với mối liên kết kiểu công ty mẹ – công ty con. Hiện nay, mô hình công ty mẹ – công ty con là hình thức liên kết phổ biến của TĐKT ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng TĐKT ở nước ta.

1.2.3 Về môi trƣờng kinh doanh

Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp. Môi trường kinh doanh vừa tác động

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 69 -

tích cực, vừa tác động tiêu cực đến tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của tập đoàn là đòi hỏi búc xúc và quan trọng. Đó chính là điều kiện sống còn để hình thành và phát triển tập đoàn. Môi trường để TĐKT hình thành và hoạt động có hiệu quả bao gồm:

+ Môi trường pháp lý: Gồm hệ thống pháp lý và các văn bản pháp quy, trong đó đặc biệt quan trọng là các luật về kinh doanh, chống độc quyền và các quy chế khung về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức kinh doanh. Chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tự do liên kết kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có chính sách phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư. Hệ thống pháp luật có liên quan đến TĐKT phải có tác dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích TĐKT phát triển, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh trong hoạt động của TĐKT.

+ Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp, sự phát triển của các quan hệ phân công, hiệp tác.

1.2.4 Về trình độ cán bộ quản lý

TĐKT có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Sẽ là vô cùng nguy hiểm khi Nhà nước trao một lượng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô TĐKT. Mặt khác, sẽ là quá mạo hiểm khi DN tư nhân nào lại đem DN và vốn của mình gia nhập TĐKT nhà nước mà đội ngũ cán bộ ở đó yếu kém. Cho nên, một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển TĐKT là phải có đội ngũ chủ DN, cũng như đội ngũ các nhà quản lý điều hành có tài,

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 70 -

giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để ngang tầm với quy mô TĐKT.

1.3 Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Để hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam cần quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Việc hình thành và phát triển các TĐKT ở nước ta phải gắn liền và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân.

- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hình thành và phát triển các TĐKT cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các DN, bằng con đường kinh tế, chứ không nên gò ép bằng biện pháp hành chính. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, xúc tiến mà không nên là người quyết định thành lập tập đoàn, dù là tập đoàn được hình thành từ các DNNN. Xuất phát từ đặc tính cơ bản của TĐKT là sự liên kết kinh tế, nên, việc thành lập các TĐKT trước hết phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện.

- Đa sở hữu là giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động SX - KD của tập đoàn. Đa sở hữu tạo nên sự đan xen sở hữu, phân tán rủi ro trong đầu tư, nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn, tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.

- Việc thành lập TĐKT phải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN, phát huy được những ưu điểm và khắc phục mặt hạn chế của các TCTNN.

- Hình thành và phát triển TĐKT phải được tiến hành dần từng bước có chọn lọc, không ồ ạt và phù hợp với tiến trình đổi mới chung của nền kinh tế. Phương hướng chung là xây dựng các TCTNN đủ mạnh để làm nòng cốt trong những TĐKT lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như Dầu khí, Điện, Than, Hàng không, Đường sắt, Viễn thông, Hoá chất, Luyện kim...

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 71 -

- TĐKT cần được hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xác định chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như các biện pháp thực hiện nhằm đạt được kế hoạch đề ra phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay, để sớm hình thành các TĐKT, cần lấy TCTNN làm nòng cốt, trên cơ sở đó thu hút rộng rãi thêm sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở ngành chuyên môn chính của TCT. Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp này có tính khả thi cao, bởi vì:

- Kinh tế tư nhân thời gian qua tuy đã phát triển khá nhanh, nhưng về cơ cấu vẫn chưa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, chưa tập trung được những nguồn lực lớn; tiềm lực chưa đủ mạnh và còn phân tán, mức độ tích tụ, tập trung chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ liên kết kinh doanh yếu (cả về kỹ năng cũng như về tập quán). Do đó, nếu để các DN thuộc thành phần kinh tế này tự hình thành tập đoàn một cách tự nhiên thì sẽ rất chậm. Hiện nay, đã có một số tập đoàn tư nhân ra đời như: Hoà Phát, FPT, Tân Hoàng Minh...nhưng sự phát triển của các tập đoàn này cũng chưa đủ sức tạo thành những bước đột phá cho nền kinh tế.

- Nhiều TCTNN hiện nắm giữ các nguồn lực lớn của đất nước (tài nguyên, nhân lực, vật lực, thị trường); bước đầu tập trung được số lượng lớn vốn, lao động chuyên môn, công nghệ, theo ngành kinh tế - kỹ thuật; nhiều TCT đã thực hiện phân công, hiệp tác hoá, chuyên môn hoá ở mức độ nhất định; tạo ra những điều kiện và nhu cầu khá cơ bản về liên kết kinh tế giữa các thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp lấy TCTNN làm nòng cốt, về lâu dài, Nhà nước cần chú trọng để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các tập đoàn tư nhân ra đời và phát triển nhanh hơn; đồng thời, khuyến khích

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 72 -

đầu tư đan xen giữa các DNNN, TCTNN, TĐKT nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài với nhau để tạo ra một thế mạnh chung, chia sẻ rủi ro, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của các DN trong nước trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam2.1. Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. 2.1. Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ý tưởng thành lập các tập đoàn kinh doanh mạnh đã thể hiện một tư duy kinh tế sáng suốt trước thực trạng nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế mệnh lệnh bao cấp sang thực hiện theo mô hình kinh tế thị trường.

Nhìn chung, thể chế kinh tế thị trường của nước ta lúc đó vận hành còn rất yếu. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ mới bước đầu được xây dựng. Khu vực kinh tế quốc doanh sau nhiều lần sắp xếp theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về giải thể và tổ chức lại những DNNN làm ăn kém và Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về nguyên tắc đầu tư thành lập tại DNNN, đã loại bỏ nhiều doanh nghiệp hiệu quả hoạt động yếu kém. Tuy vậy, đến cuối năm 1993, chúng ta vẫn có khoảng 12.000 DNNN manh mún về cơ cấu, nhỏ bé về vốn liếng. Còn những DN hoạt động có hiệu quả lại quá ít và nhỏ bé, không đủ khả năng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động đối ngoại. Trên tinh thần đó, Chính phủ rất mong muốn hình thành các tập đoàn kinh doanh Nhà nước vừa hoạt động ở tầm vi mô, vừa như một công cụ giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô để nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước trên thị trường, xoá bỏ sự cát cứ nền kinh tế theo ranh giới hành chính và phân biệt giữa kinh tế địa phương và kinh tế trung ương; tăng cường khả năng huy động và điều hoà vốn giữa các DN theo yêu cầu của quy luật kinh tế thị trường; tăng cường vai trò quản lý và định hướng kinh tế của Nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế. Trước tình hình đó,

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 73 -

ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 91/TTg về việc thành lập tập đoàn kinh doanh thí điểm, với những yêu cầu cơ bản sau:

- DN được lựa chọn thí điểm sẽ có quy mô tương đối lớn và tính chất quan trọng, có mối quan hệ theo ngành và theo vùng lãnh thổ, không phân biệt DN do trung ương hay địa phương quản lý;

- Các thành viên của tập đoàn có quan hệ với nhau về tài chính, ngành nghề hoạt động và các dịch vụ khác có liên quan;

- Tập đoàn phải có từ 7 thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ VND;

- Mỗi tập đoàn có thể thành lập một công ty tài chính để huy động và điều hoà vốn;

- Tập đoàn có hội đồng quản trị (HĐQT) từ 7 đến 9 thành viên, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Tháng 1/1995, TCT Điện lực (với 34 thành viên) tập đoàn kinh doanh đầu tiên thí điểm theo mô hình 91 ra đời. Ngay sau đó, thêm 16 Tổng công ty 91 được thành lập, tập trung vào 7 lĩnh vực lớn: Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không. Các TCT 91 có 532 DN thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số lượng DNNN, 56% tổng vốn kinh doanh, 35% lao động.

Việc xây dựng TĐKT là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước cũng đã xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành TĐKT. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nước đều thể hiện quan điểm hình thành các TĐKT mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo đó một số TCTNN trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được chuyển đổi thành các TĐKT. Trên thực tế trong năm 2006 và đầu năm 2007, tám TĐKT quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn như Bưu chính -Viễn thông, Than - Khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thuỷ, Dệt may, Cao su, Tài chính-Bảo hiểm đã được thành lập. Đây là những TCT có

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 74 -

quy mô lớn mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thành lập các TĐKT nhà nước đã xuất hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án. Các vấn đề nảy sinh đó là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần, quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phân quản lý trong bộ máy của tập đoàn), thương hiệu của tập đoàn, quy mô, vốn điều lệ và các vấn đề khác để xác lập tập đoàn. Ngay như địa vị pháp lý của tập đoàn vẫn còn những ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân, đăng ký hay không đăng ký, có hay không có bộ máy quản lý riêng.

Như vậy, trong những năm vừa qua vẫn còn rất nhiều những quan điểm khác nhau về nguyên tắc hình thành TĐKT trên cơ sở TCTNN. Việc hình thành các TĐKT chỉ mang tính thuần tuý thị trường hay chỉ cần quyết định hành chính hay kết hợp cả hai nguyên tắc trên.

Hiện nay các TĐKT này đang là những đơn vị kinh tế mạnh nhất Việt Nam. Nó góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây. Các tập đoàn này đều nằm trong danh sách những DN lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Bảng 5: Các tập đoàn hàng đầu Việt Nam

Thứ hạng Tên doanh nghiệp

1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam 3 Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV 4 Tập đoàn điện lực Việt Nam- EVN

5 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT 7 Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin 8 Tập đoàn dệt may Việt Nam - Vinatex

Nguồn: Theo Vietnamreport

Bên cạnh việc thí điểm hình thành các TĐKT mũi nhọn theo định hướng của nhà nước dưới hình thức chuyển đổi các tổng công ty nhà nước thành TĐKT, Nhà nước cũng khuyến khích sự hình thành và phát triển của khu vực

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 75 -

tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua cũng có những bước phát triển rất đáng chú ý. Nhiều TĐKT tư nhân đã được hình thành và phát triển trở thành đầu tầu kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển rất năng động nơi đóng góp khoảng 40% GDP và một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội, cũng cho thấy một sức sống mạnh mẽ thực sự là động lực để phát triển đất nước. Các DN tư nhân ở nước ta ngày nay có những thế mạnh riêng có thể là vốn, công nghệ, mạng lưới phân phối, thương hiệu nếu như các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau tận dụng được các lợi thế của nhau sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển không chỉ của công ty đó mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Có được điều này là do Nhà nước đã có những chính sách ngày càng cởi mở và đúng đắn hơn với khu vực kinh tế tư nhân. Các chính sách tự do hoá đã khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình DN mới, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách thị trường vốn. Tất cả các chính sách đó cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THẾ GIỚI BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 75 -98 )

×