Đặc điểm của Chaebol

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 64 - 67)

I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu

1.3.2Đặc điểm của Chaebol

1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á

1.3.2Đặc điểm của Chaebol

Các Chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động,

ví dụ như Samsung, Daewoo hay LG.

Nét đặc trưng của các Chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối. Vì vậy, việc quản lý điều hành trong các Chaebol thường mang nặng tính gia trưởng, độc đoán và bị chi phối bởi các thành viên trong cùng gia tộc. Điều này có ưu điểm nổi trội như tính quyết đoán cao và khả năng phản ứng nhanh chóng trước những vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh; song nó cũng có nhược điểm nhất định, đặc biệt là việc xử lý các mối quan hệ giữa các công ty thành viên đều mang nặng cảm tính và sự bảo thủ.

Về mặt pháp lý, Cheabol không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thể hữu hình. Các hoạt động kinh doanh đều được thực hiện thông qua các công ty thành viên.

Tuy nhiên, cái bóng vô hình của Chaebol bao trùm lên mọi hoạt động giao dịch kinh doanh của các công ty thành viên chính là sự thống nhất về

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 58 -

chiến lược kinh doanh, sự tập trung và phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Sau đây là những đặc trưng cơ bản nhất của Chaebol:

- Trong cơ cấu của Chaebol, các công ty thành viên hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành (thường là đa ngành).

- Khác với TNC của các nước công nghiệp phương Tây, mọi quyết định quan trọng của các Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất, tức chủ tịch và mọi nhân viên buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, các quan chức ở cấp làm việc cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng.

- Cơ cấu nhân sự trong các Chaebol: nổi rõ sự phân cấp, phân tầng chặt chẽ theo kiểu hình tháp. Kiểu tổ chức này có tác dụng thúc đẩy mọi thành viên luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu đạt địa vị nhất định trong cơ cấu đó, song nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của một thể chế quản lý truyền thống kiểu "kim tự tháp".

- Cơ cấu Chaebol Hàn Quốc đều do gia đình người sáng lập và hậu duệ chi phối. Mức độ chi phối tương đối chặt chẽ và chiếm vị trí quan trọng trong tập đoàn. Ví dụ: Chung Ju Yung và gia đình kiểm soát 61,3% cổ phần của Chaebol Hyundai. Chung Taeso và các con ông ta kiểm soát tới 85,45% cổ phần của Chaebol Hanbo. Sau khi In Koe Koo, người sáng lập Chaebol LG qua đời, quyển sở hữu và kiểm soát Chaebol thuộc về các con trai, con rể và anh em ruột của ông ta.

Qua đó ta thấy, trong các Chaebol, phương thức quản lý theo mối quan hệ gia đình và đẳng cấp cao. Mối quan hệ chặt chẽ và đẳng cấp này đã đưa Chaebol trở thành một "nền cộng hoà" riêng , chi phối và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.

- Về sở hữu, các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu "huyết thống", tức là thường do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo truyền

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 59 -

thống cha truyền con nối. Các thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con trai cả của gia đình thay cha nắm quyền kiểm soát và quản lý tài sản để kế tục sự nghiệp của cha ông để lại). Theo "Uỷ ban buôn bán công bằng Hàn Quốc" thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43,8% (năm 1995) lên 44,1% (năm 1996).

Cơ cấu sở hữu của các Chaebol Hàn Quốc có thể phân thành 3 loại sau: + Loại thứ nhất: Cơ cấu công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group)

+ Loại thứ hai: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group)

+ Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Các công ty chi nhánh Các công ty chi nhánh Các công ty cổ phần Chủ sở hữu (Công ty mẹ)

Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 60 -

- Về cơ cấu quyền lực trong chính quyền cũng như trong kinh doanh, các TNC hoàn toàn nhất quán với các giáo lý của Khổng Tử và các giá trị truyền thống của Hàn Quốc. Vì vậy, mô hình mà chúng áp dụng dường như chỉ có thể thực hiện được trong một nền chuyên chế độc tài. Tất cả mọi người dân và xã hội đã chấp nhận điều này như một tập quán và truyền thống kinh doanh.

- Về cơ chế điều hành, trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ tịch tập đoàn phối hợp hoạt động của công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác của Hội đồng. Nhìn chung, chủ tịch Chaebol mang tính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh doanh Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 64 - 67)