3. XU HƯỚNG KINH DOANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI 1 Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế.
3.3 Quản lý của nhà nước đối với siêu thi, trung tâm thương mại ở Việt Nam
Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020, trên địa bàn cả nước có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm, và các điểm mua bán hiện đại này trở thành kênh bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường.
Quyết định quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại kể trên vừa được lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành hồi cuối tháng 10. Theo đó, cả nước sẽ có 1.200 - 1.300 siêu thị, tăng thêm 585 - 695 siêu thị so với năm 2011 và bao gồm ở cả ba loại 1, 2 và 3. Bên cạnh đó, cả nước cũng có 180 trung tâm thương mại, tăng 82 điểm so với năm 2011.
Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng có thêm 15 - 24 siêu thị loại 1, 60 - 66 siêu thị loại 2 và 100 - 115 siêu thị loại 3 để đưa tổng số siêu thị ở khu vực này lên mức 372 - 403. Hà Nội là địa phương được quy hoạch số siêu thị nhiều nhất với 188 - 200 điểm.
Khu vực Đông Nam bộ với nhiều thành phố lớn, đang phát triển được quy hoạch có 360 - 390 siêu thị, trong đó TPHCM có 265 - 287 điểm, cao gấp nhiều lần so với các tình lân cận.
Tương tự, TPHCM cũng được quy hoạch có tổng số 40 trung tâm thương mại vào năm 2020, trong khi Hà Nội là 28 điểm. Các tỉnh lẻ, được quy hoạch có 1 - 10 trung tâm thương mại nhưng cũng có tỉnh không có điểm nào.
Cũng theo quyết định quy hoạch của Bộ Công Thương, các trung tâm thương mại, siêu thị cùng hạng tại các đô thị lớn phải cách nhau từ 20km trở lên (đối với siêu thị loại 1, tương ứng bán kính phục vụ 10km); cách từ 6km trở lên (đối với siêu thị loại 2) và từ 1km trở lên (đối với loại 3).
Bên cạnh đó, các trung tâm siêu thị, trung tâm thương mại được xây mới còn phải bổ sung thêm tiêu chí về bãi đỗ xe tương ứng so với quy định hiện hành.
Cũng theo quy hoạch này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2020, siêu thị, trung tâm thương mại trở thành kênh bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường; tốc độ tăng tốc mức bán lẻ hàng hóa qua kênh này đạt bình quân 26 - 27%/năm vào năm 2015 và 29 - 30% thời kỳ 2016 - 2020; tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới này cũng chiếm 27-30% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội vào năm 2015 và 43 -45% vào năm 2020
Theo Bộ Công Thương, cơ quan quản lý sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư theo quy hoạch đã phê duyệt, tiếp tục thể chế hóa các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới về mở cửa thị trường bán lẻ, dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhà nước cũng tăng cường kiểm soát doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về các mặt hàng kinh doanh thuộc danh mục loại trừ và khi xem xét mở điểm bán lẻ thứ hai, khuyến khích xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại hàng 1 ở khu vực xa trung tâm đô thị. Các dự án xây dựng ở các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn cả nước sẽ được hỗ trợ theo quy định.