1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản

121 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

mặc dù Minh Trị Duy Tân được đề cập trong các bộ giáo trình lịch sử thế giớ bậc đại học, cao đẳng và trong các cuốn lịch sử Nhật Bản nhưng có thể thấy, ở Việt Nam chưa có một công trình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SP LỊCH SỬ - -

Đề tài TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ PHƯƠNG TÂY ĐẾN CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN

Luận văn tốt nghiệp

Nghành: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Ths Trần Minh Thuận Phan Văn Bình

Mã số SV: 6095912 Lớp: Sư phạm Lịch Sử

Cần Thơ, tháng 5/2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thành là thành quả của không chỉ cá nhân tôi Mà nó là sự giúp đỡ đóng góp ý kiến từ nhiều người

Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người sau:

Trước tiên là thầy Trần Minh Thuận, người trực tiếp hướng dẫn tôi, giúp tôi

những tài liệu cần thiết để hoàn thiện bản đề cương chi tiết và đánh giá sửa chửa toàn

bộ đề tài của tôi

Thứ 2 là cô Phạm Thị Phượng Linh, người đã giúp tôi rất nhiều trong việc đưa

ra ý tưởng tên đề tài nghiên cứu, chỉ cho tôi những hướng đi chủ yếu để viết đề tài

Thứ 3 là bạn Đặng Minh Hoàng, người đã có những nhận xét và góp ý rất hay

khi đọc bản thảo đề tài nghiên cứu của tôi

Thứ 4 là quý thầy cô trong Hội đồng phản biện đề tài, những người nhận xét

đánh giá và góp ý cuối cùng giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Cuối cùng là các cán bộ Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, đã giúp

tôi về mặt tài liệu để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu

Chân thành cảm ơn tất cả!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng nghiên cứu 10

4 Phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục đề tài 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về Minh Trị Duy tân 1 Về thuật ngữ Minh Trị Duy Tân 11

2 Vấn đề phân kỳ của Minh Trị Duy Tân 15

3 Các giai đoạn của Minh Trị Duy Tân 18

3.1 Giai đoạn 1: Từ “Tôn vương nhương di” đến “Tôn vương đảo Mạc” 18

3.1.1 Về chính trị 19

3.1.2 Về mặt kinh tế - xã hội 19

3.2 Giai đoạn 2: Tiến hành các cuộc cải cách, phá bỏ cái cũ, xác lập cái mới 21

3.2.1 Về chính trị 22

3.2.2 Về đối ngoại 22

3.2.3 Về mặt kinh tế 23

3.2.4 Về văn hóa – xã hội 23

3.3 Giai đoạn 3: Hoàn thiện, củng cố cái mới – hoàn thành sự nghiệp Duy tân 24

3.3.1 Về chính trị 22

3.3.2 Về kinh tế 24

Trang 4

3.3.3 Về đối ngoại 25

Chương 2: Tác động của yếu tố phương tây đến Minh Trị Duy tân 1 Nền tảng tư tưởng cho một cuộc Duy tân 25

1.1 Quá trình thoát khỏi hệ tư tưởng cũ của Phương Đông 26

1.2 Tiếp thu văn minh Phương Tây - Sự xuất hiện các hệ tư tưởng mới 30

1.2.1 Những tiếp xúc đầu tiên với phương Tây 30

1.2.2 sự ra đời của các học thuyết, các hệ phái tư tưởng mới 31

1.2.2.1 Phái Hà Lan học 29

1.2.2.2 Học thuyết “Tâm học thành thị”. 35

2 Mô hình nhà nước theo kiểu phương Tây 36

2.1 Hoàn thiện về mặt tư tưởng 36

2.2 Giới lãnh đạo Nhật Bản 43

2.2.1 Saigo Takamori với Minh Trị Duy tân 44

2.2.2 Okubo Toshimichi với Minh Trị Duy tân 45

2.2.3 Kido Takayoshi với Minh Trị Duy tân 48

2.3 Mô hình nhà nước tiên tiến theo kiểu Phương Tây 49

2.3.1 Những cải cách về hành chính 49

2.3.2 Hiện đại hóa quân đội theo mô hình phương Tây 53

2.3.3 Phong trào tự do dân quyền và Hiến pháp Minh Trị 54

3 Nền kinh tế - xã hội tiến bộ 57

3.1 Nền tảng kinh tế 57

3.1.1 cải cách địa tô 59

3.1.2 Cải cách công nghiệp và tài chính 59

3.2 Xã hội Nhật Bản 63

4 Nền văn hóa – giáo dục tiên tiến mang màu sắc phương Tây 63

4.1 Các cuộc cải cách 63

4.2 Văn minh khai hoá, học tập Phương Tây 64

Trang 5

4.3 Vai trò sứ đoàn Iwakura đối với sự nghiệp Duy tân 66

4.4 Vai trò chuyên gia nước ngoài với sự nghiệp Duy tân Nhật Bản 68

Chương 3: con đường đi tới "phú quốc cường binh" của Nhật Bản 1 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước 72

2 Sửa đổi hiệp ước và tăng cường vị thế châu Á 74

2.1 Sửa đổi Hiệp ước bất bình đẳng 74

2.2 Tăng cường vị thế ở châu Á 76

PHẦN 3: KẾT LUẬN 1 Một số nhận xét 80

1.1 Nguyên nhân của sự thành công 81

1.2 Những tích cực và hạn chế của cuộc Minh Trị Duy tân 83

1.2.1 Về mặt tích cực 84

1.2.2 Về mặt hạn chế 87

1.3 Ý nghĩa quốc tế của Minh Trị Duy tân 90

2 Minh Trị Duy tân trong bối cảnh phong trào Duy tân cải cách ở châu Á nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. 91

PHỤ LỤC 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cách đây hơn một trăm năm, dưới tác động của cuộc Minh Trị Duy Tân, Phan

Bội Châu đã phát động phong trào Đông Du, dưa thanh niên qua du học ở Nhật, nhằm

mục đích cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và “Duy tân” đất nước Phan Bội Châu viết

về Minh Trị Duy Tân như sau:

“ Nước Nhật Bản trước khi duy tân, các liệt cường Âu – Mĩ cũng đã từng chú mục vào ba hòn đảo đó Lúc bấy giờ trong đám chí sĩ Cần Vương, những kẻ ngoan cố

cứ một mực chủ trương khóa của không phải là ít May nhờ có các bậc hiền sĩ như Cát – điền Tùng – lâm (Yoshida Shoin), Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Hậu Đằng Tượng Thứ Lan (Goto Shojiro) lờn tiếng hô to việc thủ xướng học tập phương Tây, cho việc bài xích người Tây là thất sách, cho việc mở mang cửa biển là thức thời

Do đó tân học lên cao, tâm trí thức tiến mạnh, làm thành cái cơ sở cho việc Duy tân, đến nay họ đã phú cường hơn cả Âu – Mĩ…”(1)

Đến những năm 1930, cụ Đào Trinh Nhất đã soạn thảo cuốn “Nước Nhựt Bổn –

30 năm Duy tân” với mục đích cỗ vũ Việt Nam học tập Nhật Bản để tự cường và xây

dựng đất nước hung mạnh Ông viết:

“ Nhựt Bổn Duy tân tự cường thật là một hiện tượng lạ lùng quái gở ở trong lịch

sử thế giới nhơn loại, xưa nay chưa hề thấy có Cái hiện tượng ấy phát ra một cách không ngờ, một cách đáng sợ, người ta ở đâu xa xôi ngàn muôn dặm, biển cách non ngăn còn phải tìm tòi xem xét cho biết thấy, nữa là mình ở đây gần một bên…

Thiệt vậy, giữa lúc những nước miền Đông nầy, điều mê muội đắm chìm, làm con cá nằm giữa thớt đao chinh phục của Tây phương, duy có một mình Nhựt Bổn vùng dậy quật cường và chống ngăn được làn sống xâm lược đang ào ào từ Tây sang

(1)Phan Bội Châu toàn tập, Tập 2, Nxb Thuận Hóa, 1990

Trang 7

Đông, chỉ tràng tới mé biển Trung Quốc và xóm đảo Nam Dương là hết Mà họ quật cường mau lẹ quá chừng: trên con đường văn minh hiện thời họ dung ruổi vùn vụt như bay, trong ngoài ba bốn chục năm đuổi kịp Âu – Mĩ đã đi ba bốn thế kỷ”(1)

Do đâu mà Nhật Bản có được những điều như vừa nói ở trên? Tất cả cũng nhờ việc học tập phưong Tây, tiếp thu văn minh phương Tây như Phan Bội Châu và Đào Trinh Nhất đã nói Nhưng họ đã học tập như thế nào? tiếp thu như thế nào? yếu tố phương Tây có tác động ra sao đối với sự nghiệp Minh Trị Duy Tân ở Nhât Bản?

Theo GS,TS Nguyễn Tiến Lực, trưởng bộ môn Nhật Bản học trường Đại học

KHXH&NV TP Hồ Chí Minh thì: “Ở Việt Nam, Minh Trị Duy Tân và những vấn đề

của nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đúng mức mặc dù Minh Trị Duy Tân được

đề cập trong các bộ giáo trình lịch sử thế giớ bậc đại học, cao đẳng và trong các cuốn lịch sử Nhật Bản nhưng có thể thấy, ở Việt Nam chưa có một công trình nào chuyên

Nhằm góp một phần nhỏ giải quyết những vấn đề nói trên, đó cũng là lý do tôi

chọn đề tài “Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật

Bản” cho đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về cuộc Minh Trị Duy Tân, ở Nhật Bản, trên thế gới cũng như ở Việt Nam có rất Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này

Ở Nhật Bản, trong chuyên khảo nổi tiếng “Tại sao Nhật Bản “thành công”?

Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản”, học giả Michio Morishima có những

nhận xét độc đáo về cải cách Minh Trị: “ Ở một mức độ đáng kể, tôi hiểu Cách mạng Minh Trị khác với đa số các sử gia Nhật Bản, nhưng lại giống nhiều với các sử gia phương Tây, mặc dù trọng tâm của sự luận giải có khác nhau Ở một chừng mực nào

đó, các quan điểm được chấp nhận rộng rãi ở Nhật Bản đi theo học thuyết lịch sử Mác,

(1) Đào Trinh Nhất, Nhật Bổn Duy tân 30 năm, Nxb Đắc Lập, Huế, 1936

(2) Nguyễn Tiến Lực, Minh Trị Duy tân và Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2010

Trang 8

nhưng theo tôi, lịch sử Nhật Bản cận đại quá độc đáo nên khó có thể giải thích được một cách thích hợp bằng học thuyết Mác-xit” Đúng vậy, Minh Trị Duy Tân là một sự

độc đáo khó có thể giải thích được Đó là sự kết hợp độc đáo giữa “Công nghệ phương

Tây và tính cách Nhật Bản” ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về Minh

Trị Duy Tân và các vấn đề của nó Ở đây tôi chỉ xin được liệt kê ra để mọi người tìm hiểu (tôi chỉ liệt kê những tác phẩm dược dịch sang tiếng Việt) đó là các tác phẩm

như: Fukuzawa Yukichi, Phúc Ông Tự Truyện, Phạm Thu Giang dịch, NXB Thế Giới,

2005 Ishida Kazuyoshi, Nhật Bản Tư Tưởng Sử, tủ sách Kim Văn, Uỷ ban dịch thuật, Sài Gòn, 2005 Mitani Hiroshi, Cuộc Cách Mạng Minh Trị: sự thay đổi cơ cấu, những

tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tộc, nghiên cứu Nhật Bản, số 2, 1996 Nitobe

Inazo (Nguyễn Hải Hoành dịch), Võ sĩ đạo – Linh hồn Nhật Bản, NXB Công an Nhân dân, 2008….Và còn nhiều tác phẩm khác Hiện nay ở Nhật Bản có cả một Minh Trị

Duy Tân Sử học hội, tập hợp đông đảo các nhà nghiên cứu từ các trường đại học và

viện nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề của Minh Trị Duy Tân

Còn trên thế gới, Minh Trị Duy Tân là một vấn đề được thế giới quan tâm và nghiên cứu rất nhiều Tuy nhiên, số công trình được dịch sang tiếng Việt còn rất ít, làm trở ngại việc nghiên cứu Một trong số ít đó có thể kể đến như: R.H.P Manson và J.G

Caiger, Lịch sử Nhật Bản, Nguyễn Văn Sỹ dịch, NXB Lao Động, Hà Nội, 2003 Đặc biệt, Sterling Seagarve và Peggy Seagarve, Bí mật triều Yamato, Lê Như dịch, NXB

Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2003 Đây là một khám phá mới về Minh Trị Duy Tân… Do hạn chế về mặt ngôn ngữ, tôi chỉ liệt kê một số công trình viết bằng tiếng Anh để mọi

người có thể tìm hiểu Điển hình như: Benson John & Matsumura Takao, 2001, Japan

1868 – 1945, from Isolation to Occupation, Longman Press Burks, Ardath W

Umetani Norubo, 1990, The mordenizers, Overseas Student and Meiji Japan , shibunkaku, Tokyo Lone Steward, 2000, Empire and Politics in Meiji Japan, Mac Millan press Tanaka Yasuhiro, 1995, Autonomy of the state: the shif – ing nature of

Trang 9

the Meiji Bureaucrats, 1868 – 1912, Wiscosin Maidison University Press… Và còn

nhiều tác phẩm khác nửa

Còn ở Việt Nam, ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Minh Trị Duy Tân đã được nhiều học giả và nhiều trí thức đương thời nghiên cứu như:

Nguyễn Trường Tộ trong các bản điều trần của mình Nguyễn Lộ Trạch trong

các tác phẩm của mình như: “Thời vụ sách”, “Thiên hạ đại thế luận” Phan Bội Châu với các trước tác của mình, đặc biệt là Đào Trinh Nhất với tác phẩm “Nước Nhựt Bổn

– 30 năm Duy tân” của mình, như tôi đã trình bày ở phần trên

Hiện nay thì ở Việt Nam có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về Minh

Trị Duy Tân, nhưng như đã nói ở trên, “ Ở Việt Nam, Minh Trị Duy Tân và những vấn

đề của nó vẫn chư được nghiên cứu một cách đúng mức mặc dù Minh Trị Duy Tân được đề cập trong các bộ giáo trình lịch sử thế giớ bậc đại học, cao đẳng và trong các cuốn lịch sử Nhật Bản nhưng có thể thấy, ở Việt Nam chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu sâu và đầy đủ về Minh Trị Duy Tân cả” Những tác phẩm nổi tiếng

phải kể đến như: Lịch sử Nhật Bản của Lê Văn Quang, Lịch sử Nhật Bản của Phan Ngọc Liên, gần đây là cuốn Lịch sử Nhật Bản của Nguyễn Quốc Hùng, chuyên về giai đoạn cận đại có cuốn Nhật Bản Cận Đại Sử của Vĩnh Sính, Minh Trị Duy Tân – Cải

cách hay cách mạng, các quan hệ chính trị ở phương Đông: Lịch sử và hiện tại của

Hoàng Văn Việt, NXB Đại học Quốc qia TP Hồ Chí Minh, 2007 Và trong các bộ giáo trình Lịch sử thế giới cận đại như của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng Nói

chung các tác giả điều coi Minh Trị Duy Tân như là cuộc cách mạng tư sản không triệt

để, hay cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế Đặc biệt, mới đây nhất, tác phẩm Minh Trị

Duy Tân và Việt Nam của GS,TS Nguyễn Tiến Lực, được NXB Giáo Dục xuất bản

nặm 2010, nó được xem như là quyển sách chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam về Minh Trị Duy Tân và các vấn đề của nó Nhưng theo tôi, mặc dù tác giả đã trình bày khá đầy

đủ các vấn đề của Minh Tri Duy Tân, nhưng tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ tổng

Trang 10

quan để người đọc có được cái nhìn khái quát, chứ chưa đi vào chuyên sâu phân tích một cách chi tiết

Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà sử học, nhà

nghiên cứu nổi tiếng được đăng trên các báo và tạp chí như: Nghiên cứu Đông Bắc Á,

Nghiên Cứu Nhật Bản, Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu văn học, Thời Đại Mới,… Và

còn nhiều đề tài nghiên cứu ở các trường Đại học lớn như ở Khoa Đông Phương học, trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh

Đó là những nguồn tư liệu quan trọng sẽ giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình

3 Đối tượng nghiên cứu

Sự Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản

4 Phạm vi nghiên cứu

Cuộc Minh Trị Duy Tân diễn ra ở Nhật Bản vào giữa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ

20

5 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính trong lịch sử là phương pháp lịch sử

và phương pháp logic, tôi kết hợp với một số phuơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,… Để sử dụng cho đề tài nghiên cứu của

mình

6 Bố cục đề tài

Ngoài lời cảm ơn ra, thì đề tài được chia ra làm 3 phần chính, bao gồm: Phần

mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần nội dung được chia ra làm những phần chính sau:

Chương 1: Khái quát về Minh Trị Duy tân

Trang 11

Trình bày một cách tổng quan về toàn bộ quá trình cũng như nội dung của cuộc Minh Trị Duy Tân

Chương 2: Tác động của yếu tố phương tây đến Minh Trị Duy tân

Trình bày sự tác động của yếu tố phương Tây đến Minh Trị Duy tân như thế nào?

Chương 3: con đường đi tới "phú quốc cường binh" của Nhật Bản

Trình bày quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước sau cải cáchvà việc sửa đổi hiệp ước và tăng cường vị thế châu Á, tiến tới “Phú quốc cường binh”

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Trình bày một số nhận xét về nguyên nhân của sự thành công, những tích cực và hạn chế của cuộc Minh Trị Duy tân, ý nghĩa quốc tế của Minh Trị Duy tân; liên hệ so sánh cuộc Minh Trị Duy tân trong bối cảnh phong trào Duy tân cải cách ở châu Á cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

PHỤ LỤC

Những hình ảnh về cuộc Minh Trị Duy tân

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về Minh Trị Duy tân

Trang 12

1 Về thuật ngữ Minh Trị Duy Tân

Theo định nghĩa của từ điển Wikipedia: Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách mạng dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản đó là sự chuyển biến trên phạm vi rộng lớn từ chế độ hành chính, pháp luật, triều đình, chế độ đẳng cấp, hành chính địa phương, tiền tệ, lưu thông, sản nghiệp, kinh tế, giáo dục, ngoại giao, chính sách tôn giáo… cũng như việc biến đổi sang quốc gia cận đại có thể chế quốc gia theo kiểu phương Tây đầu tiên ở châu Á(1)

Khái niệm Minh Trị Duy tân và những vấn đề của nó vẫn còn nhiều tranh luận

Minh Trị Duy tân là thuật ngữ dịch từ cụm từ Meiji Ishin trong tiếng Nhật Minh Trị là niên hiệu của Thiên Hoàng Mutsuhito, vị Thiên Hoàng thứ 122 của Nhật, trị vì từ năm

1868 đến năm 1912 “Duy” trong chữ Hán có nghĩa là ràng buộc, duy trì, là bảo vệ, ủng hộ “Tân” là mới Duy tân là ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, thực thi cái mới Các nước trong khu vực “Hán hoá” hiểu nghĩa Duy tân giống nhau Nhưng khi dịch từ

Ishin ra tiếng Anh thì không có từ nào phản ánh đúng và đầy đủ nội dung của từ Ishin

trong tiếng Nhật Các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đề nghị giữ nguyên

cách viết Meiji Ishin Và nó được dùng phổ biến từ những năm 1980 đến nay

Về tính chất của Minh Trị Duy tân có ít nhất là 4 trường phái lớn

Trường phái thứ nhất coi Minh Trị Duy tân là phục cổ, là sự thiết lập nền chuyên chế tuyệt đối của Thiên Hoàng Tác phẩm tiêu biểu cho trường phái này là bộ Lịch sử Minh Trị gồm 6 cuốn do Khoa Sử, Đại học Đế quốc Tokyo (nay là Đại học

Tokyo) biên soạn Bộ sách này viết về Lịch sử Minh Trị từ năm 1848 đến năm 1871 và coi Minh Trị Duy tân là sự nghiệp “Vương chính phục cổ” Inoue Kiyoshi và Hattori

Shiso điều cho rằng Minh Trị Duy tân là nền chuyên chế tuyệt đối của Thiên Hoàng

Inoue gọi đó là “chính quyền chuyên chế tuyệt đối”, còn Hattori coi Minh Trị Duy tân

(1) http: //wikipedia.org-Minh Trị Duy tân

Trang 13

là quá trình chuyển biến từ “một chế độ phong kiến thuần túy” sang “chế độ chuyên

Trường phái thứ hai coi Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng Tuy nhiên, khi xét về tính chất cách mạng lại có nhiều ý kiến khác nhau

Các học giả Âu – Mỹ như W.G Beasley coi Minh Tri Duy tân không là cách

mạng tư sản cũng không là nền chuyên chế tuyệt đối mà là cuộc cách mạng dân tộc F

B Gibney coi đây không chỉ là cuộc cách mạng về chính trị mà là cuộc cách mạng văn

hóa nguyên hình và là cuộc cách mạng toàn diện đầu tiên Về điểm này, Minh Trị Duy

Còn các học giả Liên Xô (cũ) như nhà Đông phương học Igor Latishev coi Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng tư sản chưa hoàn thành Ở Nhật, Tanaka Akira cũng đồng ý như vậy Còn Piotr Fedoseev, Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô (cũ) nhấn mạnh đây là cuộc cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục(3)

Ở Trung Quốc, vào những năm 1950, nhiều người chịu ảnh từ các nhà nghiên

cứu Liên Xô cũng coi Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng tư sản chưa hoàn thành

Sang những năm 1960 có sự thay đổi, xuất hiện quan điểm coi Minh Trị Duy tân là

cách mạng tư sản không triệt để

Ở Việt Nam, trong các giáo trình lịch sử thế giới cận đại hay các cuốn về Lịch

sử Nhật Bản, nhìn chung các tác giả điều coi Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng tư

sản không triệt để hay cách mạng còn nhiều hạn chế Như Vũ Dương Ninh và Nguyễn

Văn Hồng trong Lịch sử thế giới cận đại (2), Lê Văn Quang trong cuốn Lịch sử Nhật

Trang 14

Trường phái thứ ba coi Minh trị Duy tân là chuỗi cải cách Quan điểm này

chiếm ưu thế ở Nhật từ những năm 1980 trở lại đây Tiêu biểu cho quan điểm này có Toyama Shigeki, Ishii Kanji, Tanaka Akira, Nakamura Satoru,… họ cho rằng Minh Trị

Duy Tân là “Vương chính phục cổ” kết hợp với một chuỗi cải cách thành “phú quốc

Ở Việt Nam, GS Hoàng Văn Việt cho rằng “Minh Trị Duy tân không là cuộc cách mạng xã hội mà là cuộc cải cách toàn diện hay cách mạng từ trên”(4)

Trường phái thứ tư coi Minh Trị Duy tân vừa là cách mạng vừa là cải cách

Trước tiên là cách mạng lật đổ chế độ Bakufu và sau đó là chuỗi cải cách nhằm biến Nhật Bản từ một nước Phong kiến sang một nước tư bản chủ nghĩa

Tiêu biểu như Sasaki Hiroshi ở Nhật, Lữ Vạn Hòa ở Trung Quốc(5) và Lê Văn Quang ở Việt Nam

Tôi đồng ý với quan điểm của trường phái thứ ba coi Minh Trị Duy tân là

“Vương chính phục cổ” kết hợp với một chuỗi cải cách thành “phú quốc cường binh”

Và cũng xin được giả thích thêm:

Lật lại lịch sử Nhật Bản, nếu tính từ thế kỷ thứ 4, trong suốt kỷ nguyên lịch sử khoảng 1650 năm kể từ ba thế kỷ trước khi có hiến pháp 17 điều khoảng của Shotuku Taishi vào năm 604(6) Gia đình Hoàng đế tiếp tục là gia đình cai trị Nhật Bản trong suốt thời kỳ này, nhưng không quá 1/3 toàn bộ thời kỳ này Hoàng đế mới là người cai trị trên thực tế cũng như trên danh nghĩa, tức là Hoàng đế nắm quyền chuyên chế tuyệt đối Khoảng thời gian còn lại thì quyền lực kiểm soát trên thực tế nằm trong tay các

quan nhiếp chính (Sesho hay Shikken), các cố vấn nhiếp chính (Kanpaku), các hoàng

đế nghỉ hưu (Hoo), các tướng quân (Shogun) và những người khác, Hoàng đế chỉ là

(6) Michio Morishima, Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb

Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991, tr 23

Trang 15

một “con rối”, chỉ là người cai trị trên danh nghĩa Mãi đến thời kỳ Minh Trị Duy tân,

thì quyền lực mới phục hồi về tay Thiên Hoàng, lúc này Thiên hoàng mới là người cai trị trực tiếp đất nước điều này có nghĩa là trong suốt 2/3 kỷ nguyên lịch sử Nhật Bản là những năm của sự điều hành kép, có lúc là sự điều hành của ba bộ phận, Hoàng đế chỉ

là hư danh Trừ thời cổ đại và những năm thời kỳ Minh Trị, chỉ có rất ít năm trong đó tồn tại sự điều hành đơn nhất dưới sự cai trị trực tiếp của Hoàng đế, tức là Hoàng đế

nắm trong tay quyền chuyên chế tuyệt đối Đây là sự chuyển biến từ “một chế độ

phong kiến thuần túy” sang “chế độ chuyên chế tuyệt đối” Vì thế, Theo tôi trước tiên

Minh Trị Duy Tân là “Vương chính phục cổ” Không những thế, sau đó kết hợp với một loạt các chuỗi cải cách đã đưa Nhật Bản trở thành một nước “phú quốc cường

binh”, ngang hàng với các nước phương Tây Vấn đề này, tôi sẽ biện giải kỹ hơn ở

phần sau

2 Vấn đề phân kỳ của Minh Trị Duy Tân

Trong vấn đề phân kỳ Minh Trị Duy tân cũng diễn ra sự tranh luận quyết liệt giữa các nhà nghiên cứu ở Nhật và trên thế giới Nhìn chung, về thời điểm khởi đầu, có hai quan điểm chính Quan điểm thứ nhất cho rằng Minh Trị Duy tân bắt đầu bằng cải cách thời Tempo (Thiên Bảo) và quan điểm thứ hai cho rằng bắt đầu bằng việc Nhật Bản mở cửa vào năm 1853 Còn về thời điểm kết thúc có rất nhiều quan điểm khác

nhau kéo dài từ thời kỳ “phế Han lập Ken” (1) cho đến chiến tranh Nhật – Thanh 1994

– 1995

Đó là quan điểm lấy các mốc năm Minh Trị thứ 4 (1871), Minh Trị thứ 6 (1873), Minh Trị thứ 10 (1877), Minh Trị thứ 12 (1889), Minh Trị thứ 14 (1881), Minh Trị thứ 17 (1884), Minh Trị thứ 22 – 23 (1889 – 1890), và Minh Trị thứ 27 – 28 (1894 – 1895) làm mốc kết thúc của Minh Trị Duy tân(2)

(1) Han (Phiên) là đơn vị hành chính thời Edo, giống như lãnh địa phong kiến; Ken (Huyện) là đơn vị hành chính thời Minh Trị đến nay, tương đươg với tỉnh của Việt Nam

(1) Nguyễn Tiến Lực, sđd, tr 20

Trang 16

Các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Inoue, Toyama, Horie, Nakamura, Ishii có chung quan điểm lấy cải cách Tempo làm móc khởi đầu, nhưng lại có quan điểm khác nhau về thời điểm kết thúc

Inoue lấy mốc năm 1871, sau khi phế Han lập Ken làm thời điểm kết thúc Toyama thì cho rằng Minh Trị Duy tân kết thúc bằng chiến tranh Tây Nam 1877 Horie thì lấy thời điểm kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa Chichibu Nakamura và Ishii thì lại cho rằng Minh Trị Duy tân kết thúc bằng việc ban hành Hiến pháp và triệu tập Quốc hội, tức vào khoảng năm 1889 – 1890

Một quan điểm khác là của nhà nghiên cứu Minh Trị Duy tân nổi tiếng hiện nay Tanaka Akira, ông cho rằng năm 1853 là thời điểm thống nhất những yếu tố tất nhiên của những điều kiện trong nước và những nguyên nhân có tính quốc tế từ bên ngoài nên được coi là thời điểm mở đầu cho Minh Trị Duy tân và thời điểm kết thúc là năm

1879 khi Nhật Bản sáp nhập Ryukyu (Lưu Cầu) vào lãnh thổ Nhật Bản, “đó là thời

điểm cuối cùng của quá trình hình thành quốc gia thống nhất theo chế độ tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản”

Ngoài ra, chúng ta cần phải kể đến một quan điểm rất đáng chú ý của Lữ Vạn

Hòa Ông coi Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng tư sản không triệt để là “toàn bộ

quá trình chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa ở Nhật”, khởi

điểm từ khi chiến hạm của Perry đến Nhật (1853 – 1854), làm dấy lên phong trào

“nhương Di”, “đảo Mạc” và đến năm 1894 – 1895, khi “Hiệp ước thương mại và hang hải Nhật – Anh” được ký kết và sau đó là chiến tranh Nhật – Thanh làm thời

điểm kết thúc Minh Trị Duy tân Nhà nghiên cứu người Nhật Sasaki Hiroshi và Lê Văn Quang của Việt Nam cũng có cùng quan điểm phân chia như vậy Tôi đồng ý với quan điểm này và cũng xin được giải thích thêm:

Việc phân chia Minh Trị Duy tân có thể không chung nhất, sẽ có nhiều quan điểm khác nhau tùy theo cách nhìn nhận của mọi người nhưng dù khác nhau đi nữa,

Trang 17

chúng ta phải công nhận một điều là thông qua Minh Trị Duy tân mà xã hội Nhật Bản chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa Trên cơ sở sự thật lịch sử này, theo tôi, phải hiểu Minh Trị Duy tân theo nghĩa rộng, xem xét toàn bộ quá trình chuyển biến của Nhật Bản từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa, chứ

không đơn thuần chỉ xem nó như là một cuộc cách mạng (cách mạng từ trên hay cách

mạng tư sản không triệt để…) hay chỉ là một cuộc cải cách Khác với các nước phương

Tây, khi tiến hành Duy tân, ở Nhật Bản yếu tố TBCN vừa ít lại vừa yếu, giai cấp tư sản chưa hình thành, nên khi giành chính quyền từ Tokugawa Bakufu và trong những năm đầu của chính quyền MinhTrị, quá trình Duy tân vẫn chưa hoàn toàn chưa kết thúc Xem xét kỹ những biến đổi trong và ngoài nước thì khởi điểm của quá trình đó là năm

1853 khi chiến hạm của Perry đến Nhật làm dấy lên phong trào “Tôn Vương nhương

Di” và sau đó phát triển thành phong trào “Tôn Vương đảo Mạc” và kết thúc vào năm

1895 với cuộc chiến tranh Nhật – Thanh

Nếu lấy mốc khởi đầu từ 1830 – 1840, tức thời Tempo là không thỏa đáng Lý

do là cải cách Tempo không làm cải biến căn bản xã hội Nhật Bản Còn vào năm 1853, khi các chiến hạm của Mỹ đến Nhật Bản, bắt Nhật Bản phải mở cửa, đưa Nhật vào hệ thống TBCN thế giới thì xã hội Nhật Bản mới có sự thay đổi căn bản Từ đó ngoài mâu thuẫn cố hữu của xã hội Nhật Bản là mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với nhân dân,

đã nẩy sinh thêm một mâu thuẫn mới là mâu thuẫn dân tộc giữa chủ nghĩa thực dân phương Tây và dân tộc Nhật Bản Và nói như cụ Đào Trinh Nhất: “thiệt sự, tới năm

1853, Nhựt-bổn đang đóng cửa ngủ ngon, giữ chặt thói cũ, chính tự đề-đốc Perry đem một đoàn tàu Mỹ lại thị oai mà làm cho họ giật mình tỉnh giấc, phát phẩn tự cường ; Nhựt-bổn bước vào kỷ nguyên mới, bắt đầu từ đó”(1)

Toàn bộ quá trình Duy tân có hai mặt: xóa bỏ cái cũ và thiết lập cái mới xóa bỏ cái cũ là đánh đổ chế độ Bakufu và những cơ sở của nó Việc bỏ cái cũ thông qua

“Vương chính phục cổ”(1867) và chiến tranh Mậu Thìn (1868) và thông qua một chuỗi

(1) Đào Trinh Nhất, Nhật Bổn Duy tân 30 năm, Nxb Đắc Lập, Huế, 1936

Trang 18

cải cách kéo dài đến 1878 còn việc thiết lập cái mới thì diễn ra đến những năm 1890, khi Nhật Bản đạt những kết quả lớn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa các mặt đời sống

xã hội và năm 1889 công bố Hiến pháp, thể chế chính trị - xã hội mới được củng cố vững chắc Đến đây những mục tiêu của sự nghiệp Duy tân gần như đã đạt được

Tuy nhiên, mặt dù đạt những thành tựu lớn, nhưng vị thế quốc tế của Nhật vẫn còn thấp, các nước phương Tây vân chưa chịu sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng và nguy cơ Nhật Bản bị các nước phương Tây nô dịch vẫn còn Chỉ khi việc đạt được với

Anh “Hiệp ước thương mại và hàng hải Nhật – Anh” vào năm 1894 và sau đó giành

được thắng lợi vang dội trong cuộc chiến tranh Nhật – Thanh năm 1895 thì Nhật Bản mới thực sự trở thành một cường quốc, nguy cơ dân tộc của Nhật Bản mới không còn nửa Những mâu thuẫn cơ bản bản của Nhật Bản đến đây được giải quyết Và như vậy nhiệm vụ Duy tân coi như hoàn thành Việc lấy mốc 1894 – 1895 làm mốc kết thúc Minh Trị Duy tân là thỏa đáng hơn cả

3 Các giai đoạn của Minh Trị Duy Tân

Nếu chúng ta coi Minh Trị Duy tân bắt đầu từ năm 1853 và kết thúc vào năm

1895 thì toàn bộ quá trình đó có thể chia làm ba giai đoạn Giai đoạn thứ 1 từ năm

1853 đến năm 1868, nội dung chủ yếu là phong trào “Tôn Vương nhương Di” và “Tôn

Vương đảo Mạc”, tức là giai đoạn đấu tranh lật đổ chính quyền Tokugawa, thiết lập

chính quyền Minh Trị Giai đoạn thứ 2 từ năm 1869 đến năm 1878, là giai đoạn cải cách, phá bỏ cái cũ, xác lập cái mới Giai đoạn thứ 3 từ năm 1878 đến năm 1895, đây

là giai đoạn hoàn thiện, củng cố cái mới – hoàn thành sự nghiệp Duy tân Nói đúng hơn thì giai đoạn 1 là giai đoạn tiền Duy tân và giai đoạn thứ 2 và thứ 3 là giai đoạn Duy tân

3.1 Giai đoạn 1: Từ “Tôn Vương nhương Di” đến “Tôn Vương đảo Mạc”

Trang 19

Giai đoạn này tính từ khi chiến hạm của Đô đốc Perry đến Nhật (1853) và sau

đó là Nhật Bản mở của (1854) cho đến “Vương chính phục cổ” (1867), chiến tranh

Mậu Thìn (1868)

3.1.1 về chính trị

Trong giai đoạn này, về chính trị, xung quanh ý thức về nguy cơ dân tộc rất

nghiêm trọng đã diễn ra sự đối lập kịch liệt trong các tầng lớp thống trị trong nội bộ chế độ Bakufu Vào thời điểm này, chính quyền Shogun đã rơi vào tình trạng suy yếu khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt, từ đó dẫn tới quá trình vận động cách

mạng từ “Tôn Vương nhương Di” đến “Tôn Vương đảo Mạc”, lật đổ chế độ Baku Han

cũ, xây dựng chế độ mới, chế độ Minh Trị

3.1.2 Về mặt kinh tế - xã hội

Về mặt kinh tế, đây quá trình tan rã của chế độ lãnh chủ và lưu thông hàng hóa

kiểu thể chế Baku Han, việc thi hành chính sách mở của đã đưa tới những biến động kinh tế dữ dội và làm nổi lên những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội

Tháng 7 – 1853, Mỹ phái một chiến hạm gồm 4 tàu hải quân do Đô đốc Mathew Perry chỉ huy tiến vào vịnh Edo dùng áp lực quân sự ép Nhật mở của, thông thương Trước áp lực quân sự, gần 1 năm sau, ngày 31 – 3 – 1854, chính quyền Bakufu buộc

phải ký “hiệp ước Kanagawa” với Mỹ Sau đó, tháng 7 – 1858, Mỹ tiếp tục ép chính quyền Bakufu ký hiệp ước “Nhật – Mỹ tu hiếu thông thương điều ước”, với những

điều khoảng nặng nề hơn(1)

Hai bản hiệp ước trên thể hiện sự bất lực của chính quyền Tokugawa về khả năng giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại, là tiếng chuông báo cho sự cáo chung của nó Phong trào đấu tranh chóng Tokugawa Bakufu bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ 19 với sự lãnh đạo các Daimyo lấy cớ Bakufu để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh, liền nổi dậy chóng lại Shogun Shogun phần vì không

(1) Về nội dung của hai bản hiệp ước này, xin tham khảo thêm trong Nguyễn Tiến Lực, sđd, tr 44 và 45

Trang 20

muốn, phần vì không thể chóng lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng các lực lượng và rốt cuộc dẫn đến tan rã thể chế Baku Han Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách và quý

tộc triều đình đã nhân cơ hội nắm quyền lãnh đạo đất nước Họ nêu ra khẩu hiểu “Tôn

Vương nhương Di”, tức là ủng hộ Thiên Hoàng chóng phương Tây

Những hiệp ước bất bình đẳng mà Shogun ký với Mỹ làm người dân Nhật và

những người thuộc phe “nhương Di” cảm thấy tinh thần dân tộc bị xúc phạm và nền

độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng Vì thế họ chủ trương đánh phương Tây bằng mọi giá Đi đầu trong phong trào này là các Han Tây Nam, đặc biệt là Choshu Han và Satsuma Han

Ngày 11 – 3 – 1863, Thiên Hoàng tuyên bố sắc lệnh “nhương Di” và ngày hôm sau, chính quyền Tokugawa cũng phải tuyên bố “nhương Di” Theo đó trong một

tháng từ ngày ban lệnh, người phương Tây phải rời khỏi lãnh thổ Nhật Bản Tuy nhiên, vào thời điểm cuối cùng vẫn chưa có Han nào hành động ngoại trừ Choshu Đây là một trong những Han có tiềm lực quân sự mạnh nhất của Nhật Họ đã đặt mua những con tàu hơi nước và vũ khí hiện đại của Mỹ, vì thế họ rất tự tin Ngay khi thời hạn vừa kết thúc, Han chủ của Choshu là Mori Takachika cho quân mình tấn công vào các tàu của phương Tây ở eo biển Shimonoseki, như tàu Pembroke của Mỹ vào ngày 25 – 6 –

1863, tàu Kienchang của Pháp ngày 27 – 6 – 1863, tàu Masuda của Hà Lan vào ngày

17 – 7 – 1863 Mỹ và các nước vô cùng tức giận và đã tiến hành trả đũa vào ngày 16 –

7 – 1863, tiêu diệt 3 tàu của Choshu, làm chết và bị thương 40 người

Dù bị trả đũa nhưng Choshu vẫn không chùn bước, tháng 7 – 1864, quân Choshu đốt cháy một tàu Mỹ khi cập bến Shimonoseki Các nước Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan quyết định thành lập một liên minh để tấn công Choshu Cuộc giao tranh giữa lực lượng Hải quân Choshu và Hải quân 4 nước diễn ra quyết liệt trong 2 ngày 5 và 6 tháng 12 – 1864 Mặc dù có trong tay những vũ khí từ phương Tây, nhưng Choshu không thể cạnh tranh nổi với vũ khí hiện đại của phe liên minh nên quân Choshu đã

Trang 21

thất bại Toàn bộ tàu bị phá hủy, hơn 600 võ sĩ và dân thường chết và bị thương Nhật phải bồi thường 3 triệu USD và phải chịu ký các hiệp ước bất bình đẳng khác

Trong khi Chushu bị thất bại thì Satsuma cũng chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn một năm với Anh Cuộc giao tranh ác liệt diễn ra với một loạt các trận chiến dọc theo bờ biển Kagoshima từ cuối năm 1863 kết quả là Satsuma bị thất bại Phía Satsuma chỉ còn 5 người sống sót, còn phía Anh là 13 người(1)

Sau những thất bại quân sự này, các Han đã nhận ra rằng việc trục xuất người nước ngoài ra khỏi đất nước là một điều không dễ dàng gì làm được và tư tưởng

“nhương Di” là hoàn toàn không thực tế

“Nhương Di” không thành công, các Han đã chuyển sang “Tôn Vương đảo Mạc” Đây làp sự kế tục của tư tưởng “Tôn Vương nhương Di” và là tư tưởng trực tiếp

cho cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị của chế độ Tokugawa Nếu “Tôn Vương nhương

Di” nhấn mạnh việc đánh bại phương Tây thì “Tôn Vương đảo Mạc” đề cao việc đánh

đổ Bakufu Hai tư tưởng này không đối lập nhau mà là biểu hiện cao hơn về mặt nhận thức của thế lực chống Bakufu vào giữa thế kỷ 19 nguyên nhân của sự chuyển biến tư tưởng ngoài sự thay đổi trong nhân thức và tư duy của những người lãnh đạo các Han thì còn có nguyên nhân trực tiếp từ sự thất bại của Choshu và Satsuma

Phong trào “Tôn Vương đảo Mạc” đã buộc Bakufu trao trả chính quyền cho Thiên Hoàng bằng hiệu lệnh “Vương chính phục cổ”, lật đổ sự thống trị của Tokugawa

Bakufu vào tháng 12 – 1867 ngày 31 – 1 – 1868, chính phủ mới do Thiên Hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới thời kỳ Minh Trị với mong muốn là thời kỳ sự cai trị sáng suốt bắt đầu

3.2 Giai đoạn 2: Tiến hành các cuộc cải cách, phá bỏ cái cũ, xác lập cái mới

(1) Nguyễn Tiến Lực, sđd, tr 55

Trang 22

Giai đoạn này bắt đầu từ “Vương chính phục cổ”, chiến tranh Mậu Thìn (1867 –

1868) đến khi kết thúc chiến tranh Tây Nam năm 1867 đây là quá trình tiếp tục đối ứng với áp lực bên ngoài, xây dựng quốc gia mới và hiện đại hóa đất nước Đó là việc giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội Baku Han và tạo ra xã hội mới có thể nói giai đoạn này là điển hình nhất của Minh Trị Duy tân Vì vậy, đây là giai đoạn chính của Minh Trị Duy tân

3.2.1 Về chính trị

Sau chiến tranh Mậu Thìn (1868), trên thực tế thể chế Baku Han đã tan rã, thông

qua các chính sách như “Bản tịch phụng hoàn” (1869), “Phế Han lập Ken” (1871) đã

hình hình thành nên quốc gia TBCN có tính chất chuyên chế quan liêu

Về chính sách “Bản tịch phụng hoàn” Ngay từ thời Tokugawa Bakufu, dưới chế độ Baku Han thì các Han đã tồn tại như những “tiểu quốc”, tương đối độc lập với

chính quyền trung ương về kinh tế, chính trị, quân sự sau khi Bakufu bị tiêu diệt và chính quyền Minh Trị được thành lập thì tình trạng cát cứ vẫn còn tồn tại Không những thế, các Han vẫn duy trì sức mạnh của mình và không thực thi một cách triệt để các chủ trương, chính sách của chính phủ trung ương Các Han càng độc lập và hùng mạnh thì chính quyền trung ương càng khó quản lý Chính trong bối cảnh đó các nhân

vật chủ chốt như Kido, Okubo đã đưa ra chủ trương “Bản tịch phụng hoàn” và trên cơ

sở đó tiến hành “Phế Han lập Ken”

“Bản” tức là đất đai, lãnh địa; “tịch” là dân; “phụng hoàn” là trao trả lại cho

Thiên Hoàng Tóm lại, “Bản tịch phụng hoàn” có nghĩa là các Daimyo ở tất cả các

Han phải trao trả lại cho Thiên Hoàng cả Han và cư dân trong Han của mình Còn

“Phế Han lập Ken” tức là xóa bỏ các lãnh địa và thành lập các tỉnh Có thể nói, với 2

chính sách này là nền tảng cho việc tiến hành những cải cách tiến bộ và quan trọng sau này

3.2.2 Về đối ngoại

Trang 23

Đây là quá trình đấu tranh để xây dựng một quốc gia độc lập và sau đó thi hành chính sách đối ngoại bành trướng sang các nước Đông Á Đó là quá trình thương thuyết nhằm xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc phương Tây Hơn nữa, để xây dựng một quốc gia độc lập, phải xác lập cho được phạm vi chủ quyền và lãnh thổ, do đó nảy sinh vấn đề xác lập sự thống trị đối với người Ainu ở Hokkaido và vấn đề Ryukyu Và sau đó là quá trình bành trướng sang các nước Đông Á Có thể coi

“Hiệp ước hữu nghị Nhật – Triều” được ký vào năm 1876 là bước đầu tiên trên con

đường bành trướng sang Đông Á của Nhật Bản mới

3.2.4 Về văn hóa – xã hội

Chính phủ Minh Trị thực thi một cách kiên quyết sự nghiệp “văn minh khai

hóa” làm biến đổi sâu sắc và rộng lớn trong đời sống của Nhật Bản cuối thế kỷ 19

Để xóa bỏ quyền lực các Daimyo, chính phủ mới đã xóa bỏ hệ thống lãnh địa và

danh hiệu các Daimyo Đồng thời tuyên bố “tứ dân bình đẳng”, nghĩa là bốn tầng lớp

gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt Tuy nhiên sự nghiệp văn minh hóa, hiện đại hóa ở Nhật Bản bằng biện pháp từ trên xuống, không để quần chúng tham gia vào đã để lại những ảnh hưởng xấu trong lịch sử Nhật Bản sau này Ở giai đoạn này, tang lớp tư sản cấp dưới và địa chủ mới đã tiến hành phong trào dân quyền vận động cho việc thiết lập quốc hội từ phông trào này dẫn đến

sự đối lập giữa phái cấp tiến do Okuma Shigenobu và phái tiệm tiến do Ito Hirobumi

cầm đầu sự đối lập này tạo ra nguy cơ chính trị lớn nhất của thời Minh Trị

Trang 24

3.3 Giai đoạn 3: Hoàn thiện, củng cố cái mới – hoàn thành sự nghiệp Duy tân

Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1878, thông qua hàng loạt sự kiện lớn như cuộc chính biến năm Minh Trị thứ 14 (1881), củng cố hiến pháp (1889), triệu tập quốc hội

(1890), thành lập chính phủ dân sự và kết thúc bằng việc ký “Hiệp ước thương mại

mới giữa Nhật – Anh” (1994) và sau đó là chiến tranh Nhật – Thanh (1894 – 1895)

Đây là giai đoạn cuối của thời kỳ Minh Trị Duy tân

pháp tiên tiến đầu tiên ở châu Á, đặt cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ quân chủ

lập hiến ở Nhật Bản, một thành tựu Minh Trị Duy tân

3.3.2 Về kinh tế

Đây là thời kỳ đã xác lập được nền kinh tế TBCN Có ít nhất hai lý do cho tốc

độ hiện đại hóa ở Nhật Bản:

Thứ nhất, là việc thuê mướn hơn 3000 chuyên gia nước ngoài trong rất nhiều

lĩnh vực chuyên nghành như dạy tiếng Anh, khoa học, kỹ sư, lục quân và hải quân…(1)

Thứ hai, là gửi nhiều sinh viên Nhật Bản sang học ở châu Âu và Mỹ, dựa trên

điều thứ năm và cuối cùng của “năm điều thề nguyện” năm 1868

(1) xem thêm Vĩnh sính, Nhật Bản cận đại, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1991 Và Nguyễn Tiến Lực, Chuyên gia nước

ngoài và sự nghiệp Cận đại hóa Nhật Bản, Nghiên cứu Kinh tế, số 258, Hà Nội, 1999

Trang 25

Quá trình hiện đại hóa được điều hành một cách chặt chẽ và mạnh mẽ của chính

phủ Minh Trị, nâng cao quyền lực của các tập đoàn Zaibatsu khổng lồ như Mitsui và

Mitsubishi

Cải cách kinh tế tài chính bao gồm việc ban hành đồng Yên mới và định giá thống nhất, ngân hàng, thương mại và luật thuế, thị trường chứng khoán và hệ thống thông tin liên lạc sự thiết lập một khuôn khổ cơ quan hiện đại cho phép kinh tế tư bản tiên tiến có thêm thời gian nhưng được hoàn thành trong thập kỷ 1890

Chính phủ Minh Trị đã ra sức công nghiệp hóa đất nước, biến đất nước trở thành một nước công nghiệp đầu tiên ở châu Á Sau 20 năm đầu thời Minh Trị, nền công nghiệp phát triển nhanh chóng và Nhật nổi lên như một quốc gia công nghiệp chủ yếu

3.3.3 Về đối ngoại

Nhật Bản lựa chọn con đường “thoát Á”, gia nhập vào hàng ngũ các cường

quốc phương Tây, tiến hành chính sách bành trướng, xâu xé Đông Á, sáp nhập Okinawa, xâm chiếm Đài Loan, mở của Triều Tiên và cuối cùng gây cuộc chiến tranh Nhật – Thanh

Sau khi chiến thắng nhà Thanh trong cuộc chiến tranh Nhật – Thanh (1894 –

1895), Nhật Bản đã xác lập vai trò minh chủ của mình ở châu Á Với chiến thắng này,

về mặt quốc nội Nhật Bản đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về phương diện quốc tế đã xác lập vị trí minh chủ ở châu Á, một cương quốc thế giới, hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ mất độc lập và chủ quyền nên có thể coi là sự nghiệp Duy tân chấm dứt

Từ đó, Nhật Bản tiến hành trên con đường đế quốc chủ nghĩa, tham gia quyết liệt vào các cuộc tranh chấp quốc tế và chiến tranh thế giới lần thứ nhất Thời đại Minh Trị vẫn còn tiếp tục đến năm 1912 khi Minh Trị Thiên Hoàng băng hà, nhưng sự nghiệp Duy tân thời Minh Trị đã chấm dứt từ sau chiến tranh Nhật – Thanh

Chương 2: Tác động của yếu tố phương tây đến Minh Trị Duy tân

1 Nền tảng tư tưởng cho một cuộc Duy tân

Trang 26

Minh Trị Duy tân đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia tiên tiến trên thế giới Đó Là một hiện tượng lịch sử Nhưng đến nay câu

hỏi: “Vì sao Nhật Bản có thể Duy tân và Duy tân thắng lợi?” vẫn còn là bài toán hấp

dẫn với nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự phát triển Nhật Bản, hầu hết nhiều người điều cho rằng bước đi đầu tiên có ý nghĩa khá cơ bản và vai trò của tư tưởng có vị trí triết thuyết chỉ đạo thực tiễn nhất định Tuy vậy, vấn đề tư tưởng, giáo dục… chưa được chú ý đầy đủ khi nghiên cứu về nó trong quá trình Nhật Bản Duy tân, cũng như yếu khác tác động đến nền tảng hệ tư tưởng Duy tân của Nhật Bản, như tác động từ các hệ tư tưởng, văn hóa Tây phương chẳng hạn Trước khi tìm hiểu vấn đề này, chúng ta tìm hiểu xem Quá trình thoát khỏi hệ tư tưởng cũ của Phương Đông của Nhật như thế nào?

1.1 Quá trình thoát khỏi hệ tư tưởng cũ của Phương Đông

Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam Cũng như ở nước ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong

tư tưởng của nước ấy Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào?

Giáo sư Masao Maruyama trong tác phẩm: “Luận về lịch sử tư tưởng chính trị

tại Nhật” của mình đã viết: “người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với

Trung Quốc trước khi tiếp xúc với Tây phương Họ đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài Hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã diễn ra trong một quá trình tranh luận giữa các tín đồ Khổng giáo với nhau, chứ không phải giữa họ với "ánh sáng mới" đến từ Tây phương Nói khác, hiện

Trang 27

đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã xảy ra trước khi Minh Trị hiện đại hóa nước Nhật để bắt kịp Tây phương Giải phóng tư tưởng đi trước giải phóng chính trị”(1)

Đó là điểm đặc biệt mà ít người nói đến, nhất là ở phương Tây Tây phương ưa làm người ta nghĩ rằng nguồn gốc hiện đại là đến từ họ Nhận định của Giáo sư Masao Maruyama là vô cùng độc đáo và tôi cho rằng nó hoàn toàn đúng Chúng ta biết, Khổng giáo du nhập vào đất Nhật rất sớm, cuối thế kỷ thứ 4 sau Tây lịch, và đặc biệt được tôn quý nhất dưới thời Tokugawa, nghĩa là từ đầu thế kỷ 17 đến khi Minh Trị thiết lập lại uy quyền của Vua năm 1868 Và có thể xem Nhật bản bắt đầu thoát khỏi hệ

tư tưởng Nho giáo từ đầu thế kỷ 18 Móc đánh dấu cho quá trình này chính là sự ra đời của hai hệ phái tư tưởng đầu tiên là Cổ Học Phái và Quốc Học

Người đặc nền móng cho Cổ Học Phái là Yamaga Sokô và Itô Jinsai Sau này đại diện tiêu biểu cho Cổ Học Phái là Ogyuu Sorai (1666-1728) Tư tưởng chung của

Cổ Học Phái chính là việc xét lại đạo Nho Yamaga Sokô và Itô Jinsai theo khuynh hướng bác bỏ đạo Nho của Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh và chủ trương học thẳng

Khổng Tử là khuynh hướng “thánh học” Họ không học qua các nhà Nho Trung Quốc

mà xem hẳn “Trọng Ni là thầy ta” Sau đó Ogyuu Sorai theo cổ học nhưng lại đối lập với học thuyết của Itô Jinsai, đề xướng “Phục cổ học” nghĩa là học về Thi Thư Lễ

Nhạc, những di thư của tiên vương, còn ra đời trước cả Khổng Tử Phát kiến căn bản

của Sorai là sự trở về với cổ học tức tự mình tìm hiểu một cách chính xác “tiên vương

chi đạo” vì theo ông Chu, Trình và ngay cả Mạnh cũng chưa chắc đã hiểu đúng lời

người xưa cho nên việc theo học “cổ văn từ” là điều cần thiết Sorai nhấn mạnh đến phương pháp tiếp cận lịch sử và ông tin vào đường lối “kinh thế tế dân” của người xưa

(“cổ hữu thánh nhân, kim vô thánh nhân”) được bày tỏ ra trong Lục Kinh Muốn trị

nước an dân thì phải hiểu sáu bộ sách nầy, chứ không có cách nào khác ( “phi học cổ

văn từ, bất năng dã”) Qua sách vở nhập vào, ông biết về các thi văn tập do các học giả

(1) Masao Maruyama, Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật, Nhật Bản, 1952 Dẫn theo Cao Huy Thuần, Từ

bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?, Tạp chí Thời Đại Mới,

số 19, 2009

Trang 28

đời Minh như Lý Phàn Long và Vương Thế Trinh soạn Nhân đó ông noi theo chủ nghĩa cổ điển của họ mà chỉ giới hạn việc sưu tập văn chương cho đến đời Tống mà thôi Nếu không có những phát kiến về mặt phương pháp luận trong học vấn của ông,

sẽ không có quan điểm xem triết học như lịch sử của các dòng tư tưởng do Tominaga Nakamoto (1830-1901) đề xướng vào cuối thế kỷ, mà cũng sẽ không có tư tưởng thực chứng trong văn bản học của Motoori Norinaga (1730-1801) Ngay cả học phái Mito khi lên tiếng chê trách mục đích chính trị của Nho Giáo, cũng chịu ảnh hưởng của ông Nói tóm lại, “đặc điểm của Sorai là hầu như không đá động tới yếu tố “lý” và “khí” của

“Chu Tử học” Ông đã thành công trong quá trình “phi hình nhi thượng hóa” Tống Nho” (1)

Sau Sorai, một học phái khác xuất hiện, chế ngự thế giới trí thức của Nhật: học

phái “nghiên cứu quốc học” mà chủ xướng là Motoori Norinaga (1730-1801) Hai ông

khác nhau như hai thái cực, nhưng ông này có thể được xem như sợi dây nối dài của

ông kia trên mặt lập thuyết Học phái “nghiên cứu quốc học” đả kích Khổng giáo tận

cội rễ, thay thế bằng việc đề cao lịch sử và văn học của Nhật Họ nói: “Thánh nhân hoặc Vua Xưa của Tàu là Vua và Thánh nhân của Tàu, bởi vậy giáo huấn của họ chẳng thích hợp gì để hiểu đặc điểm riêng của lịch sử Nhật”(2) Thay vì Thánh ấy và Vua ấy, Norinaga đề cao các vị thần đã tạo ra nước Nhật Thay vì thánh điển của Tàu, ông đưa

ra thi và thư, đầy diễm lệ, đã kể chuyện nguồn gốc, đã sinh thành ra văn hóa của nước

ông Vì “ tài năng của người Nhật bắt nguồn từ trong quá khứ thời tiền sử” (3) Ta có

thể đoán trước: học phái “nghiên cứu quốc học” góp phần tạo ra cơ sở ý thức hệ cho

phong trào phục hưng lại quyền của Vua đã bị Tướng Quân tước đoạt, và sau đó là của chủ nghĩa dân tộc đã đưa nước Nhật đến chiến tranh Chuyện đó không nói ở đây Ở đây chuyện để nói là: qua tư tưởng của Sorai và Norinaga, chính trị, lịch sử và văn

(1), (2) Nguyễn Nam Trân, Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương 17, Nxb Giáo Dục, 2011

(3) Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, NXB Thế Giới, tr 15, Hà Nội, 2002

Trang 29

chương, trước đây bị Khổng giáo buộc chặt thành hệ thống, bây giờ bị tách biệt ra với nhau Từ sự tách biệt đó, ý thức về hiện đại bắt đầu manh nha hình thành

Phương pháp của phái quốc học là làm rõ “đạo xưa” (Inishie no michi) qua những hiểu biết văn kiện cổ điển Nhật Bản, giống như phương pháp “Cổ văn từ học”

của phái Sorai làm rõ giáo nghĩa Khổng Mạnh qua những nghiên cứu cổ điển Nho giáo Phái Sorai lấy giáo thuyết của thánh nhân Trung Quốc làm quyền uy tuyệt đối, ngược lại phái quốc học xem đạo lấy ra từ cổ điển Nhật Bản là tư tưởng vô thượng Theo những học giả quốc học, việc đem hết tâm sức nghiên cứu cổ điển là để tìm ra đạo cổ thuần túy của Nhật bản, chưa bị tư tưởng Trung Quốc, tư tưởng Phật giáo tác động

Với hình thức lật ngược tư tưởng sùng bái Trung Quốc của phái Sorai, quốc họ

đã chủ trương chủ nghĩa lấy Nhật Bản làm trung tâm, nhưng đây cũng chỉ là một tư tưởng chủ trương học vấn đạo đức tư biện (đạo đức nghĩ ra trong đầu óc, không qua kinh nghiệm) có cùng tính chất với Nho giáo, nên không thể nói là đã thoát hẳn cách suy nghĩ của Nho giáo Điểm tiến bộ của phái quốc học là đã chủ trương cần thiết nghiên cứu cổ điển Nhật Bản, công kích những nhà Nho chỉ ăn học cổ điển Trung quốc, mà không biết gì về Nhật Bản, nơi mình sống Nhưng quốc học đã không nghiên cứu lịch sử hiện thực của Nhật Bản, mà lại giới hạn cái nhìn vào cổ điển xưa Đây là kết quả của ảnh hưởng Nho học, một học vấn trên bàn giấy

Một khuyết điểm lớn của những học giả phái Quốc học là không vượt qua khỏi khung cổ điển, không trực tiếp nhìn những hiện thực sống động, chỉ tìm cách làm

ra một khung trời mới qua nghiên cứu cổ điển

Quốc học đã không vượt qua được khuôn khổ của giáo học phong kiến Tuy vậy quốc học đã dạy phải tôn trọng chân lý hơn những thuyết giáo của thầy, đã phá tệ hại nhớ như con két lời dại của thầy Quốc học cũng nêu cao tinh thần nghiên cứu thảo luận, chủ trương sự thật quan trọng hơn những lý luận đạo đức chỉ có trên văn tự Đó là một thái độ tiến bộ chưa có từ trước đến nay

Trang 30

1.2 Tiếp thu văn minh Phương Tây - Sự xuất hiện các hệ tư tưởng mới

1.2.1 Những tiếp xúc đầu tiên với phương Tây

Những tiếp xúc đầu tiên của Nhật Bản với phương Tây diễn ra vào khoảng giữa những năm 1500 Vào năm 1549 (năm Tenmon (Thiên Văn thứ 18), nhà truyền giáo Francisco Zaviel đã bước lên đất Nhật Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Nhật với Tây phương Từ đó khoảng 100 năm, cho đến lúc bế quan tỏa cảng, người Bồ Đào Nha (thời đó gọi là người Nanban (người man rợ từ phương Nam)) qua mậu dịch và truyền đạo, đã truyền bá sang Nhật những văn hóa vật chất của Tây phương trong đó có súng, cùng với văn hóa tinh thần của đạo Thiên Chúa (thời đó được gọi là Kirishitan) Rồi sau đó tàu Tây Ban Nha, tàu Hòa Lan, Anh lần lược đến mở giao thông với Nhật Lúc nầy là lúc Hideyoshi đưa binh sang Triều Tiên, lập kế hoạch chinh phục đảo Luxon của Philipine, đưa tàu Shuin mậu dịch với vùng biển phía nam “Trong vòng một thế kỷ, Nhật Bản đã có một không khí phóng khoáng có tính cách quốc tế chưa có bao giờ”( 1)

Qua những giao thương với người Âu châu, người Nhật được biết rằng ngoài Trung Quốc và Ấn Độ có một thế giới văn minh gọi là Tây phương, và từ đó người Nhật mới bắt đầu đưa mắt ra toàn thế giới Nobunaga, Hideyoshi, Ieyasu đã nhìn địa cầu giấy cùng với bản đồ thế giới và biết được vị trí của Nhật trên thế giới Sau thời đại này thế giới quan của người Nhật đã thay đổi hẳn ở điểm này Giao thiệp với văn hóa Tây phương tuy chỉ có trong một thời gian ngắn, cũng đủ để tầm mắt của người Nhật rộng ra, đó là một thu hoạch lớn lao nhất của thời đại này

Đây chính là sự mở đầu đầu cho việc tiếp thu, học hỏi văn minh phương Tây Sau đó khoảng 2 thế kỷ, ở Nhật Bản đã xuất hiện những học thuyết mới, những tư tưởng mới chịu ảnh hưởng rất lớn từ phương Tây Đây cũng là quá trình bắt đầu đánh dấu cho sự cáo chung của ý thức hệ nho giáo phong kiến lỗi thời ở Nhật

(1) Ienaga Saburou, (Lê Ngọc Thảo dịch và chú thích), Văn Hoá Sử Nhật Bản, Đại học Sư phạm Toukyou, 1982

Trang 31

1.2.2 Sự ra đời của các học thuyết, các hệ phái tư tưởng mới

1.2.2.1 Phái Hà Lan học

Chúng ta thấy, nếu chủ lưu của Quốc học đã tự ghép mình trong những nghiên

cứu văn kiện cổ điển, tách rời hiện thực, đôi khi chính mình phản bội lại tính cách khách quan của văn kiện, có khi rơi vào chủ nghĩa thần bí, thiếu hợp lý trên thế giới quan Ngược lại phái Lan học (hoặc Dương học) đã có thái độ có tính cách khoa học rất mạnh mẽ

Bế quan tỏa cảng đã ngăn chặn con mắt của quần chúng từ những biến chuyển trên thế giới, nhưng đã không ngăn chận được lòng ái mộ nhiệt liệt và nhiệt ý học hỏi đối với văn hóa Tây phương

Arai Hakuseki quan tâm đến tình hình Tây phương từ trước, đã viết quyển

“Seiyoukibun” (Tây phương kỹ văn) nói về địa lý thế giới, sau khi tra hỏi tình hình thế

giới từ một người Ý tên Sidotti bị bắt vì tội tìm cách vào Nhật Bản Trong tình cảnh bế quan tỏa cảng, những nỗ lực và nhiệt tâm học hỏi văn hóa Tây phương vẫn được tiếp

tục qua cửa ngõ duy nhất là “mậu dịch với Hòa Lan” ở Nagasaki Đi du học ở

Nagasaki hoặc mỗi năm một lần khi nhân viên buôn bán Hòa Lan đến chầu mạc phủ, là

cơ hội học hỏi của những người ái mộ văn hóa Tây phương Cho nên tuy chỉ là một nhân viên buôn bán, những người Hòa Lan nầy đã phải trả lời những câu hỏi về nhiều ngành học vấn(1)

Để củng cố xã hội phong kiến, những người cai trị cảm thấy cần phải lợi dụng

kỹ thuật và khoa học cận đại của Tây phương Tướng quân thứ 8, Yoshimune, coi trọng học vấn thực tế, có quan tâm đến lịch và thiên văn của Hòa Lan, đã khuyến khích Lan học nhằm mục đích thi hành chính sách chấn hưng sản nghiệp Nhưng vì cấm đạo Thiên Chúa, nên đã có những khống chế mạnh mẽ trong việc đọc sách Tây phương, chỉ

(1), Ienaga Saburou, sđd, chương 7

Trang 32

những người thông dịch ở Nagasaki mới biết được chút ít tiếng Hòa Lan, nên việc học hỏi học vấn Tây phương rất khó khăn

Y sĩ Maeno Ryoutaku và Sugita Genpaku, từ những thí nghiệm giải phẫu người

ta, đã biết rằng những sách giải phẫu của Hòa Lan hết sức chính xác, và không thể tin được những sách y học của Nhật Bản theo kiểu Trung Hoa Từ đó họ đem hết tâm

huyết học hỏi, dịch sách giải phẫu của Hòa Lan, và đã xuất bản được sách “Giải thể

tân thư” vào năm 1774 Tình trạng nầy được Genpaku viết rõ trong “Rangaku kotohajime” (bắt đầu Lan học) Từ đó con đường học hỏi học vấn Tây phương qua

nguyên văn sách Hòa Lan được mở ra

Sau đó Ootsuki Gentaku đã viết ra sách nhập môn “Rangaku Kaitei” và Inamura Sanpaku xuất bản tự điển Lan-Nhật “Haruma Wage” tạo ra tiện nghi to lớn

cho những người nghiên cứu Lan học Hơn nữa, năm 1823, Y sĩ người Đức tên Siebold

đã đến thương quán Hòa Lan mở ra “Narutaki juku” ở ngoại ô Nagasaki để giảng học

thuật của Tây phương một cách có hệ thống cho những học sinh đến từ toàn quốc, và nhờ đó đã nâng cao trình độ của Lan học(1)

Cuối thời Mạc phủ, không những chỉ học ở Hòa Lan, mà những học tập về kỹ nghệ, học thuật cận đại của những nước Âu châu cũng đã lan rộng ra, và Lan học xứng

đáng với tên mới là “Dương học”

Trí thức và khoa học cận đại bắt đầu được chấp nhận ở Nhật Bản nhờ ở kết quả thành công trong việc học tập Dương học mặc dầu Nhật Bản có đủ tư cách hãnh diện

vì đã sinh ra được những tài sản văn hóa cao độ trong lãnh vực tôn giáo và nghệ thuật, nhưng hoàn toàn không sinh ra được một hệ thống trí thức nào có tính cách hợp lý xứng đáng với tiếng khoa học Nhưng vào thời Edo, thế giới quan có tính cách siêu việt của tôn giáo bắt đầu mất sức, và từ kết quả đó những quan tâm về hiện thực mạnh mẽ

ra, ngay trong chính những nhóm học giả thuộc hệ thống học vấn truyền thống kiểu

(1), Ienaga Saburou, sđd, chương 7

Trang 33

Trung Quốc, tinh thần tìm hiểu thực chứng cũng lần lần lên cao Những điều kiện nghiên cứu khoa học đã đi đến chỗ được hoàn chỉnh, ở đây việc học tập Dương học xảy ra, và người Nhật bắt đầu khám phá ra cách nhận thức khoa học cho mình

Ryoutaku, Genpaku hoặc Siebold đã mở đường cho y học Tây phương với những thực chứng sinh lý học dựa vào thực nghiệm, Shizuki Tadao nghiên cứu vật lý

và thiên văn, viết sách “Rekishou Shinsho” giới thiệu thuyết địa động, Hiraga Gennai

tìm cách chế máy phát điện và độ kế ấm lạnh, Inou Tadataka đã đi khắp Nhật Bản, đo lường đất đai vẽ ra bản đồ Nhật Bản chính xác tinh mật, tất cả những ví dụ thực sự trên

là kết quả thực tế của sự thành công trong việc học tập khoa học cận đại của Tây phương

Điều đáng chú ý ở đây là tất cả những ví dụ thực sự nầy đều thuộc vào lãnh vực ứng dụng kỹ thuật của khoa học tự nhiên Giai cấp cai trị, tích cực trong việc áp dụng Dương học, chỉ nhằm mục đích lợi dụng trong việc củng cố cai trị phong kiến Những yếu tố có thể gây ra tình cảm hoài nghi hoặc phê phán trật tự phong kiến đều được chú

ý bài trừ một cách kỹ lưỡng Cuối thời mạc phủ, khi mà vấn đề ngoại giao trở nên trọng đại đưa đến chỗ cần bãi bỏ chính sách bế quan tỏa cảng thì mạc phủ và các phiên trấn lại càng ra sức học hỏi kỹ thuật của Tây phương, nhưng tất cả đều bị giới hạn trong khoa học quân sự, cần thiết cho việc làm mạnh lực lượng quân sự của mình Những điều nầy cho thấy những tình trạng đặc biệt trong lịch sử cần thừa nhận kỹ thuật và khoa học cận đại

Năm 1857 Mạc Phủ cho mở ra “Banshoshirabesho” (sau đó đổi tên là

Kaiseisho) Đây là cơ quan nghiên cứu chỉ dạy khoa học Tây phương, nguồn gốc của trường đại học Toukyou ngày nay, Dương học trong thời kỳ nầy là để cống hiến cho việc củng cố chế độ phong kiến Nhưng không thể bỏ qua một sự thật là qua những học tập Dương học, con mắt nhìn đối với thế giới của người Nhật đã được mở rộng nhiều Những hiện tượng nầy có được nhờ học hỏi ở Tây phương và từ đó có được một nhận

Trang 34

thức thế giới rộng rãi, thấy được cái ngu muội của việc bế quan tỏa cảng, đóng mình trong một thế giới nhỏ hẹp Nhật Bản

Tuy rằng Dương học trong giai đoạn này đóng vai trò khá quan trọng, đạt được nhiều thành tựu và cống hiến lớn Tuy nhiên, những mầm mống tư tưởng mới có tính cách phê phán xã hội phong kiến đều bị nhổ bỏ đi Sau này Nishi Amane đã đi du học

ở Hòa Lan học triết học Kant (người Đức), Katou Hiroyuki đã mê mẩn những sách kinh tế, chính trị tìm được từ trong tủ sách của các lãnh chúa, biết được cái hay của chế

độ nghị viện, Fukuzawa Yukichi biết được ở Tây phương mọi người đều bình đẳng, không có trật tự giai cấp như ở Nhật Bản và cảm thấy hết sức uất ức Người Nhật đã

mở mắt ra trước những tư tưởng xã hội, và triết học Tây phương, nhưng đây là chuyện ngay trước Minh Trị duy tân, vì vậy có thể nói rằng trong lãnh vực nhân sinh quan và hiện tượng xã hội, Dương học ở thời Edo đã không giúp ích được việc mở rộng tinh thần cận đại trong xã hội Nhật

Những học giả Dương học thời Edo đã không theo đuổi những nghiên cứu trong lãnh vực tư tưởng xã hội và triết học, hành động thực tiễn trên nguyên lý vẫn tiếp tục ủng hộ luân lý phong kiến, đó chỉ vì họ phải đáp ứng những mong ước của giai cấp cai trị, tìm cách lấy Dương học để củng cố chế độ phong kiến Lời của Sakuma Shouzan

rằng “đạo đức của Đông dương, công nghệ của Tây phương”, điển hình cho mục đích

của Dương học, lợi dụng kỹ thuật của khoa học tự nhiên và ứng dụng trong lập trường trọng luân lý phong kiến(1)

Cho nên dẫu không học được tư tưởng xã hội cận đại của Tây phương một cách

có tổ chức, tự nó cũng có thể sinh ra được những tư tưởng tiến bộ Giai cấp cai trị dưới

hiến pháp Minh Trị đã chủ trương “quan niệm quốc thể” (quan niệm thể chế quốc gia trong “Nhật Bản thư kỷ” và “Cổ sự ký”) là tinh thần truyền thống cố hữu của Nhật

Bản, cho tư tưởng xã hội và tư tưởng chính trị hiện đại là những quan niệm lai ngoại

(1) Ienaga Saburou, sđd, chương 7

Trang 35

tôn sùng Tây phương cần bày trừ Nhưng không thể quên một sự thật rằng những ý thức xã hội cận đại đã được sinh ra trong thời kỳ xã hội phong kiến sụp đổ, qua những kinh nghiệm sinh sống hiện thực của người Nhật Dẫu rằng những tư tưởng tiến bộ thời Edo, những đứa con ưu tú của xã hội phong kiến về mặt lý luận đã rất non nớt bất thường, khác với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân chủ lấy xã hội cận đại cổ điển của Tây phương làm bào thai Nhưng nhờ đó những tư tưởng cận đại của Tây phương sau Minh Trị được mọc rễ Chúng tôi sẽ trình bày phần này kỹ hơn ở phần sau

1.2.2.2 Học thuyết “Tâm học thành thị”

Ở phương Đông, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và cả Nhật Bản có một thời gian dài chịu ảnh hưởng Khổng giáo phong kiến cho rằng: tất cả mọi nghề điều thấp

kém, chỉ có đọc sách là cao quý Ở Việt Nam, nó đến mức cho rằng: “một mẫu ruộng

làng không bằng một hàng chữ anh” Nhưng ở xã hội phong kiến nông nghiệp, cha

ông ta đã đi đến hệ luận đơn giản là: xã hội chỉ có hai thứ: cơm gạo và chữ nghĩa

Tư duy phong kiến trọng nông được khái quát như một chu kỳ khép kín về sĩ

nông hoán vị Một mô hình vòng tròn vận hành phát triển “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo

chạy rông, nhất nông nhì sĩ” Có lẽ từ khái niệm đơn giản bảo thủ này, xã hội phong

kiến phương Đông đã giam mình trong vòng lẫn quẩn hàng ngàn năm Nó đưa đến kết quả là:

Thứ nhất, không thừa nhận công, thương, hai nhân tố hoạt nhất mà thiếu nó xã hội phong kiến không phát triển thành một xã hội tư bản phát triển cao hơn

Thứ hai, tư tưởng “nông bản thương mạt”, “dĩ nông vi bản” làm người ta bằng

lòng với nền tái sản xuất giản đơn, nông nghiệp lạc hậu

Khác với Việt Nam, Trung Quốc, ở Nhật Bản, tư tưởng “dĩ nông vi bản”,

“nông bản thương mạt” đã bị tấn công vào cuối thế kỷ 17, và ít nhất là từ đầu thế kỷ

18, ta đã được chứng kiến một hệ tư tưởng mới ra đời Đó là lý thuyết “Tâm học thành

thị” hay gọi là học thuyết về “thị dân – Chonin Gaku” của Ishida Baigan (1685 –

1744) Lý thuyết này được phát triển thành một học phái khác cùng với phái Hà Lan

Trang 36

học, phái Shinto, học thuyết khai thác bản sắc truyền thống cổ đại Nhật Bản những học thuyết này kích thích phát triển những yếu tố mới để xã hội Nhật Bản đổi thay tiến

bộ Và tất cả điều là nhờ vào việc học hỏi, tiếp cận với những nên văn minh mới, tức văn minh phương Tây

Học thuyết về thị dân của Ishida Baigan đã tuyên chiến với tư tưởng phong kiến Chóng lại tư tưởng bảo thủ coi thường công thương nghiệp Ông đưa ra lý thuyết khẳng định vị trí công thương trong xã hội Suy ngẫm kỹ ta thấy nó thật có giá trị “cách mạng tư tưởng ở phương Đông”(1) Ông khẳng định công thương không những có vị trị quan trọng, thậm chí cao hơn nông cả trong giá trị đối với dân tộc quốc gia Chính vì

vậy ông đề cao tinh thần “thương nhân hộ quốc” Người Nhật từ lý thuyết này đã hơn

hẳn nhiều dân tộc phương Đông Nó phản ánh hiện thực lịch sử xã hội với nhân tố phát triển theo đúng nhu cầu cần đủ của Duy tân cải cách Tính chất tiến bộ của trục vận hành còn có cả một hệ thống nguyên tắc thật tiến bộ, đòi hỏi người làm doanh nghiệp phải lao tâm, khổ tứ Ông đề ra chính sách tiết kiệm tài nguyên cho đất nước, hạn chế tiêu phí cho bản thân các nhà doanh nghiệp, khuyến khích lao động và sáng tạo Điều cấm kỵ đối với thị dân là: cờ bạc, nghiện hút, dâm dật Phải chăng ngày nay

xã hội Nhật bản ít hiện tượng xấu hơn so với xã hội Âu – Mỹ là do phần nào chịu ảnh hưởng của lý thuyết: tâm (Shin), trí (Kokoro) Về nguyên tắc kinh doanh, Ishida

Baigan đề ra hai chuẩn mực là phải “chính”, “trực” trong giao tiếp và sản xuất Đó là

nguyên tắc giữ niềm tin và bảo đảm chất lượng trong sản xuất Thường thì nói đến

buôn bán ta hay nghĩ đến mẹo lừa lọc, gian dối: hình như đó là đòn bẩy để “bốc”, giàu

nhanh Nhưng trong lý thuyết thị dân lại nhấn mạnh sự tín nhiệm, lòng tin của khách hàng, chú ý đến đạo đức đứng đắn trong làm ăn kinh doanh, phải đảm bảo chất lượng trong phát triển sản xuất Đó chính là cơ sở tính bền vững của sự đổi mới phát triển,

(1) Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề lịch sử châu Á và Việt Nam, Nxb Văn Hóa Dân Tộc, tr 182, Hà Nội, 2001

Trang 37

nếu không thì “đổi mới” sẽ trở thành “đổi mới” trì trệ thêm Hàng giả sau trụ lâu,

không đảm bảo chất lượng sao giữ được niềm tin của khách

Từ cuối những năm 20 của thế kỷ 18, vào năm 1729, Ishida Bangan đã mở những lớp học truyền bá học thuyết của mình ở Kyoto, học sinh của ông khá đông, đó

là tín hiệu lịch sử Nhật Bản đã tạo nền, định hướng cho con đường phát triển Duy tân của mình Khẳng định vai trò của thị dân – công, thương, học thuyết của Ishida Baigan được mệnh danh là Chonin Gaku – học thuyết về người thị dân Đúng như GS Nguyễn Văn Hồng nhận định: “Thành thị và thị dân, là mảnh đất nẩy mầm, nuôi dưỡng tư tưởng Duy tân và thực thi cải cách”(1) Lý thuyết về người thị dân chẳng qua là phản ánh sự phát triển của xã hội khi nền kinh tế tự cung tự cấp bị phá vỡ ở Nhật Những thành thị với số cư dân hàng chục vạn có nếp sống riêng Khác với nếp sống cư dân thành thị thời trung cổ ra đời Ở Nhật Bản, vào năm 1721, Tokyo có 100 ngìn dân, Edo

có 50 vạn dân, Kyoto có 40 vạn, Osaka có 30 vạn… Các thành phố có 10, 20 vạn dân khá nhiều Đặc biệt, Osaka lúc đó đã là thành phố buôn bán kinh doanh Đến trước Minh Trị Duy tân, Osaka trở thành thủ đô kinh tế, chuyên buôn bán của nước Nhật Đó

là thành phố “đèn sáng thâu đêm”, “trái tim của nước Nhật” lúc bấy giờ Ở đây có

những phú thương trước năm 1868, đã là chủ nợ các lãnh chúa, thậm chí cả Tướng

Quân Chính thời ấy “Phú thương Osaka giậm chân rung chuyển đến tận Edo”

Hàng hóa và đồng tiền trở thành một thế lực bảo đảm và đẩy nhanh tốc độ Duy tân Nó phá vỡ kinh tế và cả đạo đức phong kiến khi không phù hợp với cuộc sống mới, ngay cả sinh hoạt thẩm mỹ Người Nhật rất khao khát được mở tầm mắt nhìn ra thế giới Thành thị và thị dân là cái vốn lớn, là cơ sở vật chất để Nhật Bản có thể tự thân vận động phát triển, bảo đảm niềm tin tự cường có hiệu quả của mình Đó chính là

cơ sở đảm bảo đầu tiên cho Duy tân không biến thành ảo vọng Đó chính là gốc phát ra nhu cầu canh tân và là vốn bảo đảm thực thi kế hoạch Duy tân Lực lượng thị dân hàng

(1) Nguyễn Văn Hồng, sđd, tr 185

Trang 38

chục, hàng trăm vạn đã trở thành một xung lực để phát triển Thành thị với cư dân thành thị đã khẳng định sự thắng thế của một quan hệ mới, quan hệ của một xã hội cao hơn Đó chính là mảnh đất sinh ra và là chỗ dựa sức mạnh lý thuyết thị dân của Ishida Baigan và các đồ đệ của ông Với triết học mới, đó là cơ sở vật chất xã hội, đó cũng là biểu trưng của tín hiệu thế giới mới ở Nhật Bản bắt đầu nẩy mầm với sức sống theo dòng phát triển Người Nhật đã vun đắp con đường đi tới, mở đường bằng sức mạnh theo yêu cầu của xã hội mới nẩy sinh, tồn tại và phát triển của Nhật Bản họ đã nhập được vào dòng thác phát triển của thế giới, tiến bộ một cách nhanh chóng Xã hội Nhật Bản lúc này đã phát triển có thể nói không kém phương tây, tất cả điều là nhờ sự mở rộng tầm mắt nhìn ra thế giới bên ngoài – thế giới phương Tây và học tập phương Tây vậy Có thể xem sự tác động đầu tiên của phương Tây đến Nhật Bản trong giai đoạn này chính là trên mặt trận tư tưởng, tác động đến cách nhìn và tư duy suy nghĩ của Người Nhật

2 Mô hình nhà nước theo kiểu phương Tây

2.1 Hoàn thiện về mặt tư tưởng

Với sự ra đời của các hệ tư tưởng mới tiến bộ, thoát khỏi sự kìm hãm từ bấy lâu nay của tư tưởng Nho giáo lỗi thời, Nhật Bản đã có một nền tảng vững chắc cho công cuộc Duy tân Tuy nhiên, kỷ nguyên Minh Trị Duy tân phải đến khi chiến hạm Perry của Mỹ đến mở của Nhật Bản năm 1853 mới thật sự bắt đầu Giai đoạn từ năm 1853 đến 1868 là giai đoạn tiền Duy tân, giai đoạn hoàn thiện về mặt tư tưởng, chuẩn bị cho một cuộc Duy tân lịch sử

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc và sự phát triển của một nền kinh tế thương mại đủ lông đủ cánh đã làm cho Nhật sẵn sàn dón nhận một trật tự chính trị và

xã hội hoàn toàn mới nhưng vào buổi đầu, chế độ Mạc Phủ đã quá thành công trong việc tạo nên một hệ thống có khả năng duy trì sự ổn định chính trị, nên guồng máy còn vận hành một cách tương đối trơn tru “Để phá vỡ tình trạng này đã có một lực kượng

Trang 39

từ bên ngoài Lực lượng này đã được người châu Âu cung cấp Họ không chỉ từ châu

Âu đén, mà từ cả quê hương mới của họ là châu Mỹ(1).”

Với biến cố đột ngột từ chiến hạm của Mỹ đã đẩy Edo vào tình trạng hết sức lúng túng Như đã trình bày, với việc ký các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây đã làm dấy lên lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mạnh mẽ của người Nhật Cánh cửa một khi đã mở, không còn vấn đề đóng lại nữa Edo đã bị các cường quốc phương Tây buộc phải chấp nhận một chính sách không được lòng dân là mở cửa đất nước, một chính sách đi ngược lại sự mong muốn đã từng được biểu lộ của Nhật Hoàng “Chế độ Edo vĩ đại, vốn vẫn còn là quyền lực quân sự tối cao của đất nước, đang từ từ sụp đổ, không phải vì guồng máy cai trị đã tan vỡ mà vì đã mất niềm tin của dân tộc”(2) Họ cảm thấy tinh thần dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng và nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng Chính vì thế họ chủ trương đánh đuổi phương Tây bằng mọi cách Phong trào

“Tôn Vương nhương Di” nổ ra rầm rộ Người có công đầu tiên trong việc khởi xướng

và truyền bá tư tưởng “Tôn Vương nhương Di” ở Nhật là Daimyo của Mito tên là

Tokugawa Mitsukuni và sau đó tư tưởng này được Tokugawa Nariaki kế thừa và phát triển thành một học thuyết vào năm 1858 Tuy vậy, tư tưởng này lại phát triển mạnh

mẽ và chính thức bùng nổ thành một phong trào ở các Han Tây Nam, đặc biệt là ở Choshu Người truyền bá mạnh mẽ tư tưởng “Tôn Vương nhương Di” ở Choshu là

Yoshida shoin(2), một nhà giáo dục và là nhà tư tưởng nổi tiếng bấy giờ Theo ông thì

“Tôn Vương” nghĩa là tuyệt đối trung thành với đấng chí tôn Thiên Hoàng Trong tư

tưởng của mình, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Thiên Hoàng như là người lãnh đạo cao nhất của đất nước Mặc dù Yoshida Shoin là người chịu ảnh hưởng của Lan học với chủ trương mở cửa tiếp thu văn minh phương Tây, nhưng ông vẫn tán thành

quan điểm “Tôn Vương nhương Di” Lúc đầu ông cũng thừa nhận sự thống trị của

Tướng Quân, nhưng sau khi chính quyền Tokugawa kí các hiệp ước bất bình đẳng với

Trang 40

phương Tây mà không được sự chấp nhận của Thiên Hoàng thì ông đã kết tội chính quyền này là bất trung với Thiên Hoàng, trái với tinh thần võ sĩ đạo và có tội với đất nước Từ đó ông bắt đầu đấu tranh chóng lại chính quyền Tokugawa Các hoạt động

của ông bị chính quyền Tokugawa kết án là "sách động nhân tâm chứ không phải là

học thuật thuần tuý” và ông bị bắt hành hình ngày 27 – 10 – 1859 Tuy nhiên cái chết

của ông không phải là mốc chấm hết của phong trào “Tôn Vương nhương Di” mà nó

đã mở ra giai đoạn tiếp theo của phong trào này và cuối cùng chuyển thành phong trào

“Tôn Vương đảo Mạc”, trực tiếp lật đổ chính quyền Tokugawa.

Như đã trình bày, sau những thất bại nặng nề của Satsuma và Choshu, mọi người nhận ra rằng việc trục xuất người nước ngoài ra khỏi đất nước là một điều không

dễ dàng gì làm được và tư tưởng “nhương Di” là hoàn toàn không thực tế

Có thể nói, từ thời điểm khi chính quyền Tokugawa ký các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây cho đến các cuộc chiến vào năm 1863 thì các Han Tây Nam vẫn chưa thấy được sức mạnh áp đảo của các nước phương Tây, vẫn tin tưởng vào sức mạnh quân sự của mình Nhưng những thất bại của Choshu và Satsuma khiến các Han này bừng tỉnh và nhận thấy chênh lệch khá xa về kỹ thuật quân sự lẫn vũ khí chiến đấu giữa các Han này với phương Tây Có thể nói, thất bại trước phương Tây đã tác động rất lớn đến nhận thức và suy nghĩ của người Nhật Từ năm 1864, Satsuma và Choshu

đã chuyển từ lập trường chống đối sang thái độ hoà hiếu, thân thiện và tích cực học tập phương Tây Những Han có ích thế lực hơn như Tosa, Hizen lại có khuynh hướng tăng cường thương mại với các nước phương Tây “Những người quý tộc trẻ tuổi của Satsuma và Choshu thấy rõ các lãnh địa của họ đã bất lực như thế nào trong việc chống lại hải quân của phương Tây Họ đã rút ngay được bài học, và chứng tỏ một khả năng

lạ lùng trong việc định hướng lại cách tư duy, họ từ bỏ mọi ý tưởng duy trì một chính

Ngày đăng: 11/11/2015, 19:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.s. Bùi Văn Hùng, Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại, Khoa lịch sử, Trường Đại Học Đà Lạt, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại
2. PGS, TS. Chương Thâu, Vị trí quan trọng của phong trào Duy tân đầu thế kỷ 20 trong tiến trình văn hóa Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, 12 – 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ị trí quan trọng của phong trào Duy tân đầu thế kỷ 20 trong tiến trình văn hóa Việt Nam
3. Cao Huy Thuần, Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc? http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc
4. Cao Cẩm Hương, Giáo trình Lịch sử thế gới Cận đại, Bộ Môn sử, Khoa SP, Trường Đại học Cần Thơ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử thế gới Cận đại
5. Dương Trung Quốc. GS. Chương Thâu. Phan Thị Minh, Phan Châu Trinh toàn tập, Nxb Đà Nẵng, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Châu Trinh toàn tập
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
6. Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân, Lưu Anh Rô, Nguyễn Quang Trung Tiến, Nguyễn Trọng Văn, tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, tr. 208, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
7. Đoàn Lê Giang, Các chí sĩ Đông Du Nam kỳ hoạt động ở Nhật Bản, Tham luận tại hội thảo quốc tế “Nhật Bản và tiểu vùng Mekong – Mối quan hệ lịch sử”, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 29-30/ 10/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chí sĩ Đông Du Nam kỳ hoạt động ở Nhật Bản, "Tham luận tại hội thảo quốc tế "“Nhật Bản và tiểu vùng Mekong – Mối quan hệ lịch sử”
8. Đàm Ngọc Thy, Ryoma – Người đặt phương châm đầu tiên cho Minh trị Duy tân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHKHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ryoma – Người đặt phương châm đầu tiên cho Minh trị Duy tân
9. Đào Trinh Nhất, Nhật Bổn Duy tân 30 năm, Nxb. Đắc Lập, Huế, 1936 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bổn Duy tân 30 năm
Nhà XB: Nxb. Đắc Lập
10. Đỗ Đình Hùng – Trần Văn La, Quan hệ Nhật – Pháp ở Đông Dương trong chiến tranh Thái Bình Dương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Nhật – Pháp ở Đông Dương trong chiến tranh Thái Bình Dương
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
11. Edwin O. Reischauer, Nhật Bản – Quá khứ và hiện tại (Nguyễn Nghị vầ Trần Thị Bích Thảo dịch), Nxb. Khoa Học Xã Hội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản – Quá khứ và hiện tại
Nhà XB: Nxb. Khoa Học Xã Hội
12. Hoàng Minh Lợi, Biến đổi của Nhật Bản trong kỷ nguyên Minh Trị (1868 – 1912), Nghiên cứu Nhật Bản, số 5, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi của Nhật Bản trong kỷ nguyên Minh Trị (1868 – 1912)
13. Hoàng Văn Hiền, Dương Quang Hiệp, Bước đầu tìm hiểu về ảnh hưởng của cuộc Minh Trị Duy tân với một số nước châu Á vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Nhiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu về ảnh hưởng của cuộc Minh Trị Duy tân với một số nước châu Á vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
14. Hoàng Văn Việt, Minh Trị Duy tân – Cải cách hay cách mạng, các quan hệ chính trị ở Phương Đông: Lịch sử và hiện tại, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Trị Duy tân – Cải cách hay cách mạng, các quan hệ chính trị ở Phương Đông: Lịch sử và hiện tại
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
15. Huỳnh Phương Anh, Vai trò của các thế lực Tây Nam trong việc thiết lập chính quyền Minh Trị (nửa sau thế kỷ 19), LV Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các thế lực Tây Nam trong việc thiết lập chính quyền Minh Trị (nửa sau thế kỷ 19)
16. Huỳnh Phương Anh, Vai trò của Duy tân tam kiệt trong cuộc cải cách Minh Trị, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 13, số 11, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Duy tân tam kiệt trong cuộc cải cách Minh Trị
17. Fukuzawa Yukichi, Phúc Ông Tự Truyện, Phạm Thu Giang dịch, Nxb. Thế Giới, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phúc Ông Tự Truyện
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
18. Fukuzawa Yukichi, Khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của Nhật Bản, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb. Trí thức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của Nhật Bản
Nhà XB: Nxb. Trí thức
19. Fukuzawa Yukichi, Thoát Á luận, Dịch và giới thiệu: Hải Âu và S. Kuriki Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát Á luận
20. G.B. Sansom, Lược sử Văn hóa Nhật Bản, Tập 1, Nxb, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Văn hóa Nhật Bản, Tập 1

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w