3. Nền kinh tế xã hội tiến bộ
3.1.1. cải cách địa tô
Cải cách đại tô cũng là một trong “Tam đại cải cách” của Minh Trị Duy tân. Nguyên tắc của cải cách đại tô của chính phủ mới là:
1. Huỷ bỏ tô thuế bất bình đẳng trước đây và thực hiện công bằng về tô thuế.
2. Chuyển từ thuế hiện vật sang thuế hiện kim.
3. Huỷ bỏ việc cấm mua bán và công nhận việc sở hữu đất đai.
Những nguyên tắc cải cách trên được đưa ra cho đến cuối năm 1871 và đầu năm
1872, nó trở thành những phương châm cơ bản của cải cách chế độ tô thuế. Ý nghĩa
của nguyên tắc này là huỷ bỏ chế độ thuế cũ, thiết lập chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa
lấy sở hữu tư nhân và kinh tế hàng hoá làm nền tảng cơ sở, từ đó tiến hành xây dựng
một quốc gia văn minh tiên tiến.
Tuy nhiên việc thực thi theo từng bước và thận trọng. Tháng 9-1871 sau cải
cách “phế Han lập Ken” bộ trưởng nội vụ là Okubo đã trình lên chính viện bản kiến
nghị huỷ bỏ việc cấm mua bán đất đai và tiến hành thực thi cải cách địa tô. Đầu năm
1872, Thái chính quan đã ra tuyên cáo phát hành một loại đại khoán mới gọi là nhâm
thâm địa khoán.
Tháng7-1873 theo luật cải cách địa tô một loại địa khoán mới được phát hành gọi là cải cách địa khoán. Cuộc cải cách có mục đích xác định người chủ sở hữu ruộng
đất và quy định chủ sở hữu ruộng đất là người có nghĩa vụ nộp thuế.
Việc chính phủ phát hành đại khoán trên toàn quốc đã làm nảy sinh sự nghi ngờ
phải chăng việc ban hành địa khoán là một cách thức để tăng thuế. Vì vậy chính phủ
phải công bố các văn bản giải thích về địa khoán như “địa khoán cáo luận”, hay “cáo
luận thư” và cử các viên chức chính phủ về tận các địa phương để giải thích cho nông
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Trong giai đoạn ban hành “nhâm thân địa khoán”, tô thuế vẫn được trưng thu
theo mức thuế thời Bakufu nhưng thuế được thu bằng tiền theo giá thóc. Vào thời điểm đó chế độ thuế phù hợp với sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá. Ngày 28-7- 1873 sắc lệch cải cách đại tô được ban hành. Nội dung có 4 điểm sau:
- Giá trị đất đai được tính trên cơ sở nguồn lợi thu được trên mảnh đất đó
- Hình thức nộp thuế chuyển từ thuế hiện vật sang thuế tiền.
- Mức thuế quy đinh là 3% của giá trị đất đai
- Người có nghĩa vụ nộp thuế địa tô là chủ sỡ hữu ruộng đất(1).
Nội dung cơ bản của sắc lệch trên đã phản ánh được kiến nghị của những nhân
vật tiến bộ trong chính phủ minh trị khi đó. Chính sách cải cách tô thuế bắt đầu thực thi
từ cuối năm 1874, đến năm 1876 đã hoàn thành được 60% đất canh tác và đất nhà ở.
Cải cách này bị gián đoạn năm 1877 vì cuộc chiến tranh Tây Nam và sau đó tiếp tục
đến năm 1879 cải cách tô thuế nhà ở, đất canh tác đã hoàn thành một cách cơ bản.
Đánh giá về cuộc cải cách này là một tụ điểm gây tranh luận của nhiều người
trong nghiên cứu minh trị duy tân ở nhật bản(2). Một trường phái cho rằng cải cách tô
thuế dựa vào tô thuế cống nạp mang tính phong kiến ngày xưa nhưng trên quy mô toàn
quốc, người duy trị chế độ bán nông nô và tích luỹ tư bản cho sự phát triển chủ nghĩa
tư bản. Lý do chủ yếu phái này đưa ra biện giả cho quan điểm của mình là: Một là, công cuộc cải cách tô thuế mặc dù phủ định chế độ Daimyo phong kiến nhưng khẳng định chế độ địa chủ nữa phong kiến, sau khi cải cách tô thuế nền kinh tế địa chủ phát
triển rất mạnh; hai là, tổng thu của chế độ tô thuế mới cũng chỉ bằng chế độ tô thuế cũ, đôi khi tăng lên chút ít; ba là, tỉ lệ thu thuế đại tô quá cao nên sự bình ổn về giá cả đất
đai cũng mang tính cưỡng chế. Vì thế, phái này khẳng định cải cách địa tô thời minh trị
là cải cách mang tính phong kiến.
(1) Về cải cách địa tô, xem bài của Võ Minh Vũ, Quá trình hình thành sắc lệnh cải cách địa tô, Phương Đông:
Hợp tác và phát triển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. tr. 413 – 422.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Một trường phái cho rằng dù cải cách này còn nhiều hạn chế, mang nhiều yếu tố
cải cách phong kiến nhưng việc công nhận quyền tự do canh tác và tư hữu đất đai và
mua bán ruộng đất thì thực chất đây là cuộc cải cách mang tính tư bản. quan điểm hai phái đưa ra là có căn cứ nhưng để đánh giá khách quan, công bằng hơn chúng ta phải có cách đánh giá có tính lịch sử, tính tổng thể và phát triển. Việc cho phép mua bán
ruộng đất và đóng tô thuế bằng tiền là một bước tiến mới trong hoàn cảnh lịch sử Nhật
Bản bấy giờ. Cải cách tô thuế của chính quyền minh trị là một phẩn trong chính sách
phát triển tư bản chủ nghĩa ở Nhật. Phần lớn thuế đất và đại tô được chuyển hoá thành
tiền vốn một cách trực tiếp hay gián tiếp, góp phần giải quyết những khó khăn to lớn về
tại chính và là nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cải cách địa tô có làm cho kinh tếđịa chủ phát triển nhưng đây là địa chủ mới và cuộc
cải cách này làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa, phát triển kinh tế địa chủ phụ thuộc vào
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tỉ lệ địa tô quả thật cao nhưng vì giá cả đất đai cố định, thêm
vào đó giá lúa và nông sản cũng cao nên thật chất người nông dân không còn gánh
nặng tô thuế như thời Bakufu và đó là một sự tiến bộ đáng ghi nhận.