3. Các giai đoạn của MinhTrị Duy Tân
1.2.1. Những tiếp xúc đầu tiên với phương Tây
Những tiếp xúc đầu tiên của Nhật Bản với phương Tây diễn ra vào khoảng giữa
những năm 1500. Vào năm 1549 (năm Tenmon (Thiên Văn thứ 18), nhà truyền giáo Francisco Zaviel đã bước lên đất Nhật. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Nhật với Tây phương. Từ đó khoảng 100 năm, cho đến lúc bế quan tỏa cảng, người Bồ Đào Nha
(thời đó gọi là người Nanban (người man rợ từ phương Nam)) qua mậu dịch và truyền
đạo, đã truyền bá sang Nhật những văn hóa vật chất của Tây phương trong đó có súng,
cùng với văn hóa tinh thần của đạo Thiên Chúa (thời đó được gọi là Kirishitan). Rồi
sau đó tàu Tây Ban Nha, tàu Hòa Lan, Anh lần lược đến mở giao thông với Nhật. Lúc
nầy là lúc Hideyoshi đưa binh sang Triều Tiên, lập kế hoạch chinh phục đảo Luxon của
Philipine, đưa tàu Shuin mậu dịch với vùng biển phía nam. “Trong vòng một thế kỷ,
Nhật Bản đã có một không khí phóng khoáng có tính cách quốc tế chưa có bao giờ”( 1). Qua những giao thương với người Âu châu, người Nhật được biết rằng ngoài Trung Quốc và Ấn Độ có một thế giới văn minh gọi là Tây phương, và từ đó người
Nhật mới bắt đầu đưa mắt ra toàn thế giới. Nobunaga, Hideyoshi, Ieyasu đã nhìn địa
cầu giấy cùng với bản đồ thế giới và biết được vị trí của Nhật trên thế giới. Sau thời đại
này thế giới quan của người Nhật đã thay đổi hẳn ở điểm này. Giao thiệp với văn hóa Tây phương tuy chỉ có trong một thời gian ngắn, cũng đủ để tầm mắt của người Nhật
rộng ra, đó là một thu hoạch lớn lao nhất của thời đại này.
Đây chính là sự mở đầu đầu cho việc tiếp thu, học hỏi văn minh phương Tây. Sau đó khoảng 2 thế kỷ, ở Nhật Bản đã xuất hiện những học thuyết mới, những tư
tưởng mới chịu ảnh hưởng rất lớn từ phương Tây. Đây cũng là quá trình bắt đầu đánh
dấu cho sự cáo chung của ý thức hệ nho giáo phong kiến lỗi thời ở Nhật.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản