2. Mô hình nhàn ước theo kiểu phương Tây
2.3.2. Hiện đại hóa quân đội theo mô hình phương Tây
Nhằm mục đích xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh, đủ sức đương
đầu với thế lực bên ngoài. Chính quyền Minh Trị nhận thấy rằng việc thành lập một đội
quân thống nhất cho quốc gia là rất cần thiết thay vì chỉ dựa vào lực lượng quân sự các
Han. Yêu cầu xây dựng quân đội thống nhất nhận được sự ủng hộ mọi tầng lớp nhân
dân nhưng cũng gặp phải sự tranh cãi xung quanh vấn đề mô hình quân sự nào sẽ được
xây dựng.
Những nhân vật tiêu biểu có công to lớn trong quá trình cải cách quân đội thời
minh trị là Saigo, Omura, Katsura Taro, Yamagata Aritomo, Saigo Tsugumichi…
Trong đó Saigo là người có vai trò quan trọng trong việc đặt nền tảng ban đầu cho công
cuộc cải cách quân đội trong thời kỳ Minh Trị với việc thành lập đội Ngự thân binh năm 1870, sau đó đổi thành cận vệ binh và chính Saigo làm Tổng tư lệnh.
Người có công đầu tiên trong việc hiện đại hoá nền quân sự Nhật bản thời Minh
Trị là Omura. Ông là một bậc thầy về quân sự, xuất tân từ Choshu. Do lập nhiều công
lao trong việc đánh bại quân đội của Bakufu nên sau khi thành lập chính quyền Minh
Trị, ông trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Binh bộ, tiền thân của Bộ Lục quân và Hải
quân sau này.
Omura chịu tác động rất lớn từ hai nền quân sự Pháp và Phổ (sau này là Đức).
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
người làm cho cả Châu Âu phải khiếp sợ vào đầu thế kỷ 19. Omura đã tích cực ủng hộ
xây dựng quân đội Nhật theo mô hình quân sự kiểu Pháp vì ông rất ngưỡng mộ những
chiến công oanh liệt của Hoàng Đế Napoleon. Tuy nhiên, sau khi Pháp đại bại trong
cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 – 1871) thì ông chủ trương tổ chức và huấn luyện
quân đội theo mô hình của Phổ. Omura là người đầu tiên đưa ra sáng kiến về chính
sách trưng binh trong cả nước nhưng chưa kịp thực hiện thì ông bị ám sát. Những tư
tưởng của ông được Yamagata kế thừa phát triển.
Yamagata đã lập rất nhiều chiến công trong việc lật đổ Mạc Phủ Tokugawa
Bakufu. Sau khi Bakufu bị đánh bại, Yamagata trở thành phụ tá của Phó Bộ trưởng
Binh bộ. Năm 1869, ông được cử đến châu Âu để nghiên cứu về hệ thống quân sự. Khi về nước ông ta được giao nhiệm vụ phải tổ chức lực lượng quân đội cho quốc gia.
Năm 1872, Binh bộ được tách thành 2 bộ là Bộ Lục quân và Bộ Hải quân. Năm 1873,
ông trở thành người đứng đầu bộ lục quân và bắt đầu thời điểm này ông đã bắt đầu
thực hiện một loạt cải cách về quân sự và tiến hành xây dựng nền quân sự hiện đại cho
Nhật Bản.
Trước tiên, kế thừa kế hoạch Ngự thân binh của Saigo Takamori, ông cho xây
dựng lại lực lượng quân đội chính phủ với thành phần chủ yếu là từ bốn Han có công
trong việc lật đổ Bakufu là Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen. Sau khi nghiên cứu mô
hình quân sự của các nước phương Tây thì ông đã quyết định chọn nước Phổ làm kiểu
mẫu để xây dựng cho lực lượng quân đội non trẻ của Nhật Bản. dưới sự huấn luyện
khắc khe và mang tính kỷ luật cao của Yamagata, quân đội của chính phủ không bao
lâu sau trở thành một đội quân tinh nhuệ, có kỹ thuật chiến đấu hiện đại. Chính đội
quân này đã đánh bại cuộc nổi loạn Satsuma năm 1877. Để chuẩn bị cho đội ngũ quân
sự kế cận, Yamagata đã đầu tư mở rộng trường quân sự Kyoto (do Omura Masujiro
sáng lập năm 1868). Yamagata đã cố gắn tăng cường sự kiểm soát của chính quyền trung ương về mặt quân sự bằng cách cho thiết lập những căn cứ quân sự lớn lần lượt ở
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
của Omura, Yamagata đã xây dựng nên chế độ trưng binh (nghĩa vụ quân sự) vào năm
1872, xóa bỏ nguyên tắc chỉ có tầng lớp võ sĩ đạo và là là cha truyền con nối được tham gia quân đội, mọi tầng lớp điều có nghĩa vụ quân sự.quân đội lúc đó có 4 loại:
Quân chính quy: chia ra làm tại ngũ và dự bị hai kỳ. Lính tại ngũ thì Lục quân 3
năm, Hải quân 4 năm. Lính dự bị thì Lục quân 4 năm 4 tháng và Hải quân là 3 năm.
Quân dự bị: Những người đăng ký vào quân dự bị thì mỗi năm đi nghĩa vụ quân
sự một tháng. Kỳ hạn dự bị là 5 năm, mãn hạn thì tên được gạch khỏi sổ quân dự bị.
Quân dự bị khác với quân chính quy là họ vẫn làm công việc bình thường, khi có chiến
tranh, chính phủ động viên thì tham gia vào quân đội.
Quân bổ sung: Những quân nhân, vì lý do sức khỏe, không phù hợp với chiến đấu ở chiến trường thì đăng ký vào ngạch bổ sung.
Dân binh: Là những người đã mãn hạn nghĩa vụ quân sự nhưng xin ở lại phục
vụ trong quân đội vĩnh viễn.
Sau này, với Hiến pháp Minh Trị (1889), Hải Quân, Lục Quân trên toàn quốc
điều đặt dưới quyền thống lĩnh trực tiếp của Thiên Hoàng.
Ngoài việc gia tăng quân đội, chính quyền Minh Trị cũng không ngừng gia tăng
sức mạnh vũ trang. Hằng năm điều cho mua vũ khí các loại và cho người ra nước ngoài
học tập nghiên cứu để có thể tự chế tạo vũ khí phục vụ cho tổ quốc, thuê các chuyên
gia nước ngoài hướng dẫn đóng tàu chiến và đến năm 1876 trở đi Nhật đã có những
chuyên gia có thể tự đóng tàu mà không cần phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Quân đội Nhật Bản từng bước phát triển, khẳng định mình trên thế giới nhờ
những cải cách, những hướng đi đúng đắn của mình. Chỉ trong vòng vài chục năm
ngắn ngủi, Nhật Bản xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu và thiện chiến. Và thành quả lớn nhất là chiến thắng Trung Quốc vào năm 1904 – 1905.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản