2. Sửa đổi hiệp ước và tăng cường vị thế châ uÁ
1.3. nghĩa quốc tế của MinhTrị Duy tân
Thời kỳ Minh Trị kéo dài suốt gần 30 năm là thời kỳ quá độ từ chế độ phong
kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư
sản mà là nền chuyên chế của Thiên Hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc tư sản
để lật đổ chế độ Tokugawa. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước
điều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới – Đại đế quốc Nhật Bản – vẫn mang
nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản
phát triển mạnh mẽ cho đến tận chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng, công cuộc Duy tân
nửa sau thế kỷ 19 đã mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một
nước TBCN, làm cho Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa.
Minh Trị Duy tân đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh
tế Nhật Bản phát triển kỳ diệu trong 30 năm cuối thế kỷ 19 đưa nước này trở thành một
nước “ phú quốc cường binh”. Nhật Bản đã giành thắng lợi trong cuộc trong cuộc
chiến tranh Giáp Ngọ (1894 – 1895) với nhà Thanh và sau đó 1904 – 1905 đã đánh bại
quân đội của Nga Hoàng, làm chấn động thế giới. Từ đó nhiều nước trong khu vực coi
(1) Fukuzawa Yukichi, Thoát Á luận, Dịch và giới thiệu: Hải Âu và S. Kuriki. (2) TS. Lê Ngọc Thúy, sđd.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Nhật như là hình tượng của một vị cứu tinh có thể đánh bại được làn sóng phương Tây.
Nhiều nước tìm đến Nhật Bản để học hỏi và xin giúp đỡ, trong đó có Việt Nam.
Về văn hóa xã hội, trong vòng mấy chục năm, từ một xã hội phân chia đẳng cấp
nghiệt ngã, Nhật Bản đã xây dựng cho mình một xã hội văn minh, “tứ dân bình đẳng”,
một xã hội học tập, vươn tới tầm cao văn minh. Nền giáo dục “thực học”, giáo dục
tinh thần “độc lập tự tôn”đã đâm hoa, kết trái trên“đất nước mặt trời mọc"
Minh Trị Duy tân là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của lịch sử
Nhật Bản. Minh Trị Duy tân đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến theo chế độ
Baku Han thành một cường quốc duy nhất nằm ngoài Âu – Mỹ. Thời gian trôi qua,
Nhật bản đã được những thành tựu to lớn về mọi mặt, trở thành một cường quốc kinh
tế lớn thời bấy giờ, người ta càng thấy rõ ý nghĩa to lớn của Minh Trị Duy tân đối với
Nhật Bản và thế giới.
Maius B. Jansen viết: “Minh Trị Duy tân là một sự kiện trọng đại đối với lịch
sử Nhật Bản, Đông Á và toàn thế giới”. Gibney coi Minh Trị Duy tân không chỉ là kỳ
tích có tính quốc tế. Ông viết: “Những đột phá có tính quốc tế của Minh Trị Duy tân
thật vô cùng sâu sắc và rộng lớn không chỉ đương thời mà đến cả ngày nay… Trong
lịch sử thế giới cận đại, ngoài Nhật Bản ra chưa từng có một cường quốc nào diễn ra sự
biến đổi sâu sắc, không chỉ về cơ cấu chính trị mà cả về xã hội, tập quán và chế độ kinh
tế đến như vậy!”( 1).
Minh Trị Duy tân đã có tác động nhiều mặt đến phong trào cải cách và cách
mạng ở các nước châu Á. Các nhà cải cách nổi tiếng của Trung Quốc như Khang Hữu
Vi và Lương Khải Siêu chủ trương học tập Minh Trị Duy tân của Nhật Bản để tiến
hành phong trào Duy tân ở Trung Quốc. Sau khi bị thất bại, hai người sang Nhật hoạt động trước tác, cổ vũ phong trào lưu học sinh sang Nhật chuẩn bị nhân tài cho sự
nghiệp kiến thiết sau này. Nhà cách mạng nổi tiếng Trung Quốc Tôn Trung Sơn cũng
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
ca ngợi Minh Trị Duy tân. “Nhật Bản khi mới Duy tân chỉ có vài chí sĩ làm động lực,
nhưng 30 năm sau họ đã trở thành 1 trong 6 cường quốc rồi. chúng ta tiến hành cách
mạng, chỉ cần nửa thời gian ấy thôi không giành thắng lợi gấp đôi ư?” (1). Tôn Trung
Sơn coi Minh Trị Duy tân là hình mẫu xuất sắc, chỉ trong vòng 50 năm mà phát triển
bằng Mỹ độc lập 143 năm, trở thành một nước giàu mạnh, đem tới cho các dân tộc
châu Á niềm hi vọng lớn lao. Tôn Trung Sơn nhiều lần sang Nhật, năm 1905, ông
thành tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội và sau đó tiến hành cách mạng Tân Hợi lật
đổ chế độ Mãn Thanh và thành lập một nền cộng hòa.
Minh Trị Duy tân còn có tác động to lớn đến các nước châu Á khác như Thái
Lan, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam. Minh Trị Duy tân của Nhật Bản đã khích lệ
nhiều cải cách của Thái Lan dưới thời Rama IV và Rama V nhằm cải biến xã hội và
bảo vệ nền độc lập tương đối của Thái Lan trước áp lực của Anh – Pháp. Minh Trị Duy
tân cũng cổ vũ rất nhiều cho cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Philippines chống
Tây Ban Nha và Mỹ. Ngưỡng mộ sự nghiệp Duy tân, nhiều chiến sĩ đấu tranh giành
độc lập của Ấn Độ đã sang Nhật hoạt động để mưu cầu độc lập cho đất nước.
Ở Việt Nam, các nhà yêu nước đứng đầu là Phan Bội Châu đã phát động phong
trào Đông Du, cỗ vũ nhân dân Việt Nam học tập tinh thần Duy tân của Nhật Bản, đứng
lên giành độc lập và xây dựng một nước Việt Nam mới theo hình mẫu của Minh Trị
Duy tân. Các lãnh tụ của phong trào “Đông Kinh Nghĩa Thục” cũng đã học tập kinh
nghiệm Duy tân ở Nhật Bản, tiến hành công cuộc khai dân trí và văn minh hóa đời
sống nhân dân.
Tinh thần của Minh Trị Duy tân còn cổ vũ cho xu thế cải cách mở của trong thời
hiện đại, đặc biệt là ở các nước châu Á. Khi tiến hành cải cách đổi mới vào năm 1978,
Đặng Tiểu Bình kêu gọi học tập tinh thần Duy tân của Nhật Bản để tiến hành bốn hiện
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
đại hóa ở Trung Quốc. Ông tin tưởng sự nghiệp hiện đại hóa ở Trung Quốc sẽ thành
công nhanh chóng và to lớn hơn sự nghiệp Duy tân ở Nhật Bản.
Trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20, nhà lãnh đạo nổi tiếng Malaysia là
Mohamad Mahathir đã phát động phong trào “Look East”, kêu gọi học tập tinh thần
Duy tân Nhật Bản để hiện đại hóa đất nước.
Còn ở Việt Nam, khi tiến hành chính sách đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, chúng ta có thể học nhiều điều từ công cuộc Duy tân của Nhật Bản, đặc
biệt là tinh thần Duy tân, phương pháp Duy tân đất nước. Tuy nhiên, con đường đổi
mới đất nước của chúng ta vẫn cồn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều điều mà chúng
ta vẫn chưa tìm hiểu và học hỏi được từ Minh Trị Duy tân.
Còn hiện tại, ở Nhật Bản đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, các
nhà lãnh đạo và giới trí thức Nhật Bản rất nhiều lần nhấn mạnh hơn lúc nào hết phải
học tập tinh thần Duy tân tiến hành “Duy tân lần thứ ba” thì có thể đưa Nhật Bản vượt
qua khó khăn và tiến tới bước phát triển mới.