Hoàn thiện về mặt tư tưởng

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 38 - 43)

2. Mô hình nhàn ước theo kiểu phương Tây

2.1. Hoàn thiện về mặt tư tưởng

Với sự ra đời của các hệ tư tưởng mới tiến bộ, thoát khỏi sự kìm hãm từ bấy lâu

nay của tư tưởng Nho giáo lỗi thời, Nhật Bản đã có một nền tảng vững chắc cho công

cuộc Duy tân. Tuy nhiên, kỷ nguyên Minh Trị Duy tân phải đến khi chiến hạm Perry

của Mỹ đến mở của Nhật Bản năm 1853 mới thật sự bắt đầu. Giai đoạn từ năm 1853

đến 1868 là giai đoạn tiền Duy tân, giai đoạn hoàn thiện về mặt tư tưởng, chuẩn bị cho

một cuộc Duy tân lịch sử.

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc và sự phát triển của một nền kinh tế thương mại đủ lông đủ cánh đã làm cho Nhật sẵn sàn dón nhận một trật tự chính trị và xã hội hoàn toàn mới. nhưng vào buổi đầu, chế độ Mạc Phủ đã quá thành công trong việc tạo nên một hệ thống có khả năng duy trì sự ổn định chính trị, nên guồng máy còn vận hành một cách tương đối trơn tru. “Để phá vỡ tình trạng này đã có một lực kượng

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

từ bên ngoài. Lực lượng này đã được người châu Âu cung cấp. Họ không chỉ từ châu Âu đén, mà từ cả quê hương mới của họ là châu Mỹ(1).”

Với biến cố đột ngột từ chiến hạm của Mỹ đã đẩy Edo vào tình trạng hết sức lúng túng. Như đã trình bày, với việc ký các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây đã làm dấy lên lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mạnh mẽ của người Nhật. Cánh cửa một khi đã mở, không còn vấn đề đóng lại nữa. Edo đã bị các cường quốc phương Tây buộc phải chấp nhận một chính sách không được lòng dân là mở cửa đất nước, một chính sách đi ngược lại sự mong muốn đã từng được biểu lộ của Nhật Hoàng. “Chế độ Edo vĩ đại, vốn vẫn còn là quyền lực quân sự tối cao của đất nước, đang từ từ sụp đổ, không phải vì guồng máy cai trị đã tan vỡ mà vì đã mất niềm tin của dân tộc”(2). Họ

cảm thấy tinh thần dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng và nền độc lập bị đe doạ nghiêm

trọng. Chính vì thế họ chủ trương đánh đuổi phương Tây bằng mọi cách. Phong trào

“Tôn Vương nhương Di” nổ ra rầm rộ. Người có công đầu tiên trong việc khởi xướng

và truyền bá tư tưởng “Tôn Vương nhương Di” ở Nhật là Daimyo của Mito tên là

Tokugawa Mitsukuni và sau đó tư tưởng này được Tokugawa Nariaki kế thừa và phát

triển thành một học thuyết vào năm 1858. Tuy vậy, tư tưởng này lại phát triển mạnh

mẽ và chính thức bùng nổ thành một phong trào ở các Han Tây Nam, đặc biệt là ở

Choshu. Người truyền bá mạnh mẽ tư tưởng “Tôn Vương nhương Di” ở Choshu là Yoshida shoin(2), một nhà giáo dục và là nhà tư tưởng nổi tiếng bấy giờ. Theo ông thì

“Tôn Vương” nghĩa là tuyệt đối trung thành với đấng chí tôn Thiên Hoàng. Trong tư

tưởng của mình, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Thiên Hoàng như là người lãnh

đạo cao nhất của đất nước. Mặc dù Yoshida Shoin là người chịu ảnh hưởng của Lan

học với chủ trương mở cửa tiếp thu văn minh phương Tây, nhưng ông vẫn tán thành

quan điểm “Tôn Vương nhương Di”. Lúc đầu ông cũng thừa nhận sự thống trị của

Tướng Quân, nhưng sau khi chính quyền Tokugawa kí các hiệp ước bất bình đẳng với

(1) Edwin O. Reischauer, Nhật Bản quá khứ và hiện tại, NXB Khoa Học Xã Hội, tr. 129, Hà Nội 1994. (2) Edwin O. Reischauer, sđd, tr. 134.

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

phương Tây mà không được sự chấp nhận của Thiên Hoàng thì ông đã kết tội chính

quyền này là bất trung với Thiên Hoàng, trái với tinh thần võ sĩ đạo và có tội với đất nước. Từ đó ông bắt đầu đấu tranh chóng lại chính quyền Tokugawa. Các hoạt động

của ông bị chính quyền Tokugawa kết án là "sách động nhân tâm chứ không phải là

học thuật thuần tuý” và ông bị bắt hành hình ngày 27 – 10 – 1859. Tuy nhiên cái chết

của ông không phải là mốc chấm hết của phong trào “Tôn Vương nhương Di” mà nó

đã mở ra giai đoạn tiếp theo của phong trào này và cuối cùng chuyển thành phong trào

“Tôn Vương đảo Mạc”, trực tiếp lật đổ chính quyền Tokugawa.

Như đã trình bày, sau những thất bại nặng nề của Satsuma và Choshu, mọi

người nhận ra rằng việc trục xuất người nước ngoài ra khỏi đất nước là một điều không

dễ dàng gì làm được và tư tưởng“nhương Di” là hoàn toàn không thực tế.

Có thể nói, từ thời điểm khi chính quyền Tokugawa ký các hiệp ước bất bình

đẳng với phương Tây cho đến các cuộc chiến vào năm 1863 thì các Han Tây Nam vẫn

chưa thấy được sức mạnh áp đảo của các nước phương Tây, vẫn tin tưởng vào sức

mạnh quân sự của mình. Nhưng những thất bại của Choshu và Satsuma khiến các Han

này bừng tỉnh và nhận thấy chênh lệch khá xa về kỹ thuật quân sự lẫn vũ khí chiến đấu

giữa các Han này với phương Tây. Có thể nói, thất bại trước phương Tây đã tác động

rất lớn đến nhận thức và suy nghĩ của người Nhật. Từ năm 1864, Satsuma và Choshu

đã chuyển từ lập trường chống đối sang thái độ hoà hiếu, thân thiện và tích cực học tập

phương Tây. Những Han có ích thế lực hơn như Tosa, Hizen lại có khuynh hướng tăng

cường thương mại với các nước phương Tây. “Những người quý tộc trẻ tuổi của

Satsuma và Choshu thấy rõ các lãnh địa của họ đã bất lực như thế nào trong việc chống lại hải quân của phương Tây. Họ đã rút ngay được bài học, và chứng tỏ một khả năng lạ lùng trong việc định hướng lại cách tư duy, họ từ bỏ mọi ý tưởng duy trì một chính

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

sách biệt lập hẹp hòi và bắt tay tức khắc vào việc học hỏi các kỹ thuật chiến tranh đã làm cho phương Tây trở nên mạnh mẽ như vậy”(1).

Việc thay đổi tư tưởng của các Han Tây Nam không chỉ đánh dấu một bước

ngoặc lớn trong chính sách đối với phương Tây mà còn thể hiện lối tư duy mới của

người Nhật trước sự biến đổi của tình hình. Từ việc nhận thức được tính không thực tế

của của tư tưởng “nhương Di”,các Han Tây Nam đã phát hiện ra sự cần thiết phải cải

cách Duy tân đất nước để đưa Nhật Bản tiến kịp với các nước phương Tây. Tuy nhiên

lúc này Nhật Bản không thể thực hiện được điều đó bởi sự tồn tại của chính quyền Tokugawa, chướng ngại chính trên bước đường phát triển của Nhật Bản. Trong thời điểm cần phải mở của để cải cách đất nước, bảo vệ nền độc lập quốc gia trước sự xâm

nhập của phương Tây thì lật đổ Tokugawa là cần thiết và đòi hỏi của lịch sử. Chính quyền Tokugawa đã thật sự quá lỗi thời không thể tự mình giải quyết những vấn đề trước mắt cũng như lâu dài cho đất nước được nửa. Các Han Tây Nam nhận ra rằng

muốn chóng ngoại xâm thì phải “đảo Mạc” và muốn cải cách thì cần phải “đảo Mạc”.

chóng ngoại xâm và cải cách là hai mục tiêu mà lịch sử đặt ra đối với Nhật Bản vào giữa thế kỷ 19.

Sau phong trào “Công Vũ hợp thể”, Satsuma Han và Choshu Han đã liên kết

với nhau thành lập một liên minh chuẩn bị cho mục tiêu “Tôn Vương đảo Mạc”. Ngày

12 – 11 – 1865, liên minh Satsuma – Choshu chính thức được thành lập trong bí mật.

Một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc liên minh chính là Sakamoto

Ryoma (2). Cương lĩnh của liên minh này là một bản mật ước 6 điều do chính tay

Ryoma soạn thảo.

Trên cơ sở hình thành liên minh Satsuma – Choshu thì một liên minh khác là

giữa Satsuma và Tosa cũng ra đời không lâu sau đó vào ngày 22 – 6 – 1867. Với sự ra

(1) Edwin O. Reischauer, sđd, tr. 137.

(2) Đàm Ngọc Thy, Ryoma – Người đặt phương châm đầu tiên cho Minh trị Duy tân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHKHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, 2008.

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

đời của hai liên minh trên thì lực lượng nồng cốt trong việc lật đổ Tokugawa về cơ bản

đã được hình thành. Chính liên minh này đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến tiêu

diệt hoàn toàn chính quyền Bakufu trong cuộc chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, khép

lại hơn 260 năm thống trị của dòng họ Tokugawa, dọn đường cho công cuộc Duy tân

thời Minh Trị.

Trong quá trình lật đổ Tokugawa diễn ra theo hai khuýnh hướng khác nhau: một

là khuynh hướng đánh đổ Tukugawa bằng phương pháp hòa bình do Tosa phát động

thông qua chính sách “Đại Chính phụng hoàn”. Nền tảng tư tưởng cho chính sách này chính là “Thuyền trung bát sách”(1) gồm 8 điều do Ryoma nghĩ ra. Hai là khuynh

hướng dùng bạo lực vũ trang do liên minh Satsuma – Choshu đứng đầu. Tuy nhiên từ

tháng 10 – 1867 về sau thì phe chủ trương đánh đổ Tokugawa bằng phương pháp hòa bình đã hoàn toàn thất bại và cuối cùng phải chịu hợp tác với phe vũ lực. sau khi “Đại

Chính phụng hoàn” thất bại, phái đảo Mạc chủ trương “Vũ lực đảo Mạc”. Từ đầu năm

1867, trong số lực lượng quân đội các Han thì lực lượng của Satsuma và Choshu là

đông đảo nhất và không ngừng tăng lên. Chính lực lượng quân đội này đã yểm trợ về

mặt quân sự bên ngoài để Thiên Hoàng ban bố hiệu lệnh khôi phục lại quyền lực. Lực

lượng quân đội các Han Tây Nam không chỉ khiến cho chính quyền Bakufu sụp đổ mà

còn đập tan ý đồ gây dựng lại quyền lực của nó thông qua một loạt các trận chiến diễn

ra từ năm 1868 đến 1869 mà lịch sử vẫn gọi là cuộc “chiến tranh Mậu Thìn (Boshin)”.

cuộc chiến tranh Mậu Thìn là tên gọi tổng hợp của một loạt các cuộc giao tranh diễn ra

giữa quân đội Bakufu với quân đội các Han Tây Nam. Nó có hai đặc điểm nổi bậc: Thứ

nhất, trông tất cả các cuộc giao tranh thì quân đội các Han Tây Nam điều giành thắng

lợi tuyệt đối. Thứ hai, tuy có nhiều Han nhưng thành phần chủ chốt lúc nào cũng là bốn

Han Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen, trong đó liên minh Choshu – Satsuma chiếm

80%. Như vậy có thể nói từ năm 1868, sự nghiệp Duy tân mới thật sự bắt đầu.

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

Sau khi được thành lập, tháng 4 – 1868, Thiên Hoàng MinhTrị cho công bố năm

điều thề nguyện (Gokaijo no goseimon) do Kido soạn thảo làm cương lĩnh cho việc

xây dựng một nước Nhật Mới:

1. Nghị hội phải được mở rộng rãi và quốc sự phải do công luận quyết định. 2. trên dưới phải một lòng lo cho việc kinh luân.

3. Từ bách quan văn võ cho đến thường dân, mọi người phải được phép theo

duổi chí nguyện của mình đê trong nước không còn bất mãn.

4. Phải phá bỏ những tập quán xấu xa và mọi việc dựa trên công đạo (quốc tế

công pháp).

5. Phải thu thập kiến thức trên thế giới để chấn hưng cơ bản của triều đình(1). Sự ra đời của năm điều thề nguyện đánh dấu sự hoàn tất về mặt tư tưởng cho

việc xây dựng chính quyền Minh Trị cũng như đã vạch ra phương châm cơ bản cho

những hoạt động của chính phủ trong thề gian tới. Đối với sự ra đời của năm lời thề

nguyện quan trọng này thì vai trò của Ryoma và Kido là rất lớn. Khi Minh Trị Duy tân

bước sang giai đoạn thứ ba, tức giai đoạn hoàn thiện, củng cố cái mới – hoàn thành sự

nghiệp Duy tân, thì Nhật Bản đã hòa vào làn sóng phương Tây và trở thành một nước

Đế quốc bị chi phối bởi tư tưởng “Thoát Á nhập Âu”. Vấn đề này tôi sẽ bàn kỹ hơn ở

những phần sau.

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)