Học thuyết “Tâm học thành thị”

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 35 - 38)

3. Các giai đoạn của MinhTrị Duy Tân

1.2.2.2. Học thuyết “Tâm học thành thị”

Ởphương Đông, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và cả Nhật Bản có một thời

gian dài chịu ảnh hưởng Khổng giáo phong kiến cho rằng: tất cả mọi nghề điều thấp

kém, chỉ có đọc sách là cao quý. Ở Việt Nam, nó đến mức cho rằng: “một mẫu ruộng

làng không bằng một hàng chữ anh”. Nhưng ở xã hội phong kiến nông nghiệp, cha ông ta đã đi đến hệ luận đơn giản là: xã hội chỉ có hai thứ: cơm gạo và chữ nghĩa.

Tư duy phong kiến trọng nông được khái quát như một chu kỳ khép kín về sĩ

nông hoán vị. Một mô hình vòng tròn vận hành phát triển “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo

chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Có lẽ từ khái niệm đơn giản bảo thủ này, xã hội phong

kiến phương Đông đã giam mình trong vòng lẫn quẩn hàng ngàn năm. Nó đưa đến kết

quả là:

Thứ nhất, không thừa nhận công, thương, hai nhân tố hoạt nhất mà thiếu nó xã

hội phong kiến không phát triển thành một xã hội tư bản phát triển cao hơn.

Thứ hai, tư tưởng “nông bản thương mạt”, “dĩ nông vi bản”làm người ta bằng

lòng với nền tái sản xuất giản đơn, nông nghiệp lạc hậu.

Khác với Việt Nam, Trung Quốc, ở Nhật Bản, tư tưởng “dĩ nông vi bản”,

“nông bản thương mạt” đã bị tấn công vào cuối thế kỷ 17, và ít nhất là từ đầu thế kỷ

18, ta đã được chứng kiến một hệ tư tưởng mới ra đời. Đó là lý thuyết“Tâm học thành

thị” hay gọi là học thuyết về “thị dân – Chonin Gaku” của Ishida Baigan (1685 – 1744). Lý thuyết này được phát triển thành một học phái khác cùng với phái Hà Lan

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

học, phái Shinto, học thuyết khai thác bản sắc truyền thống cổ đại Nhật Bản. những

học thuyết này kích thích phát triển những yếu tố mới để xã hội Nhật Bản đổi thay tiến

bộ. Và tất cả điều là nhờ vào việc học hỏi, tiếp cận với những nên văn minh mới, tức

văn minh phương Tây.

Học thuyết về thị dân của Ishida Baigan đã tuyên chiến với tư tưởng phong kiến.

Chóng lại tư tưởng bảo thủ coi thường công thương nghiệp. Ông đưa ra lý thuyết

khẳng định vị trí công thương trong xã hội. Suy ngẫm kỹ ta thấy nó thật có giá trị “cách

mạng tư tưởng ở phương Đông”(1). Ông khẳng định công thương không những có vị trị

quan trọng, thậm chí cao hơn nông cả trong giá trị đối với dân tộc quốc gia. Chính vì

vậy ông đề cao tinh thần “thương nhân hộ quốc”. Người Nhật từ lý thuyết này đã hơn

hẳn nhiều dân tộc phương Đông. Nó phản ánh hiện thực lịch sử xã hội với nhân tố

phát triển theo đúng nhu cầu cần đủ của Duy tân cải cách. Tính chất tiến bộ của trục

vận hành còn có cả một hệ thống nguyên tắc thật tiến bộ, đòi hỏi người làm doanh

nghiệp phải lao tâm, khổ tứ. Ông đề ra chính sách tiết kiệm tài nguyên cho đất nước,

hạn chế tiêu phí cho bản thân các nhà doanh nghiệp, khuyến khích lao động và sáng

tạo. Điều cấm kỵ đối với thị dân là: cờ bạc, nghiện hút, dâm dật. Phải chăng ngày nay

xã hội Nhật bản ít hiện tượng xấu hơn so với xã hội Âu – Mỹ là do phần nào chịu ảnh hưởng của lý thuyết: tâm (Shin), trí (Kokoro). Về nguyên tắc kinh doanh, Ishida Baigan đề ra hai chuẩn mực là phải “chính”, “trực” trong giao tiếp và sản xuất. Đó là nguyên tắc giữ niềm tin và bảo đảm chất lượng trong sản xuất. Thường thì nói đến

buôn bán ta hay nghĩ đến mẹo lừa lọc, gian dối: hình như đó là đòn bẩy để “bốc”, giàu

nhanh. Nhưng trong lý thuyết thị dân lại nhấn mạnh sự tín nhiệm, lòng tin của khách

hàng, chú ý đến đạo đức đứng đắn trong làm ăn kinh doanh, phải đảm bảo chất lượng

trong phát triển sản xuất. Đó chính là cơ sở tính bền vững của sự đổi mới phát triển,

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

nếu không thì “đổi mới” sẽ trở thành “đổi mới” trì trệ thêm. Hàng giả sau trụ lâu,

không đảm bảo chất lượng sao giữ được niềm tin của khách.

Từ cuối những năm 20 của thế kỷ 18, vào năm 1729, Ishida Bangan đã mở

những lớp học truyền bá học thuyết của mình ở Kyoto, học sinh của ông khá đông, đó

là tín hiệu lịch sử. Nhật Bản đã tạo nền, định hướng cho con đường phát triển Duy tân

của mình. Khẳng định vai trò của thị dân – công, thương, học thuyết của Ishida Baigan

được mệnh danh là Chonin Gaku – học thuyết về người thị dân.Đúng như GS. Nguyễn

Văn Hồng nhận định: “Thành thị và thị dân, là mảnh đất nẩy mầm, nuôi dưỡng tư tưởng Duy tân và thực thi cải cách”(1). Lý thuyết về người thị dân chẳng qua là phản

ánh sự phát triển của xã hội khi nền kinh tế tự cung tự cấp bị phá vỡ ở Nhật. Những

thành thị với số cư dân hàng chục vạn có nếp sống riêng. Khác với nếp sống cư dân

thành thị thời trung cổ ra đời. Ở Nhật Bản, vào năm 1721, Tokyo có 100 ngìn dân, Edo có 50 vạn dân, Kyoto có 40 vạn, Osaka có 30 vạn… Các thành phố có 10, 20 vạn dân

khá nhiều. Đặc biệt, Osaka lúc đó đã là thành phố buôn bán kinh doanh. Đến trước

Minh Trị Duy tân, Osaka trở thành thủ đô kinh tế, chuyên buôn bán của nước Nhật. Đó

là thành phố “đèn sáng thâu đêm”, “trái tim của nước Nhật” lúc bấy giờ. Ở đây có

những phú thương trước năm 1868, đã là chủ nợ các lãnh chúa, thậm chí cả Tướng

Quân. Chính thời ấy “Phú thương Osaka giậm chân rung chuyển đến tận Edo”.

Hàng hóa và đồng tiền trở thành một thế lực bảo đảm và đẩy nhanh tốc độ Duy

tân. Nó phá vỡ kinh tế và cả đạo đức phong kiến khi không phù hợp với cuộc sống

mới, ngay cả sinh hoạt thẩm mỹ. Người Nhật rất khao khát được mở tầm mắt nhìn ra

thế giới. Thành thị và thị dân là cái vốn lớn, là cơ sở vật chất để Nhật Bản có thể tự

thân vận động phát triển, bảo đảm niềm tin tự cường có hiệu quả của mình. Đó chính là

cơ sở đảm bảo đầu tiên cho Duy tân không biến thành ảo vọng. Đó chính là gốc phát ra

nhu cầu canh tân và là vốn bảo đảm thực thi kế hoạch Duy tân. Lực lượng thị dân hàng

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

chục, hàng trăm vạn đã trở thành một xung lực để phát triển. Thành thị với cư dân

thành thị đã khẳng định sự thắng thế của một quan hệ mới, quan hệ của một xã hội cao

hơn. Đó chính là mảnh đất sinh ra và là chỗ dựa sức mạnh lý thuyết thị dân của Ishida

Baigan và các đồ đệ của ông. Với triết học mới, đó là cơ sở vật chất xã hội, đó cũng là

biểu trưng của tín hiệu thế giới mới ở Nhật Bản bắt đầu nẩy mầm với sức sống theo

dòng phát triển. Người Nhật đã vun đắp con đường đi tới, mở đường bằng sức mạnh

theo yêu cầu của xã hội mới nẩy sinh, tồn tại và phát triển của Nhật Bản. họ đã nhập

được vào dòng thác phát triển của thế giới, tiến bộ một cách nhanh chóng. Xã hội Nhật

Bản lúc này đã phát triển có thể nói không kém phương tây, tất cả điều là nhờ sự mở

rộng tầm mắt nhìn ra thế giới bên ngoài – thế giới phương Tây và học tập phương Tây

vậy. Có thể xem sự tác động đầu tiên của phương Tây đến Nhật Bản trong giai đoạn

này chính là trên mặt trận tư tưởng, tác động đến cách nhìn và tư duy suy nghĩ của Người Nhật.

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)