2. Mô hình nhàn ước theo kiểu phương Tây
2.2.1. Saigo Takamori với MinhTrị Duy tân
Có thể nói Saigo Takamori là nhân vật nổi tiếng nhất trong “Duy tân tam kiệt”,
đặc biệt là giai đoạn Bakumatsu (cuối Mạc) khi phong trào đấu tranh đòi lật đổ sự
thống trị của Mạc phủ Tokugawa diễn ra mạnh mẽ. Ông được mệnh danh là một “thủ
lĩnh quân sự dũng mãnh của mọi thời đại”. Saigo chính là nhân vật chủ chốt quan
trọng nhất trong việc lập liên minh Satsuma – choshu để lật đổ Mạc phủ.
Sau khi chính quyền mới được hình thành, ông là người đặt nền tảng ban đầu
cho công cuộc cải cách thời Minh Trị. Năm 1870, sau khi được phong làm Sangi (tham nghị), một chức vụ cao cấp trong chính quyền mới, Saigo bắt tay ngay vào việc xây
dựng lực lượngquân đội đầu tiên cho chính phủ mới. Với kinh nghiệm có được thông
qua các cuộc cải cách quân đội trong Han trước đây, ôngđã đưa ra kế hoạch “ngự thân
binh” (Goshinpei) để tăng cường lực lượng cho chính phủ. Theo kế hoạch này thì lệnh
triệu tập ngự thân binh của ba Han là Satsuma, choshu, Tosa được ban ra. Kết quả đã
tập hợp được 10000 quân binh dưới sự chỉ đạo của chính phủ và được đặt tên là “Ngự
thân binh”. Năm 1872, đội quân này đổi tên thành cận vệ binh (Konoehei) và trở thành
lực lượng quân đội của chính phủ do Saigo làm tổng tư lệnh. Đến năm 1891, mang tên
mới là “Cận vệ sư đoàn (Konoeshidan)”. Từ khi lật đổ Mạc phủ, chính phủ Minh Trị
chưa thật sự có một đội quân chính uy đúng nghĩa. Do đó sự ra đời của Ngự thân binh
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền quân sự Nhật Bản thời Minh Trị. Đội quân
này không những trực tiếp bảo vệ Thiên Hoàng và chính phủ mà còn là một phương
tiện vũ lực có hiệu quả, đảm bảo cho các chính sách cải cách được thực hiện đúng thời
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
đầu cho các cuộc cải cách quân sự mang tính quy mô sau này của những nhà quân sự
lỗi lạc xuất thân từ Choshu như Omura Masujiro, Yamagata Arritomo, Katsura Taro.
Cuộc đời chính trị của Saigo từ khi còn hoạt động ở Satsuma đến khi là nhân vật
cấp cao trong chính phủ đầy ấp những thăng trầm, biến cố. khi còn ở Satsuma ông đã
hai lần bị đày ra đảo xa, và những lần như vậy, khi vai trò của ông không thể thiếu thì
người ta lại gọi ông về đảm nhiệm những trọng trách quan trọng. Cũng vậy, sau
“Vương chính phục cổ”, Saigo được ca ngợi như một “Đệ nhất công thần”, thì khi
chết đi, vì bị coi là kẻ thù của triều đình do sự kiện chiến tranh Tây Nam nên tên tuổi
của ông bị bôi nhọa. Nhưng sau này những trí thức như Fukuzawa và Iemura đã lên tiếng bênh vực ông, coi ông là “đại biểu cao nhất của chí sĩ Nhật Bản”( 1). Cũng chính
vì cuộc đời đầy biến động như vậy mà Saigo được sự ngưỡng mộ sâu sắc của dân
chúng Nhật Bản, họ coi ông là anh hùng đầy bi kịch, không màng danh lợi, nhiều cá
tính. Nhiều nhà sử học nhận xét rằng một người có tư tưởng “kinh thiên, ái dân” như
ông thì việc bước vào chính trường là một sai lầm vì chính trường là nơi cần đến thủ
đoạn chính trị nhiều hơn là mưu lược quân sự và lòng quả cảm. Những đóng góp của
ông trong việc cải cách không được ghi nhận cũng là do vậy. Tuy nhiên, ông kịp ghi
dấu ấn “Đệ nhất công thần “Vương chính phục cổ” bởi đã đảm nhiệm quá xuất sắc vai
trò lãnh đạo quân đội đánh đổ Bakufu. Nếu không đánh đổ được Bakufu liệu có một
nước Nhật Bản hiện đại hay không?